hượng thơ thẩn đếm bước trên con đường sỏi trắng trong vườn. Những hạt sỏi tròn trịa bằng đầu ngón tay cái khua vang dưới gót chân nàng như thầm hỏi: “Cô bé ơi, còn nhớ tôi chăng?”. Phượng ngồi xuống, nhặt những viên sỏi lăn lóc trên khóm hạnh đào, đặt vào giữa lòng bàn tay, bâng khuâng nhớ. Cách đây mười năm, Phượng đã có lần về Huế nghỉ hè. Cũng trong vườn nhà ngoại, Phượng từng làm quen với bao nhiêu cây lá và cả những viên sỏi dễ thương này nữa. Trước kia, chưa có khóm hạnh dào, lối sỏi được trải rộng ra... thời gian qua, những viên sỏi vẫn còn trẻ trung mới mẻ sau những trận mưa rào. Chỉ có sự ngây thơ hồn nhiên trong tâm hồn nàng đã chìm khuất vào dĩ vãng xa xưa.Mân mê những viên sỏi mát lạnh trong tay, Phượng mang tâm trạng của một người vừa đánh mất một vật quý giá ngàn đời không tìm lại được. Đó là tuổi thơ, đó là những chuỗi ngày vô tư nũng nịu bên ba me, những buổi cắp sách đến trường vui đùa ríu rít như con chim vành khuyên nhảy nhót trên cành, không vương chút sầu lo. Hình ảnh những người con trai thoáng qua trong đời đã làm gợn sóng lăn tăn giòng đời bình yên của Phượng.Chiếc xích lô quen quẹo vào ngõ, dừng lại bên Phượng:- Nhờ cô nói với cô Hạnh, tui tới rồi.Phượng sực nhớ, ông Long đưa dì Hạnh đi Đà Lạt bắt đầu những ngày trăng mật. Nàng liệng những viên sỏi xuống đất, chạy vào nhà phụ dì Hạnh mang va-li ra xe. Ông bà ngoại tiễn hai vợ chồng cô con út ra cửa, nét mặt dàu dàu. Hình như lần này, dì Hạnh xa Huế lâu lắm, vì sau một tuần ở Đà Lạt, dì sẽ theo ông Long vào sài Gòn luôn. Ý nghĩ này đã khiên đôi mắt dì Hạnh rưng rưng... Ông Long quàng tay qua tấm lưng nhỏ bé của dì âu yếm nói nhỏ:- Em đừng buồn, thế nào anh cũng quay về Huế quay cuốn phim đầu tay mà. Khi đó em sẽ theo anh về thăm ba mạ.Phượng muốn cười quá khi nghe ông Long kêu ông bà ngoại bằng ba mạ. Chữ “mạ” rặc Huế được ông Long phát âm bằng giọng Nam nghe thật khôi hài. Nhưng dì Hạnh không để ý tới điều đó, dì bận nghiêng người bên hai ngoại để nghe những lời dặn dò.Đối với Phượng, ba tháng hè trôi qua như một giấc mơ. Mai mốt, ông Long về Huế quay phim sẽ không có Phượng, không có Minh, không có Hoàng và không có cả Thùy Linh... thay vào đó là những gương mặt mới giữa khung trời xứ Huế ngọt ngào vẫn mang câu hò điệu hát, đến bao giờ Phượng mới trở lại đây?Một trang đời đã lật qua... Thùy Linh có viết thư chúc mừng dì Hạnh, tiện thể cho biết nó đã thôi học may vì yêu sân khấu quá nên nó đã trở lại Đoàn kịch. Thùy Linh cũng cho biết thêm là Hoàng đã trở lại Sài Gòn, anh chàng cay cú ông Long lắm nên đã làm đơn ra khỏi đoàn kịch để đi theo mấy ông đạo diễn khác tập tành đóng phim. Nhưng thời buổi này, phải quen biết thế nào mới được nâng đỡ chứ. Minh Hoàng đối với Huế là ngôi sao chứ vào đến đây đành mờ nhạt thôi, vì diễn viên ở đây nhiều như một rừng sao. Cho nên, khi đóng một vài vai phụ bị thất bại, Hoàng đã gia nhập một đoàn kịch khác, nhưng tên tuổi anh chàng không còn dịp để vươn lên nữa.Dì Hạnh cầm tay Phượng:- Dì đi nhé, hẹn gặp lại cháu tại Sài Gòn.Ông Long hỏi:- Bao giờ thì cháu vào lại?- Đầu tháng tới trường cháu mới khai giảng, cháu còn ở lại cho đến khi Minh hoàn tất bức tranh.