ậu Tư Nguyễn Hữu Cảnh là con trai độc nhứt của thầy Thôn Nguyễn Hữu Thạnh ở làng Đạo Ngạn tỉnh Mỹ Tho. Trên cậu có hai người chị là cô Nguyễn thị Tố Nguyệt tuổi mới 22 và cô Nguyễn thị Tố Nga tuổi vừa 21.
Thôn là chức vụ không nằm trong ban Hương Chức Hội Tề trong làng như: hương cả, hương chủ, hương sư, hương trưởng, hương chánh, hương giáo, hương bộ, xã trưởng, hương quản, hương thân, hương hào và chánh lục bộ... Thôn có chức vụ giữ công nho trong làng, tức là ngân quỹ để dùng vào việc làng.
Làng Đạo Ngạn cách Ngã Ba Trung Lương và làng Đạo Thạnh con sông Bảo Định. Ở đây vắng vẻ, vườn tược tỏa bóng râm mát lạnh. Dân chúng trước năm 1945 chuyên nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Nhưng vợ chồng thầy Thôn Thạnh không làm nghề tầm tang. Ngoài 150 mẫu ruộng, thầy còn lập hai mẫu vườn trồng dừa Tam Quan, cau Bà Điểm, mận hồng đào, chuối cau, chuối sứ, cam hồng mật, quít đường, xoài cát, xoái ang ca, ổi xá lỵ, ối cửu nguyệt... Và thầy còn tạo một sở rẫy để bán sỉ rau cải cho bạn hàng bông bán lại tại chợ Bến Chùa lẫn chợ Trung Lương, chợ Vòng Lớn, chợ Vòng Nhỏ, chợ Mỹ Tho.
Vì dư ăn dư để, nên thầy tạo nghi thức sang trọng. Nhà thầy thuộc loại nhà xưa chỉ gồm một căn hai chái, nền cẩn đá xanh, mái lợp ngói vảy rồng. Nhưng căn lẫn chái đều rộng rãi và cao ráo. Sân trước lẫn sân sau không có lót gạch tàu mà tráng xi-măng. Sân trước có xây ba cái bồn, một cái trồng chuối kiểng hình rẽ quạt, một cái trồng cây mai chiếu thủy sống trên 20 năm, còn cái thứ ba ở giữa thì trồng cây mai thúy vũ, cây trạng nguyên, những cây lá gấm, những khóm huệ lan, nhưng cây bông ngải. Còn sân sau thì lọt ở khoảng giữa nhà trong và căn gác ; nơi đây thầy đặt hòn non bộ ở giữa sân. Áp vào vách tường bên mặt, thấy đặt lồng chim với mái lợp ngói ống, vách lưới sắt chia làm ba từng: từng trên thầy nuôi chim bạch yến ; từng thứ hai, thầy nuôi két phụng ; từng chót thầy nuôi chim manh manh và chim áo dà. Còn áp vách tường bên trái thầy dựng cái giàn thiên lý. Áp theo bực thềm chót của căn gác, thầy đặt những chậu kim đồng, chậu ngọc nữ, chậu thổ lan, chậu hường tiểu muội, những chậu yên chi có 3 loại hoa màu lam ngọc, màu đỏ tía, màu vàng tái...
Trong nhà thầy sắm bàn ghế bằng gỗ cẩm lai, sắm liễn mun, liễn son, tranh
Tàu, đồ cổ ngoạn của Tàu thật xuê xoang.
Nguyên vợ chồng thầy Thôn Thạnh vốn cưng cậu con trai độc nhứt của mình và cô Ba Tố Nga. Cậu Tư và cô Ba đều xinh đẹp và lanh lợi ngay từ thuở nhỏ. Còn cô Hai Tố Nguyệt khi còn bé thơ lại lu mờ, lạt lẽo và khù khờ, chậm chạp, cho nên cô không được cha mẹ thương yêu, cưng chiều. Tuy vợ chồng thầy Thôn Thạnh không hà khắc với cô trưởng nữ của mình, nhưng lại hững hờ lạnh lạt với cô. Có món ngon vật lạ thì cậu bé Tư và cô bé Ba được nhiều hơn. Và khi họ sắm những món đồ chơi thì cái đẹp và mắt tiền thuộc về hai đứa em của cô bé Hai, còn cái có phẩm chất tầm thưòng và rẻ mạt thuộc phần cô.
Bà Hương Bộ Mạch, thân mẫu của thím thôn Hạnh thấy vậy bất bình, bảo con gái và chàng rể:
- Vợ chồng bây ăn ở bất công với con thì sao xứng đáng làm bực sanh thành của con Tố Nguyệt? Thôi thì bây để tao nuôi nó, dạy dỗ nó theo cách, theo ý của tao. Mai sau, dù nó kém ngọc dung kim mạo thì cũng được cái nết na đúng đắn, cái hạnh kiểm khít khao.
Vậy là cô bé Hai Túy Nguyệt đuợc về với bà ngoại ở Cái bè, cách xa Đạo Ngạn hơn 30 cây số. Trong nhà bà Hương Bộ Mạch còn có người chị ruột của thím Thôn Thạnh vốn tu tại gia theo giới cận sự nữ (giới ưu bà di) từ khi vừa mới trưởng thành. Lũ cháu gọi đương sự là má Hai. Người ưu-bà-di nầy rất cưng Tố Nguyệt, bắt cô học thuộc làu những bài thần chú như Đại Bi Chú, Quan Âm Linh Cảm Chơn Ngôn, Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn, Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú... Vì đường sá xa xôi, vợ chồng thầy Thôn Thạnh ít khi đi thăm con. Còn cô trưởng nữ kia cũng làm biếng về Đạo Ngạn. Không phải cô hờn tía má mình ăn ở bất công với mình, nhưng ở Cái Bè, cô có nhiều bạn gái lẫn bạn trai, lại được má Hai và bà ngoại cưng chiều.
Gần nhà lồng chợ có ông Bang Xạch Cấm Yìn (Thạch Kim Anh) chuyên nghề coi mạch hốt thuốc. Rảnh rang, ông cùng thằng con trai tên Xạch Tsíng Yục (Thạch Thanh Ngọc) dùng keo, vải, giấy bồi và thuốc màu để bồi đấp và tu sửa những buớc tranh tàu cũ nát mà ông mua ở cửa hàng lạc xoong thành những bức tranh mới thiệt khéo, thiệt lộng lẫy. Thạch Thanh Ngọc rất mến Tố Nguyệt, nên mỗi khi có bánh trái ngon đều chia một nửa cho cô bé. Còn cô thường hái bông điệp, bông trang, bông huệ, bông cẩm nhung trong vườn để cậu trang hoàng bàn thờ Đức Quan Thánh Đế Quân và bàn thờ Đức Ông Bổn ( tức là ông Trịnh Hòa, người đã đem khách thương nhân Hoa kiều sanh cư lập nghiệp khắp thế giới). Khi lên sáu tuổi, Thạch Thanh Ngọc phải ra Mỹ Tho học trường Tàu. Tố Nguyệt và cu cậu khóc thôi trời sầu đất thảm vì quyến luyến nhau.
Thạch Thanh Ngọc an ủi:
- Mỗi dịp cuối tuần Ngọc sẽ cỡi xe đạp về đây thăm Nguyệt. Tố Nguyệt vẫn khóc:
- Từ đây về sau, Nguyệt không chơi với ai hết. Chỉ có Ngọc là bạn mà thôi.
Dòm trước dòm sau không có ai, Thanh Ngọc hun Tố Nguyệt một cái chụt rồi co giò chạy mất. Từ đó mỗi khi qua nhà ông Bang Yìn chơi, gặp ông đang bồi tranh, Tố Nguyệt xúm lại phụ ông, giúp ông vài chuyện lặt vặt để được dịp nhắc nhở Thanh Ngọc. Ông Bang Yìn truyền nghề bồi sửa tranh cho Tố Nguyệt. Thấy tình cảm quyến luyến của a trưởng nữ của nó sẽ đẻ ra đứa con đầu lòng, tuy hữu sanh nhưn mà vô dưỡng.
Lời rủa sả đó cũng không nặng, nhưng lại ứng nghiệm về sau.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1955, tức là sau khi bà Cai Tổng Lọng cuới cô Hai Túy Liễu, trưởng nữ của ông bà Bang Biện Chức cho cậu trưởng tử Ba Kim Long của mình.
*
°
Cô Hai Kim Nga bảo chồng:
- Đợi tới mùng mười mới cúng tất thâu quá. Mai, em sẽ làm con gà mái dầu nấu cháo, còn thịt gà thì trộn bắp chuối để rước Ông Táo trở lại trần gian và tiễn ông bà mình về thiên đàng cho gọn. Vong linh ông bà ở đây ăn hoài thịt cá kho chung, canh giờ heo hầm măng, bánh tét, dưa giá chắc họ ngán ngược! Ăn cháo gà, gõi gà của em xong, mấy ổng bả về Trời ăn đào tiên của bà Tây Vương Mẫu, ăn trái nhơn sâm của Trấn Ngươn Đại Tiên, ăn cá chép nuôi trong ao Dao Trì có phải ngon hơn không?
Thầy giáo Huỳnh Cao Tòng chỉ biết gật đầu. Thầy quen nể nang vợ nhà. Thầy đẹp trai, dạy lớp nhứt, là giấc mơ tuyệt đẹp của các cô gái thuộc giai cấp trung lưu. Hồi cả hai chưa kết hôn với nhau, biết bao nhà điền chủ cự phú kêu thầy để gả con và tình nguyện giúp thầy đi du học bên Tây. Ai dè, khi gặp cô Hai Kim Nga dù cô có nhan sắc trung bình, gia thế thuộc trung lưu mà rồi thầy vẫn cảm nặng cô, đòi nằng nặc tía má thầy là ông bà Xã Trưởng Huỳnh văn Cao cưới cô Hai cho thầy. Lúc đầu, bà Cai Tổng Lọng phản đối, cho rằng lời rủa sả kia chẳng phải là chuyện gió thoảng qua. Nhưng một đêm nọ, bà nằm chiêm bao thấy một ngưòi đờn bà xinh đẹp hiện đến, bảo:
- Nè con, ta là thầy con, cải đạo tà để theo chánh pháp, nhưng vì nghiệp nặng nên không vượt qua dục giới để lên cõi Sơ Thiền, mà chỉ thác sanh lên quốc độ Tứ Thiên Vương. Ta sẽ cố gắng tu theo pháp môn Tịnh Độ để được liễu sanh thoát tử, tiếp tục tu cho đến khi thành Phật quả. Nhưng ta cũng cho con biết: lời nguyền rủa của bà Hội Đồng Tồn cũng không có gì nặng, nếu con và quyến thuộc ăn hiền ở lành. Lại nữa, thầy giáo Tòng vốn có duyên nợ với con Kim Nga đó.
Vậy là cuộc hôn nhơn giữa thầy giáo Tòng và cô Hai Kim Nga thành tựu. Có kẻ trề nhún rằng đây là cặp chim; về mỹ mạo thì con trống thiệt đẹp, còn con mái lại tầm thường. Lấy nhau rồi cô Kim Nga run sợ chồng mình chê mình nhan sắc lu câm rồi xà quần theo mấy con dâm nương đảng phụ khác trội hơn cô về bóng sắc. Bà Cai Tổng Lọng và bà Bang Biện Chức mới hiệp nhau để o bế cô Hai Kim Nga. Vốn thờ phụng Hà Tiên Cô, bà Cai Tổng Lọng biết cách vẽ vời nhan sắc con gái mình. Bà viết đơn bổ thuốc giúp cho kinh nguyệt cô điều hòa để cô có khuôn mặt hồng hào tươi nhuận. Bà dạy cô dùng thần khí (khí trời buổi sớm mai) để luyện thần thái xán lạn. Bà còn bôi thuốc cao lên mình cô rồi xoa nắn cho thân vóc cô thanh cảnh với vú mâm xôi vun chùn, với mông tròn trặn, với vai đầy đặn và cặp đùi chắc nịch. Còn bà Bang Biện Chức vốn thờ phụng Lữ Đồng Tân nên biết cách dạy cô cách phát âm, cách cười ý nhị, cách liếc truyền ý, cách nói giọng đôi giọng ba. Đi xa hơn nữa, bà còn dạy cô nghệ thuật gối chăn theo Tố Nữ Kinh, Huyền Nữ Kinh. Chỉ chừng vài tháng, cô Hai Kim Nga có giọng nói khàn khàn ở chỗ xuống trầm và sắc vút ẻo lả khi lên cao, cực kỳ nồng nàn gợi cảm. Sóng mắt cô trở nên ướt rượt, cái nhìn cô say sưa đắm đuối. Nét mỉm cười cô thật tình tứ trên cặp môi tươi ơi là tươi, ửng màu hường hột lựu. Mặt cô tuy không trắng lắm nhưng chói lọi áng mây hồng. Dáng điệu cô thong dong, đi đứng uyển chuyển. Còn trong phòng the, cô bày vẽ nhũng cách cụp lạc làm thầy giáo Tòng chỉ biết mê say đắm đuối vợ, bất kể vũ trụ càn khôn.
Cả hai cất nhà ở xóm Đình Khao, cách thành phố tỉnh Vĩnh Long hai cây số. Xóm nầy nằm ven sông Cỏ Chiên.
Tết năm nay, cô Hai Kim Nga ngồi mài miệt trên chiếu bạc. Cô dám chơi 5 đồng một lệnh. Lần nào, cô cũng đứt chến sớm nhứt dù cô có đọc mật chú mà cô đã học lóm của má cô, và dù khi đứt chến, cô đi đái và thay quần khác để xả xui. Ngày hôm sau, trước khi xách bóp tới nhà cô Năm Lành để gầy sòng, cô ăn một cái đầu vịt để xả thêm cái xui còn sót lại từ chiều hôm trước. Vậy mà cô vẫn tiếp tục thua bài, vẫn tiếp tục đứt chến, nuớng vào cuộc đỏ đen 2000 đồng, hơn lương các giáo viên cấp giảng tập 300 đồng.
Sáng mồng 6 Tết, cô Hai Kim Nga thề với lòng là từ đây cô phải chí thú làm ăn, phải xa lánh canh bài chiếu bạc. Qua mồng 10, thầy giáo Tòng mới đi làm việc trở lại. Chèn ơi, tiền sắm Tết đã tốn 1600 đồng lại còn phải cộng thêm tiền thua bài nữa! Phen nầy chắc cô phải bán chiếc vòng chạm phụng giao đầu để có tiền xây xài trong mấy ngày đầu tháng tới.
Bao phen suy đi nghĩ lại, cô Hai Kim Nga nhứt định phải về An Hương cầu cứu tía má cô. Nhà ông bà Cai Tổng Lọng ở ngoài vàm ngọn rạch An Hương đổ ra sông Cổ Chiên, gồm 3 căn hai chái, mái lợp ngói lưu ly tráng men lục, mặt tiền tô hồ phết vôi, nhưng vách hai bên thuộc loại vách bổ kho sơn màu xanh da trời. Mẫu vườn xung quanh trồng toàn cây ăn trái. Xéo bên trái chiếc sân lót gạch tàu là dẻo đất cắm 10 nọc trầu xà lẹt xen lẩn trầu vàng lá mỏng.
Vừa thấy cô trưởng nữ bước vào nhà, tóc tai bơ phờ, chiếc áo dài xuyến tím hơi nhàu nát, bà Cai Tổng Lọng quở:
- Dữ ác! Từ hôm Tết tới nay, mầy mới chịu vác thây về đây. Còn chồng mầy đâu? Tết nhứt chưa hết mà tại sao cái mặt mầy có vẻ thiên ám địa hôn vậy?
Cô Hai Kim Nga sầu thảm:
- Bởi con có chút chuyện riêng muốn thổ lộ với ba má nên không rủ ảnh về đây.
Chưa chi mà cô bựt ra khóc, rồi bệu bạo kể chuyện thua bạc của mình. Bà Cai Tổng Lọng ứ hự thở dài, rồi têm trầu nhai chóc chách. Sau cùng, bà cằn nhằn:
- Hồi nào tới giờ, mầy đâu có bài bạc mê man sa đà như vầy! Bây giờ mầy khóc tới đầy lu nước mắt thì cũng là sự đã rồi.
Cô Hai Kim Nga tức tưởi:
- Trước khi ngồi vào sòng bài, con cũng đọc mật chú như hồi má đánh bài để lấy tiền cho tía thím Năm Giỏi đi nằm nhà thương trị bịnh ban cua lưỡi trắng. Vậy mà mật chú lại không linh.
Bà Cai Tổng Lọtháng ròng, hai cô bạn gái mới có dịp gặp nhau. Cô Tư Ngọc Cơ bảo bạn:
- Thiệt tình em nhớ chị thắt thẻo ruột gan, nhưng từ khi đính hôn với anh Ba Hên rồi, em không tiện qua Xóm Tre thăm chị. Em có nghe ở chợ Bến Chùa có đồng cốt bà Chúa Thạch Cơ nói việc quá khứ vị lai hay thần sầu. Em muốn chị em mình sau bữa giỗ chánh đến viếng bả cho biết.
Cô Hai Ngọc Diệm cười thông cảm:
- Thiệt tình, chị cũng biết em khao khát găp thằng Ba Hên, nhưng cả hai lại ngại ngùng nên cứ như mặt trời mặt trăng hễ mặt nầy ló thì mặt kia lặn. Em muốn nhắn nhe nó chuyện gì thì cứ viết thơ cho nó, nhưng gởi cho chị để chị chuyển giao cho.
Cậu Ba Tấn Hên chỉ dự buổi giỗ tiên ngay chiều hôm đó, rồi cáo từ trở về Xóm Tre. Còn cô Hai Ngọc Diệm phải đợi sau buổi giỗ chánh vào sáng hôm sau, có thể ngày mốt mới về Xóm Tre vì bà Hương Quản Mẹo quyết cầm cọng cô ở chơi thêm một ngày. Đám giỗ tiên chỉ có vài món sơ sài như gà nấu cà-ri chà ăn với bún, thịt vit luộc ăn với cháo vịt, bầu xào lòng gà, thịt luộc và tôm luộc cuốn rau sống chấm mắm tôm chà. Bữa tiệc chỉ có chừng 10 người bà con, lối xóm. Khuya tới, ông Hương Quản Mẹo sẽ cho lực điền làm heo.
Trước khi cậu Ba Tấn Hên ra về, cô Tư Ngọc Cơ vưng lịnh mẹ, gởi tặng ông bà Hương Giáo Giỏi một chục cam tàu, một cân hồng khô, một con khô cá sưởu, một kí lạp xưởng. Riêng cô tặng cậu một bức tranh Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, một bức tranh Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, một chai dầu thơm Pompéa, một hũ dầu sáp cũng hiệu Pompéa. Trước khi lên xe ngựa, cậu ngó dáo dác thấy không có ai, bèn cúi xuống hun hai bên má cô, than thở:
- Nhớ em thấy mồ!
Cô điểm mặt cậu, cười ngỏn ngoẻn:
- Anh coi có vẻ lù khù mà cũng tình tứ đáo để. Coi chừng em đó!
Cậu dúi cho cô mấy cuốn tiểu thuyết mà cậu vừa mới mua cùng tập thơ mà cậu chép tay, có đóng bìa da và mạ chữ vàng lóng lánh. Cô liền trở về buồng riêng, mở tập thơ chép tay ra đọc. Toàn là những bài mà cậu đã trang tặng cho cô. Mỗi trang chép thơ, cậu vẽ những khóm hoa, chiếc thuyền trên sóng, đôi thiên nga bơi trên mặt hồ trải gương, cặp uyên ương bên khóm sen hồng, dãy núi dưới vành tà nguyệt, cặp rồng đoanh, đôi phụng uốn, hình trúc hóa long, hình cúc hóa phụng... Nét vẽ trang trí thiệt khéo, thiệt thạo. Ở trang vẽ cụm mây lành ôm vầng trang sáng có thêm một bài thơ thất ngôn bát cú như sau:
GỞI VỀ ĐAO THANH
Tin nhạn thơ hồng gởi Ngọc Cơ
Mùa xuân hôn phối luống mong chờ
Kẻ về lưu áng hương nhung nhớ
Người ở nhìn trời sương phất phơ
Mơ lúc kề vai trong nắng ấm
Tưởng khi má tựa dưới trăng mờ
Nhang trầm xin nguyện đêm đêm thắp
Sen ấu chung bàu vẹn ước mơ.
Cô Tư Ngọc Cơ cảm xúc rưng rưng nước mắt, nghĩ thầm:
- Người nào lù lì lụt lịt lại địt ra khói. Còn nguời yêu của mình tuy lù lì lụt lịt lại xịt ra thơ thơm phức ân tình, ân nghĩa. Đọc bài thơ mùi rệu như vầy mà mình không mềm lòng lõng dạ sao được?
Nhìn gương mặt hạnh phước của cô Tư Ngọc Cơ, cô Hai Ngọc Diệm buồn quá đỗi. Bởi cô kém sắc, lại học giỏi nên khó có kẻ tìm tới cầu hôn cô. Lẽ nào, một kẻ hiền hậu và giỏi công ngôn dung hạnh như cô mà suốt đời chịu làm gái già trong cái xóm tre trúc chập chùng, đất khô khao chỉ thích hợp với loại cây đinh hương và cây thuốc lá cho đành? Lại còn ngặt cho cô về dung mạo, mặt cô chẳng những có rỗ hoa mè mà tóc cô còn cứng nhu rễ tre. Ông bà mình thường nói:
Những người tóc cứng rễ tre
Mặt rỗ hoa mè, ăn nói khó nghe.
Thiệt ra, cách ăn nói cô Hai rất mềm mỏng, chơn thiệt. Còn nói theo âm sắc thì giọng cô khàn đục, không trong trẻo lảnh lót như giọng đờn bà. Ông bà mình thường nói đó là thứ phản thanh; đờn ông con trai mà nói giọng eo éo, còn đờn bà con gái nói giọng ồ ề khàn đục thì lỗi số. Đó là trường hợp: thân đờn ông mà dến giọng đờn bà, thân đờn bà mà có giọng đờn ông.
Hôm giỗ chánh, gia chủ làm các món cháo lòng, thịt quay, nem nướng... Ông
bà Hương Giáo Giỏi ngồi xe thổ mộ tới dự đám. Xế trưa, cô Tư Ngọc Cơ sắm đèn nhang cùng mâm ngũ quả gồm cam quít, lựu, ổi, chuối để đưa bạn tới gặp xác cô bà Chúa Thạch Cơ. Xác là một mụ xồn xồn, tuổi cỡ 50 ngoài, mập mạp, cặp mắt thiệt lẳng, cái miệng véo von như chim chìa vôi. Khi ngồi đồng, mụ ăn mặc cổ trang Tàu: mảo phụng thêu kim tuyến, áo nhiễu đỏ thêu trĩ thêu phụng có gắn hột cườm bằng thủy tinh lóng lánh. Mặt mụ tô trét son phấn hực hỡ.
Bà Chúa Thạch Cơ bảo cô Tư Ngọc Cơ:
- Nè cô nữ Đạo Thạnh, chuyện chung thân của cô, cuộc vợ chồng của cô
rồi đây sẽ xuôi chèo mát mái. Cô chớ nên thắc mắc làm chi. Còn chuyện sanh cơ lập nghiệp của vợ chồng cô sau nầy, tuy không phát đạt nhiều, nhưng cứ theo ông bà mình dạy thì đại phú do thiên, tiểu phú do cần. Chồng cô chẳng những có số giàu vừa phải, nhưng tánh anh ta cũng biết cần kiệm, chớ không phải như thằng em anh ta hoang phí, xa xỉ đâu.
Bà Chúa day qua cô Hai Ngọc Diệm:
- Nè chị Hai nó à, xin chị nó chớ rầu. Số chị muộn chồng chớ không phải ế chồng đâu. Bởi chị nó đã có đức bổn từ tiền kiếp, lại có đức nghiệp ở đương kiếp thì thiệt thòi về duyên phận sao được? Rồi đây chị nó sẽ rõ. Mai mốt đây chị nó sẽ gặp chuyện lạ, chị nó sẽ thấy rằng phước đức do nghiệp lành. Bởi vì thiên cơ bất khả lậu nên ta không tiện nói nhiều.
Hai cô thiếu nữ tuy không mấy tin tưởng, nhưng cúng tiền rất hậu.
*
°
Rồi một hôm nọ, cô Hai Ngọc Diệm đi chợ Trung Lương hốt hụi chót. Khi cô ra về thì trời mưa lắc rắc. Cô không tiện ra ngoài đường để đón xe ngựa về Xóm Tre nên vào nhà lồng chợ tránh mưa. Bỗng cô gặp gần bên thớt thịt chú Xạch có hai người phụ nữ đang trải chiếu nằm. Một bà già tuổi ngoài 60, bắp luộc, khoai luộc, cà phê, trà...
Khi thầy giáo Tòng đi dạy học thì cô Hai Kim Nga trang điểm thiệt tươi. Cô mặc chiếc áo cẩm phụng màu hường, quần cẩm quít trắng. Tóc cô chải bảy ba, rồi bới búi tóc bánh tiêu, giắt chiếc trâm bạc hình con phụng có cẩn hột xoàn lóng lánh. Tai cô đeo đôi bông cẩm thạch, cổ cô đeo kiềng trơn bằng vàng. Đôi cườm tay cô đeo cặp kim xuyến chạm hình Tứ Linh (long, lân, qui, phụng).
Cô Hai Kim Nga tới bến ghe chợ tỉnh để đón ghe thương hồ chở củi, chở gạo chở than để mua hàng hóa về nhà cô. Cái vựa lúa trống trơn của cô có thể chứa tạm thời những sản phẩm ấy vì lúa đã bán hết từ lâu. Khít bên vựa lúa có một gian trống, cô có thể chất củi từng hàng ngang.
Xong xuôi, cô vào xóm mướn thợ cất cho cô cái nhà lá, vách lá,sàn lót ván gie ra bờ sông để cô xếp hàng tạp hóa như dầu lửa, nước mắm, nước tương, cá khô, mắm, hầm dỉ, trà, đường cùng vài món nhu yếu phẩm linh tinh khác. Cô cũng không quên bán rượu đóng chai sản xuất ở Bình Tây, rượu đế được đựng trong những cái vò sành, vài món để làm mồi nhắm như tôm khô, khô cá sặt, khô mực, khô cá đường, trứng vịt lộn, trúng vịt ung, trúng vịt bắc thảo...
Thầy Giáo Tùng khen vợ:
- Ai dè em tháo vác và giỏi bương chải như vầy!
*
°
Bà Xã Cao vừa nhận được thư của thằng thứ nam liền ngồi xe đò lên Vĩnh
Long để coi nàng dâu thứ của mình mần ăn ra sao, kinh doanh hư thiệt thể nào?
Lúc đó cô Hai Kim Nga đã cất được hai gia nhàn lá, một gian cô xếp hàng tạp hóa, một gian cô dùng làm quán nhậu.
Bà Xã Cao thăm thú đó đây, từ cổng trước tới vườn sau, từ mương kia qua líp nọ. Đây là ngôi nhà do người cô của thầy giáo Tòng làm chúc ngôn để lại cho thầy trước khi bà qua đời. Nhà chỉ có một gian hai chái, vách bổ kho, mái lợp ngói âm dương, xung quanh có vườn, sân trước có bày hòn non bộ và vài chậu kiểng. Bà quan sát từ vựa củi đến vựa than, từ vựa nước mắm cho tới vựa gạo. Mà coi kìa, khách tới mua hàng cũng nhiều, khách lui tới quán nhậu cũng bộn. Tửu khách là những phu phen vác lúa ở chành, những khách thương hồ trên các ghe lúa, trên các ghe bán lá dừa nước cho các trại lá chầm ở vùng Càu Dài gần đó. Đã vậy, còn có dân nhậu trong xóm, ở bên kia con lộ chạy từ dốc cầu Thiềng Đức băng qua xóm Cái Sơn Bé nữa chi.
Cô Hai Kim Nga có nhờ cô Út Kim Điệp trông coi tiệm tạp hóa, còn cô trông coi quán nhậu với công việc nướng khô, luộc trứng, trộn gỏi, gói bì hoặc chiên xào vài món cho tửu khách.
Thăm thú tới đâu, bà Xã Cao khen không tiếc lời tới đó. Bà đắc chí bảo với mấy bà lối xóm tới thăm:
- Tui có ba nàng dâu. Nàng dâu trưởng thì hiền lành, hiếu hạnh, siêng năng coi sóc việc nhà. Còn nàng dâu thứ nhì là con vợ thằng giáo Tùng đây thì giỏi việc mần ăn sanh lợi. Còn con dâu út, tức là vợ thằng Tư Thông thì khéo léo việc may vá, thêu thùa, bếp núc. Nó có mở một tiệm may ở tại chợ Tam Bình, lại còn biết làm mấy thứ mắm để bán lai rai nữa.
Nghe tới vợ Tư Thông, tức là cô Ba Túy Lan, em của cô Hai Túy Liễu là cô
Hai Kim Nga kín đáo trề môi, nguýt xéo mẹ chồng.
Có mẹ chồng tới viếng, cô Hai Kim Nga làm những món mà bà thường ưa chuộng như: bún nước lèo, chạo tôm, mắm tôm chà chan bún có đệm rau xắt ghém, thịt phay và tôm luộc. Cô còn mua ba cái vé thượng hạng để bà cùng vợ chồng cô đi coi tuồng Anh Hùng Náo Tam Môn Giai do đoàn Phụng Hảo trình diễn tại rạp Lạc Thanh.
Khi về chợ Tam Bình, bà Xã Cao mang theo nào là rượu chát hiệu Con Bò, nào là sữa hộp hiệu Con Chim, nào là lạp xưởng, khô cá mặn, khô cá sưởu, tôm càng kho tàu, cá bống trứng kho tiêu, nem chua, bì gói... Bà xỉa 40 tờ giấy 100 đồng cho con dâu. Bà cũng không quên tặng cô một cặp cà rá nạm cẩm thạch mặt vuông và không quên tặng cho cô Út Kim Điệp một xấp cẩm nhung màu tím tươi như xôi nhuộm nước cốt lá cẩm.
Tuần lễ sau, cậu Ba Kim Long, em kế của cô Hai Kim Nga và cũng là anh kế của cô Út Kim Điệp từ An Hương chèo ghe dừa khô lên bán ở chợ Vãng. Luôn tiện, cậu chở cho cô Hai Kim Nga bốn thạp mắm cá cơm do bà Cai Tổng Lọng tặng để cô bán lai rai. Cô Hai vốn yêu thương cậu em của mình vốn hiền lành, đẹp trai mà không biết mình đẹp trai, ăn nói mềm mỏng, lúc nào cũng sợ mích lòng người xung quanh. Nhưng mà kể từ cậu Ba cưới cô Hai Túy Liễu, con gái ông bà Bang Biện Chức ở Mỹ An rồi thì cô Hai Kim Nga nghĩ rằng mình mất thằng em có tinh thần gia tộc cao độ vì bị con vợ có nhiều đòn phép, nhiều xảo mưu diệu kế hớp hồn từ ngay trong đêm hợp cẩn.
Chưa hết đâu, Họa vô đơn chí mà lại! Hai năm trước, cô Ba Túy Lan vốn là em kế cô Hai Túy Liễu đến nhà ông bà Cai Tổng Lọng dọn đám giỗ. Cậu Tư Thông, em kế thầy giáo Tòng tháp tùng theo anh xuống An Hương ăn giỗ. Cô Ba Túy Lan thấy cậu hùng tráng, phải thế nam nhi nên bẹo hình bẹo dạng để đuợc cậu mê say trầm lụy hết thuốc chữa. Cô Hai Túy Liễu đốc xúi ông bà Cai Tổng Lọng làm mai em gái mình cho cậu Tư Thông. Vậy là cô Ba Túy Lan trở thành cô em bạn dâu của cô Hai Kim Nga.
Mèn ơi, hai cô Túy vốn sắc sảo, có tài thâu hồn đoạt phách chồng, lại còn có tài nịnh nọt tía má chồng. Cô Hai Kim Nga khi đến Tam Bình để viếng tía má chồng thì cô đụng nhằm cô em bạn dâu Ba Túy Lan. Còn hễ cô về An Hương thăm tía má ruột của mình thì chạm mặt cô em dâu Hai Túy Liễu. Túy nào cũng có cái miệng ngọt như mật, nhưng lại có trái tim con bò cạp cái, trái tim con rít, trái tim con sứa lửa... Cô nơm nớp sợ tía má ruột lẫn tía má chồng cô có ngày nghe lời sàm tấu của Túy Chị lẫn Túy Em mà càng nghe càng ghét bỏ cô. May một điều là hôm cô về An Hương xin tiền của ông bà Cai Tổng Lọng thì vợ chồng của cậu Ba Kim Long đi ăn giỗ nên cô mới dám giở trò bi lụy, mới dám trổi giọng ai oán với tía má mình mà không ngượng ngập rụt rè.
Cậu Ba Kim Long khi viếng nhà chị ruột anh rể được cả hai cùng cô Út Kim Điệp tiếp đãi nồng hậu. Cô Hai Kim Nga làm bánh khoai lang chiên đệm tôm ăn cặp với rau sống, dưa leo và chấm nuớc mắm giấm ớt để đãi cậu em trai của mình. Trong bữa ăn, cậu Ba bảo anh rể đợi kẻ vừa đẹp lứa xứng đôi với em vừa trí thức phong nhã. Em kén chồng chớ có muộn chồng đâu? Mấy mụ nào thèo lẻo nói hành nói tỏi sau lưng em, em mà nghe được sẽ vả mụ ta rụng răng không còn nhai cơm được.
Thím Thôn Thạnh an ủi:
- Cô tuy không đẹp như hai bà Phàn Phụng Cơ và Tạ Nguyệt Kiểu trong tuồng San Hậu, nhưng dung nhan cô cũng mặn mòi chớ bộ. Hơn nữa, cô lại giàu có, gia sản do chú thím chồng tui để lại dư muôn, lại còn thêm 200 mẫu ruộng tốt nữa. Rồi đây cô sẽ được kết hôn với kẻ môn đăng hộ đối cho coi.
Thạch Thanh Ngọc chưa có vốn để mở một hảng xuất nhập cảng, nên học ngành kế toán và làm đơn xin làm việc cho Công Ty Tu Bổ Đông Dương (SRIC, Société de Radoub dIndochine). Công ty nầy ở bên Vĩnh Hội chung một nhóm với Công Ty Vận Tải Đông Dương ( STIC, Société de Transport dIndochine) ở bên Chợ Cũ, cùng thuộc ngành hàng hải. Lúc đầu chàng coi việc tồn kho. Về Sau, SRIC và STIC nhập lại làm một, chàng được qua STIC làm phụ tá kế toán (aide comtaple) cho viên kế toán tên Trần Thể Phụng cũng đậu Tú Tài như chàng. Thể Phụng vốn là thứ nam của một nghiệp chủ xuất cảng lúa gạo và nhập cảng bột mì cùng đường trắng làm bằng củ cải đường (betterave). Nhà y ở đường Arras (về sau đổi tên là đường Cống Quỳnh). Thể Phụng giận cha vì ông ta cưng người truởng nam của ông ta hơn y nên y bỏ nhà lên Tân Mai làm việc cho một hảng cưa. Vì nhờ lươn lẹo gian xảo, y ta kiếm hơn ngàn đồng. Nhưng rồi công việc bí mật kia đổ bể, cho nên nửa đêm anh ta bỏ Tân Mai xuống Sài Gòn, trốn ở Khánh Hội một thời gian. Chủ hảng cưa dò la tung tích cha y, hăm dọa ông ta đủ điều. Cho nên cha y ta phải thường tiền và dàn xếp nội vụ để y khỏi bị tống giam trước khi ra tòa. Bị cha chửi mắng thậm tệ, y hứa tu bỉ làm ăn, rồi đi học kế toán và xin được một chân phụ tá ở STIC.
Thể Phụng đẹp trai không thua cậu Tư Hữu Cảnh, lại hùng tráng hơn. Nhưng tánh tình y hống hách với mọi người dưới tay y, trừ Thạch Thanh Ngọc ra. Dù chàng không tỏ ra thái độ bất bình với y, nhưng vẫn không ưa y, chỉ đối đãi với y bằng mặt chớ không bằng lòng. Tuy nhiên khi đám cưới chàng được tổ chức tại chợ Mỹ Tho, chàng có mời mọi nhơn viên trong hảng, luôn cả ông giám đốc người Pháp tên Xavier Lahaie tới dự. Trong nhóm người được mời có vài nhơn viên già nua gần tới tuổi hưu trí cùng ông giám đốc chỉ tặng quà cho chàng, nhưng không đi dự đám, lấy cớ đường sá xa xôi dù Sài Gòn và Mỹ Tho cách nhau chừng trên 70 cây số... Trần Thể Phụng cao hứng lại chịu đi vì y ta có xe hơi. Hôm đó, cô Ba Tố Nga cùng hai cô bạn gái của cô làm phù dâu cho chị mình. Tố Nga đẹp trội hơn cô dâu và hai cô phù dâu kia, dù cô chỉ mặc chiếc áo nhung xanh đeo vài món nữ trang thanh nhã cẩn kim cương trong khi cô dâu mặc áo đăng teng trắng, đội khăn voan trắng.
Cưới vợ xong, Thạch Thanh Ngọc được người anh trưởng tên là Xạch Tsíng
Xủi (Thạch Thanh Thủy) và bà chị kế là Xạch Lầy Phá (Thạch Lệ Hoa) tặng cho cái biệt thự nho nhỏ ở chợ Phú Xuân.
Đôi vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật ở... Cái Bè, tại nhà ông Bang Yìn. Cô Hai Tố Nguyệt sắm sẵn những bộ đồ xẩm bằng hàng mỏng in bông cùng vài chiếc áo xường xám bằng gấm để mặc khi viếng nhà cha mẹ chồng lẫn nhà anh trưởng và chị kế của chồng. Tới những nơi đó, cô không bới tóc hình cái bí bo như trái cam hồng mật sau ót, mà cô chẻ tóc ra làm đôi để đánh bính hình con rít rồi thả xuống ngực. Ăn mặc theo điệu Tàu, cô lại càng đẹp hơn, nhứt là khi bà Bang Yìn lồng vào tay cô đôi vòng ngọc thạch màu xanh lá chuối non.
Có nhà mới ở Phú Xuân, cô Hai Tố Nguyệt đem 5 bức tranh Phật và Bồ-tát về thờ trên lầu. Nơi đây là Niệm Phật Đường của cô để cô cùng các bà bạn lối xóm thay phiên nhau tụng Kinh Cầu An, Kinh Cầu Siêu, Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Kinh Từ Bi Thủy Sám, Kinh Lương Hoàng Sám...
Cô Ba Tố Nga, mỗi khi lên Sài Gòn bổ hàng, thường ghé Phú Xuân thăm chị. Có lần cô đon reng hỏi cô Hai Tố Nguyệt:
- Nè chị Hai, hôm đám cưới chị, có anh chàng kế toán hảng STIC tên Thể
Phụng đi dự đám. Chẳng hay, anh Hai em có nói gốc tích của y ta cho chị nghe chưa?
Cô Hai Tố Nguyệt nói:
- Có chớ. Ảnh là con ông Trần văn Giáp vừa là điền chủ vừa là nghiệp chủ. Anh ta đậu Tú Tài sau anh rể của em một năm. Vì rảnh rang quá sanh nhàm nên anh ta đi làm việc để có tiền xài riêng, chớ không thèm ngồi nhà mát anh bát vàng như bọn công tử khác.
Cô Ba Tố Nga cứ ngắm tới ngắm lui chiếc cà rá cẩn hột xoàn cỡ 5 ly ngoài trên ngón tay áp út của mình. Cô có vẻ suy nghĩ lung lắm, rồi chẳng biết nghĩ sao, cô nói:
- Hôm nào anh chị về Đạo Ngạn, nhớ rủ ảnh xuống nhà ba má tụi mình chơi cho biết. Mà nếu ảnh nhận lời, chị phải đánh giây thép cho em biết trước vài ngày để em sửa soạn trà rượu tiệc tùng.
Cô Hai Tố Nguyệt nhìn em cười chúm chím. Cô Ba Tố Nga cười ngất:
- Chị cứ làm theo lời em cậy nhờ, hơi nào thắc mắc cho mệt óc mệt tim? Trước khi ra về, cô Ba Tố Nga còn hạ một câu thiệt nổ:
- Chị Hai biết chớ, bọn thanh niên học giỏi thường xấu trai, mình mẩy họ ốm nhách, mắt họ cận thị, phải đeo kiếng, coi thiệt là chán ủ chán ê, chán tê chán tái! Còn cái anh Trần Thể Phụng kia chẳng những là con nhà giáu lại học giỏi và lại còn đẹp cường tráng nữa, bớ Trời! Giấc mơ tuyệt đối của mấy cô thiếu nữ có tâm hồn trữ tình và lãng mạn trong số đó có con Ba Đạo Ngạn nầy đó đa chị. Mèn ơi, đó là mẫu người mà em đã từng phác họa trong mơ ước của em khi em mới biết chuyện yêu đương. Chàng ta giống kép hát bóng Clark Gable khi chàng ta nheo mắt với mấy con lủng con lành hôm đám cưới chị.
Cô cười thiệt dòn rồi õng ẹo xách bóp bước lên xe hơi, sau khi nguýt dài cô
Hai một cái thiệt ranh mãnh.
Riêng cô Hai Huỳnh Yến vốn biết tấm lòng chơn thiệt và đức từ bi của cô Hai Tố Nguyệt nên mỗi khi đi viếng Phú Xuân thường khóc lóc than hở hoàn cảnh ế muộn của mình:
- Cháu ôi, chẳng biết mồ mả tía má cô táng nhằm cuộc đất theo hình thể nàoực:
- Con Hai nhà mình kể như quá lứa rồi. Gặp nơi có căn cơ và có con trai khoa bảng thì mình cũng nên định phân duyên nợ cho nó.
Cô Hai Ngọc Diệm can gián:
- Không được đâu má ôi. Con nghe đồn cậu Tập chơi bời bạt mạng, có con rơi con rớt cả đống. Con về làm vợ cậu chỉ mắc công ghen tương khổ sở mà thôi. Biết đâu cậu tham sắc tham tiền rồi bỏ con bơ vơ nửa chừng?
Cậu Ba Tấn Hên điềm đạm:
- Mình phải điều tra cho kỹ. Miệng lằn lưỡi mối có nhiều khi sai sự thiệt. Tuy nhiên, mình cũng không nên quá coi thường lời đồn đãi.
Cậu Út Tấn Giàu cười:
- Con chỉ báo tin cho tía má rõ. Còn việc quyết định chuyện chung thân cho chị Hai là quyền của tía má. Tuy nhiên, người đời thích nói ra, chớ ít ai nói vô, do đó mà hư bột hư đường ráo trọi.
Bắt đầu canh một, bà Hương Giáo Giỏi sửa soạn tụng Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Cô Hai Ngọc Diệm cùng con Chúc cắm ngũ hoa vào bình da rạn gồm bông điệp đỏ, bông hoàng điệp, bông trang hường, bông nở ngày tím, bông cẩm nhung trắng sọc tím. Trên cái chò ba chân là cái dĩa quả tử lớn gần bằng cái mâm thau đựng ngũ quả gồm có chuối, mãng cầu xiêm, trái thơm tây, đào lộn hột, ổi xá lỵ. Đèn pha lê được thắp lên, nhang ngọc quế được đốt cháy lập lòe. Nghe tiếng bà chủ nhà tụng kinh, bà già Hiệp chổi dậy súc miệng, rửa mặt và chải đầu để bước ra trung đường nghe kinh.
*
°
Sáng hôm sau, cô Bảy Ngọc Nga lên trung đường thưa với ông bà Hương
Giáo Giỏi:
- Thưa ông bà, ngoại của cháu đã giảm bịnh. Ngoại biểu cháu lên đây xin phép ông bà cho hai bà cháu của cháu kiếu từ.
Ông Hương Giáo Giỏi đang nhâm nhi chén trà Liên Tâm, liền ngăn lại:
- Bà ngoại của cháu chưa lợi sức. Xin cứ ở đây tinh dưỡng cho tới khi nào hoàn toàn bình phục hẳng hay.
Bà Hương Giáo Giỏi nói:
- Cháu quên chuyện dạy học rồi sao? Cháu mà đi làm mướn thì uổng công ăn học của cháu, lại cực thân cực xác lắm cháu ôi!
Cô Hai Ngọc Diệm dịu dàng:
- Em có nghe bác gái em nói đó không? Thôi thì cung kính bất như tuân lịnh.
Cô Bảy Ngọc Nga đành về khuyên bà già Hiệp ở nán lại Xóm Tre. Cô Hai
Ngọc Diệm soạn mớ quần áo tươm tất cho cô Bảy. Còn bà Hương Giáo soạn mớ quần áo lành lặn cho bà già Hiệp. Hôm sau, khi mở rương ra để tìm chiếc áo túi màu hường cánh sen, cô Hai chợt thấy đôi bông tai bằng đồng nhận mặt hổ phách hơi cũ, liền chùi sáng để tặng cô Bảy kèm với chiếc áo túi. Ai dè khi cô Bảy đeo bông vào tai thì chất đồng biến thành vàng pha đồng sáng trưng, còn hổ phách giống như ngọc truờng thọ tức là loại kim cương màu vàng như màu hoa trường thọ (jonquille), sáng chói hơn hoàng ngọc (topaze) thập phần.
Riêng cô Tư Ngọc Cơ một hôm mượn cớ đi Xóm Tre để cho biết khách lạ, nhưng cốt gặp mặt cậu Ba Tấn Hên. Cô mang một chục xoài cát, một chai nước mắm Hòn, một mớ tôm trứng chấy, một ơ cá bống trứng kho tiêu để làm quà tía má chồng tương lai của mình. Cô cũng không quên biếu cô Bảy Ngọc Nga chiếc áo xuyến tím, chiếc quần cẩm cuốn đen và một chiếc vòng bánh ú bằng đồng gọi là lễ sơ kiến. Chu choa ơi, chiếc vòng khi lồng vào cườm tay mặt cô Bảy rồi thì màu đồng đỏ trở thành màu vàng diệp lóng lánh. Những hình bánh ú (hình Kim Tự Tháp) chạm trên mặt đồng thì sáng hơn vàng chảy lõng, đẹp không bút mực nào tả xiết. Ai cũng lấy làm lạ.
Cô Tư Ngọc Cơ không đẹp lắm, nhưng rất cao sang quí phái và thiệt có duyên, lại khéo trang điểm. Cô mặc chiếc áo dài bằng hàng Thượng Hải màu gạch tôm thêu những chùm nho trái tím lá xanh, quần cẩm nhung đen, chơn đi giày nhung tím thêu cườm ngũ sắc. Tai cô đeo bông nhận mặt kim cương, cổ cô đeo xâu chuỗi trân châu gồm ba vòng. Hai cườm tay cô lồng cặp vòng cẩm thạch xanh lặt lìa. Hai ngón tay trỏ cô đeo hai chiếc cà rá cẩn một hột trân châu và một hột huyền châu, hột nào cũng cỡ trái trứng cá. Mặt cô giồi phấn sương sương, môi cô tô son màu hường hột lựu phơn phớt, mày cô tỉa mỏng và cong vòng, móng tay và móng chưn cô phết lớp sơn màu huyết bồ câu bóng lộn.
Cô Hai Ngọc Diệm muốn cho em trai và bạn của mình có dịp tâm tình nhau nên sai cả hai đi hái chanh, hái khế, hái mận. Cô rủ cô Bảy Ngọc Nga xuống bếp phụ mình nấu nướng để có dịp chuyện trò với nhau. Chừng đúng ngọ, cơm canh được dọn trên chiếc bàn dài. Ngoài món cá bống trứng kho mặn và món tôm trứng chấy còn có món canh khoai mỡ nấu với tôm bóc vỏ, món cá rô mề chiên dầm nước nước mắm tỏi ớt, món đậu đũa xào gan heo. Cô sai con Chúc kêu cậu Ba và cô Tư về dùng cơm.
Cô Tư Ngọc Cơ ở chơi tại Xóm Tre nửa ngày. Khi cô ra về, bà Hương Giáo
Giỏi gởi tặng ông bà sui mình hai hộp trà Ô Long, hai phong bánh in hiệu Huê
Phong, con khô cá mặn (hầm dĩ) nặng hơn một ký, một cân dưa ngó sen, một hũ dưa bồn bồn. Khi thằng Hi sắp cho xe rút chạy, cô Tư liếc qua cậu Út Tấn Giàu bảo cô Bảy Ngọc Nga:
- Nè em, em nhỏ tuổi hơn chị Hai Ngọc Diệm và tui. Đã không biết nhau thì
thôi, nay tụi mình có dịp chuyện vãn tương đắc. Tụi mình nên coi nhau như chị em trong nhà, thôi thì em nên gọi chị Hai và tui bằng chị và xưng em cho thân mật.
Cô Bảy Ngọc Nga, má đỏ hây hây, mắt long lanh ướt khi liếc qua cậu Út Tấn
Giàu:
- Em xin vưng lời chị. Chị Hai dạy em rằng cung kính bất như tuân lịnh.
*
°
Bà già Hiệp đã hoàn toàn bình phục. Bà xin dọn ở riêng để tự túc. Sẵn căn chòi giữ vườn ở cuối góc vườn, ông bà Huơng Giáo Giỏi yêu cầu hai bà cháu ra ở tạm, lại còn tặng cho bà chiếc vạt tre, bàn ghế bằng gỗ tạp cùng mùng mền, chén dĩa, nồi niêu. Hương Hào Nghĩa thì tặng bà mười đồng để bà mua sắm vật dụng cần thiết.
Trước nhà có cây mít tàn rậm lá. Bên hông nhà là cái ao có lơ thơ vài khóm bông súng trải lá trên mặt nước, có thêm vài cụm bèo cánh tròn tròn xièo thêm trái cà tím. Chuyện người ta coi bộ anh lịch duyệt lắm. Còn chuyện quái gở kỳ khôi của anh mà anh làm bộ không thấy, không biết. Thấy cái bản mặt hí hởn của anh mà tui ứa gan!
Nhưng ông Xavier lại được lịnh đổi qua xứ Côte dIvoire bên Phi Châu. Cô Hai Huỳnh Yến xúi chồng thôi việc để mở văn phòng xuất nhập cảng ở ngoài Sài Gòn. Cả hai còn hùn với cô Hai Tố Nguyệt để mở thêm một cây xăng ở bên Nhà Bè nữa. Còn cô Ba Tố Nga thì làm áp phe, lại còn thêm cái nghề vừa cho vay ăn lời cắt cổ vừa mua đi bán lại hột xoàn cẩm thạch.
Trần Thể Phụng không hợp tánh với ông Xavier Lahaie và Thạch Thanh Ngọc, nhưng lại tương đắc với cậu Tư Hữu Cảnh. Thiệt ra từ nhỏ, Tố Nguyệt lẫn Tố Nga đều yêu thương thắng em trai độc nhứt của mình. Cậu Tư Hữu Cảnh thường chê:
- Tui cũng thương yêu chị Hai tui lắm chớ. Nhưng chỉ khờ, chỉ quê, không thực tế. Đầu óc chỉ đâu có chịu ở trên dương gian nầy mà cứ bay lang thang trên Niết Bàn, Cực Lạc đâu đâu á. Chỉ có chị Ba thực tế như tui nên mới hạp với tui mà thôi.
Sau khi trở thành phần tử gia đình của thầy Thôn Thạnh, Trần Thể Phụng cứ đi thăm thằng em vợ hà rầm. Cả hai ưa rủ nhau đi ăn nhậu để bàn kế lươn lẹo trong công việc làm ăn. Trong kỳ đi LăngTô dạo mát rồi ăn lẫu cá sạo đệm dưa cải, Trần Thể Phụng tâm sự:
- Nè cậu Tư, tui mà làm việc ở sở sùng nào, ở công ty công tiếc nào mà không kiếm chác thêm tiền do óc mánh mung của tui là tui xin nghỉ viêc, ở nhà ôm đít vợ còn sướng hơn.
Cậu Tư rót thêm rượu thuốc vào ly ông anh rể của mình, tán thành:
- Lời anh rất hiệp ý em. Chị Ba em mà gặp người chồng như anh chắc là cả hai phải tương đắc lắm.
Rồi đó, Trần Thể Phụng mới kể chuyện mánh mung thất bại của mình ở Tân Mai, rồi chỉ biểu cho thằng em vợ Trời đánh của mình những kinh nghiệm mà y ta đã rút tỉa từ sự thất bại ấy. Cậu Tư ngó ông anh rể lom lom, chiêm ngưỡng con người lịch duyệt của y ta như chàng thi sĩ khật khùng chiêm ngưỡng bóng trăng rằm.
Trong đầu cậu Tư có nuôi một kế hoạch để làm giàu. Cậu đi Biên Hòa thuật tỉ mỉ sự việc cho cô Sáu Kim Oanh nghe. Nhưng ba ngày qua, cậu ở riết bên Tân Mai với cô Mười Giai Loan nên cô sanh buồn bực. Và rồi trong cuộc giải sầu, cô đứt bốn chến trên chiếu bài tứ sắc. Cô ngồi nghe cậu thuật chuyện với vẻ mặt quạu đeo. Sau cùng, cô ục ra một câu nặng chình chịch như cái cối đá:
- Anh liệu hồn đó. Cứ bày trò gian lận thì cũng có ngày ăn quen chồn đèn mắc bẫy, phải xộ khám cho biết thân.
Cậu Tư chối tai lắm, nên tìm cô Mười Giai Loan để tâm sự. Ai dè cô Mười đang nổi sùng với vợ chồng cô Ba Tố Nga vì cách đây vài hôm, họ dám khen cô Bảy Kim Oanh may khéo mà chưa hề khen món chạo và món nem nướng ở quán ăn của cô. Giận cá chém thớt, cô trề môi dài cả thước và chìa môi nhọn mỏ với chồng:
- Anh nghe lời chồng của chị Ba thì có ngày nếm cơm khám đường. Người khác tài giỏi, họ có thể qua mặt chủ một cái vù. Còn anh, anh cứ mê say lú lậm người ta thì còn đầu óc đâu mà giở trò lươn lẹo?
Cậu Tư Hữu Cảnh biết làu làu giá cả của từng loại cây; cây nu quí nhứt vì đó là phần gỗ ở chỗ cháng ba cây gõ, vừa chắc chắn vừa bóng như gương soi mặt, lại nổi vân hình trôn ốc thiệt lớn. Kế đó là gỗ cẩm lai, sớ gỗ nhuyễn, cũng nổi nhiều vân. Hai thứ cây nầy dùng làm tủ, bàn, ghế cũng như loại cây bằng lăng, cây bời lời (mềm hơn bằng lăng). Cây bằng lăng còn dùng làm cột nhà cũng như cây căm xe; loại căm xe có thân lớn hơn nửa vòng ôm. Cây gỏ màu nâu cánh dán dùng làm ván ngựa thường phải dùng 3 tấm ghép lại. Nhưng thầy Thôn Thạnh được cậu quí tử của mình tặng một bộ ván ngựa gồm 2 tấm lớn ghép lại, quí hơn loại ván gồm 3 tấm nhỏ. Loại cây tốt càng để lâu càng lên nước bóng người nếu thấm hơi người nằm, người ngồi, người rờ rẫm đến. Mối mọt không ăn được chúng. Còn loại cây chắc gồm có cây dầu dùng làm kèo, làm rường nhà, loại cây sao dùng đóng ghe xuồng và dùng làm cây đà ngang của đường rầy xe lửa. Cây thao lao nhẹ và chắc, nhưng không thuộc loại gỗ quí, cũng dùng đóng bàn ghế bày trong nhà bếp, hoặc trong nhà của lớp bình dân nghèo nàn ở vùng quê hoặc ở vùng nửa chợ nửa quê...
Cô Hai Tố Nguyệt sanh cho chồng một trai. Hai cô vợ của cậu Hữu Cảnh sanh hai gái trước chị chồng 2 năm. Còn cô Ba Tố Nga chỉ mới cấn thai ba tháng mà thôi.
Một hôm, Thạch Thanh Ngọc nhơn dịp cúng cô hồn các đảng vào ngày 16 tháng bảy âm lịch, làm luôn lễ cúng đầy tháng cho con. Chàng có mời vợ chồng Xavier Lahaie, vợ chồng Trần Thể Phụng, cậu Tư Hữu Cảnh đến ăn tiệc gồm thịt quay, bánh hỏi, cháo lòng, bánh bò bông... Hai cô Sáu Kim Oanh và Mười Giai Huệ vì bận con mọn nên không thể xuống Phú Xuân được, chỉ gởi mấy món quần áo thêu lẩn quần áo len cho cháu mà thôi.
Xong tiệc, cả bọn kéo ra tiệm bán đồ ngọt ven sông Soi-rạp có bán sâm bổ lương, nhãn nhục, chè thưng, chè mè đen, chè táo soạn, chè hột sen bạch quả... Ai thích ăn món gì thì tùy ý mà chọn.
Khi nhìn qua bên đồng ruộng Giồng Heo, cô Ba Tố Nga bảo em:
- Tư, chị có con bạn vốn là con ông Cai Tổng Chiểu ở Rạch Vọp, nó thường nói đất Giồng heo, Rạch Vọp đã thảy hết phèn ra sông Soi-rạp từ lâu, thôn dân có thể trồng lúa và lập vuờn được. Cho nên dân tứ xứ đổ về hai vùng đất nầy để tạo dựng cơ sở lâu dài. Em nếu có tiền thì đưa cho chị. Chị sẽ cho họ vay tiền kiếm lời cho em. Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế nầy, phần đông dân quê hụt tiền khi lập vườn.
Cậu Tư Hữu Cảnh đồng ý:
- Chị vốn khôn khéo quyền biến. Để rồi em sẽ lần hồi đưa tiền cho chị để chị kiếm lời cho em.
Đó rồi cậu noi theo sự hướng dẫn của ông anh rể để tráo trở cây mua vô cho hảng và bán ra ngoài những cây đã cưa xẻ; tiền lời về phần cậu khá bộn. Chừng 2 năm cậu kiếm đuợc 6.000 đồng, trong khi đó một tô cháo lòng hay một tô hủ tíu chỉ giá 2 xu. Cậu gởi tiền cho cô Ba Tố Nga. Cô cho dân đến Vồng Heo, Rạch Vọp vay tiền, giấy nợ dĩ nhiên ghi tên cậu làm chủ nợ.
Số là cô Hai Túy Liễu từ lâu muốn uốn tóc quăn như cô Hai Kim Nga và cô Út Kim Điệp, nhưng bà Cai Tổng Lọng không cho phép. Bà viện cớ rằng hai cô con gái của bà ở chốn thị thành, phải ăn diện theo thị dân. Còn cô Hai Túy Liễu ở chốn khỉ ho cò gáy như làng An Hương nầy mà uốn tóc quăn như trôn đít con ốc gạo thì hàng xóm sẽ nhún trề, láng giềng sẽ nói hành nói tỏi. Giờ đây cô lỡ xởn tóc rồi, trông cô dị dị nừng nừng quá chừng chừng! Cho nên bà Cai Tổng Lọng đành để cho nàng dâu mình ra chợ Vãng uốn tóc.
Tin sét đánh bay tới chợ Tam Bình làm cô Ba Túy Lan khóc ròng. Từ bấy lâu nay, cô cũng nồng nàn mơ ước được uốn tóc. Nhưng hễ cô nói đon nói reng về vụ đó thì bà Xả Cao nạt nộ cô tưới hột sen. Giờ đây, cô Hai Kim Nga, cô Hai Túy Liễu và cô Út Kim Điệp đều có mái tóc quăn, chỉ có vợ Hai Bá (dâu trưởng của bà Xã Cao) và cô còn bới sau ót cái bí bo thì coi thuốc chuột quá! Nhưng vợ Hai Bá đã vào tuổi tứ tuần rồi, lại sanh nở bốn lần nên cam phận quê mùa, còn cô phải ăn diện hãy còn chậm tiến như vầy thì uổng cho cái huê dung nguyệt mạo của cô biết mấy! Cho nên cô Ba Túy Lan kéo chồng vào buồng gói, nghiến răng trèo treo:
- Ai cũng văn minh tân thời. Chỉ có con nầy cổ hủ, ăn diện theo mấy mụ lớn tuổi quê mùa. Vậy mà anh coi được hay sao? Anh xử sao cho vuông tròn thì em mới không hổ mặt vì thua chị kém em.
Tư Thông ngáp dài:
- Tía má vốn khó tánh. Chừng nào tụi mình ra riêng hẳng hay. Em trẻ đẹp hơn chị Hai Kim Nga và chị Hai Túy Liễu thì dù em có ăn mặc nửa cổ nửa kim cũng vẫn lộng lẫy như thường.
*
°
Hai năm sau, cái Vô Vi Miếu từ khi thờ ông Trang Tử và ông Lão Tử vắng khách hành hương nên cô cháu nội gái của miếu chủ là cô Năm Thanh Huê thờ lại Tam Thanh và Bát Tiên. Trong số người lui tới miểu nườm nượp để cầu xin việc nầy chuyện nọ có cô Hai Kim Nga. Cô làm ăn tấn phát nên nhờ bà Xã Cao sắm ruộng, tạo vườn cho cô. Cô Ba Túy Lan trở giọng liền, khen mụ chị dâu của chồng mình không tiếc lời. Cho nên cô Hai Kim Nga tin tưởng ba bực Tam Thanh Giáo Chủ và chư vị bát tiên lắm. Hễ gặp ngày vía mấy đấng thần tiên đó, cô cúng lễ bằng tiền bạc và phẩm vật rất hậu hĩ. Lại nữa, cô kết thân với cô Năm Thanh Huê vì cô Năm có tài bói toán và làm bùa yêu.
Cô Hai Kim Nga trổ sanh một thái tử cho tía má chồng cô và thầy giáo Tòng mừng. Cô Hai Túy Liễu cũng đẻ một trai cho ông bà Cai Tổng Lọng và cậu Ba Kim Long có kẻ nối giòng. Còn cô Ba Túy Lan sanh đôi một trai một gái làm ông bà Xã Cao lên tinh thần vi vút.
Nhưng hai cô Túy đâu có sanh nở trơn tru suông sẻ. Cô Hai Túy Lan đẻ ngược. May lúc đó có cô Hai Kim Nga về Tam Bình thăm cha mẹ chồng. Nhờ bùa chú do cô Năm Thanh Huê truyền cho, cô Hai Kim Nga giúp cho thai nhi chui ra dễ dàng. Còn cô Hai Túy Liễu bị chứng nhau chằng lúc chuyển bụng, làm cô đau đến tá hỏa tam tinh. Nhưng may thay, hôm đó có cô Hai Kim Nga đi An Hương ăn giỗ bà nội mình nên cô gở lá nhau ra không mấy khó khăn.
Do cái ơn cứu mạng đó, hai cô Túy đổi sự đố kỵ thù hiềm thành sự tri ân, thông cảm. Hai cô Túy khi nào lên mua sắm ở chợ Vãng cũng ghé Đình Khao dưng hương và cúng bánh trái, nhang đèn. Cô Hai Kim Nga và cô Út Kim Điệp thờ tiên ông Lữ Đồng Tân, chớ không thờ Hà Tiên Cô như mẹ. Cho nên cô Út cúng bánh trái vào ngày vía của vị tiên ông ấy rất xôm: khi thì bánh in hoặc bánh qui chất đầy một mâm vun chùn hơn một tấc, khi thì mâm ngũ quả, hoặc cái khay đựng gà luộc hay gà quay nguyên con. Cô Út bây giờ có tiệm may y phục phụ nữ nằm trên đại lộ Tống Phưóc Hiệp rất phát đạt.
Một buổi trưa nọ, vợ chồng cô Hai Kim Nga và đứa con trai của họ đi lên
Tân Giai để dự đám giỗ của tía người bạn thân. Cô Út Kim Điệp ngủ trong buồng riêng, nằm chiêm bao thấy một trang hảo hớn lưng dài vai rộng đến giao hoan với cô, chỉ biểu cô cách thức gối chăn khoái lạc và bắt cô tái diễn mấy lần trong cuộc thực tập cho tới thuộc nằm lòng. Khi cô tỉnh dậy thì trời đã chạng vạng tối, thấy mình lõa lồ, máu chảy ướt chiếu. Cô kêu lên kinh hoảng. Nhưng vợ chồng thầy giáo Tòng vẫn chưa về. Cô gột rửa vết máu và ngồi khóc trong bóng tối. Té ra chỉ giao hoan với kẻ trong mộng mà cô chịu mất trinh!
Nhưng hai hôm sau, khi tắm gội, cô xem xét lại chỗ kín của mình thì màn trinh vẫn lành lặn trở lại. Chuyện kỳ dị đó làm cô bần thần suy nghĩ hoài.
Rồi một đêm nọ, cô nằm chiêm bao, thấy vị tiên ông bới tóc trên đỉnh đầu, mặc áo bạch bào, lưng đeo ngọc đái, tay cầm phất trần. Tiên bảo:
- Nè con, ta là Lữ Chơn Nhơn trong hàng ngũ Bát Tiên đây. Bởi thấy con khẳng khái, lại có lòng thành nên ta cho một tên con nhà phú hộ đến với con. Cuộc giao hoan trong chiêm bao đó không phải là giả, còn con trở lại cô xử nữ như xưa chẳng phải chơn. Đó là do ta làm phép giúp con mai sau có đủ mánh khóe nịch ái một tên phóng đảng. Và con phải trở lại cô xử nữ để cho nó khỏi khinh khi con.
Bà Cai Tổng Lọng một hôm đến thăm hai cô con gái, bảo:
- Mấy con có biết bà Phủ Hồ văn Huệ ở Chợ Lách là ai không? Đó là cô Út Ngọc Hoa, con của ông bà Hội Đồng Tồn. Vì tía tụi con không cưới cổ mà cưới má nên bà Hội Đồng Tồn rủa con Út chịu cảnh muộn chồng, rồi sau sẽ lấy thứ chồng du côn trật búa. Hôm má đi dưng hương ở Tam Thanh Miếu, gặp bà Phủ Huệ, tức là cô Út Ngọc Hoa năm xưa. Má có kể lại lời rủa của thân mẫu của bả.
Bả thắp nhang cầu xin tiên ông Lữ Đồng Tân xóa bỏ lời thề và giúp con Út duyên ưa phận đẹp Cô Út chỉ cười chấm câu và vì mắc cở nên không dám thuật cơn chiêm bao cho mẹ và chị biết.
Giờ đây cô Hai Kim Nga được hai cô Túy thăm viếng và tặng quà cáp ê hề. Biết được niềm khao khát của cô Ba Túy Lan là có mái tóc mái tóc quăn, cô Hai Kim Nga chỉ vẽ:
- Thím chải đầu phùng, rồi đánh bính mái tóc hình con rít và khoanh hai vòng sau ót, bọc lưới đen và cài cái nơ nhung đen. Kiểu tóc nầy cũng tân thời, đuợc đa số gái Sài Gòn hâm mộ lắm.
Cô Ba Túy Lan làm y lời người chị bạn dâu chỉ dạy mỗi khi cô đi dự đám cuới. Cô còn được học cách cuốn tóc tay rế rồi giắt lược ở mép tóc như mấy bà đầm. Cô Hai Kim Nga tặng cô một cặp lượt giắt mép tóc bằng đòi mồi, sống lược có nạm hột trân châu. Cô Hai cứ rỉ rả tặng cô những món nữ trang giả như bông tai, chuỗi hột, cà rá, trâm gài ngực áo toàn bằng hột trân châu và còn xúi cô đeo vòng semaine bằng vàng pha đồng. Ai mà dè mỗi khi đi chợ tỉnh với chồng, cô Ba Túy Lan trang điểm như gái Sài Gòn, gái Cần Thơ. Có vậy tình chị em bạn dâu càng thêm khắng khít. Hai cô còn khuyên vợ Hai Bá mặc áo dài bó eo bợ ngực, đi giày escarpin mỗi khi đến chỗ lễ lạt tiệc tùng.
Cô Hai Kim Nga than thở với hai cô Túy:
- Con em út của chị đây có bóng sắc chói chang, lại siêng năng tháo vác. Ngặt nó đã 26 tuổi rồi mà chẳng có ai gấm ghé. Mợ Ba (chỉ cô Hai Túy Liễu) và thím Tư (chỉ cô Ba Túy Lan) coi có trự nào xứng đôi vừa lứa với nó thì nên làm mai cho nó. Con đó vốn mơ cao nên kén chồng hơn công chúa.
Cô Hai Túy Liễu sốt sắng nhận lời. Bởi cô sợ cô Út Kim Điệp có thể về An Hương mở tiệm may, sống trọn kiếp gái già trong nhà ông bà Cai Tổng Lọng, sẽ là cái gai đâm vô mắt cô mỗi ngày. Riêng cô Ba Túy Lan vốn cũng ghét cô Út vì cô bị đụng độ với cô ta vài lần, lần nào cô cũng đại bại trước cái thói hổn ẩu dữ dằn của cô Út. Cho nên dù có thiệt bụng thương yêu cô Hai Kim Nga, nhưng hai cô Túy đời nào quên những trận xung chiến giữa họ với cô ả Chằn Lửa kia. Cho nên cô Ba Túy Lan nhắm đi nhắm lại những anh chàng quen biết với chồng cô thì sực nhớ tên Hai Thái Khải Khánh, con ông bà Trưởng Tòa Thái văn Bia ở chợ Thầy Phó. Tên nầy quen thói lêu lỏng vì ỷ cha mẹ hắn giàu có. Tánh hắn nóng như lửa và ưa nổi cộc, ưa gây hấn với bọn côn đồ mất nết. Cô liền uớm lời với chị Chín Ngọc Liên, nhờ chị làm mai. Chị nầy ngần ngại:
- Con Út Kim Điệp hổn dữ như quỉ La-sát. Nếu khi lấy thằng nọ rồi, vợ chồng nó cơm không lành canh không ngọt, tụi nó sẽ quào tao xể mặt còn gì!
Nói vậy, nhưng vì tánh ưa thích việc mai mối nên chị Chín Ngọc Liên xúi chồng chị cùng chị qua lại nhà ông bà Cai Tổng Lọng và nhà ông bà Trưởng Tòa Bia, quyết lòng xe duyên chỉ thắm cho cậu Hai Khánh và cô Út Kim Điệp.
Hôm vợ chồng chị Chín Ngọc Liên dắt đàng trai đến viéng nhà ông bà Cai Tổng Lọng thì Hai Khánh ngó sững cô Út Kim Điệp. Dĩ nhiên là cô Út lộng lẫy trong chiếc áo gấm màu đen in lông công mặt nguyệt, đeo nữ trang toàn cẩn hột xoàn lóng lánh trông như thần tiên phi tử. Nhưng sao cậu có vẻ ngỡ ngàng như gặp người quen mà cậu chưa nhớ ra. Riêng cô Út Kim Điệp rên thầm:
- Chu choa ơi, sao mà anh nầy giống hệch anh chàng đã dạy tui nghệ thuật giao hoan trong chiêm bao vậy cà?
Bà Trưởng Tòa Bia so tuổi cô cậu rồi bảo cô Chín Ngọc Liên:
- Thằng con trai tui tuổi Tý. Còn cháu Út đây tuổi Thìn. Thầy bói cho rằng Thân, Tý, Thìn tam hiệp. Cô Chín nên tiến hành chuyện trăm năm cho cả hai đi cô.
Vậy là đám cưới được tổ chức nửa năm sau. Cô Hai Kim Nga sợ em mình không thể nịch ái chồng nên trước hôm đám cưới một tuần lễ, cô rỉ rả đem bí thuật phòng the do bà Bang Biện Chức truyền dạy để huấn luyện cô Út Kim Điệp. Cô Út giảo lỗ tai ra nghe và cười cười chấm câu, mặt đỏ thén, không nói không rằng.
Trong đêm tân hôn, Cậu Hai Thái Khải Khánh và cô Út Kim Điệp làm lại những gì mà trong cơn chiêm bao họ đã làm. Hai Khánh rên:
- Đúng thiệt là em, cô gái mà anh đã giao hiệp với anh trong cơn chiêm bao cách đây một năm.
Cô Út Kim Điệp bàng hoàng:
- Lữ Đồng Tân Chơn Nhơn sau đó có mách bảo cho anh biết không? Hai Khánh gật đầu:
- Có chớ. Thú giao hiệp lão luyện của anh là do một con chồn tinh của Lữ Chơn Nhơn chỉ dạy đó.
Sau đám rước dâu, cô Hai Túy Liễu đắc chí bảo em:
- Em tài thiệt! Cuộc hôn nhơn giữa tên hung tặc nọ và con Chằn Lửa kia là chuyện oan nghiệt. Rồi đây, gia đình tụi nó sẽ có một trận giặc kéo dài, ngày nào cũng xảy ra một trận ấu đả kèm theo vài trận chửi bới.
Cô Ba Túy Lan cười ngất:
- Chuyện vợ chồng một là do duyên trời xui khiến, hai là cái nợ do oan nghiệt đẩy đưa. Để rồi chị coi, con Út với tên du côn lửa Hai Khánh kia chỉ là nợ nần với nhau, chớ còn đợi a-tăng-kỳ kiếp tụi nó mới tìm ở nhau mối lương duyên. Tụi nó sẽ cắn mổ, nhai xé nhau cho tới rách tả tơi, rách te tua để thưởng cho chị em mình một trận cười miễn phí.
Cả hai chờ đợi từng ngày chuyện bất hạnh của cô Út Kim Điệp. Nhưng nào ngờ cậu Hai Khánh từ khi cưới vợ bỏ thói hoang đàng, chẳng thèm léo hánh tới chỗ bạn bè chơi bời lêu lổng. Cậu giúp cha chăm lo ruộng vưòn. Cậu còn mở hảng làm nước mắm, mở trại cưa. Còn cô Út lo tiệm may, nhưng vẫn điều khiển đuợc việc nhà thập phần châu đáo. Cô càng ngày càng đẹp nuột nà, càng được chồng cưng, càng được tía má chồng yêu mến, càng được hai cô em chồng nể nang.
*
°
Giờ thì cái Tết năm thứ sáu trôi qua. Cô Út Kim Điệp sanh cho chồng một trai và một gái. Cô Hai Kim Nga vào mùng hai có về An Hương ở chơi nhà ông bà Cai Tổng Lọng, sáng đi chiều về.
Giờ đây là mùng tám. Nhưng cô chưa khai trương tiệm tạp hóa và quán nhậu đâu. Vừa sáng sớm, cô Hai Túy Liễu có lên chợ Vãng mua sắm, rồi ghé thăm mụ chị chồng. Cô Hai Kim Nga bảo:
- Trưa nay sẽ có vợ chồng chú Tư và vợ chồng con Út về đây chơi hai ngày. Xin mợ Ba sắp nhỏ hãy nán lại, chiều tới hẳng về An Hương vừa kịp con nước xuôi.
Cô Hai Túy Liễu vui vẻ:
- Con Ba Túy Lan có viết thơ cho em rồi. Em thừa biết hôm nay vợ chồng nó đến viếng anh chị nên em lên đây cốt để chơi một ngày với vợ chồng nó. Vả lại, em cũng muốn gặp cô Út nữa.
Nhà cửa cô Hai Kim Nga giờ đây xuê xoang. Cô đã bán hai cái tủ thờ bằng cẩm lai để mua hai cái thờ bằng gỗ trắc khảm xa cừ lóng lánh. Trước kia có cặp liễn mun khắc chữ thếp vàng treo ở hai cây cột bên hông bàn thờ chánh. Giờ cô sắm thêm cặp liễn son khắc chữ thếp vàng để treo trên hai cây cột phía trước cặp cột hai bên hông bàn thờ chánh kia. Trên bàn thờ chánh, cô bày lư hương, chân đèn bằng đồng được chùi sáng bóng.
Ngoài sân lót gạch tàu, trước kia cô có bày mấy chậu cau kiểng, kim quít, bùm sụm, trạng ngươn, mai chiếu hủy. Giờ đây cô bày thêm hòn non bộ và cặp kim đồng, cặp ngọc nữ.
Nhìn từ ngoài vô trong nhà, cô Hai Túy Liễu biết ngay chị chồng mình đang hồi mần ăn phát đạt.
Trời gần trưa, khi con chim bìm bịp kêu báo hiệu nước lớn thì khách miệt vườn cũng đã tới. Chèn ơi, cậu Tư Thông lẫn cậu Hai Khánh mặc Âu phục cũng ra vẻ dân Sài Gòn như ai. Cậu Tư mặc một bộ complet màu chàm đậm, thắt cà-vạt với ba sọc xiêng xanh trắng đỏ, đi giày da đen. Còn cậu Hai mặc complet màu xám trân châu, thắt cà-vạt nâu đỏ in hình vảy rắn trắng, chơn đi giày cũng màu nâu đỏ.
Còn cô Ba Túy Lan và cô Út Kim Điệp mặc áo dài bằng mousseline. Áo cô
Ba màu đen in bông huệ hường và bông huệ vàng. Áo cô Út màu xanh da trời in bông linh lan (muguet) trắng. Cô nào cũng mặc quần sa teng tuyết nhung đen, đi giày cao gót quai nhung đen. Cô nào cũng thoa son giồi phấn lộng lẫy, phết móng tay móng chơn một lớp thuốc đỏ tươi như huyết bồ câu.
Sau màn hàn huyên bên tách trà Xiểu Chủng thơm ngát, phe phụ nữ rút xuống bếp để sửa soạn bữa ăn. Cô Ba Túy Lan cổi áo dài, mặc chiếc áo bà ba bằng hàng mỏng màu tím than, còn cô Út thay áo dài bằng chiếc áo túi bằng lụa tím tươi có kết reng đen ở cổ và ở lai.
Cô Hai Túy Liễu nhìn sững cô Ba Túy Lan:
- Em uốn tóc hồi nào vậy?
Cô Ba cười chúm chím với chị rồi day qua cô Út Kim Điệp một cách thân ái:
- Nhờ em Kim Điệp hết lời năn nỉ tía má chồng em nên ổng bả mới cho phép em uốn tóc quăn khi em có dịp đi Trà Vinh.
Cô Hai Kim Nga ré lên:
- Thím Tư sắp nhỏ và dì Út sắp nhỏ có chải tóc phun keo hay không mà nếp quăn mỹ thuật như vầy?
Cô Út Kim Điệp cười:
- Thì cũng phải lại tiệm chải tóc phun keo trước khi chụp hình ở chợ Vãng, rồi tụi em mới chịu bước xuống đò đi Đình Khao chớ bộ. Lâu lâu, tụi em mới có dịp du xuân chốn thị thành thì phải chụp vài kiểu hình cho giống mấy cô ca sĩ, mấy cô đào hát bóng Hương Cảng chớ bộ!
Tuy là mái tóc uốn theo kiểu vành nôm rất phổ thông, nhưng vẫn làm cho khuôn mặt cô Ba Túy Lan và khuôn mặt cô Út Kim Điệp sáng hẳn lên. Đã vậy, hai cô còn tô cặp chơn mày khúc đầu dầy cỡ 5 ly theo kiểu chơn mày của hai cô đào hát bóng Hương Cảng là LýLệ Hoa và Lâm Đại. Tai họ đeo khoen lớn như miệng chén bằng vàng giống như khoen tai mấy cô nữ vũ công Tây-ban-nha. Rõ ràng là họ chạy theo kịp đà thời trang tân tiến.
Cô Ba Túy Lan cảm động:
- Ở chợ Tam Bình, em đâu biết tìm ai làm bậu bạn. May mà chồng em và chú Hai Khánh cởi mô-tô thăm viếng thường xuyên nên gặp lúc rảnh rang, em Kim Điệp và em có dịp thăm viếng nhau. Nhờ em Kim Điệp có tài thuyết phục nên tía má chồng em nới lỏng cho em thiệt nhiều.
Cô Út Kim Điệp bảo chị của mình:
- Nếu không nhờ hai chị Túy đây thì làm sao em được môt tấm chồng tâm đầu ý hiệp? Ơn ấy làm sao em quên được?
Cô Hai Kim Nga ấp úng:
- Thiệt tình... chị không dè.
Cô Hai Túy Liễu bẽn lẽn nhìn cô Ba Túy Lan ra điều nhột nhạt lắm:
- Thiệt vậy, ai mà dè được?
Cô Ba nguýt chị mình, để giấu vẻ sượng sùng:
- Em cho rằng cuộc phối ngẫu giữa chú Hai Khánh và em Út là do lương duyên túc đế chi đây. Chèn ơi, giờ đây chú Hai Khánh chí thú kinh doanh. Sông có khúc, nguời có lúc; cổ nhơn có nói sai bao giờ?
Hai Khánh cao lớn, mặt mày bặm trợn, có vẻ hùng tráng lẫn cường tráng, tiếng nói đầy âm vang, tuy trầm mà dội sâu. Tuy không có râu hùm, hàm én, mày ngài, nhưng cậu vẫn gợi cho cô Hai Kim Nga liên tưởng tới anh chàng Từ Hải từ trong Truyện Kiều chui ra.
Bữa tiệc đãi khách rất thịnh soạn. Món mắm cá thu Phan thiết ăn với bún, tôm luộc, thịt phay và rau xắt ghém. Món cháo vịt ăn với gỏi thịt vịt trộn bắp chuối, có rắc rau răm, đậu phọng. Món giáo đầu là tôm lăn bột chiên chan sốt chua ngọt và được trải trên mớ rau diếp. Tráng miệng có món đu đủ ướp nước đá và món bánh gan đẫm nước đường sền sệt và lóng lánh như mật ong.
Hai Khánh bảo mọi người:
- Chị vợ tui giỏi bương chải bao nhiêu thì vợ tui tháo vác bấy nhiêu. Đã làm chủ một tiệm may mà còn gánh vác giang san nhà chồng một cách dễ dàng và thành thạo. Nhờ vậy má tui mới rảnh rang đi chùa và tổ chức các buổi tụng kinh tại gia.
Tư Thông vui vẻ:
- Bạn Khánh của tui giỏi thiệt đó chớ, không thua gì anh Hai tụi tui. Chị
Hai tui là một chủ phụ xuất sắc, coi sóc việc nhà giỏi gấp ba gấp bốn người đờn bà khác. Có vậy vợ tui mới lập tiệm may.
Cô Hai Kim Nga bảo vợ chồng Tư Thông:
- Anh Hai chị Hai tụi mình thuộc vào thế hệ khác thế hệ tui mình. Tuy ảnh chỉ tồn cổ, nhưng không nệ cổ. Ảnh giỏi như thần, chỉ hiền như thánh. Có vậy tía má tụi mình mới giữ vững nghiệp nhà.
Vừa nói cô vừa liếc qua cô Ba Túy Lan rồi rà cái nhìn soi bói qua cô Hai Túy Liễu. Giờ đây, giữa hai cô Túy và hai chị em cô tuy có đối xử hòa thuận và thân thiết, nhưng cô ngờ ngợ những khúc mắc éo le từ chầu xưa dễ gì tan biến mau lẹ để đôi đàng cảm thông một cách suông sẻ, lưu loát với nhau? Cô chỉ mong rằng sau khi hai cô Túy cùng Tư Thông đưa nhau đi An Hương, cô sẽ có dịp tâm sự thả giàn với cô Út Kim Điệp để được biết cuộc sống lứa đôi của con em cưng của mình ra sao.
Sáng hôm sau, cô Hai Kim Nga và cô Út Kim Điệp dậy sớm. Cả hai nấu cháo đậu đỏ để chan nước cốt dừa và ăn với dưa mắm, với cá lòng tong đá kho tiêu, với tép chấy cùng thịt ba rọi và với bắp chuối luộc bóp giấm ớt. Khi khách và chủ nhà vừa ngồi vào bàn ăn thì cậu Ba Kim Long từ An Hương chèo ghe tới rước vợ mình và vợ chồng cô em vợ về nhà ông bà Cai Tổng Lọng. Thầy giáo Tòng hớn hở mời cậu em vợ mình sẵn dịp ăn điểm tâm luôn. Cô Út Kim Điệp bảo anh:
- Có lẽ mốt vợ chồng em mới đi An Hương thăm tía má. Chồng em còn phải lo một vài công chuyện ở đây. Chuyện nào cũng chưa ngã ngũ ra sao nên tụi em không cùng đi với hai anh hai chị được.
Buổi trưa, thừa lúc thầy giáo Tòng sang hàng xóm đánh cờ tướng, thừa lúc Hai Khánh lên chợ Vãng để lo công việc, cô Hai Kim Nga đón chị Năm Xứng để mua hai chén sương sa hột lựu, để cùng em thưởng thức món quà buổi trưa. Cô thừa biết từ đầu cuộc hai cô Túy giới thiệu Hai Khánh cho chị Chín Ngọc Liên làm mai có một chút gì ám muội, tuy không thể nói ra, nhưng cô thừa biết Liễu nọ Lan kia nào có hảo ý, thiện tâm? Cho nên trước khi cô Út bước xuống đò máy kết bông để về Tam Bình làm Khải Khánh phu nhơn, cô dạy em mình đủ ngón nghề trong chuyện ái ân để làm cho tên hung tặc kia say mê em mình. Khi biết vợ chồng cô Út Kim Điệp mặn mòi tình nghĩa, đằm thắm yêu đương, cô nghĩ rằng lối giáo huấn của cô có mòi kết quả tốt đẹp. Tuy nghĩ vậy, nhưng cô không tiện viết thư hỏi han em. Giờ đây, chỉ có hai chị em, cô phải hỏi cô Út cái chuyện bí mật phòng the để ôn cố nhi tri tân. Cô ngập ngừng ngập ngữi:
- Chị có cảm tưởng... hai con Túy chưa quên hẳn cái thói hổn hào ngang ngược của em cũng như cách đá giò lái của chị đối với tụi nó. Tụi nó cố tình xô một tên trật búa, hét ra lửa, mửa ra sấm như tên Hai Khánh tới em, chắc tụi nó phải có cái hậu ý ác độc chớ chẳng không. Bởi ở xa Tam Bình, tía má tụi mình nào biết gì về cái chơn tướng của tên ôn binh kia. Cho nên ba má mới chịu gả em cho hắn. Riêng chị, chi vốn đa nghi như Tào Tháo nên chị phải biến cuộc hôn nhơn lành ít dữ nhiều của em thành chuyện đá vàng tốt đẹp bằng cách dạy em hớp hồn hắn, thâu đoạt phách vía hắn, biến đổi hắn theo ý em. Chắc chị không uổng công dạy dỗ, phải không?
Mặt cô Út Kim Điệp sượng trân. Cô nguýt yêu chị, rồi nhỏ giọng như sợ có ai nghe được, thuật lại chuyện Lữ Đồng Tân đã cho Hai Khánh tìm tới cô để giao hoan trong chiêm bao, và cho chị biết luôn Hai Khánh đã thực tập chuyện giao hợp tuyệt vời khoái lạc với con chồn tinh của Lữ Tiên Ông. Sau cùng, cô bắt đầu đía vang rân:
- Những cách giáo dục chồng, những cách mê hoặc chồng trong việc gối chăn do chị chỉ dạy, em vẫn thuộc nằm lòng. Nhưng em phải phối hiệp cái bí thuật của chồng em cùng lời bày vẽ của chị, chớ bộ. Như vậy có nghĩa là em phải dung hòa phép tiên lẫn phép chồn. Rồi từ một bí quyết em vẽ vời thêm mười bí quyết, tù một bí thuật, em nghiên cứu cho nó thiên biến vạn hóa. Nếu chị chỉ cho em cách uốn nắn chồng theo phương pháp huấn luyện con chó nuôi trong nhà thì em em ưốn nắn chồng theo phép huấn luyện con chó sói trong rừng. Ngoài ra, cứ mỗi tuần, em cho chồng em uống cà phê được lọc bằng cái khăn vệ sinh của em. Em còn nuôi cá bông trong vịm bằng máu đường kinh của mình, rồi chiên cá cho chồng em ăn. Đó là phép của ngải xiêm mà cũng là phép chồn do chị Chín Ngọc Liên bày biểu cho em với giá 500 đồng.
Thành hoàng thổ địa ơi, lúc kể chuyện, cô Út Kim Điệp bừng bừng phấn khởi, mắt sáng háo hức, giọng nói ngắt quãng vì cảm xúc tột độ. Chèn ơi, biết đâu con dâm phụ nầy dám từ một ít nó xích ra gấp trăm lắm đa! Nó có dám từ một nhúm gạo để nấu thành một nồi cháo không? Nhưng mà cô chợt nghĩ rằng xưa nay cô Út tuy hổn dữ, nhưng khẳng khái, không có tật phóng đại khuếch đa câu chuyện. Coi kìa, bởi có hạnh phước nên con em Chằn tinh gấu ngựa yêu quí của cô càng ngày càng đẹp phây phây, tươi mát nõn nà như rau cải tẩm sương mưa. Còn em rể của cô càng chí thú mần ăn, ngoài ra chỉ biết ôm đít vợ chớ chẳng chà lết quết xảm cái đít của mình ở nhà con yêu cơ ma nữ nào khác.
Cô Hai Kim Nga đắc chí:
- Vậy là Túy Chị lẫn Túy Em kia phải một phen mừng hụt. Cô Út Kim Điệp cười buồn:
- Coi vậy chớ chị Ba Túy Lan cũng không đến nỗi nào. Lúc đầu, thiệt tình chỉ cũng có ác ý. Về sau, thấy chồng em tận tình giúp đỡ anh Tư Thông vượt qua những lúc rối rắm trong công việc mần ăn nên lần hồi chỉ thành thiệt cảm tình với em, giúp đỡ em trong việc giao thiệp với khách hàng ở các chợ Tam Bình, chợ Thầy Phó. Còn mụ vợ của anh Ba Kim Long, thiệt tình em cũng chẳng rõ bụng dạ mủ ra sao. Tuy nhiên, mủ gởi tặng em quà cáp đều đều, lại siêng viết thơ cho em. Bởi đó sự giao tiếp đôi bên đỡ căng thẳng từ một năm nay.
Cô Hai Kim Nga nói xuôi:
- Con ấy cũng không tệ lậu lắm đâu. Sống chung vài năm với tía má tụi mình, nó cũng có bụng yêu kính ổng bả, coi tía như Thánh sống, coi má như Phật Bà. Hai chị em mình là gái, phải theo chồng. Nó thay thế hai chị em mình phụng dưỡng tía má, mình phải biết ơn nó.
Hai chị em xem xét lại quà cáp để tặng ông bà Cai Tổng Lọng. Cô Hai tặng cho tía má mình hai gói trà Xiểu Chủng, một cân bánh đậu xanh, một con vịt ướp bắc thảo phơi khô, một cân lạp xưởng. Cô còn tặng cho cậu Ba Kim Long một xấp vải batiste để cậu may áo sơ-mi, tặng cho cô Hai Túy Liễu một xấp tơ lụa màu huỳnh cúc để cô ta may áo dài. Cô Út Kim Điệp tặng cho cả nhà nào bôm, nho, xá lỵ, nào cam tàu, quít núm cùng một hộp bơ hiệu Bretel để chị dâu cô phết lên món cá chiên, một chai Maggi và một chai Viandox để làm nước chấm cho các món chiên xào theo kiểu Quảng Đông.
Thầy giáo Tòng vẫn còn đánh cờ bên hàng xóm. Hai Khánh đi lo công việc bên Cầu Bà Điều (gần rạp hát Lạc Thanh) chưa về. Hai cô Kim vừa thấy bóng nắng chênh chếch ở ngoài mái hiên nên xuống bếp nấu cơm, kho cá, o bế nồi canh rau tập tàng nấu với tôm thịt. Nhơn lúc đó, cô Hai Kim Nga mới hỏi cô Út Kim Điệp những bí thuật mà cô ta đã nịch ái chồng trong việc gối chăn. Cô Út sáng ngời ngời cặp mắt phụng, hây hây đôi má đào, miệng nở nụ cuời tươi như bông hường buổi sáng. Cô ta kể rỉ rả kể từ gốc tới ngọn, từ trái qua phải, từ đầu tới đít những chuyện cụp lạc của vợ chồng mình cho chị nghe. Quỉ yêu tinh ma quái gì đâu á! Lúc kể chuyện, giọng cô Út sôi nổi, hổn hển, háo hức nghe mà khiếp vía luôn! Mặt cô Hai Kim Nga trắng bệch vì.... thập phần thú vị. Quá thể rồi! Lời giáo huấn của cô Hai nào có nhằm nhò chi trước sự phát minh sanh sản những bí thuật mt chó dữ. Ông Tám còn sai nguời tớ trai là Bảy Hiệp săn sóc tui, nên tui đuợc bình phục. Hai năm sau, Bảy Hiệp về Bình Đông cưới vợ và săn sóc cha mẹ ảnh. Rồi trong vòng 3 năm, cha mẹ ảnh và vợ ảnh lần lượt qua dời. Lúc đó, tui có thể biến hóa được thành người, nên tình nguyện làm vợ ảnh và săn sóc đứa con gái mồ côi của ảnh. Con gái ảnh lớn lên bị tình phụ mà thác sớm. Tui săn sóc đứa cháu ngoại của ảnh tức là con Bảy Ngọc Nga đây. Khi chồng tui chết, tui nghĩ đến việc trả ơn ông TámVĩnh, nhưng ông Tám qua đời từ lâu. Cho nên tui có ý định giúp cô Hai và cậu út thành gia thất. Thấy Tú Tài Hơn do dự, không chịu đi coi mắt cô Hai, tui tạo giấc chiêm bao để cậu Tú gặp gỡ cô Hai khi cổ được hoán cải dung nhan thành trang bóng sắc. Nhưng tui giấu con Bảy cái cốt chồn tinh của mình. Nó ở gần tui nên thọ khí chồn tinh ở chỗ thông minh lanh lợi. Nó thọ hưởng luôn cái đức tánh trung hậu, tốt lành của ông ngoại nó và má nó. Cho nên nó trở nên trang thục nữ tuy ít học, nhưng rất xuất sắc trong việc nội trợ, giao tế, mưu sanh. Nay, số phần tui sắp mãn. Tui vốn tu tiên truớc khi trở thành Phật tử, có thể kéo dài mạng sống được trên một ngàn năm. Nhưng các bực thiên tiên lẫn địa tiên dẫu có được trường sanh, nhưng không thể được bất tử nên thà tui bỏ xác chồn trong chốc nữa đây để thác sanh vào cõi Tịnh Độ, ở đó tui cố gắng tu hành thêm cho tới khi thành Phật quả. Vậy khi tui chết đi, xác tui huờn lại xác hồ ly, sẽ làm mọi người trong nhà kinh sợ. Vậy ông bà hãy dán đạo bùa nầy lên mặt tui, tụng cho tui bảy biếnVãngSanh Tịnh Độ Đà-la-ni thì tui giữ nguyên xác bà già như cũ.
Sau khi đưa lá bùa cho ông bà Hương Giao Giỏi, bà già Hiệp trút hơi thở cuối cùng, xác chồn hiện ra. Ông bà Hương Giáo Giỏi dán lá bùa lên mặt chồn, rồi đọc 7 biến thần chú. Tức thì xác bà già Hiệp lại tái hiện. Cả hai bước ra ngoài, kêu mọi người trong nhà vào nhìn mặt bà già Hiệp lần cuối trước khi tẫn liệm cho bà. Vợ chồng cậu Út Tấn Giàu ôm xác bà, khóc thảm thiết làm bà con và chòm xóm không sao cầm được nước mắt.
Việc bí mật của bà già Hiệp không bao giờ bị tiết lộ. Nó theo ông bà Hương
Giáo Giỏi chôn kín trong mồ của họ khi họ lần lượt qua đời.