rên đường phố tôi đạp xe rất dịu dàng, nhưng đến nhà, tôi phóng qua cổng rồi thắng kít lại giữa sân. Lấy cớ áo dài vướng víu tôi chạy ngay vào phòng để thay đồ, và dĩ nhiên thằng Hùng phải dắt xe vào nhà. Chẳng phải vì quan tâm đến tôi đâu, chẳng qua nó muốn rộng sân để chơi đá banh.
Suốt ngày với bạn bè, về nhà nó vẫn một mình với trái banh đá bịch bịch vào tường. Sợ sập nhà, và vì chiều chuộng, ba má cho nó một khoảng sân để giăng lưới. Sân lại không được rộng lắm, với khoảng cách bảy mét, nó hò hét “vô... vô... vô...”.
Xì, cái kiểu đó thì một kẻ không thèm luyện tập như tôi vẫn có thể dễ dàng ghi bàn, thậm chí là chín mươi bàn trong một hiệp. Nhìn thấy khuôn mặt chẳng mấy khâm phục của tôi, nó lườm lườm:
- Đến khi em đoạt giải “Chiếc giày vàng” rồi chị sẽ biết.
Tôi rất muốn độp lại một câu cho nó cụt hứng nhưng thấy tội tội nên lại thôi. Tôi biết, tuyên bố hùng hồn vậy nhưng nó lo lắm. Giải bóng đá cấp thành phố sắp tới toàn là những đội mạnh mà thủ môn đội Sao Mai của nó trèo ổi bị té trặc chân.
Sáng nay, một sáng chủ nhật đẹp trời, tôi bị má la chỉ vì phòng thằng Hùng bừa bộn quá. Tại sao phòng của nó mà người bị la lại là tôi? Tại sao phòng của nó mà người dọn dẹp lại là tôi?
Tiếng banh bịch bịch ngoài sân làm tôi thêm nổi cáu. Cái mặt của nó nhô qua cửa sổ và nụ cười toe toét:
- Chị Hằng đang làm gì trong phòng em vậy? À...hay quá ta. Mai mốt em đoạt giải “Chiếc giày vàng” rồi chị biết.
- Biết cái gì? - Tôi la lên - Biết là phòng của mày có thêm một thứ gọi là rác.
Nụ cười của nó tắt lịm, rồi nó hét lớn:
- Còn chị thì sao? Cô giáo gì mà hay khóc nhè.
Cái ý định làm cô giáo của tôi thật ra rất vu vơ. Bạn bè chuyện phiếm với nhau về kỳ thi đại học năm tới, đứa muốn làm bác sĩ, đứa làm luật sư... Còn tôi, khi bạn bè hỏi, chưa kịp biết mình muốn gì, tôi trả lời đại là làm cô giáo.
Chuyện đến tai ba má, ba cười không nói gì, má ngay lập tức biểu lộ sự không hài lòng - Nào là tôi hay ho hen chứng tỏ phổi không được tốt, má còn sợ tôi sẽ trở thành cô giáo ở một huyện xã nào đó rất xa mà má khó đi thăm thường xuyên được. Để nhắc nhở tôi nhớ rằng ý định thành cô giáo khó mà trở thành hiện thực, mỗi lần tôi có sơ xuất gì, kết thúc một trận rầy la, câu cuối cùng của má luôn là “Vậy mà cũng đòi làm cô giáo”. Có một điều lạ là rầy la gì cũng không sao, nhưng hễ má thốt lên câu đó nước mắt tôi chảy dài. Thằng Hùng thích cái gì cũng được ngay cả việc dồn những chậu kiểng về một góc để rộng sân cho nó tập đá banh. Còn tôi, chỉ mới là ý tưởng thôi đã bị cấm đoán rồi.
Đã vậy, tôi sẽ trở thành cô giáo cho mà xem, và tôi sẽ đi thật xa...
*
Tôi vù xe qua cổng, thằng Hùng đâu rồi? A! kìa... sao hôm nay không “sút” mà ngồi trên trái banh suy tư như ông cụ non thế kia? Tôi định thắng kít ngay trước mặt nó nhưng thật bất ngờ, thắng bị đứt. Tôi chỉ kịp hét lên và cả bốn - nghĩa là Hùng, tôi, xe đạp và trái banh cùng văng vào cái chậu kiểng uốn hình con cá chép của ba.
Con cá chép bẹp dí như con tép, cái xe cong queo hình chữ s, còn vạt áo dài của tôi toạc ra kiểu tứ thân.
Hùng la lớn:
- Trời ơi, đã thiếu thủ môn rồi mà chị còn muốn mất cầu thủ xuất sắc nhất luôn sao?
Là cầu thủ xuất sắc nhất đội Sao Mai, chứ xuất sắc nhất thế giới thì lúc này tôi cũng sẵn sàng đồng ý, miễn sao nó đừng bị gì. Coi kìa, nó không thèm chú ý đến vết trầy ngay bắp tay mà lo nắn nắn cặp giò, rồi nó cười:
- May quá, còn nguyên.
Tiếng chân má...
Hùng nói thật nhanh:
- Một cú tông xe được hai mục tiêu nghe chị Hằng, cái xe thế nào cũng được sơn lại như mới và có áo dài mới nữa.
Tôi chưa kịp nói gì thì má xuất hiện:
- Lấc ca lấc cấc vậy mà cũng đòi làm cô giáo.
Biết ngay mà, má chỉ thương thằng Hùng, thương con cá chép, thương cái xe đạp...còn tôi...
Nước mắt tôi chảy dài:
- Sang năm con sẽ thi sư phạm cho má coi!
*
Hội phụ nữ quyên góp xây dựng ngôi nhà tình thương cho trẻ em cơ lỡ đang sống trong sự bảo trợ bấp bênh của một số người tốt bụng nhưng thu nhập không ổn định, và chính cuộc sống của họ cũng không ổn định.
Cơn mưa đầu mùa lớn chưa từng có đã chặt gãy một thân cây cổ thụ đổ ụp xuống ngôi nhà tình thương và cành lá của nó quét tốc mái những ngôi nhà lân cận. May mắn là bọn trẻ không sao cả.
Trong thời gian đợi ngôi nhà được sửa sang lại, điều này khá lâu vì phải quyên góp. Hội phụ nữ đề nghị mỗi gia đình khá giả nhận nuôi một đứa trẻ cho đến khi nhà sửa xong.
Thằng Bĩnh xuất hiện trong gia đình tôi như vậy đó, vào một ngày đầu mùa hè.
Má nói:
- Hùng dọn phòng cho em Bĩnh ngủ chung với con.
Thằng Hùng nhìn Bĩnh từ tóc đến dép, ngẫm nghĩ gì đó, khoái chí cười:
- Anh với em ngủ chung, đứa nào ngủ trước thì phải buông mùng, dậy sau phải cuốn mùng dọn giường nghe?
Thằng Bĩnh cúi đầu dạ. Ba vội quay mặt đi nơi khác, hình như ba cười. Má nhìn tôi lắc đầu:
- Em nó bắt chước con đó Hằng, bữa cơm nào cũng “ai ăn sau phải dọn”. Vậy là cứ nhắm mắt nhắm mũi nuốt không kịp nhai.
- Phần của chị Hằng là gì hở má? - Thằng Hùng không quên.
- Hằng cũng có việc đây. Cô giáo lớp học tình thương nói em Bĩnh học loại trung bình, con mà kèm cho em lên loại khá thì...
Má bỏ lửng, tôi hiểu. Tôi nhìn thằng Bĩnh thật kỹ, dĩ nhiên không phải kiểu tính toán nhỏ nhen như thằng Hùng. Da ngăm đen, trán dô...
Cả ngày Bĩnh đi bán báo. Buổi tối phòng tôi biến thành lớp học. Bĩnh thông minh hơn tôi tưởng. Nó đọc vanh vách các kết quả không cần cầm bút tính toán.
- Diện tích thửa ruộng là 1.000 m
2, một người cày một ngày được 1/3 diện tích. Hỏi hai ngày người đó cày được bao nhiêu?
- 666 m
2 với một xíu nữa.
- Trọng tải xe là 472 kg, muốn chở 4600 kg cần bao nhiêu xe?
- 10 xe, trong đó có một xe còn rộng chỗ lắm.
- Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con, 100 chân chẵn?
- 14 chó 22 gà vừa khít.
Những buổi học kết thúc trong lời khen của tôi và câu nói của thằng Hùng “Ngủ trước đi Bĩnh”.
Nhưng đến khi lấy giấy bút ra thì thật kinh khủng, không thể nào phân biệt được số 0, số 3, số 6 và số 8. Đến bài chính tả viết đến lần thứ 10 vẫn không xong thì tôi nổi xung:
- Tại sao không viết là “bờ”?
- Em thấy viết vầy là đủ hiểu rồi. - Bĩnh nhỏ nhẹ trả lời.
- Hiểu cái gì? - Tôi nổi cáu - “b” khác với “bờ” nghe chưa?
Nó dạ một cách miễn cưỡng. Vậy rồi nó vẫn viết “b biển”.
- Tại sao nói hoài không sửa?
- Nhưng em thấy viết chữ “bờ” tốn mực hơn mà!
Tôi quát:
- Cứ thêm chữ “ơ” vô, không cần tiết kiệm một cách bần tiện như vậy.
Thằng Hùng thò đầu vào:
- Ba nói cái lớp của chị làm ba không nghe radio được kìa!
*
- Thằng Bĩnh bỏ đi rồi ba ơi!
Tiếng la của thằng Hùng vào lúc sáng sớm khiến cả nhà bật dậy. Ba má hốt hoảng. Rõ ràng tối qua học xong là nó về ngủ ngay, khuya má dậy tém mùng cho hai đứa vẫn thấy không có gì lạ. Chuyện gì? Ba trừng mắt nhìn thằng Hùng:
- Hôm qua ba nghe con bắt nó ôm banh với đôi giày ra sân vận động.
Hùng lắc đầu lia lịa:
- Đâu phải con ăn hiếp nó, đó là nó xin đi theo mà.
Má nhìn tôi trách móc:
- Con giảng bài kiểu gì mà nghe nạt nộ quá...
Tôi lắc đầu lia lịa:
- Tối qua học môn toán má ơi!
Ba thay áo, định đi báo công an nhưng kìa... thằng Bĩnh đang cục cựa trong chiếc ghế bành ngoài phòng khách, tay dụi mắt. Má mừng rỡ lay vai nó:
- Sáng sớm cháu ra đây làm gì mà ngủ gục?
Nó nhướng mắt trả lời, giọng còn ngái ngủ:
- Ngày nào cháu...cháu cũng phải dọn giường cuốn mùng.
Ba phì cười, tôi thấ; được nữa. Muốn co chân lên ghế, thay đổi tư thế ngồi cho đỡ mỏi nhưng chợt nhớ ra mình đang đại diện cho phái nữ của đất nước nên lại thôi. Trời lạnh giá, ngồi thẳng lưng trên ghế với cái áo hai lớp cổ dựng đứng lên, nhìn màn sương chiều bàng bạc qua rừng cọ Phú Thọ, tôi tự hỏi liệu xe có đến kịp chợ tình khuya nay? Đường dốc ngoằn ngoèo thăm thẳm thế kia và mịt mù khói bốc ra từ chân mây...
Cái ngủ đến lơ mơ cho đến khi xe chồm lên lắc mạnh một cái, giật mình mở mắt tôi thấy đầu mình đang ở trên vai hắn, vai áo bông mùa đông to xù êm như một cái gối.
- Bạn ngủ ngon quá!
Rồi hắn rút trong túi ra một cái khăn len:
- Bạn chưa có kinh nghiệm về vùng cao thì phải?
Ghê chưa. Một cái khăn quanh cổ lại còn một cái trong túi. Công tử bột! Nhưng tôi phải cảm ơn hắn và quấn cái khăn vào cổ.
- Anh đến Sa Pa nhiều lần rồi à?
Hắn gật đầu:
- Năm ngoái lẽ ra tôi đã xây một khách sạn ở đó...
Xây khách sạn? Hắn? Chỉ hơn tôi vài ba tuổi là cùng. Chợt nhớ ra hắn là con sếp, tôi thôi trố mắt. Hắn nhìn ra cửa xe:
-... Nhưng không tìm được người tin cậy để giao việc quản lý nên thôi. Thời buổi này việc gì động đến tiền là người ta...
Tôi thấy khó chịu, rất khó chịu mà không giải thích được vì sao.
- Người ta cũng có người này người nọ chứ! - Tôi nặng giọng.
- Tôi chỉ thấy “người này”, chưa được thấy “người nọ” bao giờ - Giọng hắn lững lờ.
“Có lẽ vì anh chỉ tiếp xúc với những người giống anh thôi” - Tôi định phang một câu nhưng bắt gặp ánh mắt anh Khắc, tôi cố ghìm lại, vội dịu giọng mà lòng tức anh ách:
- Có rất nhiều “người nọ”, mà anh chưa gặp đó thôi.
- Cũng mong gặp được, dù chỉ một người. Bạn sẽ giới thiệu cho tôi một người như vậy chứ?
Chẳng lẽ ngay lập tức cởi cái khăn ra mà trả lại. Được rồi, tôi sẽ chỉ cho hắn thấy tiền của hắn chẳng là cái quái gì cả. Anh Khắc nhìn vẻ mặt càu cạu của tôi, chuyển đề tài:
- Chuyến này em lên Sa Pa cũng chụp ảnh à?
- Vâng - Hắn gật - Báo tổ chức cuộc thi ảnh chủ đề bản sắc dân tộc. Em định đốt vài cuốn phim, may ra được giải nào chăng.
- Giải thưởng được bao nhiêu tiền? - Tôi bộp chộp hỏi.
- Vấn đề không phải ở đó? - Hắn cười.
Kiểu cười này, nếu không có anh Khắc, hẳn tôi đã độp cho một câu đích đáng. Giờ thì tôi biết rõ mình ghét hắn, và có lý do để ghét.
Đáng buồn là hắn có lý!
Chuyến đi Sa Pa lần ấy và thêm vài chuyến khác nữa hắn đều có mặt, đang săn ảnh mà. Cứ hắn xòe tiền ra là mọi việc xoay nhanh như bôi dầu mỡ dù trước đó tưởng chừng như không nhúc nhích được dù chỉ một ly. Có lần xe hư trên đường, thợ bắt phải đợi đến mai vì đã có ba bốn xe khác nằm chờ và điều quan trọng là không có phụ tùng thay thế? Muốn mua phải đến chợ cách đó sáu mươi cây số, vừa đi vừa về và nhiệt tình làm suốt đêm cũng phải đến sáng mai. Người thợ nói chắc chắn như đinh đóng cột. Hắn cười cười kéo người thợ về một góc, tay kia cho vào túi. Tôi có cảm giác cái áo dày cộm của hắn độn toàn những tờ giấy bạc mầu xanh. Một tiếng đồng hồ sau, chiếc xe bon bon chạy dưới trời gió. Có trời mới biết phụ tùng lấy ở xe nào ra!
Một giò lan treo lủng lẳng nhà ven đường hắn dừng lại hỏi mua. Cô gái trẻ măng bối rối trả lời, đây là giò lan của bố, không nghe nói bán, xin thông cảm. Hắn đặt một tờ giấy bạc trên bộ cửa, rồi thêm một tờ nữa, và một tờ nữa... cô gái ngập ngừng: “Hay là mai anh quay lại, hôm nay bố vắng nhà”. Hắn tiếp tục xếp những tờ giấy bạc chồng lên nhau. Và giò lan thuộc về hắn, không đợi người bố về.
Anh Khắc nói với tôi: “Thôi, chuyến nào có hắn thì em ở nhà vậy”. Tôi lắc đầu: “Lịch học hành kín mít, sắp xếp để đi được một chuyến đâu phải dễ. Việc gì vì hắn mà tôi bỏ qua cơ hội trau dồi”. Nói với anh Khắc vậy mà lòng tôi cồn cào ấm ức. Phải làm một điều gì đó, một điều gì đó... Một điều gì đó để tôi quên đi nỗi căm ghét hắn. Cái cảm giác căm ghét này khiến tôi trở nên bực bội và cau có.
Phải tự tạo ra tình huống vậy. Có một người bạn tên Thu An học cùng cấp III thi rớt đại học giờ ở nhà phụ gia đình bán chim cá cây cảnh, thỉnh thoảng tôi vẫn ghé và hai đứa bạn bạn bè bè như xưa. Tôi dặn Thu An thế này, thế này... dù giá nào cũng nhất quyết từ chối.
Vào một buổi sáng chủ nhật đẹp trời tôi rủ hắn đi chơi. Hắn có vẻ ngạc nhiên lắm. Tỷ tỷ lần tôi từ chối lời mời của hắn dù biết hắn có riêng một tủ sách đủ các tác giả cổ kim đông tây và các loại từ điển mà sinh viên ngoại ngữ chỉ thấy trong mơ. Đừng hòng mua được tôi...
Dạo quanh phố xá, huyên thuyên đủ chuyện trên đường, ngang hàng chim hoa cá cảnh tôi như tình cờ reo lên:
- Con chim dễ thương quá!
Con nhồng đen tuyền dẩu cái mỏ vàng rực:
- Kính chào quý khách. Quý khách nghe nhạc cổ điển không ạ?
Và chẳng đợi khách đồng ý hay không, con nhồng véo von:
“Em có ba và em có má. Em yêu em như búp trên cành...”. Không thể không bật cười.
- Con chim ngộ nghĩnh quá! - Tôi nói, biết lời của mình tác động đến hắn như thế nào.
Như thường lệ, hắn rút tiền ra. Tôi quay sang chậu cá cảnh ra vẻ không chú ý đến cuộc ngã giá. Loáng thoáng giọng nhỏ nhẹ của Thu An: “Rất tiếc con chim biết nói này đã có người đặt mua, vài ngày nữa họ đến lấy. Tôi đã hứa...”. Tôi tiếp tục ngắm nghía những chậu kiểng cho đến khi giọng hắn vang lên hài lòng và hồ hởi:
- Mình về thôi!
Cái lồng đong đưa trên tay hắn. Tôi sững sờ nhìn Thu An. Thu An tránh ánh mắt của tôi, đỏ mặt cúi xuống. Xấp tiền dày cộm nằm trên quầy.
*
Ra trường nhận công tác ở công ty du lịch. Những du khách, những chuyến đi... và năm tháng...
Tôi gặp lại hắn, tình cờ, trong một chuyến đi. Hắn đưa một đoàn khách từ Sài Gòn ra Hà Nội. Tôi đón đoàn tại Sân bay Nội Bài rồi cùng lên Tây bắc, vùng “du lịch xanh” đang hấp dẫn khách nước ngoài. Hắn rộng miệng cười:
- Chào cố nhân. Mình đã có một baby. Còn bạn?
- Sắp.
- Đáng tiếc cho ngành du lịch và có thể là một tổn thất. Các đấng đàn ông không thích vợ đi tour đâu.
Có thể xem đó là một lời khen? Tôi cười, nhớ lại chuyện xưa và nhận ra tất cả đã là kỷ niệm.
Đoàn lên Sa Pa vào lúc chín giờ tối. Nửa đêm mới có chợ tình nhưng du khách vẫn không chịu nằm yên trong khách sạn. Hồi đi với anh Khắc, quán xá nơi này còn đơn sơ lắm nhưng bây giờ đã có quán xây kiên cố và cửa kính. Nhưng sưởi thì vẫn rất dân dã. Mỗi bàn một xô than hồng rực, hơ tay xong áp vào má thơm thơm mùi khói.
Quả là tôi và hắn không có duyên với Sa Pa. Lần đi cùng anh Khắc, chợ tình không họp được vì rét mướt quá, dân các bản xa trên núi không về được. Đêm nay cũng vậy, khá nhiều khách du lịch lang thang trong sương đêm chờ một phiên chợ đã bị hoãn từ trước một ngày. “Hôm qua lũ về - Cô gái đong đưa váy xòe, tay đưa cao chùm túi thổ cẩm líu lo kể - nghẽn hết đường đi, làm sao mà xuống núi được”.
Lũ giữa mùa xuân? Chẳng biết cô gái thật hay không, một phiên dịch cáu kinh hỏi lại (Hẳn anh ta đã quá quen với những phiên chợ tình và đang bị giá buốt hành hạ) - “Tại sao không nói sớm?”. Cô gái cười khúc khích, thấp thoáng một chiếc răng bịt bạc, tay lúc lắc chùm túi thổ cẩm. Có thể đọc được câu trả lời trong động tác lúc lắc ấy - Không họp chợ tình, không có du khách đợi, hàng lưu niệm bán cho ai?
Sáng, lạnh đóng băng. Nhưng chỉ sau hai tiếng đồng hồ xe chạy về hướng Điện Biên là trời ấm dần. Rồi hôm sau nữa về gần đến Sơn La du khách được ngắm một phong cảnh ngoạn mục - Nắng ấm Điện Biên còn lưu luyến sau lưng và sương mù Sơn La đang đợi phía trước. Tất cả, người và xe, những con ngựa thồ hàng trên đường, những cô gái Mèo bất ngờ hiện ra sau khúc cua gấp khúc và những nhành ban chấp chới hoa trắng vươn lên từ thung lũng... tất cả chờn vờn giữa nắng rực xen lẫn mù sương lãng đãng khiến người ta phân vân không biết đã đến lúc phải mặc chiếc áo ấm lên người chưa. Để rồi về đến Sơn La, cái lạnh như từ thịt da tỏa ra, ai cũng nặng thêm vài ba cân với mũ, áo, khăn len dày cộm trên người.
Hắn nhìn tôi:
- Tây bắc không phải là tour dành cho hướng dẫn viên nữ.
Vẫn cái kiểu trịch thượng ấy. Định độp lại một câu nhưng chợt nhớ anh Khắc... Phải, du khách lúc này chỉ thấy hắn và tôi, dù muốn dù không hắn và tôi cũng đang đại diện cho đất nước về một mặt nào đó...
- Tôi đang có mặt tại đây đó thôi! - Tôi trả lời nhẹ nhàng. Thốt lên xong, nhìn vẻ mặt hắn, ngay lập túc tôi nhận ra câu trả lời nhẹ nhàng của mình châm biếm thế nào.
Lạy trời, chúng ta là đại diện của... xin đừng ăn miếng trả miếng vào lúc này. Hãy mỉm cười lên, hãy để du khách khen rằng hướng dẫn viên Việt Nam, nhất là tour Tây Bắc, là dễ thương nhất thế giới. Mặc hắn lừ lừ nhìn tôi. Xin đừng tuôn lời nặng nề ra đây. Trong những du khách nói tiếng Anh này hình như có người biết nói tiếng Việt hay ít nhất là nghe và hiểu được. Mỗi lần tôi nói chuyện, cảm thấy ông ta nhìn mình đầy ngụ ý. Đó là người đàn ông cao lớn tóc mầu râu bắp, chiếc máy ảnh trên tay thường chớp lên vào lúc bất ngờ nhất. Như đêm Sa Pa chợ tình không họp, ai cũng buồn bực trở về khách sạn, vậy mà không biết bằng cách nào ông ta chụp được bức ảnh cô gái đang níu tay khách hàng nài nỉ mua cho cái túi thổ cẩm, người trì người kéo giữa dày đặc bóng đêm và sương mù.
Ngay lúc này, trong khi ai nấy nhanh chóng đi về phòng chất đồ đạc để kịp dạo quanh phố chiều vì ngày mai là đi về các bản làng xa tận trong rừng, ông ta cũng tỏ vẻ định đi về phòng nhưng bước chân rất chậm, mắt hướng về phía hắn và tôi. Có tấm ảnh nào ghi lại cảnh lừ mắt vừa rồi không?
*
Phố núi nhỏ xíu. Chúng tôi rời khách sạn khi chiều đã muộn, dạo quanh đến hai vòng phố mà trời vẫn chưa hết chiều. Lịch tối nay là đến mười giờ mới đi tắm suối nước nóng cách thị xã bảy km. Tôi làm đầy thời gian của khách bằng cách vào quán ăn dân tộc. Một điều lạ là những người khách đến từ xứ sở của thức ăn nhanh lại rất thích thú và sẵn lòng ngồi nhìn kiểu nấu nước của lửa than bập bùng khói. Họ có thể ngồi hàng giờ để quan sát cách nấu món ăn họ muốn biết.
Trong khi mọi người tò mò nhìn người đầu bếp cho nếp vào ống lam, nút lại rồi nướng trên lửa, khi chín, lột quanh như lột vỏ chuối, thích thú nhìn từng cuộn nem rán vàng dần trong chảo dầu sôi thơm lừng... thì người đàn ông tóc mầu râu bắp chỉ nhìn cô gái phục vụ bàn. Tôi ngạc nhiên, cô không đẹp nếu không muốn nói là hơi thô. Con gái vùng cao thường hơi thô.
Rồi tôi nhận ra điều ông ta chú ý là cái vòng bạc trên cổ cô gái. Dưới ánh đèn từ trên trần xòa xuống và ánh lửa nhảy nhót hắt ra từ bếp, khi bước chuyển động của cô tình cờ đến giao điểm của các tia sáng, cái vòng lại lóe lên lấp lánh.
- Tôi muốn mua cái vòng ấy! - Ông ta nói với hắn bằng tiếng Anh.
Khách đôi khi có những ý thích lạ đời như vậy. Tôi thấy nhẹ người khi ông ta nói với hắn chứ không phải với tôi. Tôi tránh cuộc mặc cả bất ngờ bằng cách chúi mắt về phía bếp lửa thơm thơm mùi thịt nướng với hạt tiêu rừng. Nhưng rồi hắn gọi tôi:
- Huyền!
Tôi ngước mắt lên. Hắn nhún vai:
- Loại này bán đầy ngoài chợ nhưng ông ta đã trả giá đến năm mươi đô-la vẫn không bán. Cô ấy nói đây là vòng hứa hôn.
- Nói với ông ấy mai sẽ có.
- Tôi nói rồi. Nhưng ông ta muốn cái vòng này.
Một người ngông chăng? Hay là chuộng đồ cổ?
- Tôi biết làm gì đây? - Tôi nói. Và từ chỗ ngồi của mình, ông ta đưa tay về phía tôi. Rõ ràng ông ta hiểu tiếng Việt dù nói với tôi bằng tiếng Anh:
- Cô là phụ nữ, cô ấy sẽ nghe lời cô!
Tất cả mọi người đều nhìn về cô gái, cả những bàn khác. Cô đứng yên, vẻ mặt rụt rè trước cuộc mua bán xem ra kỳ cục này.
Chắc chắn cô không muốn bán? Hay chờ giá cao hơn?
- Hãy trả giá cao hơn! - Người đàn ông tóc màu râu bắp nói như ra lệnh.
Tim tôi bỗng nhiên thắt lại. Tấm ảnh ông ta chụp ở Sa Pa hiện ra. Và Thu An “... Tao biết mày giận tao, khinh tao... Huyền... Từ lâu tao mơ được có một cái quán riêng của mình. Số tiền đó đủ cho tao bắt đầu...”. Rồi giọng hổ thẹn trở nên phẫn nộ: “... Tại mày. Hắn quyết mua bằng được con chim cũng vì mày. Nếu tao không bán, hắn cũng vẫn cứ...”.
Năm tháng đi qua, bình tâm nhìn lại, tôi không giận Thu An nữa. Chính tôi đã đẩy bạn mình vào một thử thách không cân sức, đẩy bạn mình đến chỗ phản bội lời hứa.
Cô gái này, nếu quả thật là vòng hôn ước, cô cũng đang bị đẩy vào một cuộc không cân sức. Từ bản làng xa xôi trên núi cao khô cằn sỏi đá, gùi măng củi xuống chợ, đi bộ từ sáng sớm đến chiều tối, mùa đông căm căm giá rét cho đến mùa gió nắng bức bối, mỗi ngày kiếm được bao nhiêu đồng, quy ra có được một đô-la không? Và những ngày mưa lũ kéo về... Người chủ dưới xuôi lên đây học những món ăn của dân tộc cô rồi mở quán, cô được thuê chạy bàn với bao nhiêu tiền mỗi ngày?
- One hundred dollars!
- Thưa ông, với số tiền ấy, ông sẽ có số vòng gấp mười lần như vậy vào sáng mai...
- Xin vui lòng dịch theo lời tôi!
Giọng ông ta mềm mỏng, nhẹ nhàng, lịch sự nhưng đầy quyền lực. Rõ ràng chiếc vòng phải thuộc về ông ta, không thể nào khác.
- Ông ấy sẽ trả cô một trăm đô-la... - Tôi nói với cô gái, cố giữ giọng mình bình thản. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cô gật đầu và chỉ xót xa, một chút xót xa thôi.
Cô im lặng. Những ngón tay thô mân mê chiếc vòng. Sau lưng cô, ánh lửa chập chờn hắt những quầng sáng vàng rực.
- Một trăm mười đô-la?
Những ngón tay thô bồn chồn trên chiếc vòng.
- Một trăm hai mươi đô-la?
Những ngón tay thô xao xuyến.
- Một trăm ba mươi đô-la?
Những ngón tay thô chững lại. Tim tôi đập mạnh. Tôi nhận ra mình đang mong cô gái từ chối. Mồ hôi ướt tóc cô rồi kìa, vì bếp lửa?...
- Thưa ông. - Tôi nói thật nhanh, cô gái gật đầu mất thôi - Thưa ông, quà tặng tình yêu là vô giá. Cô ấy không bán đâu, dù bao nhiêu đi nữa.
Ánh mắt ông ta nhìn tôi là lạ. Rồi ông ta mỉm cười, vẫn rất lịch sự nhẹ nhàng:
- Nếu cô thuyết phục được cô ấy, bất cứ giá nào. Cô sẽ được số tiền bằng như vậy. Cái vòng đẹp quá.
Không phải vì cái vòng. Chắc chắn không phải vì cái vòng. Ống cơm lam bốc cháy trên bếp. Người đầu bếp vẫn mải nhìn về phía này. Mùi khét lẹt. “Cô sẽ được số tiền bằng như vậy”. Người đàn ông này đã đọc thấu lòng tôi và đang đẩy tôi vào cuộc, ý định điên rồ vụt đến trong tôi. Cả hai, tôi và cô sẽ cùng... hoặc cùng...
- Với một trăm năm mươi đô-la, cô sẽ mua một cái vòng khác đẹp hơn, lại còn thừa rất nhiều tiền để mở một quầy hàng bán chỉ thêu, gương lược... Cô sẽ nhàn hạ hơn... - Tôi nói với giọng ngọt ngào nhất và thấy cổ họng mình khô khốc.
Ánh mắt hắn đăm đăm nhìn tôi.
-... Hoặc cô sẽ mua một cái giống hệt cái vòng này, người yêu của cô không biết đâu mà. Và cô có tiền mua tặng anh ấy một món quà... nhiều món quà... Hai trăm đô-la?
Những ngón tay thô rời chiếc vòng, từ từ thõng xuống.
Thôi rồi, chúng tôi, cô và tôi... thôi rồi. Bên trong chiếc áo len dày cộm, toàn thân tôi đẫm mồ hôi.
- Hai trăm đô-la, cô đủ sức có một căn nhà vững chãi gấp nhiều lần những ngôi nhà chênh vênh sườn núi và tha hồ mua sắm đệm chăn, nồi niêu xoong chảo... Bắt đầu cuộc sống lứa đôi mà không gánh nặng nợ nần.
- Hai trăm mười...
- Không bán đâu mà!
Cô gái mấp máy môi và quay người bỏ chạy. Khung cửa rất hẹp, ngoắt một cái, cô đã biến mất khỏi tầm mắt.
*
Việc cuối cùng của tour là tiễn khách ra sân bay, chúc thượng lộ bình an và vẫy tay chào. Người đàn ông tóc màu râu bắp đi sau cùng với chiếc máy chụp hình choàng qua vai. Gần đến phòng cách ly, chợt ông quay lại:
- Tôi muốn hỏi cô một câu?
Tiếng Việt rất sõi. Dù đã đoán trước, tôi vẫn ngạc nhiên.
- Hôm ấy, cô không muốn cô gái ấy bán chiếc vòng, phải không?
-...
- Nhưng tại sao cô lại thuyết phục một cách ngọt ngào đến thế?
Vậy ma vẫn thất bại, không mua được để vui lòng ông
- Đừng nói với tôi như vậy. Cô không muốn trả lời câu hỏi của tôi ư?
Biết trả lời thế nào đây?
HẾT