12 HẠNH PHÚC VẪN HIỆN HỮU TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

Dịch giả: Diệu Ngộ - Mỹ Thanh & Diệu Liên - Lý Thu Linh
3. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TÂM
Leonard Bullen

Leonard A. Bullen là một trong những nhà tiên phong về hoạt động Phật giáo tại Úc. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Phật Học Victoria, được thành lập vào năm 1953, và ông là người đầu tiên trong Ban Điều Hành của Hội Đoàn Phật giáo Úc. Ông cũng là phó chủ bút của tờ Phật giáo Metta. Ông mất vào năm 1984, hưởng thọ 76 tuổi.
Những sách báo của ông được Buddhist Publication Society xuất bản:
Kỹ thuật Sống (A Technique of Living – Wheel No. 226/230) và Hành Động & Phản ứng trong Phật pháp -trong Nghiệp và Quả (Action and Reaction in Buddhist Teaching - in Kamma and Its Fruit - Wheel No. 221/224).
_____________
Khi nghe một điều gì về Phật giáo trong bản tin tức hàng ngày, bạn thường nghĩ đến một tôn giáo thờ nhiều hình tượng to lớn, có các thầy tu áo vàng, với không khí dầy đặc mùi khói nhang. Bạn có cảm giác tôn giáo nầy không phải dành cho bạn, ngoại trừ có thể đấy chỉ là một buổi trình diễn ly kỳ, hấp dẫn.
Tuy nhiên, chẳng lẽ Phật giáo chỉ có thế thôi? Các tân nhiếp ảnh gia không chụp được các ảnh thật sự về Phật giáo hay sao? Báo chí trình bày cho bạn thấy những hào nhoáng của tôn giáo đó, hay đó chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài?
Chúng ta hãy nhìn rõ xem Phật giáo thật sự là gì, Phật giáo được trình bày rành rẽ tận gốc rễ, vì Phật giáo vẫn hiện hữu ngay cả dưới các trang sức bên ngoài. Mặc dù Phật giáo, thông thường được xem là một tôn giáo, căn bản của Phật giáo là trau dồi, rèn luyện tâm. Thật sự thì với truyền thống của tu viện và những yếu tố về mặt đạo đức, Phật giáo sở hữu nhiều đặc điểm với ngoại hình mà người Âu Mỹ thường cho là thuộc về tôn giáo. Tuy vậy, Phật giáo không tin vào một đấng thượng đế, vì Phật giáo cho rằng vũ trụ được hình thành và chuyển vận bằng những định luật không có chủ thể, vũ trụ không phải là sáng tạo của một đấng trời nào; Phật giáo không chủ trương cầu xin, vì đức Phật là một vị thầy, không phải là thượng đế, và Phật giáo xem việc thờ cúng không phải là một điều luật bắt buộc, nhưng đó là cách để bày tỏ sự biết ơn đối với đức Phật và là phương thức để trau dồi, phát triển thân tâm. Vì thế, với những nhận xét như nói ở đây, Phật giáo không phải là một tôn giáo.
Lại nữa, Phật giáo hiểu rằng niềm tin không thể chỉ gói gọn trong sự tin tưởng vào lời chỉ dạy của đức Phật. Một người Phật tử không được tin vào bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được đức Phật nói ra, hoặc vì đó là điều được ghi trong sách cổ, hoặc vì điều ấy được truyền xuống từ những bậc cha ông, hoặc vì có nhiều người tin vào điều ấy. Phật tử có thể xem lời dạy của đức Phật như một giả thuyết, và truy cứu về điều ấy, nếu đúng thì Phật tử hãy tin tưởng; người Phật tử không nên chấp nhận bất cứ điều gì nếu như thấy nó không đúng lý lẽ. Điều nầy không có nghĩa là mọi thứ đều phải được trình bày một cách hợp lý, vì có những nhận thức nằm xa khung kính tri thức và chỉ có thể nhận biết bởi sự phát triển về mặt tâm linh. Nhưng yếu tố chánh vẫn là không nên mù quáng tin về mọi điều trong lời dạy của đức Phật.
Phật giáo là cách sống dựa trên việc rèn luyện tâm. Mục đích cao nhất là để đi trên con đường giải thoát khỏi đau khổ, và đạt đến Niết Bàn, một trạng thái xa hẳn cấp bậc của một tâm trí thông thường, chưa được rèn luyện. Mục tiêu tức thời là đánh ngay vào những gốc rễ của đau khổ trong cuộc sống hàng ngày.
Mọi hoạt động của con người được chỉ dẫn, ngay đó hay xa hơn, để tiến đến hạnh phúc bằng cách này hay cách khác; hoặc giả để bày tỏ một việc bằng những chữ tiêu cực, tất cả hoạt động của con người được chỉ dẫn để đạt giải thoát, vượt qua những việc bất như ý, không hài lòng. Bất như ý, có thể được xem như khởi điểm của hoạt động con người, và hạnh phúc là mục đích cao cả nhất.
Bất mãn hay bất như ý, khởi điểm hoạt động con người, là điểm bắt nguồn trong Phật giáo; và điểm này được bày tỏ bằng công thức của Bốn Câu Căn Bản, yếu tố của sự bất mãn được chỉ rõ, nguyên nhân, cách chữa, và phương thức để chữa.
Câu Căn Bản Thứ Nhất như sau: Trong Đời Sống con người không thể tránh được sự bất mãn.
Nguồn gốc ý nghĩa của câu nầy, chữ “bất mãn” thường được dịch là “đau khổ”, bao gồm ý nghĩa không chỉ là nỗi đau, buồn phiền, và bất mãn, nhưng mọi thứ đều là không như ý, từ nỗi đau đớn thể xác và sự khổ não về tâm bệnh, cho đến mệt mỏi chút ít, chán nản hay chỉ một chút thất vọng.
Đôi khi lại chỉ cho sự “bất mãn” hoặc “bất như ý”; trong vài bài pháp có thể những từ nầy được dùng một cách chính xác, và ở lúc khác từ “đau khổ” lại được sử dụng. Vì lẽ nầy, chúng tôi sẽ dùng cả hai từ “đau khổ” và “bất mãn” hay “bất như ý” tuỳ vào nội dung của bài pháp thoại.
Trong vài bài dịch từ bản gốc, thì sanh là khổ, bệnh là khổ, già là khổ, và sung sướng là khổ. Trong bản tiếng Anh, câu cuối cùng không có nghĩa gì; nhưng nếu chúng ta sửa lại là “sự thỏa mãn không được như ý” thì có lẽ dễ hiểu hơn, vì mọi thỏa mãn đều vô thường, và mặt trái của sự sung sướng, thỏa mãn thườngiờ cũng ở đúng chỗ để tiếp nhận thức ăn, tiếp nhận tôi. Ngày này qua ngày khác, khi tiếp thức ăn cho Thiền sư, tôi đều cảm thấy thế. Một tình cảm nhẹ nhàng luôn tràn dâng trong tôi: Thiền sư luôn có mặt, luôn sẵn sàng chờ đón bất cứ điều gì có thể xảy ra.
Trong một buổi tham vấn, có người đã hỏi Thiền sư nghĩ gì khi người đó tiếp thức ăn cho Ngài. "Ta có cảm giác như con đang dâng cho ta tất cả tình thương của mình, cả con người mình", Ngài trả lời. Và tôi biết đó là sự thật, vì đúng đó là điều tôi đã làm khi tiếp thức ăn cho Thiền sư, và tôi biết là Ngài đã tiếp nhận thức ăn, tiếp nhận tôi với tất cả tấm lòng, không vướng mắc. Tôi luôn cảm thấy an lạc mỗi khi được tiếp thức ăn cho Ngài.
Tuy nhiên tình cảm đó nhanh chóng qua đi, khi tôi tiếp tục làm phận sự đó với các huynh đệ của mình. Tâm bình thường của tôi lại xuất hiện. Tôi trở nên vội vã, đầu óc luôn phê phán nọ kia. "Người gì chậm chạp quá, sao không để bát sẵn ra đây? Tâm trí gửi ở đâu vậy?" "Sao mà tham ăn quá?" "Thôi đừng chê món nọ, khen món kia nửa". Ai cũng có điều để tôi chê trách trừ thiền sư Suzuki.
Chúng tôi đã được rèn luyện theo thiền Nhật Bản là phải di chuyển nhanh nhẹn, phấn chấn. Vì thế tôi cố tiếp thức ăn thật nhanh cho càng nhiều người càng tốt, mà không nhận ra hành động đó thiều tế nhị, lịch sự. Thật ra tôi ngầm thi đua với người bạn tiếp thức ăn ở dãy phía bên kia xem ai là người xong trước.
Những người tôi tiếp thức ăn hình như lúc nào cũng cản trở sự nhanh nhẹn của tôi. Họ như cố tình không tiếp tay với tôi. Thỉnh thoảng tôi phải dừng lại để tự nhủ mình phải cố gắng tìm trong các chướng ngại một điều gì đó để học tập. Hãy chậm tay lại, tôi tự nhủ mình, đừng vội vã quá. Nhưng thật khó làm sao vì tôi ngầm hãnh diện khi được làm người tiếp thức ăn nhanh nhất.
Tôi cũng không sung sướng gì khi hay vướng mắc như thế, nhưng tôi không biết phải làm sao. Bỗng một ngày, tôi chợt nghĩ: "Sao ta không coi mọi người như chính thiền sư Suzuki vậy?" Thật sự có sự khác biệt giữa con người hay không? Hay sự khác biệt chỉ ở trong tâm của tôi, và tôi cho chúng là quan trọng? Ai cũng có quyền được tôn trọng, được đối xử công bằng chứ? Tại sao tôi không đối xử với họ như với thiền sư Suzuki, vì trong mỗi người cũng có một thiền sư Sujuki. Từ đó, tôi quyết định đối xử với mọi người cùng cung cách mà tôi đã đối xử với thiền sư Suzuki: tôn trọng, lễ độ, dịu dàng và kiên nhẫn.
Tôi không biết có ai để ý đến sự thay đổi đó không. Nhưng chính tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, gần gũi hơn không những chỉ với tha nhân mà còn với chính thân tâm mình. Sự thật là khi tôi không còn tính chê bai, coi thường người khác thì tôi thấy nhẹ nhõm hơn, dễ chịu hơn vì chính tôi không còn sợ người khác chê trách mình. Khi bạn tôn trọng người được bạn phục vụ, là bạn đang nuôi dưỡng tâm và tự tôn trọng mình vậy.
ƠN NGƯỜI ĐẦU BẾP
Khi thọ lãnh thức ăn, biết rằng đã có bao sức lực, tâm trí bỏ vào việc chuẩn bị, sửa soạn bữa ăn, tôi cảm thấy mang ơn mọi người đầu bếp gần xa. Cảm ơn cả những người đã cắt, gọt, rửa, nấu nướng. Cảm ơn người trồng cây, chăm bón, thu hoạch. Tôi muốn trải rộng lòng biết ơn đến cả những người đầu bếp từ bao thế hệ đã truyền thừa cho chúng ta biết cây nấm nào có công dụng làm sao, biết ngâm trái chanh, biết xào, biết chiên.  Biết bao bàn tay đã chịu đựng nắng mưa, đông lạnh, chai sạn, nứt nẻ để ta có thức ăn, có thức uống.
Khi ngồi tĩnh lặng, có thể bạn sẽ cảm thấy trong đôi bàn tay mình, trong thân thể mình, có bao cố gắng, bao công sức để chúng ta có mặt ở đây hôm nay. Thân tâm này hiện hữu không phải do một sự ngẫu nhiên nào đó. Nó đã được đào tạo từ bao trái tim không mệt mỏi. Thân thể này không chỉ gồm có da, xương, thịt, mà nó còn được tạo hình bởi sự cố gắng và lòng quan tâm của bao thế hệ.
Hãy tràn dâng lòng biết ơn đến với mọi người!
 (Lược dịch theo Tomato Blessings and Radish Teachings, NXB Harmony Books).