gày 20 tháng 5, bà thái hậu biết chờ đợi cũng vô ích không sao có thể ngăn cản được sự phá hoại, tiêu hủy. Mới sáng kinh thành đã đỏ rực lửa. Hàng trăm cửa tiệm bị tiêu hủy do quân giặc và quân quyền phỉ châm lửa đốt. Những người buôn bán giàu có, mạnh ai người ấy chạy toán loạn ra khỏi thành phố. Họ bồng bế, đem theo vợ con chạy loạn. Bọn quyền phỉ, giặc cướp tạo nên hỗn loạn, không phải họ nhắm vào người ngoại quốc mà thực ra để thúc giục triều đình và nhất là bà thái hậu phải có thái độ dứt khoát. Ngày hôm đó, bà nhận một lúc hai tờ phúc trình của hai viên thượng thư Viên và Hứa, hai viên chức này làm ở bộ ngoại giao. Hai người này quả quyết, chính mắt họ nom thấy, lính ngoại quốc bắn chết quân quyền phỉ, xác hãy còn trên đường phố, trước lãnh sứ quán. Bọn quyền quý bắt buộc phải tự vệ. Phế đế có hỏi viên thượng thư Hứa, nếu thảng hoặc quân đội ngoại quốc tấn công, mình liệu có đủ sức đề kháng hay không? Câu trả lời, mình làm sao có thể chống cự nổi, làm vua ứa hai hàng nước mắt. Viên thượng thư Viên tuyên bố khi ông nghe thấy có cuộc tấn công vào lãnh sứ quán, là một thất bại lớn, mình đã vi phạm nặng nề về quốc tế công.Bà thái hậu do dự, không quyết định hành động. Ba oán trời, trách đất, biết trông cậy vào đâu?Lời lẽ các tờ phúc trình cò vẻ hỗn xược, như quy trách nhiệm vào bà thái hậu, bao nhiêu tội lỗi đổ lên đầu bà. Ngày lại ngày, trong các sứ quán, người ngoại quốc sống như bị cô lập, vây hãm. Bà thái hậu được tin báo những người trong sứ quán không tiếp xúc với bên ngoài, nên bị đói khát. Bà lo lắng cho số phận họ, nên truyền đem thức ăn và mấy thùng nước tốt để uống. Họ từ chối không nhận vì sợ nước có thuốc độc.Ngày rắm tháng sáu âm lịch, tình thế đến hồi quyết liệt, gay cấn nhất. Có hàng trăm giáo dân người Hán bị quân quyền phỉ sát ở trước cửa nhà một thân vương.Khi bà thái hậu được tin bọn người vô tội bị sát hại, bà vô cùng xúc động, hai tay đưa lên bên tai, người run rẩy. Nếu người đi theo đạo Gia Tô chịu từ bỏ đạo, bà không bị bắt buộc phải lao mình vào chiến tranh tàn khốc này, nhưng bọn này ngoan đạo không chịu từ bỏ.Bà còn nhậncđược những tin cấp báo ở Thiên Tân gởi về tình thế vô cùng cấp bách nguy ngập, quân đội ngoại quốc đã chiếm thành phố Thiên Tân, tiến quân về kinh thành để phá vỡ vòng vây của người Hán quanh các lãnh sứ quán. Quân đội hoàng gia thua liểng xiểng, cuốn cờ chạy toán loạn. Bà thái hậu biết làm sao bây giờ, chỉ còn mong đợi thời cơ, lễ bái, cầu thần lực.Ngày mùng 10 tháng 7, sự kêu cầu lễ bái hàng ngày của bà đã cảm ứng thấu đến cửu trùng, Nhung Lữ thoát khỏi cơn bạo bệnh. Bà ra chùa làm lễ tạ và cho người đem đến cho Nhung Lữ những giỏ món ăn ngoại quốc rất bổ dưỡng để chóng được bình phục. Bốn hôm sau, Nhung Lữ nằm trên cáng cho người khênh đến trình diện bà thái hậu.Nom thấy Nhung Lữ người ốm yếu, xanh xao, bà cho phép cứ nằm yên trên võng, không phải dậy. Bà ở trên ngai bước xuống, bắc một chiếc ghế, ngồi bên cạnh. Bà hỏi, tiếng nói nhỏ nhẹ, hịu dàng:- Trong khi anh nằm đờ trên giường, hồn anh phảng phất nơi đâu?- Hồn tôi bay bổng, phảng phất nơi đâu? Tôi quên hết không còn nhớ lại được. Tôi không hiểu nhờ vào uy linh nào tôi còn trở lại dương thế, chắc hẳn nhờ bà thành tâm kêu cầu cho tôi được qua cầu thoát nạn.- Đúng vậy, tôi chí thiết chí thành, kêu cầu lễ bái cho anh được tai qua nạn khỏi. Anh có biết không chiến tranh hiện giờ đang hồi quyết liệt, Thiên Tân thất thủ, quân thù tiến tới gần kinh thành.- Tôi biết tất cả. Lúc này phải tranh thủ thời gian, sớm ngày nào, bớt nguy nan ngày đó. Việc trước tiên phải bắt giữ thân vương Tuấn lại, bọn người ngoại quốc quy trách nhiệm cho hắn, hắn đã cổ võ, xúi giục bọn quyền phỉ làm càn. Chém đầu hắn cho người ngoại quốc nom thấy và minh oan cho thái hậu lúc nào cũng chủ trương thái bình, giao hảo.Bà thái hậu bị chạm vào lòng tự ái, bà kêu lên:- Anh nói sao? Đầu hàng quân thù? Chặt đầu thân vương Tuấn, cái đó không nói làm gì, nhưng đầu hàng? Không, không thể được, tôi không sao chịu như thế. Tất cả những gì suốt cả một đời tôi xây đắp, nay thành tro bụi.Nhung Lữ rên giọng nói rất yếu ớt:- Bà thật ương ngạnh, cổ hủ, không theo trào lưu, tôi không biết đến bao giờ bà mới chịu từ bỏ sự đi ngược trào lưu tiến hóa.Hắn ra hiệu cho bọn phu khênh hắn đi. Bà thái hậu nhìn hắn, ruột như thắt lại, để cho hắn đi không giữ lại.Bà thái hậu hãy còn cố tin tưởng vào yêu lực của bọn quyền phỉ. Một nửa kinh thành đã bị ngọn lửa thiêu rụi, quân đội ngoại quốc nhất định không chịu đầu hàng. Họ chờ quân cứu viện đến.Ngày hôm thứ ba, năm lần liền, bà cho triệu tập các quan văn võ, thân vương...tụ họp ở cung Diên Thọ. Mặc dù người còn yếu, Nhung Lữ cũng cố gắng đến dự, ngồi ở hàng ghế các viên ngự sử. Nhung Lữ vẫn giữ vững lập trường, những lời khuyến nghị, trước sau như một, bà thái hậu không chịu nghe theo. Các quan và thân vương câm như hến, mặt người nào cũng xanh xao, hốc hác, vừa lo, vừa sợ, vừa mệt mỏi.Trong khi mọi người ngậm miệng, im lặng, thân vương Ưng bô bô khoe khoang những bùa phép, thần chú của bọn quyền phỉ thật vô cùng lợi hại, thần sầu, quỷ khốc. Quân giặc (ngoại quốc) không sao qua được hào, một số đông bị chết đuối.Nhung Lữ nghe trái tai quá, tuy người còn mệt, ông kêu lên:Quân quyền phỉ là một nắm lông trước gió, đã là một nắm lông trước gió, quân giặc đến như một trận cuồng phong, nắm lông bay hết không còn một sợi.Lời tiên tri đó đã thành một sự thật hiển nhiên. Vào giờ thân (3 giờ trưa), ngày hôm mùng 5, quận Lan hớt hải, chạy vào thư viện, bà thái hậu ngồi đọc sách ở đó, hắn kêu thét lên, bất chấp lễ nghi:Lão phật! Lão phật. Chúng vào đến đây rồi. Bọn quỷ sứ Gia Tô phá cổng tỉnh, giặc kéo vào như thác lũ.Bà ngửng đầu lên, trái tim ngừng đập.- Như thế, người anh họ ta nói đúng.Bà gấp sách đứng dậy. Bà đứng yên suy nghĩ, lấy ngón tay cái và ngón tay chỉ cầm chiếc môi trên.- Quận Lan kêu lên:- Thái hậu phải đi ẩn. Thái hậu và thiên tử tạm lánh lên mạn Bắc.Bà đang suy nghĩ, lắc đầu. Quận Lan vội vàng đi tìm Nhung Lữ đến. Hắn đến gần bà, tay chống gậy, đi chưa được vững, nhưng với lòng nhiệt thành muốn phục vụ bà. Bà ngồi xuống, hai bàn tay nắm lại, nhìn hắn với hai con mắt để lộ trong lòng vô cùng bối rối, lo sợ.Nhung Lữ đến gần bà, tiếng nói mệt nhọc, yếu ớt:- Bà phải nghe tôi. Bà không thể ở đây được, bà tượng trưng cho triều đình, bà ở đâu, trung tâm quốc gia ở đó. Đêm nay vào giờ dần, trăng chưa lên, trời không sao. Bà phải lánh đi.- Lại đị.. Lại phải đi nữạ..- Việc như thế phải như thế, biết làm sao. Bà đã biết đường vất vả lại còn có người nọ người kia, không phải đi một mình.- Có anh không?- Không, tôi không đi. Tôi phải ở lại để tập trung tàn lực. Rồi bà sẽ về, cũng như lần trước bà đã trở về. Tôi phải ở lại để bảo vệ ngôi báu.- Anh không có quân đội trong tay, bảo vệ bằng cách nào?Bà gục đầu xuống. Nhung Lữ nhìn thấy những giọt nước mắt trên hàng lông mi rậm.Nhung Lữ cố trấn tĩnh bà:- Cái gì tôi không thể đạt được bằng sức mạnh, tôi dùng mưu trí. Tôi xin hứa bảo toàn ngôi báu cho bà:Bà ngửng đầu lên, người ta nhìn thấy trên gương mặt bà sự nhượng bộ. Không phải bà nghe Nhung Lữ rồi nhượng bộ. Nghĩ mà thấy thương, và cũng vì tình cũ nghĩa xưa, Nhung Lữ nắm bàn tay bà một lúc. Nhung Lữ đi lùi ra xa một bước, trở lại vị trí theo đúng lễ nghi quân thần.Tâu thái hậu, thời giờ cấp bách, không nên trì hoãn. Hạ thần phải lo việc hóa trang thái hậu và chọn người thay thế hạ thần đi hộ giá. Thái hậu phải xoa vào da một chất làm cho da thành màu nâu xậm, đầu đội chiếc nón như một nông dân. Bà lén rời khỏi hoàng cung, chỉ có hai thể nữ tháp tùng, đi đông quá có sự ồn ào rất bất tiện. Hoàng thượng hóa trang làm một nông phu. Các thứ phi ở lại hết.Bà ngồi nghe Nhung Lữ dặn dò. Khi Nhung Lữ đi khỏi, bà như bói sách, mắt bà để vào một dòng chữ của Khổnf tử, cách đây hàng bao nhiêu thế kỷ:"Đại sự thất bại chỉ vì trí lự hẹp hòi, sự hiểu biết kém cỏi."Mấy lời trong sách, tình cờ bà nhìn thấy, làm bà mê hoặc, có ảo giác như có người nói lớn trong gian phòng. Tiếng nói từ ngàn xưa như đập mạnh trong tâm hồn, bà cảm thấy tự thẹn với chính mình.Trí bà không quảng bác, bà không hiểu thời cơ, đại sự của bà bị phá hỏng... Đại sự là cứu nguy tổ quốc. Quân thù đã thắng, bà bị đại bại. Bà từ từ gấp sách lại và tự hiểu mình đã thất bại. Từ nay bà không đi ngược lại trào lưu tiến hóa, bà phải để trào lưu đưa bà đi.Trong lòng bà nghĩ thấy cay đắng, đã thất bại, nhưng không bao giờ để lộ trên gương mặt nên mọi người khen bà lúc nào cũng có vẻ ung dung, bệ vệ, bình tĩnh. Bà ra lệnh cho các thể nữ, thái giám đem cất chỗ nào kín đáo, cẩn thận các sách vở của bà, những tranh ảnh, những tấm họa thủy mặc các đồ trang trí lặt vặt. Trong một gian phòng, bà bí mật sai Lý Liên Anh khoét tường cất ở trong các nén vàng, rồi lấy vôi cát, trát lại như cũ. Khi công việc sửa soạn đã xong, tuy vội vàng nhưng rất bình tĩnh, đến giờ dần, bà cho gọi các phế đế cung phi, bà giảng cho họ biết tại sao bà không cho tất cả họ đi theo bà trong cuộc lưu vong:- Hoàng đế và ta phải bảo toàn tính mệnh, không phải vì cá nhân ta hay hoàng thượng, nhưng để bảo trì ngôi báu được liên tục. Ta đem theo ngọc tỷ, ta ở đâu là quốc gia ở đó. Các ngươi ở lại đây, không có gì phải sợ, vì quân cơ Nhung Lữ đã được bình phục một cách linh diệu vừa đúng lúc quốc gia nguy biến. Ông sẽ tập họp quân đội, đặt dưới quyền thống lĩnh của ông. Ta không tin quân thù đột nhập vào trong nội thành. Các ngươi ở lại, tiếp tục công việc hàng ngày như ta vẫn ở đây. Các thái giám ở lại để phục vụ các ngươi, chỉ có Lý Liên Anh đi theo ta hộ giá.Các cung phi sụt sịt khóc, lấy ống tay áo chùi nước mắt, không ai nói một câu nào. Đột nhiên người cung phi Ngọc, bọn thái giám thả ra, tiến lại gần. Người này xanh xao héo hon, quần áo rách rưới nhưng vẫn cứng đầu. Hai con mắt như hai viên long não lóng lánh dưới đôi mày lá liễu. Nàng kêu lên:- Tâu thái hậu, con không ở lại. Con xin phép thái hậu cho con được đi theo hầu hạ lang quân con.Bà thái hậu nhỏm người lên như con phượng hoàng. Bà mắng, hai ngón tay xỉa vào mặt nàng.- Mày còn dám nói à? Chính mày phải chịu trách nhiệm về sự nguy biến này. Chồng mày làm bao nhiêu điều không phải, mày không biết mở mồm can ngăn.Bà lên cơn phẫn nộ, quay lại bảo Lý Liên Anh:- Xách cổ con này đi, ném nó xuống giếng ở cửa Đông.Phế đế quỳ xuống, định kêu nài, nhưng bà không cho nói. Trong lúc bình thường, bà rất mềm mỏng, kiều diễm, nhưng trong lúc nguy kịch bà vô cùng độc dữ.Bà kêu lên, ngón tay chỉ thẳng xuống đầu phế đế quỳ dưới chân.- Cấm nói, nó là con quỷ. Ta đã nuôi con rắn trong tay áo.Bà nhìn Lý Liên Anh lấy tay ra hiệu. Tức thời hai thái giám đến nắm lấy người cung phi, đem đi, nàng không kêu một tiếng, người xanh và ngay đờ như một xác chết.Bà ra lệnh bảoo phế đế:- Lên xe, kéo rèm xuống khỏi ai nom thấy. Thân vương phúc Lan ngồi trên càng xe. Xe ta đi trước, Lý Liên Anh cưỡi la. Nó đi con ngựa dở lắm, cưỡi la phải cố theo xe cho kịp. Đi đường lở có ai hỏi gì, nói chúng tôi là nông dân nghèo, chạy trốn lên núi. Chúng ta đi ngang qua cung Viên Minh.Bà dặn dò xong, xe bắt đầu chuyển bánh. Bà thái hậu ngồi trên mấy chiếc đệm, người ngay đờ như pho tượng, nét mặt thản nhiên, để tai nghe ngóng, dáng điệu quyết liệt. Xe đi ngang qua cung Viên Minh, bà kêu:- Ngừng lại, ta vào đây nghỉ một lát.Bà xuống xe, cấm mọi người không được xuống, phải ngồi yên trên xe, trừ có Lý Liên Anh được đi theo ba vào. Lần đầu tiên bà bước lên hành lang bằng đá cẩm thạch, cung điện lặng ngắt không một bóng người. Bà để lại đây tâm hồn bà. Bao lâu bà mong ước đến đây dưỡng lão, thảnh thơi, tịch mịch, trong một khung cảnh tuyệt đẹp. Có thể không bao giờ bà được nhìn lại những ngôi chùa xinh xinh, cung điện bà ưa thích nếu quân thù lại phá hủy một lần nữa như cách đây mấy năm... Ngày xưa, bà đã trở lại nơi này, bà cho tái tạo diễm lệ, huy hoàng hơn xưạ.. Nhưng hồi đó bà còn trẻ.- Bà nhìn lại cung điện một lần nữa, rồi quay đi.Trong bộ áo cục mịch, thô sơ bằng vải bông xanh, bà vẫn mảnh mai, yểu điệu, thướt tha. Bà bước lên xe, ra lệnh:- Đi về phương Tây. Qua thị trấn Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây.Cuộc hành trình kéo dài 90 ngày. Đi đường tuy vất vả, nhọc mệt, nhưng lúc nào nét mặt bà cũng rất thản nhiên. Bà không quên, tuy là trên bước đường bôn tẩu, triều đình vẫn ngưỡng trông bà như ánh sáng vừng thái dương.Khi xe đi ngang qua một tỉnh lân cận, bà cởi bỏ hóa trang, nghỉ ngơi, tắm táp, rồi ăn mặc triều phục. Bà thấy trong lòng phấn khởi. Trong tỉnh Thiểm Tây, dân chúng sống trong thái bình, không có chiến tranh, nhưng đang bị nạn đói khủng khiếp hoành hành. Khi đã đặt chân lên tỉnh đó, viên tướng tống trấn sở tại đem quân bản bộ ra nghênh đón. Ông đem dâng bà một ổ trứng, một chiếc đai có gắn ngọc quý, một chiếc túi gấm để ống điếu và thuốc hút. Cử chỉ của viên tướng làm bà phấn khởi, mừng thầm. Bà đã đắc nhân tâm. Thực tế, trong khi ở đây đang có nạn đói, nhưng hàng ngày người ta vẫn đem dâng bà những sọt lúa mì kê, hay những con gà, vịt ốm nhom. Như được sưởi ấm bởi lòng dân mến phục, bà thấy phấn khởi, thưởng thức phong cảnh trong lúc bôn tẩu.Đi qua một ngọn đèo được mệnh danh là đèo Nga Phi, bà cho xe dừng lại để thưởng ngoạn phong cảnh.Trùng trùng điệp điệp những ngọn núi trọc in bóng trên nền trời đỏ sẫm, rủ bóng đen xuống các thung lũng. Viên tướng sở tại đi hộ giá, hái một ôm hoa vàng trên cánh đồng cỏ. Hai tay ôm một bó hoa lớn đem dâng bà thái hậu, nói các sơn thần, thổ địa ở đây đã rắc hoa suốt dọc đường để nghênh giá.Bà thái hậu nghe nói rất đẹp lòng, cảm kích về lời tản dương ý nhị, bà truyền thái giám dọn tiệc rượu mời viên tướng đó để tẩy trần. Những chuyện nhỏ nhặt đó cũng làm mát dạ, hả lòng. Tuy ăn uống giản dị, sơ sài, bà ăn ngủ vẫn được điều hòa.Ngày mùng tám tháng chín, bà đến thủ phủ miền Bắc. Viên tổng đốc Vũ Hiến ở đó ra nghênh giá với tất cả nghi lễ triều đường. Ông quan này tin tưởng vào yêu thuật của bọn quyền phỉ, ông đã sai giết hết người ngoại quốc, đàn ông, đàn bà, con nít. Bà thái hậu nhận những phẩm vật triều cống khi bà đến cổng tỉnh. Bà tỏ lời khen ngợi ông quan này đã có công tẩy uế hết quân thù trong địa hạt ông cai trị.- Tuy nhiên, chúng ta thất trận, rất có thể quân thù ngoại quốc yêu sách phải đem khanh ra trừng phạt. Trẫm vẫn biết khanh là một trung thần, trẫm sẽ vờ chấp nhận lời đề nghị của họ, trẫm sẽ bí mật ân thưởng cho khanh. Phải cầu ước sau này mình sẽ thắng mặc dù hiện nay mình đang bị bại trận.Vũ Hiến sụp xuống đất làm lễ cửu bái:- Muôn tâu hoàng thượng, nếu cần hạ thần vui lòng hoàng thượng bãi truất hay khổ hình.Bà chỉ ngón tay vào viên quan quỳ trước mặt, dọa:- Dù sao, khanh đã có lỗi, sao dám xác nhận với trẫm, quân quyền phỉ có phép siêu nhiên, gươm, giáo, súng, đạn, không chạm được tới người họ? Có biết không, chúng chết như giạ. Đạn bắn vào người họ như bắn vào sáp ong.- Muôn tâu hoàng thượng, yêu thuật của họ không kinh ứng vì họ làm càn không theo quy tắc. Họ đi cướp của, bắn những người vô tội theo đạo Gia Tô. Muôn tâu hoàng thượng những người chân chính, yêu thuật của họ rất linh nghiệm.Bà gật đầu, nhận lời xét đoán đúng, bà đi thẳng vào trong dinh viên tổng đổng đã được sửa soạn sẵn để cung nghinh. Bà thấy bày trên bàn tiệc chiếc đĩa bằng vàng, bạc, những thứ này khi nào có tân khách mới đem ra dùng.Chưa năm nào, mùa thu lại đẹp trời như năm đó. Ngày này sang ngày khác, trời nắng ấm, vạn vật tốt tươi. Năm đó được mùa, phong đăng hòa cốc, sau vụ gặt lúa đầy nhà, về nhiên liệu cũng đầy đủ, rơm rạ đầy đồng.Trận chiến tiếp diễn ở tận đâu đâu, người dân vùng đó không biết gì về chiến tranh, sống trong cảnh thanh bình, no ấm. Họ tâm thành, lũ lượt đến chào mừng người mà họ tôn xưng là Lão Phật.Tâm trí sảng khoái, chứa chan hy vọng, vững lòng về ngày mai xán lạn, bà thái hậu trở lại nếp sống phong độ như xưa, nhất là các hàng triều thần, thân vương đi hộ giá. Triều đình lại được thiết lập quanh bà.Vừng trăng đang sáng vằng vặc giữa trời bị đám mây che phủ, tối sầm lại, cũng như sự sung sướng của bà đột nhiên tan biến về tờ phúc trình của Nhung Lữ. Nhung Lữ, trong tờ phúc trình, báo cáo hoàn toàn thất bại, sự nghiệp tiêu tan, người thuộc hạ trung thành nhất, Tùng Chi, vì tuyệt vọng đã thắt cổ nguyên sinh. Bà thái hậu phúc chỉ, ngỏ lời ngợi khen Tùng Chi, một dạ trung thành đã tự sát vì đại nghĩa; bà cho ra lệnh Nhung Lữ đến trình diện. Nàng thất Mai, vợ Nhung Lữ đi theo chồng, đã chết ở dọc đường. Để khích lệ, an ủi người anh họ, bà định cho hắn được thấy nhiều thắng cảnh, triều chính đã hồi sinh tại đây.Khi Nhung Lữ đến, bà cho phép hắn nghỉ ngơi một giờ trước khi vào bệ kiến.Bà tiếp Nhung Lữ trong một cung nhỏ cũ kỹ và cấm không được ai dự thính.Cánh cửa mở, Nhung Lữ bước vào, người gầy gòm, mệt nhọc vì mới khỏi bệnh lại đi đường vất vả. Nhung Lữ rất cẩn thận, dùng một giờ nghỉ ngơi, tắm rửa, thay quần áo.Theo thông lệ, Nhung Lữ sắp quỳ làm lễ chào, bà thái hậu giơ cao bàn tay mặt lên, cản lại. Hắn đứng yên, Bà ở trên ngai bước xuống. Hai người nhìn nhau một lúc, nét mặt đều có vẻ buồn. Bà khẽ nói:- Tôi rất buồn khi nhận được tin vợ anh mất.Nhung Lữ khẽ nghiêng mình, thưa:- Tâu thái hậu tôi nghĩ rất thương tiếc một người rất tốt đã hết lòng vì nhà vì nước.Hai người đứng yên, người nào cũng có ý chờ để người kia nói trước, nhưng biết nói gí bây giờ? Một lúc sau, bà thái hậu nói:- Để tôi kiếm cho anh một người vợ khác.-Việc đó tùy ý bà.Anh có vẻ mỏi mệt, cho anh miễn tất cả các nghi lễ. Chúng ta đàm luận tự nhiên. Tôi cần sự lịch duyệt, khôn ngoan của anh trong lúc này.Bà xuống các bực ở bệ ngai, đi ngang qua gian phòng, dáng điệu kiều diễm, thướt tha, bệ vệ, uy nghi. Hai người ngồi đối diện trên hai chiếc ghế, ngăn bởi một chiếc bàn nhỏ. Bà cầm chiếc quạt bằng lụa, trên quạt bà vẽ phong cảnh ở tỉnh đó. Bà nhìn hai bàn tay Nhung Lữ gân guốc đặt trên hai đầu gối, một lúc sau bà hỏi:- Thế nào? Mất hết hả?- Tâu thái hậu, mất hết.- Anh có điều gì khuyến dụ tôi không?- Tâu thái hậu, bây giờ chỉ còn một con đường duy nhất. Thái hậu hồi loan, nhượng bộ những yêu sách của quân thù để bảo toàn ngôi báu. Lý Hồng Chương còn ở đó để điều đình. Trước khi hồi loan, thái hậu ra lệnh cho đem thân vương Tuấn ra xử trảm để tỏ cho quân thù biết thái hậu đã hối hận, phục thiện.Bà gập mạnh chiếc quạt nói:- Không khi nào.- Nếu thái hậu từ chối, thái hậu không thể nào hồi loan được. Bọn người ngoại quốc quy trách nhiệm vào thân vương Tuấn. Họ dám phá nát hoàng thành, không để cho thái hậu trở lại.Trong huyết quản của thái hậu, máu đông lại, chiếc quạt bà đang cầm rơi xuống đất. Bà nghĩ đến bao nhiêu của cải quý giá, kho tàng chôn giấu trong hoàng thành, công lao của tiền nhân gây dựng nên nghiệp lớn. Liệu bà có chịu chấp thuận trở về hay bỏ mặc mất hết, cơ nghiệp tan ra mây khói.Bà lẩm bẩm khẽ nói:- Tính anh nóng nẩy, thô bạo.Bà đưa ngón tay út chỉ chiếc quạt rớt xuống đất, hắn cúi xuống nhặt lên, đặt chiếc quạt lên mặt bàn. Bà hiểu hắn không e ngại bà đã chạm vào tay hắn.Nhung Lữ kiên nhẫn nói tiếp:- Quân ngoại quốc đuổi theo ta đến tận đây nếu bà nhất định cương quyết, không chịu điều đình cho ổn thỏa.- Ta có thể tiếp tục đi nữa về phía Tây. Chỗ nào ta dừng chân lại là kinh đô hoàng triều ở đó. Các vị tiên đế ngày xưa cũng làm thế, ta noi gương người trước.- Cái đó tùy ý thái hậu. Cả thế giới đều biết nếu thái hậu không trở về là thái hậu đi trốn.Bà nhất định không chịu nghe theo, đứng dậy, khuyên Nhung Lữ nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.Bà nhất định không nhượng bộ. Ngày hôm sau, bà ra lệnh cho đình thần sửa soạn sẵn sàng để tiếp tục hành trình. Bà định đóng đô ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Bà lấy cớ ở đó đang có nạn đói, sự thực, nạn đói nay đã hết. Mọi người phụng chỉ, không ai có ý kiến gì khác. Theo lệnh bà, Nhung Lữ đi ngựa, hộ giá. Nhung Lữ không nhắc nhở chuyện trở lại Bắc Kinh. Đi đường bà chỉ nói phong cảnh rất đẹp, Nhung Lữ trả lời, đọc mấy vần thơ cổ. Tuy đọc thơ nhưng trong lòng thấy chán ngán, thất vọng, một ngày nào đó phải trở lại hoàng thành. Bà rất kín đáo, không để lộ tâm tư trên nét mặt, vẫn cứ hướng Tây tiến thẳng. Càng đi, mỗi ngày ngai rồng càng thêm xa hơn.Đến Tây An (thủ phủ tỉnh Thiểm Tây), bà thiết lập triều đình ở dinh viên tổng đốc. Dinh đã được sửa sang, quét dọn.Đến ở đây, bà theo chính sách tiết kiệm, ăn uống giản dị tầm thường, không xa hoa. Người ta làm hàng trăm món ăn, những món đặc biệt ở miền Nam, nấu nướng rất cầu kỳ, bà chỉ dùng có sáu món. Bà chỉ cho nuôi sáu con bò cái để lấy sữa dùng hàng ngày. Tuy đi đường vất vả, xa xôi, bà vẫn mạnh khỏe, nhưng mất ngủ. Vì thế, đêm nào cũng có một thái giám đấm bóp cho bà ngủ.Kinh đô được tạm lập trong lúc bôn tẩu, bà cho thiết triều hàng ngày, nhận được công văn phúc bẩm những tin tức ở kinh thành xa xăm.Bà chịu đựng cảnh huống đó cho đến ngày bà nhận được tin cung điện Viên Minh bị quân đội ngoại quốc xâm phạm làm ô uế. Linh tráng ngoại quốc ăn uống bừa bãi trong cung điện. Họ ném chiếc ngai xuống đất, cướp phá tủ quần áo, xiêm y của bà, những bức họa của bà, trên tường phòng tủ của bà, họ vẽ bậy bạ, tục tĩu. Bà nhận được những tin đó, phát đau, nghĩ kinh tởm quá, nôn ọe. Bà nghĩ cần phải trở lại kinh thành, chịu khuất phục những yêu sách của đối phương, bà cho giết hết quân quyền phỉ. Hàng ngày viên tướng Lý Hồng Chương có gửi báo cáo tường trình với bà. Bà quyết định, song rất bối rối, khó nghĩ đem việc hồi loan ra thực hiện. Trong lúc khó khăn, lúng túng này, Nhung Lữ vẫn ở bên cạnh bà, hắn im lặng, lầm lì, cho chung cục không thể nào tránh khỏi.Thỉnh thoảng bà lặng lẽ quay nhìn hắn, thấy hai con mắt hắn đen lánh, trên khuôn mặt xanh xao. Một hôm bà hỏi:- Không còn đường lối nào khác ngoài sự phải chịu sự khuất phục chúng à?- Tâu thái hậu, không còn cách gì. Vô kế khả thi.Bà lặng lẽ nhìn hắn, hắn chỉ mỉm cười một cách đau khổ không nói gì. Một buổi chiều bà đang ngồi chơi một mình trong vườn, Nhung Lữ đột nhiên xuất hiện không cho báo trước.- Tôi đến đây với tính cách thân hữu, không phải về công vụ. Số phận trời đã xếp đặt, an bài như vậy. Sao bà cố cưỡng lại. Bà muốn ở đây mãi sao?Nhung Lữ kiên nhẫn, hết sức thuyết phục, trình bày, phải trái, hơn thiệt. Ông nói:- Bà nên hiểu, nếu bà khăng khăng không nghe tôi khuyên nhủ, đại sự sẽ hỏng, lúc đó hối không kịp. Vả lại ở đây bà không đủ tiện nghi, không sao có thể sung sướng được.- Đã lâu, tôi từ bỏ nếp sống sa hoa vương giả.Nhung Lữ kiên tâm, cố thuyết phục để bà phải hiểu, phải nghe theo.- Thế còn giang sơn xã tắc. Làm sao bà cứu nguy được tổ quốc, để cho giang sơn thu về một mối. Nếu bà cứ sống bôn tẩu mãi thế này? Đục nước béo cò, quân giặc chiếm đoạt thành trì, quân ngoại quốc đứng khoanh tay cho bọn giặc hoành hành. Nước sẽ chia năm xẻ bảy. Trăm họ sống bấp bênh lầm than, khổ ái, người ta sẽ oán trách bà vì bà đã bỏ họ đi ẩn một nơi với một nhóm người.Nhung Lữ thuyết phục đã thành công. Ông đã khéo khêu gợi chí cao thượng, hùng tâm của bà. Bà thái hậu đứng dậy nhìn thẳng vào mặt Nhung Lữ, nói:- Trước kia, tôi chỉ nghĩ đến tôi, bây giờ tôi nghĩ đến thần dân, trăm họ, tôi sẽ quay lại Bắc Kinh.Ngày 24 tháng 8 tức là tháng 10 dương lịch, sau mấy trận mưa hè, đường xá đã khô ráo, đi lại được dễ dàng. Bà thái hậu sửa soạn rất trọng thể việc " Xa giá hồi loan", bà không muốn cuộc trở về âm thầm "Lùi xùi". Cuộc trở về phải được trịnh trọng, huy hoàng.Vào một ngày đẹp trời, không mưa, không nắng, suốt ngày gió máy. Đột nhiên, xảy ra một biến cố bất ngờ, lão tướng Lý Hồng Chương chết đột ngột vì bệnh già. Bà thái hậu nghĩ lại, hối hận, đã có lần bà đã tỏ ra nhẫn tâm, ác nghiệt với một trung thần, người duy nhất trong hàng các võ tướng, không bao giờ dấu giếm bà sự thật, một người tận tâm với chức vụ, đã cải thiện lại quân đội.Tuy tuổi già, sức yếu, cần phải nghỉ ngơi, một người rất trung thành, liêm khiết, tận tụy hi sinh, đã phụng chỉ bà thái hậu đề cử đem binh mã xuống miền Nam dẹp loạn ở Quảng Đông. Khi trở về Bắc Kinh, ông đã dàn xếp kí với người ngoại quốc một thỏa ước để phục hồi thái bình. Nếu bà thái hậu thực sự triệt để cho thi hành những điều khoản trong thỏa ước đã ký kết. Thái bình đã thực sự hiện hữu trên đất nước.Để tỏ lòng ưu ái với một thành tử trung kiên, có công lớn với nước, bà truyền lập một đền thờ ở sinh quán ông và tất cả các tỉnh ông đã phục vụ, mỗi tỉnh một ngôi đền thờ ông.Chẳng mấy lúc, bà thái hậu nhận thấy lời Nhung Lữ nói rất đúng. Cuộc trở về kinh thành của bà là một sự đắc thắng, khải hoàn. Dân chúng hoan hô, cuộc tiếp đón rất trọng thể, tưng bừng. Người ta cho sự trở về của bà là đánh dấu một kỷ nguyên mới, chấm dứt chiến tranh, trăm họ được an cư lạc nghiệp. Ở Khai Phong, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, người ta tổ chức những màn hát bội để mừng ngày bà thái hậu hồi loan. Nền trời trong vắt, không có một cụm mây, ngày nóng, đêm mát.Xa giá đến sông Hoàng Hà, bà cho ngừng lại, tuyên bố:- Ta muốn dâng chút phẩm vật cho hà bá ở con sông này.Bà cho sửa soạn nghi lễ rất trọng thể, ánh nắng buổi trưa làm tôn bộ triều phục của thái hậu và triều thần thêm huy hoàng, lộng lẫy. Bà hoan hỷ thấy dân chúng đến chiêm ngưỡng, đứng đông ở hai bên bờ sông, trong số đó có mấy khuôn mặt người tây phương. Để tỏ tình thân thiện, tạo hòa khí, bà sai thái giám đem rượu và trái cây cho người ngoại quốc. Bà dặn các quan và thân vương cho phép họ được chiêm ngưỡng khi xa giá về đến hoàng thành. Bà sang sông bằng một chiếc thuyền rồng, vẩy rồng mạ vàng, hai con mắt rồng gắn hai viên hồng ngọc.Để tỏ tình thân thiện với đối phương, bà vui vẻ dùng xe lửa của họ để đi một quảng đường. Những chiếc xe bằng sắt này là một món đồ chơi giải trí ngày trước của cố hoàng đế, bà đã ra lệnh cấm không được dùng. Bà muốn cho người ngoại quốc biết bà đã hoán cải, bà đã tân tiến, có thể hiểu được phong tục của họ. Tuy nhiên bà chỉ đi xe lửa một quãng đường, nhất định không chịu vào trong hoàng thành bằng con thiết quái (Monstre de fer). Để tỏ lòng cung kính tiền nhân, bà cho xe ngừng lại ở cổng thành, tiếp tục lộ trình bằng ngọc liễn. Một nhà ga tạm thời được thiết lập ngay trước cổng tỉnh, nhà ga có xây một nhà rất rộng, trang trí bằng những tấm thảm quý, những đồ bằng sứ, chậu hoa, cây cảnh rất đẹp. Có đặt hai chiếc ngai để tiếp bà thái hậu và thiếu quân; ở đó các sứ thần ngoại quốc và đình thần đã túc trực để cung nghênh.Phải dùng đến ba mươi toa xe lửa mới chở hết hành lý của thái hậu và quan tùy tùng cùng những cống phẩm thái hậu nhận được.Đoàn xe chạy ngoằn ngoèo qua các đồi núi vắng vẻ. Khi xe đến ga, bà thái hậu nhìn ra cửa xe, bà rất cảm động thấy dân chúng đi đón bà đứng đông nghẹt ở ga. Trong hàng các thân vương, tướng tá, thân hào nhân sĩ trong tỉnh, y phục chỉnh tề, trang nghiêm, bà con nhận thấy các người ngoại quốc, nét mặt nghiêm nghị, lầm lỳ. Bà cố một nở một nụ cười xã giao với họ.Cuộc tiếp đón diễn ra trong trật tự và trang trọng. Khi thái hậu xuất hiện, ở cánh cửa sổ toa xe, tất cả mọi người trừ những người ngoại quốc ra đều quỳ lạy. Viên quan nghi lễ của hoàng triều kêu to người ngoại quốc bỏ nón, bỏ mũ xuống. Việc này họ đã tự động làm rồi, trước khi có lời rao.Người thứ nhất trịnh trọng ở trên toa xe lửa bước xuống là Lý Liên Anh. Người thái giám không cần để ý đến đám đông đứng đó, hắn vội vàng lo xếp đặt các hành lý. Hoàng đế xuống xe, thái hậu lấy tay ra hiệu, ông vội vàng vào ngay song loan đi thẳng, không nhận lời hoan hô, chào mừng của dân chúng. Có các vị thân vương đi kèm đỡ, bà thái hậu xuống đến sân ga. Bà đứng ở trong ánh nắng để nhìn cho rõ và cũng để mọi người chiêm ngưỡng, trong khi đó từ quan cho chí dân phủ phục hết, trán chạm đất; sân ga vừa được quét sạch. Bà thái hậu ngạc nhiên thấy có đông người ngoại quốc. Bà nói to, tiếng nói đứng xa cũng nghe rõ:- Có bao nhiêu người ngoại quốc?Khi bà biết những người ngoại quốc hiểu câu bà hỏi, bà mỉm cười rất duyên dáng, nói chuyện rất vui vẻ với viên quan nội an. Viên quan này hết lời ca tụng bà, nước da của bà vẫn nguyên vẹn, tuy đã trải qua phong sương, tóc bà đen, tuổi trẻ của bà thật bất diệt.Viên tổng trấn Viên Thế Khải đến xin bà cho phép để trình diện ông trưởng xe và người tài xế, hai người ngoại quốc. Bà chấp thuận. Hai người da trắng đến đứng trước mặt bà, đầu trần... Bà cảm ơn và khen ngợi đã vâng theo lời bà không cho chạy với tốc độ quá hai mươi cây số một giờ. Thái hậu lên kiệu sơn son thiếp vàng để vào nội thành. Bà định đi vào qua cửa Nam. Bà dựng lại ở cửa Nam để làm lễ tại võ miếu. Trong khi các vị sư tụng niệm, tình cờ bà ngẩng đầu lên, thấy lố nhố trên mặt thành hàng trăm người ngoại quốc, đàn ông, đàn bà đang đứng nhìn bà. Thoạt đầu bà giận lắm, định gọi ngay thái giám đến tống cổ bọn này đi, nhưng bà nghĩ lại phải biết khoan dung, đại độ với đối phương mới có thể bảo toàn được ngôi báu. Bọn người ngoại quốc tưởng cái cười của bà là tự nhiên, không biết trong lòng bà căm lắm mà bề ngoài phải cười với họ. Làm lễ ở võ miếu xong, bà lên kiệu hồi cung.Bà mừng quá thấy cung điện của tiền nhân để lại không bị quân thù phạm đến, còn nguyên vẹn. Cung điện xây cất rất công phu, tốn công, tốn của. Bà đi xem qua các cung điện, đình tạ trở lên Long điện. Bà nghĩ thầm:"Ta lại tiếp tục lên ngôi, cai trị muôn dân"Bà thấy các hoa viên còn nguyên vẹn, không có gì thay đổi, bóng cây vẫn rũ xuống mặt hồ. Tư dinh của bà, các khuôn cửa đồ sộ, uy nghi, tráng lệ, sơn son thiếp vàng, những mái hiên, ngói vàng óng ánh, bức tượng phật bằng vàng vẫn nguyên tại vị. Bà nghĩ "Ta sẽ sống ở đây chết cũng ở đây".Nhưng hãy còn sớm quá nghĩ đến chuyện chết. Sau khi đã xem xét, kiểm điểm lại một lượt các cung điện, bà nóng lòng muốn biết những của cải, vàng bạc, châu báu, bà chôn, bà cất còn nguyên vẹn không?Đi kèm với tên thái giám, bà xem xét tỷ mỷ bức tường (chỗ bà chôn giấu) xem có vết tích gì khả nghi không?Sau khi đã xem xét, bà rất mừng nói:- Không có một viên gạch nào bị mó đến.Nói xong, bà cười, nét mặt vui tươi như ngày trước. Bà bảo tên thái giám đứng đó:- Lũ quỷ Tây phương chắc đã nhiều lần đi ngang qua bức tường này, nhưng chúng không có bùa phép để đoán biết ở trong bức tường có chôn giấu gì.Bà ra lệnh cho Lý Liên Anh hạ bức tường xuống, thteo bản danh sách kê khai, kiểm điểm lại xem có thiếu sót gì không? Bà dặn tên thái giám:- Mi phải coi chừng bọn thái giám, có khi tao không mất về tay bọn quỷ Tây phương mà mất về bọn thái giám gian manh.Lý Liên Anh làm ra vẻ không bằng lòng nói:- Thái hậu không tin con hay sao?