Cây Bút Kaolo

Đột nhiên thấy được cả một chuỗi ngày thơ ấu trải dài trước mặt như khi mở cuốn Album nhìn lại hình ảnh của ngày quạ. Bên tay phải, hơi chéo về trước mặt, Trung Tá Tuấn Anh của phái đoàn Bắc Việt đặt lên trên chiếc thảm xanh cây viết nâu có những sọc ngang vàng đục. À! Viết Kaolọ. Lâu lắm, hai mươi năm đi qua, ngày vừa đỗ tiểu học, món quà đắt giá nhất có được lần đầụ: Cây viết Kaolọ. Cây viết nặng và lớn so với bàn tay nhỏ bé, tôi cẩn thận vặn khẽ từng vòng phần cuối của cây viết, ngòi bút thuỷ tinh hình tháp có những vòng xoắn ốc từ từ ló ra khỏi ổ bút. Lũ trẻ chung quanh trầm trồ... Cây viết giá ba mươi lăm đồng, viết mấy cũng không “rè”, viết chiều nào cũng được. Tôi hân hoan vặn ngược lại, ngòi bút rút dần vào ổ. Hai mươi năm, xã hội qua muôn ngàn biến đổị Đứa bé chưa bao giờ uống nước đá bào ngày nào đã lớn, lớn để chứng kiến những đảo lộn đến chót cùng kinh ngạc, những biến đổi ngược ngạo, chớp nhoáng bừng bừng lạ lùng xảy ra hằng ngày qua, theo năm tớị. Biến dạng ở tâm linh và thế giới chung quanh. Biến đổi hệ thống lý luận và cách nhìn. Biến đổi từng mẫu ý nghĩ, từng cái chắc lưỡi khẽ rung để che dấu niềm kinh ngạc sững sờ.
Năm 1950 ông Nixon phản đối chính sách hoà hoãn với Trung Cộng của Ngoại Trưởng Dean Acheson. Năm 1972 con người đối nghịch với cộng sản đó khẽ sửa lại vạt áo Chu Ân Lai, hành động vượt xa lịch sự ngoại giaọ Cũng năm ấy, Thượng Nghị Sĩ McCarthy nổi bật hẳn lên khỏi những đồng viện vì tính chất diều hâu siêu đẳng của mình. Năm 1968, tinh thần McCarthy lại biến tướng thành McGovern sau nàỵ Những năm 50, chiếc xe đạp bánh đặc vẫn được xem là dấu hiệu của sung túc giàu có. Năm 1972 ở Sài Gòn xe gắn máy Sachs hoặc Solex đã được xem như vật cũ kỹ hết xài, xe hơi Ford Mustang chỉ là phương tiện di chuyển đắt giá bình thường. Đức Quốc Trưởng Bảo Đại năm xưa nay chỉ còn là một ông già hết thời dù báo Figaro mở chiến dịch thăm dò và báo Sài Gòn yểm trợ. Vua Bảo Đại đã là một điều của dĩ vãng. Hiện tượng Perón không thể nào có được ở Việt Nam, nơi hai mươi năm chiến tranh đảo lộn hết toàn thể giá trị tinh thần và đời sống. Người Việt Nam, giống dân chai lỳ chịu đựng nhất của nhân loạị
Nhưng người Cộng Sản ở miền Bắc “hình như” không thay đổị. Y phục, hệ thống tổ chức, phương cách chuyển đạt ý nghĩ, lý luận, hút điếu thuốc, thở khói, để tay lên bàn, sửa cái kính... Tất cả đều có vẻ chung chung, quen quen hình như đã gặp, đã nghe, đã thấỵ. Năm 1950, tại chiến khu bên tả ngạn sông Hương nay thuộc vùng Ashau, tôi hỏi đồng chí “Chú Nhan”:... Sao súng chú quá lớn? ” Đáp ngay: “ Súng chú dùng để bắn Tây! ”. Phản ứng đối đáp nhanh chóng đúng “tinh thần kháng chiến” này sao quá giống với câu trả lời ở phi trường Lộc Ninh khi được hỏi vì sao ống quần quá rộng. Đáp: “ Để dễ tác chiến chống Mỹ Nguỵ! ”. Hai mươi năm hơn đi qua đã không thay đổi gì ở trong những đầu óc đó. Vẫn chỉ là kháng chiến, chống lũ bán nước, đấu tranh công nông, cộng sản đại đồng, hỗn độn va chạm khô cứng vào nhau dưới một đầu tóc rẽ ngôi giữa, hai bên hớt cao trắng phếu...
Trung Tá Tuấn Anh, người có khuôn mặt lặng lẽ, trí thức nhất của phái đoàn Bắc Việt, tuy có một nụ cười tươi, nhưng nụ cười đó hình như có tính toán, có sửa soạn. Nụ cười được định lượng dè chừng chợt tắt ngay nếu phải nghe một lời vượt ra khỏi hệ thống Trung Tá có nghĩ rằng Đông Dương sẽ trở thành một vùng Balkan nhưng tiến bộ và tự do hơn không? Những lần tắt nụ cười đó thường làm người tiếp chuyện ngạc nhiên, nhưng khi nhìn thấy cây viết Kaolo được cẩn mật để trên bàn, ngòi bút đi ra chậm chậm nghiêm trọng thì lòng tôi chợt hiểu. Hai mươi năm hơn đi qua không có thay đổi trên miền Bắc có nhiều hệ thống nghiêm cẩn không suy suyển đó; 138 trang cuốn Chiến Tranh Nhân Dân và Quân đội Nhân dân của Võ Nguyên Giáp (Nhà xuất bản Sự Thật À 1959) rặt một thứ lý luận thô thiển đến hàm hồ. Trang 112, Giáp định nghĩa Quân đội Nhân dân À Đây là một quân đội thực sự của nhân dân, của nhân dân lao động, thực chất là công nông, một quân đội do giai cấp công nhân lãnh đạo!!! Không xa đó Giáp viết tiếp: “Đảng của Quân đội nhân dân đó..” Và Đảng của Giáp năm 1930 là gì? Hãy đọc lại nguyên tên: Đảng Cộng Sản Đông Dương... Tiếp tục bước chót của lý luận: “Nhân dân tức là toàn thể đảng viên Cộng sản ”. May quá, Giáp chưa đi đến bước chót của thái độ liều lĩnh này...
Tôi đã đi trên đường vào An Lộc trong tháng 6 năm 72, tôi đã tiến theo Nhảy Dù để vào Quảng Trị cuối tháng 7... Dọc quốc lộ 13, dọc quốc lộ 1, trên những đoạn đường chết với câu hỏi vang dội: “ Sao người Cộng sản có thể tàn ác tỉnh táo đến độ này ” Tại sao họ có thể xuống tay tận diệt những người dân vô tội không chút e dè như thế này. Nhưng bây giờ thì tôi có thể hiểu. Người cộng sản đã hướng dẫn hành động theo sát với tất cả những giáo điều đã xâm nhập vào từng hơi thở, ý nghĩ của họ. Cuộc đấu tranh vũ trang để thực hiện Chủ nghĩa xã hội do quân đội nhân dân đảm trách. Nó chiến đấu cho quyền lợi của nhân dân lao động cách mạng, được ủng hộ của nhân dân Liên Xô, của nhân dân tiến bộ yêu chuộng hoà bình trên thế giới!... Vậy, Nhân Dân miền Nam, những nhân dân không cách mạng, không giác ngộ, không ủng hộ cho cuộc chiến đấu kia ắt hẳn được xếp vào loại nhân dân địch, nhân dân “nguy”., loại nhân dân cần phải... Tiêu diệt!! Chúng ta, người của miền Nam chắc sẽ không bao giờ chấp nhận một thứ hệ luận kỳ quái xuẩn ngốc độc địa kia, chúng ta cũng không nghĩ có một thứ lý luận sơ đẳng tàn hại như thế đã được thành hình làm phương châm chỉ đạo cho bao nhiêu hành động cuồng sát. Nhưng thật sự đã xảy ra, xảy đến tột độ kinh hoàng, xảy đến trong chót cùng kinh ngạc... Mậu Thân ở Huế, tháng 4-72 ở Quảng Trị, tháng 3-72 trên đường 13 hướng An Lộc-Chơn Thành, dù tôi là người lính chiến thuần tuý đã đi trong lòng cái chết qua thời gian đằng đẵng cũng đã không hiểu nỗi tâm trạng đối phương hằng vang dội trong lòng mãi mãi câu hỏi trên. Nhưng hôm nay trong căn phòng kín cửa nhìn cây viết cũ kỹ trên tấm nỉ xanh lòng chợt khám phá ra nguyên lý của hệ thống giết người... Kinh khiếp thật, người Cộng sản đã giết người qua định nghĩa. Định nghĩa cấu tạo từ mùa thu cách mạng, hệ thống hoá thêm bởi mười chín năm trời trong “chủ nghĩa xã hội. Định nghĩa ví như một lá cờ đuôi nheo nhàu nát được mang ra làm chỉ đạo cho cuộc tàn sát tận tình. Tôi hiểu ông Ngô Đình Diệm, người quân tử vụng về của thời đại chỉ vì không theo kịp với nhịp biến động của thế giới chính trị nên phải trả giá bằng cái chết tàn khốc, sự kiện không canh tân hoá ý niệm chỉ đạo điển hình qua chiếc bàn gỗ nặng nề của thời Louis XIV. Vậy nên, viên sĩ quan cộng sản làm sao đuổi kịp được thế giới, hiểu kịp được tâm tư của người dân miền Nam khi trên tay vẫn còn nâng niu hoài cây viết cũ, đầu óc đặc kịt những lý luận “sắc bén” của đồng chí Đại Tướng, một ông giáo sử địa của những năm 1930, soạn thảo phương châm chỉ đạo chiến tranh bằng những luận cứ hồ đồ: “Cuộc vũ trang đấu tranh của nhân dân Việt Nam thành công trước tiên chính là nhờ sự thắng trận của Hồng quân Liên Xô đối với Phat-xít Đức, Nhật..”. Vừa phải thôi, chính vì cuộc thắng trận khốn nạn đó, Pháp mới có thể trở lại Việt Nam để cùng anh dự tiệc máu người Việt Nam qua chín năm dàị. Thế nhưng luận cứ trên đã viết thành lời, đã đại chúng hoá bằng những tờ ronéo nhem nhuốc, phổ biến đến mỗi cán bộ xã ấp, mỗi “chiến sĩ” với đầu óc bít kín như những viên gạch được xếp đầy đặn chờ hơi nóng nung đốt, để hôm nay - 1973, ở Lộc Ninh, ở Thạch Hãn đâu đâu cũng chỉ nghe: Chủ nghĩa Mác, Lê-Nin dạy chúng ta rằng: Chiến tranh, nhà nước, quân đội đều là những hiện tượng lịch sử, những hiện tượng đó đặt cơ sở trên các giai cấp xã hội đối nghịch và sẽ không còn nữa khi xã hội loài người không còn chia thành giai cấp đối nghịch, nghĩa là khi chủ nghĩa Cộng sản đã thắng khắp thế giới...!!! Chủ nghĩa Mác, Lê-Nin, Cách Mạng tháng 10 hình như chỉ còn là tài liệu nghiên cứu cho một giai đoạn lịch sử đã đi qua... Nhưng Trung Tá Năm Tích - Tư lệnh phi trường Lộc Ninh - gã nông phu phụ bạc ruộng đồng để hân hoan cùng “quân hàm tương đương” cứ lập đi lập lại hoài bài học đó. Phải chăng trong đầu óc đặc cứng đó chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện toàn hảo trên quân hàm mà Năm Tích suốt đời không bao giờ có ý niệm?!!
 
Tháng 3-1973