Tháng chín

Bây giờ, loài ve sầu đã mồ yên mả đẹp. Nhiều cậu đang chờ hóa kiếp bướm để được sống một lần với mùa xuân và nếu chết sớm, sẽ được ép vào những trang sách đẹp nhất của các cô học trò mơ mộng. Bây giờ, loài tu hú đã bay về rừng, đang tương tư rặng vải mùa hạ miền xuôị Và, bây giờ, cây đang làm đám ma cho lá. Lá rơi ban ngàỵ Lá rụng ban đêm. Lá ốm. Lá úạ Rồi lá chết. Thương nhất là những chiếc lá bàng. Thân xác to lớn thế mà cũng bị sốt rét vàng da, biến chứng đỏ thẫm, chẳng kịp đợi gió đến rửa tội đã vội rớt xuống tuyền đàị Tuyền đài là mặt đường phố, là vỉa hè tháng chín. Tháng chín vào học. Những bước chân tựu trường giẵm nát lá. Lá đaụ Lòng học trò hớn hở. Lòng tôi thì vướng mắc một chúc sắt sẹ Tự nhiên tôi thấy thương xác lá. Tôi tưởng mỗi chiếc lá đều là cuối cùng và tôi muốn giơ hai tay ôm lá vào lòng. Rõ ràng giống thi sĩ Nguyễn Bính viết bài thơ "Cây bàng cuối thu".
Năm nay, tôi nghỉ hè ở quê ngoạị Quê ngoại nhà tôi có một vẻ gì đó thật mơ hồ, một ngăn cách nào đó thật diệu vợị Người con gái đã về nhà chồng là giã từ luôn quê mẹ như giã từ thời son trẻ của mình. Bổn phận làm vợ, làm mẹ bắt hình ảnh quê mẹ nhạt nhòạ Và hình ảnh ấy chỉ thiết tha sống dậy khi nỗi buồn nhuộm nắng hoàng hôn. "Chiều chiều ra đứng cổng sau, Trông về quê mẹ ruột đau chìu chìu". Từ nỗi thiết của người mẹ, đứa con lớn lên, yêu quê ngoại hơn yêu quê nộị Quê nội gần gũị Quê ngoại xa vờị Gần gũi quá, quen thuộc quá dễ gây chán nản. Xa vời quá, lạ lùng quá khiến ta mơ ước. Và ta ngỡ niền mơ ước của ta sẽ no đầy nếu ta được sống ở quê ngoại rộn ràng trong ký ức, quê ngoại rực rỡ trong những câu chuyện kể của mẹ tạ Một lần, lên tám, tôi đã theo mẹ tôi về quê ngoạị Bẵng đi mười năm, vẫn chưa có lần thứ haị Tôi cố hình dung ra quê ngoại và sự quạnh hiu đánh đai lấy cuộc đời những người bên ngoại của tôị Không tài nào hình dung nổị Và tôi chỉ còn mang máng nhớ nửa ngày đường ô tô, qua chuyến phà lớn, chuyến đò nhỏ mới về tới quê ngoại.
Mấy tháng trước, tôi đã đọc cuốn "Quê Mẹ" của Thanh Tịnh. Thấy tâm hồn xao xuyến chi lạ. Rồi đọc tiếp truyện ngắn "Con so về nhà mẹ", cũng của Thanh Tịnh, đăng trên Giai Phẩm Tết Ngày Nay, tôi rơm rớm nước mắt. Cậu chuyện thật giản dị: Hai vợ chồng trẻ cưới nhau được một năm thì chị vợ mang thaị Nhà chị ở xóm làng bên kia sông. Gần ngày sinh đẻ, anh chồng đưa vợ về nhà mẹ sinh con sọ Tiễn chân vợ tận bến đò anh chồng mới trở lại nhà mình. Con đò dẫn chị vợ về nhà mẹ. Chị nghĩ ngợi mông lung... Tôi không hỏi mẹ tôi xem ngày mẹ tôi sinh tôi, mẹ tôi có về quê ngoạị Nhưng câu chuyện "Con so về nhà mẹ" bắt tôi tưởng tượng nhiềụ Tôi thương mẹ tôị Tôi thương quê ngoại vô vàn. Vì vậy, vụ hè năm nay, tôi xin bố mẹ tôi cho về nghỉ ngơi ở quê ngoạị Tâm trạng tôi từa tựa tâm trạng thi sĩ Xuân Tâm. "Trong khoảnh khắc sách bài là giấy cũ". Chiếc va ly của tôi lèn chặt niềm vui cùng với hàng chục cuốn tiểu thuyết của Lê Văn Trương, Tô Hoài, Ngọc Giao...
Ở quê nội, tôi có ông chú nghiêm khắc. Ông là sinh viên luật khoạ Hè nào ông cũng về quê với những cuốn sách dầy cộm. Chú tôi kèm tôi học nửa buổị Ông bắt tôi làm những bài toán hóc búa và bắt phân tích văn phạm Pháp văn mờ ngườị Tôi sợ nhất chia động từ. Mà chú tôi cứ muối tôi thuộc lòng những động từ khuôn mẫu đủ "mốt", đủ "tăng". Những động từ bất quy tắc phải thuộc như cháọ Chú tôi đánh tôi thẳng taỵ Ông thích đêm "nhãn hiệu" sinh viên ra khuyên nhủ tôị Mùa hạ, ở quê nội, không bao giờ là mùa xuân nữạ Ở quê ngoại thì tuyệt vờị Mọi người coi tôi như hãy còn bé bỏng. Các cậu tôi, cái d`i tôi thay phiên nhau chiều chuộng tôi, chỉ lo tôi buồn tôi đòi về tỉnh. Ông cậu út được phó thác trách nhiệm bày đặt các cuộc vui cho tôi chơị Cậu tôi dẫn tôi đi câu, đi giăng bẫy chim, đi bơi và dạy tôi thổi ống xì đồng. Suốt ngày, hai cậu cháu vác ống xì đồng tìm chim cu gáy mà thổị Cậu tôi chịu khó kiếm đất sét, viên đạn, nung khô rồi tiện tròn. Cậu tôi thổi ống xì đồng rất giỏị Chim sẻ vặt lông rán ăn ngon miệng.
Những giấc ngủ trưa của tôi thường kéo dài đến xế chiềụ Hễ thức dậy là có thức ăn ngaỵ Hôm nay bún riêu cuạ Mai bánh cuốn. Mốt xôi chè... dDêm trăng, bà ngoại tôi thả vó tôm. Tôi theo bà tôi đi cất vó. Những chú tôi giẫy đành đạch trong vó bằng vải màn cũ nhuộm nâụ Hắt các chú vào cái rổ có cành tre, các chú giẫy lạo xạo vui tai lắm. Trên đời, nếu những bữa cơm nào đáng nhớ nhất, tôi sẽ chẳng ngần ngại kể ngay những bữa cơm trưa ở quê ngoại nhà tôị Một đĩa rau muống tíạ Một bát tương nhỏ. Một đĩa tôm đầu đặc trước kho mặn vắt chanh. Ly kỳ là bát nước rau muống. Đang xanh, vắt chanh vào nó đó tíạ Quê ngoại chiều chuộng tôi quá khiến tôi tưởng tôi còn bé bỏng thật tình, dù bà ngoại tôi vẫn nói đùa "cháu lấy vợ được rồi đấy". Nghe con cá quẫy mạnh dưới ao, tôi bảo cậu tôi "Cháu thèm ăn cá chép kho", lập tức, cậu tôi thả vó xuống ao và rủ nhiều người tắm dồn cá về phía vó. Và cất cá chép to nhất mới bắt.
Điều làm tôi sung sương hơn cả là, ở quê ngoại, không ai kèm tôi học hay giục tôi lo bài vở. Tôi tự dọ Chiếc võng mắc dưới giàn hoa lý vườn, tôi nằm đọc truyện Tô Hoài, Ngọc Giao rồi ngủ. Cuốn sách cuối cùng đem về quê ngoại của tôi, tức mình ghê, không phải là cuốn truyện. Đó là tập thơ "Tâm hồn tôi" của Nguyễn Bính. Tôi đọc bài đầu, cất đị Buồn quá, lại lôi ra đọc. Và tôi thích. Tôi học thuộc lòng. Tôi mê thơ từ đó, bắt đầu bằng thơ Nguyễn Bính. Tôi nhớ bài "Cây bàng cuối thu":
Thu đi trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn
Hôm nay bởi thấy tôi buồn
Lìa cành theo gió lá buồn qua song
Hai tay ôm lá vào lòng
Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây
Ba tháng hè ở quê ngoại, tôi biết yêu thơ, biết buồn. Quê ngoại nhà tôi phả vào tâm hồn tôi khói hương mơ mộng cùng lúc tuổi tôi vừa lớn. Cho nên, ngày khai trường năm nay, đi trên con đường cuối thu đầy lá chết, tôi thấy quanh tôi vướng mắc một nỗi buồn man mác. Phải chăng khi cậu trai biết buồn là cái nụ hoa đầu trong trái tim cậu muốn nở? Hay cánh bướm thoát khỏi hồn cậu đòi đậu trên một cánh hoả Tôi đến trường hơi muộn. Vì đi chậm để thương những chiếc lá vàng. Vẫn cảnh náo nức cũ, cảnh náo nức của tựu trường. Tôi không tìm được một nỗi vuốt ve nào ở những mùi thơm của trường lớp, bàn ghế sau ba tháng hè xa vắng. Có lẽ "mùa xuân trong mùa hạ" hãy còn quá ngon. Dường như, tựu trường không mang lại một xúc động cho niên thiếụ Kỷ niệm chỉ hiện hình và bốc khói làm cay mắt tiếc thương ở một tuổi nào đó khi hiện tại và dĩ vãng đã ngăn cách bởi những thôi đường dài hun hút khó về, không thể trở về. Anatole France, Thanh Tịnh, Huy Cận viết lại "Giờ náo nức của một thời trẻ dại" bằng hồi tưởng. Và hồi tưởng, người ta mới hay miếng than dĩ vãng là kim cương hiện tạị Cái mình ngỡ không vuốt ve mình hôm qua sẽ vuốt ve mình muôn thuở. Tựu trường của niên thiếu thường gây ngỡ ngàng, chán nản cho niên thiếụ "Chín mươi ngày nhẩy nhót ở đồng quê" chưa thỏạ Riêng tôi, ba tháng hè ở quê ngoại mới là một ngàỵ Tôi muốn mùa hạ kéo dài thêm để nằm hoài trên võng trưa đọc tiểu thuyết Ngọc Giao, Tô Hoài, ngủ rơi xách xuống vường và thức dậy mơ màng cùng tiếng chim cu gáy, tiếng ve sầu rên rỉ, tiếng tu hú vang vọng không gian nhịp điệu buồn tênh. Nhưng nùa xuân của học trò bước quá nhanh. Giờ cuối cùng một niên học chấm dứt, người học trò vui vẻ: "Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết". Giờ cuối cùng của ba tháng hè chấm dứt, chẳng nghe ai mừng rỡ.
Trống trường báo hiệu xếp hàng vào lớp. Tôi thẫn thờ vào lớp học cơ hồ con chim khuyên bị thả vào chiếc lồng trẹ Cửa sổ mới sơn, cái cửa sổ thiếu mùi thơm của hoa cau, nhỏ bé chỉ nhìn rõ một khoảng trời không đủ các sắc mâỵ Tôi đâm ra khó tính và cảm giác quanh tôi hoàn toàn câm nín. Bàn ghế câm nín. Bảng đen câm nín. Ngay cả sự ồn ào sắp chỗ ngồi, tranh chỗ ngồi cũng câm nín. Thầy giáo xuất hiện. Những lời nói đầu: Năm nay là năm thi cử, các anh phải làm việc chuyên cần. Vượt đoạn đường này các anh mới hy vọng lên trung học đệ nhị cấp rồi lên đại học. Các anh chép thời khóa biểu... Bút viết ấn mạnh mực mới rạ Tay run rẩỵ Tôi chép thời khóa biểu khó khăn hơn làm bài tập đại số phương trình bậc haị Buổi học đầu của niên học mới sao mà uể oải! Thầy giáo nói chuyện thi cử, kể những kỷ niệm thi cử. Tôi ngồi tiếc nhớ những ngày nghỉ hè ở quê ngoại và lẩm bẩm ôn những bài thơ tình của Nguyễn Bính. Truyện dài "Nhà Quê" của Ngọc Giao thật haỵ "Quê người" của Tô Hoài thật hấp dẫn. Tại sao thầy giáo không chịu hỏi: Hè vừa qua các anh có vui không? Ai có kỷ niệm đẹp nhất ba tháng hè? Tôi sẽ đứng lên đọc bài "Cây bàng cuối thu" của Nguyễn Bính và nói tựu trường năm nay tôi biết thương những lá úa lìa cành. Buồn thay, thầy giáo chỉ nói về hệ số của các môn học. Đại số, Hình học, Vật lý, Hóa học, Vạn vật, Việt văn, Pháp văn, Anh văn, Sử ký, Địa lý, Công dân giáo dục, những tảng đá bắt gặp ở đoạn đầu đời mơ mộng. Năm nay học Hình học không gian! Tam giác quay chung một trục sinh ra hình nón. Ba điểm tạo nên một mặt phẳng. Tam giác quay không chịu sinh ra một bài thơ Nguyễn Bính.
Sự uể oải kéo dài đúng một tuần lễ. Khi tôi nghĩ đến ông chú sinh viên luật khoa, nghĩ đến trường thi bên Nam dDịnh, nghĩ đến tiếng thở dài não ruột của bố mẹ hay tin con mình thi trượt thì lớp học của tôi có một học sinh mớị Một nữ học sinh. Chiếc lồng nhốt con chim khuyên bỗng được thả lên một cánh hoa phượng. Vì tên nàng là Phượng. Trần Thị Hồng Phượng...
Phượng là nữ sinh duy nhất của lớp đệ tứ. Lên trung học, tôi chuyên ngồi bàn đầụ Ông chú sinh viên của tôi khuyên tôi nên chiếm bàn đầụ "Vì thầy giảng bài dễ nghẹ V`i thầy "chú ý " mình nhất. Vì sợ thấy "chú ý " mình hết dám lười biếng". Đó là những điểm lợi của những anh học trò.... gạo cỡ ông chú sinh viên của tôị Còn những anh học trò "tài tử", yếu toán, kém lý hóa mà bị ngồi bàn đầu là một tai họạ Thầy yêu, cứ bắt lên bảng sửa toán thì nguy hiểm vô cùng. Thành thử, bàn đầu thường dành cho những tay xuất sắc. Con gái ưu tiên ngồi bàn đầụ Phượng vào học, tôi phải xuống bàn thư hai, ngồi sau nàng, suốt buổi học ngắm suối tóc nàng chẩy dài trên bờ vaị Khung cửa sổ nhỏ nhìn thấy một khoảng trời thiếu nhiều sắc mây bỗng trở nên vô nghĩa.
Từ mái tóc Phượng tỏa ra một mùi thơm kỳ tuyệt. Mùi thơm của hương tóc hay mùi thơm của gáỉ Tôi ngột ngạt trong mùi thơm đó, tưởng chừng thấy một thế giới tiểu thuyết, một cõi trời thơ ở mái tóc nàng. Mùi thơm nàng bàng bạc khắp gian lớp. Không phân chất nổi nó giống mùi thơm nào của đất trời, hoa lá. Nhưng nó làm cả lớp học ngất ngâỵ Những anh học trò luộm thuộm nhất cũng đã chịu khó sửa lại cổ áo, mái tóc. Ngôn ngữ bạt mạng thì để dàng lúc vắng nàng mới phóng rạ Nàng đã làm những anh học trò ngổ ngáo hóa thành nai vàng ngơ ngác. Nàng không hiểu nàng là quyền uy
của lớp học. Ngồi bất động. Mắt chỉ nhìn lên bàn thầỵ Giờ ra chơi nàng không thèm rạ Chơi với ai nhỉ? Tôi nghĩ thế và bắt thương nàng cô đơn. Nang là chiếc lá bàng cuối thụ Nàng là con chim khuyên trần gian. Nàng là cơn lốc nhỏ đang thổi lay động tâm hồn tôi, một thứ tâm hồn vừa lên mầu xanh mơ mộng bằng thơ Nguyễn Bính. "Hình như nàng có nỗi buồn hơn tôi."
Hai hôm sau, tôi nhớ thật rõ, đúng rồi, hai hôm sau, nhằm giờ Việt văn, nàng quay xuống bàn tôị Vừa học đọan tài sắc của chị em cô Kiều và tôi thắc mắc tại sao Nguyễn Du quên tả mái tóc của Thúy Kiềụ Cả Nguyễn Gia Thiều cũng quên tả mái tóc của người cung nữ. Người đời xưa không thích tả mái tóc giai nhân? Có lẽ, ngày xưa, gian nhân đội khăn hoặc búi tóc nên thi sĩ không cảm nổi vẻ đẹp của mái tóc. Nàng quay xuống bất chợt khiến tôi hốt hoảng như một tên trộm bị bắt quả tang. Tên trộm đương say ngắm mái tóc nàng mà trách người tài tử ngày xưạ Đôi mắt tôi, chắc chắn, chứa nhiều ý gian. Nàng mỉm cườị Nụ cười làm quen. Tôi ngẩn ngơ một nỗị Nàng khẽ hỏi:
--Anh có thể cho Phượng mượn nhũ+ng quyển vở của anh không?
Tôi thấy nóng ran đôi taị Tôi thấy nhịp tim của tôi dồn dập. Tôi thấy hồn tôi thoát khỏi xác tôi và chui ra khung cửa sổ bay bổng lên trời cao.
--Được chứ, anh?
Tôi gật đầu, đáp gọn:
--Được.
Và hỏi:
--Bây giờ à?
Nàng cườị Lại cười:
--Maị Mai thứ bẩy anh đem hết vở bài học, bài làm cho Phượng mượn. Chủ nhật Phượng ở nhà chép. Anh nhớ đấy nhé!
Tôi gật đầu nữạ Nàng quay lên. Và tôi nguyền rủa tôi đần độn, ngu ngốc, thô lỗ, man di mọi rợ. Đã đọc tiểu thuyết của Ngọc Giao, Tô Hoài, Thâm Tâm, Thạch Lam, thuộc hàng trăm câu đối thoại bay bướm, tình tứ mà có dịp đối thoại với con gái thì chỉ biết gật đầu và đáp, hỏi quê mùa, đồng chua nước mặn. Phượng hỏi mượng vở của tôi để chép bài cũ. Thế thôị Thế mà cũng gây một "dư luận" trong lớp. Giờ ra chơi, bạn bè xúm quanh tôi phỏng vấn tình hình. Quan trọng lắm. Đây là một biến cố của những chàng trai vừa lớn, những chàng trai hung hăng, bất chấp tất cả nhưng đứng trước mặt con gái thì đôi tay bỗng dài ngoẵng chẳng biết nên cất chỗ nào cho tiện, đôi mắt đang ngời sáng bỗng mờ tối, cái miệng đang liến thoắng bỗng nín thít, đôi khi nói chẳng nên lời, dùng văn câu bất thành cú, "thì, mà " thừa thãị Rất nhiều câu phỏng vấn nghịch ngợm, ghen tị, tựu chung là phục sát đất. Họ đặt cho tôi những tên mới: Tú Quyên, Lục Văn Tiên, Kim Trọng, toàn là những nhân vật chiến thắng tình yêu trong các tác phẩm đã ghi vào văn học sử mà chúng tôi đã học, đang học. Phải nói rằng tôi sung sướng, tôi kiêu hãnh. Niềm sung sướng một lần duy nhất của đời người là lần ta vừa lớn, vừa biết mơ mộng ta được quen ngay với người con gái để ta ngỡ như ta và nàng đã yêu nhaụ Tâm hồn những cậu trai vừa lớn thật rộng rãi và thích nhận vợ Cứ quen một cô gái thì tưởng chừng đã yêu cô gáị Không tưởng chừng vội vàng sẽ bị bạn bè gán thép ngaỵ Tôi tưởng chừng đã yêu Phượng, đã yêu Phượng như những nhân vật nam đã yêu những nhân vật nữ trong tiểu thuyết, trong thợ Tự nhiên, tôi mua sự bối rối và bầy đặt sự xấu hổ. Tôi yêu dễ dàng. Ôi, tình yêu dễ dàng, tình yêu đủ màu sắc cầu vồng, tình yêu bong bóng trời mưa.
Tan học về, tôi không thiết ăn cơm. Tháng chín tuyệt vờị Tựu trường tuyệt vờị Mùa thu năm nay mới là mùa xuân. Mùa hè vừa qua vất đị Tiếng ve sầu, tiếng tu hú buồn nản. Không gian quê ngoại nằm gọn ở nụ cười của Phượng, người con gái hẳn đã yêu tôi, chỉ yêu tôị Lục cuốn thơ Nguyễn Bính đọc vụ hè tìm một bài dặn dò xa xôị Không có. Xin tiền mẹ bảo mua cuốn sách giáo khoạ Nhưng đến hiệu sách mua tập "Lỡ bước sang ngang" của Nguyẽn Bính. Cả buổi trưa mê man đọc và gửi lòng mình vào thợ Tuổi trẻ, thơ và tình yêụ Ba thứ đó quyện lấy nhau, gắn bó keo sơn. Thiếu nó là không có tuổi trẻ, là tuổi trẻ què cụt, tuổi trẻ quáng gà, tuổi trẻ tàn bạo, tuổi trẻ thành đàn ông ưa lý sự, bất mãn nhằng và đói kém kỷ niệm làm ngườị Hạnh phúc không bao giờ đến với những kẻ sinh ra đời đã làm đàn ông. Hạnh phúc chỉ đê"n với những kẻ sinh ra đời biết t`im cách hưởng trọn vẹn thời tuổi trẻ thơ mộng. Thời đó là thời của tình yêu, thi ca va âm nhạc. Những ai chống đối mơ mộng là chống đối đấng sáng tạọ Bởi vì, đấng sáng tạo tạo ra loài người đã dặn loài người yêu nhaụ Thương hại thay những kẻ không biết yêụ Thương hại thay những kẻ cầm dao đòi giết tình yêu và sự mơ mộng.
Nguyễn Bính chưa giúp tôi được điều gì. Tôi cũng chưa hiểu mình nên dở cái trò gì trong những cuốn tập bài học, bài làm sắp cho Phượng mượn. Thôi hãy gượm. Vội vàng chi? Tôi tự nhủ tôi và sắp xếp những cuốn vở thật tươm tất. Ít ra, nàng sẽ phục ta là người học trò gương mẫu, sách vỡ sạch sẽ, bài làm toàn mười tám điểm trên hai mưƠị Tôi nhìn tôi trong gương. Khen thầm: Được đấy, mày có vẻ Lục Vân Tiên lắm, Chương ạ! Mày khuê nặn bước tượng nhỏ sửa soạn tặng Kiều Nguyệt Nga đị Buổi chiều xuống thong thả. Những mảng nắng hoàng hôn đến với tôi bằng ý nghĩ khác. Tôi vừa biết thế nào là từng giọt nắng và nỗi rét mướt của thời gian chờ đợi.
oOo
Sáng hôm sau, qua một đêm chiêm bao đẹp, giã từ chiêm bao đẹp, tôi đến trường thật sớm. Sân trường còn vắng hoẹ Thế mà, ở gian lớp của tôi, Phượng đã có mặt. Qua song cửa sổ nhìn vào, Phượng giống hệt con chim khuyên cô độc. Tôi bước vào lớp. Nhẹ nhàng lắm nhưng vẫn làm lay động chiếc lồng. Con chim khuyên giật mình. Rồi đôi mắt nó long lanh mừng rỡ. Phượng cườị Nụ cười buổi sáng rực rỡ như bình minh. Nàng đứng dậy:
--Anh tới sớm quá.
--Phượng tới sớm hơn tôi.
Nàng đỡ chồng vở trên tay tôị Cử chỉ quen thân và hồn nhiên. Tôi bối rốị Tự nhiên, tôi cười vô duyên dáng, đoảng vị. Nàng ngó chăm chăm tên tôi viết nắn nót, viết bằng bút "rông" ở cái "ê ti két". Phượng thích thú:
--Biết tên anh rồị Thiên Chương. Những một ngàn chương cơ à?
--Không phải đầu.
--Thế là gì?
--Là những vì sao, là tinh tú, là văn chương trên trời.
--Tên anh hay tuyệt.
Tôi đã ngồi xuống ghế của tôị Phượng cũng ngồị Nàng ngồi quay lưng vè^ phía bảng đen. Như vậy, hai chúng tôi giáp mặt nhaụ Tôi thấy khuôn mặt nàng đẹp cơ hồ những giấc chiêm bao chợt đến, chợt đi đêm quạ Tôi chưa hiểu Phượng đẹp đến độ nào, chỉ biết nàng đang làm tôi xao xuyến. Có lẽ, người con gái ta quen trước nhất ở đoạn đầu tiên thiếu mà ta tưởng chừng đã yêu nàng là người con gái đẹp nhất. Nếu một mùi hương khó phân chất, theo thi sĩ, thì Phượng càng không nên so sánh với bất cứ ai, bất cứ cái gì, trừ những chiêm bao đẹp. nàng hỏi:
--Anh Chương là học trò mới?
--Tôi là ma cũ.
--Anh định bắt nạt ma mới chăng?
--Tôi không dám bắt nạt aị Phượng chắc không phải người tỉnh này?
--Vâng.
--Mọi năm học đâu?
--Hà Nội.
--Ở đây buồn lắm, tỉnh lỵ nhỏ bé, dân đồng chua nước mặn.
--Nhưng đời sống êm đềm. Học trò hiền ghê là. Họ tránh đường cho Phượng đi và chẳng ai trêu cợt. À, hè qua anh có đi đâu chơi không?
--VỀ quê ngoại.
--Sao anh không ra bãi biể Đồng Châụ Tỉnh này có bãi biển Đồng Châu đẹp nhâ ''t Việt Nam.
--Quê ngoại tôi đẹp hơn nhiều.
Tôi kẻ chuyện quê ngoại nhà tôi cho Phượng nghẹ Nàng ước ao một dịp hè nào đó sẽ theo tôi về quê ngoại nhà tôị Câu chuyện đang vui và tôi hết bối rối thì bỗng dưng tôi nói một câu ngu ngốc:
--Mai Phượng sẽ chép bài mỏi tay.
Phượng mím môi rồi bẻ bão tay:
--Chắc phải mua một lọ dầu Nhị Thiên dDường.
Tôi hỏi:
-Để làm gì?
Phượng nheo mắt:
--Anh không hiểu để làm gì à?
Tôi gật đầu:
--Để làm gì vậy?
Phượng cười:
--Để bóp tay sau khi chép hết bài cũ.
Tôi suy nghĩ giây lát:
--Hay là...
--Hay là bóp tay bằng dầu Con Hổ?
--Hay là Phượng để tôi chép bài giúp.
--Rồi Phượng làm gì?
--Phượng...
Tôi không biết trả lời saọ Im lặng. Tôi đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ. Một khoảng trời của tôi còn y nguyên. Vẫn thiếu đủ sắc mây song nó mới phủ lên một vẻ kỳ ảọ Tôi nghe rõ tiếng trái tim tôi đập. Tôi chớp mắt và tưởng một bình minh nạm vàng ngập lụt trong mắt tôị Tháng chín quả là tuyệt vời. Tôi đứng lên:
--Họ sắp tới.
Và tôi bước nhanh khỏi lớp. Một lúc, sân trường đã đông đầy học trò. Những người bạn tinh nghịch vỗ vai tôi thân mật:
--Kiều Nguyệt Nha đến sớm ghệ Kim Liên đâu hả, Lục Vân Tiên? Phong Lai cướp mất nàng rồi ư?
Tôi làm bộ nghiêm nghị:
--Đừng đùa nhảm.
Thì họ dọa:
--Bạn chê Lục Vân Tiên, tôi sẽ là Lục Vân Tiên đánh Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga.
Tôi bỗng dậy từ đáy lòng chút gì hờn ghen, khó chịụ Hai giờ dDại số, tôi không nghe kịp thầy giảng. Hồn tôi thả trên dòng suối tóc Phượng. Tôi nhớ một đoạn giảng văn óng ả học năm ngoái, đoạn giảng văn dịch của Chateaubriand. Suối tóc Phượng như thác Niagarạ Và tôi, tôi là Chateaubriand đứng ngắm thác chảy "Mơ màng trên những bờ nước rộng, rút lại thấy một mình đứng trước Thượng dDế". Mơ màng trên suỐi tóc ngạt ngào hương thơm và thấy mình ngồi dưới bảng đen. Tiếng phấn viết ken két nhằng nhịt những con số dễ làm nản chí. Đừng tháng mười vộị Thong thả đã. Hãy là đầy tháng chín. Tháng chín kéo dài cho mộng mơ no nê rồi tháng mười không sao đâụ Tháng chín cho tôi đủ thì giờ trách móc tôi khờ khạo, bí tắc một câu trả lời "Rồi Phượng là gì ".
--Anh Chương!
-Đạ.
--Anh đang mơ mộng gì đó?
-Đạ, con đang nghe bài.
--Hiểu chứ?
-Đạ hiểu.
--Lên bảng!
Tôi lên bảng, run run cầm cục phấn. Tay trái xóa bảng. Bụi phấn bay tung. Tôi quên tôi sắp bị mắng. Tưởng tượng bụi phấn như bụi tuyết trắng xóa đầu mình. Tưởng tượng mái tóc mình là cành lê điểm hoa phấn trắng. Tưởng tượng bụi phấn cơ hồ lớp sương buồn. "Sương buồn ôm kín non sông". Ấy là cơn mơ mộng của cậu học trò. Tôi đang đóng trọn vẹn vai trò cậu tạ Và phải khó khăn lắm mới làm nổi bài ứng dụng tầm thường. Thầy đuổi về chỗ:
--Năm nay xuống dốc đấy nhé, Chương. Tại sao thế?
Thưa thầy tại con bận tìm câu trả lời "Rồi Phượng làm gì". Câu trả lời khó gấp trăm lần bài toán khó nhất.
--Phải cố gắng.
-Đạ.
Tôi nghĩ thầm: Tháng chín chưa dứt. Tháng tuyệt vời của tôi chưa thể giã từ tôị Ít nhất, trước khi giã từ, nó nên cho tôi một kỷ niệm. Phượng quay xuống:
--Anh có buồn không?
Tôi nói:
--Tôi chỉ buồn tháng chín qua mau.
--Tại sao?
--Vì chưa kiếm ra câu trả lời Phượng "Rồi Phượng làm gì" nếu tôi chép bài giùm Phượng.
Phượng lại cười:
--Liệu cuối tháng chín anh kiếm nổi chưa?
Tôi gật đầu:
--May ra.
Hai giờ nối tiếp là hai giờ Vạn vật. Tôi không thèm nghe giảng bàị Thầy cứ giảng và tôi cứ vẽ mái tóc Phượng trong quyển vở nháp. Chợt nhớ bài thơ rất học trò của Tế Hanh:
Những vở: soạn bài hay toán, luận
Địa dư, cách trí... dáng lo âu
Chỉnh tề đầy đủ như ông giáo
Vở nháp tôi thôi giống học trò.
Bìa rách lung lay giấy chẳng lành
Mực thì đủ thứ: tím, đen, xanh...
Không cần giấy thấm, không cần thước
Bài chép chưa xong đã chép tình
Nháp luận chữ tây rồi quốc văn
Đôi lời thầy giảng chép lăng quăng
Trò chơi giải trí bên bài toán
Rất khó, bài thơ trải điệu vần...
Và các tên người trạm khắp trương
Làn môi, cặp mắt, vẽ từng đường
Ấy là những lúc chàng trai nhớ
Nghĩ đến ngày kia thoát khỏi trường.
Đó, đâu riêng gì tôi mơ mộng? Và đâu riêng gì tôi vẽ mái tóc một người bạn gái vào cuốn vở nháp? Chàng trai Tế Hanh vẽ làn môi, cặp mắt con gái và ghi nhằng nhịt tên các nàng để nghĩ "ngày kia thoát khỏi trường". Chứ tôi chỉ vẽ một mái toc'' và không vao giờ nghĩ ngày mai dời bỏ trường lớp. Tháng chín với tôi còn yêu dấu, nữa là trường lớp của tôị Phượng không biết tôi đang vẽ mái tóc nàng. Mái toc'' nàng là tấm bản đồ dẫn hồn tôi phiêu du đến bờ mơ bãi mộng. "Rồi Phượng làm gì"? Phượng đừng làm gì cả, Phượng hãy ngồi yên cho tôi trốn những giờ học khô khan trên nụ cười nàng. Câu trả lời đà có. Nhưng cuối tháng chín liệu tôi dám trả lời Phượng không?
Sáng thứ hai, Phượng đem trả tôi những cuốn vỡ bài học, bài làm. Hôm nay, tôi vào lớp sớm hơn Phượng. Nàng ngạc nhiên:
--Anh đi học từ năm giờ à?
Tôi ngượng ngùng:
--Vừa mới tớị Phượng chép xong bài chưa?
Phượng vui vẻ:
--Mất cả ngày chủ nhật. Được cái đỡ phải bóp tay bằng dầu Con Hổ.
Tôi thấy những cuốn vở của tôi được bọc giấy bóng mầy xanh. Ngỡ ngàng đôi chút. Và xao xuyến thật nhiềụ Phượng đan hai tay vào nhaụ Nàng không nhìn một khoảng trời quen thuộc của tôi qua khung cửa sổ:
--anh thích mầu xanh chứ? Những cuốn vở của anh quý lắm, có thể bầy ở... Bảo Tàng Viện.
Phượng không cho tôi trả lời, nói tiê"p:
--Bây giờ mà vẫn còn người học sinh trung học dùng vở đóng bằng giấy nguyên thếp và viết bằng bút mực thì những quyển vở đáng giữ kỹ.
Tôi nói:
--No cũng tầm thường thôi.
Phượng đã quay lạị Nàng ngó tôị dDôi mắt long lanh. Không thể là đôi mắt của một loại chim, dù loài chim hiền nhất, dễ thương nhất. Mắt Phượng, mắt của một cô tiên yêu đờị Chưa đúng. Mắt Phượng, mắt của dòng sông cuối thụ Ồ, sao tôi cứ so sánh một cách nhu đằn thế nhỉ? Mắt Phượng là mắt Phượng. Mắt Phượng rực rỡ một chân trời chiêm baọ Tôi bị thu hút vào đó. Hồn tôi mê mẩn. Trí tôi rối bời.
Phượng khẽ lắc đầu:
--Nó không tầm thường đâụ Chữ anh viết đẹp. Giá mà Phượng biết đoán nét viết.
Tôi hỏi:
--Thì sao?
Phượng cườị Phượng có hàng triệu triệu nụ cườị Nhưng Phượng chưa cười với aị Phượng chỉ mới cười với tôị Tôi muốn Phượng đừng cười với ai, nhất là đừng cười với ai ở lớp học này, ở ngôi trường này, ở tỉnh lỵ nàỵ
--Thì sẽ đoán nổi tâm hồn anh.
--Để làm gì?
--Để xem mai sau anh có hạnh phúc không.
Hạnh phúc à? Tôi không cần hạnh phúc mai saụ Tôi đang có hạnh phúc nếu ý nghĩa của hạnh phúc là lòng mình xao xuyến, bâng khuâng. Tôi vội trả lời Phượng:
--Tôi thích mầu xanh lắm.
--Thế mà Phượng chỉ sợ anh ghét mầu xanh.
--Phượng bảo những quyển vở của tôi quý giá, cuối năm tôi tặng Phượng tất cả, Phượng lấy không?
--Không.
--Phượng chê à?
--Phượng chẳng thích làm kẻ thoán nghịch. Anh muốn nhường ngai vàng cho Phượng sao?
Phượng lật bìa một cuốn vở. Ở trang đầu, tôi bỡn viết hai câu:"Ce cahier est à moi, Comme le reyaume du roi". Phượng gấp bìa vở lại:
--Đó, anh quý vở của anh như ngai vàng của ông vua, đời nào anh cho ai.
--Nhưng tôi cho Phượng. Cho ngay bây giờ. Nếu Phượng đừng từ chối, tôi sẽ không bao giờ viết bài bằng bút mực nữạ Tôi sẽ dùng bút máy viết trên vở bán sẵn.
--Nếu Phượng từ chối?
--Tôi cũng sẽ viết bút máy từ ngày mai.
--Anh từ bỏ ngai vàng?
--Tôi bắt chước vua Bảo Đại, thoái vị về làm công dân một nước độc lập.
Phượng đưa tay vuốt tóc maị Tôi ước ao được làm sợi tóc mai thật ngắn của nàng.
--Phượng phải suy nghĩ, anh à! Bắt tội ông vua làm thường dân mà không suy nghĩ thì lòng mình áy náy đấy.
Tôi không nói gì thêm, lặng lẽ rời chỗ ngồi, bước khỏi lớp. Tôi muốn nghe bước chân tôi trên hè phố sớm maị Và tôi mò ra đường, cúi đầu đi như một thi sĩ. Một thi sĩ, tôi tự hỏi mình có thể là một thi sĩ? Nếu thi sĩ phải biết làm thơ tuyệt diệu thì không bao giờ tôi là thi sĩ. Nhưng nếu chỉ cần chất thơ phủ kín tâm hồn như sương mù phủ kín trời đất đã là thi sĩ và thi sĩ hơn thi sĩ thì tôi đang là thi sĩ. Xuân Diệu định nghĩa: "Thi sĩ nghĩa là run với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây". tôi không vun với gió, mơ theo trăng. Tôi thả hồn tôi trên mái tóc người bạn học gái ngồi bàn đầu và yêu nàng trong những buỔi trưa ngủ say bằng văn Tô Hoài, thơ Nguyễn Bính. Cám ơn tháng chín năm naỵ Cám ơn những chiếc lá vàng úạ Cám ơn Phượng.
Chẳng còn nghe chiếc lá nào rơi rụng. Những thân cây cô độc đã vơi nỗi buồn. Nước mắt cạn thì nụ cười chớm nở. Con đường hết xác lá, con đường bắt đầu reo vuị Nắng cuối thu, nắng hanh vàng an ủi cây cành. Rồi lộc non sẽ đâm chồi và lá sẽ xanh tươị Như đầu tháng chín chán nản cho buỔi tháng chín mừng rỡ. Tôi nghĩ tôi phải làm thợ Đêm qua, đọc "Mưa thu" của Ngọc Giao buồn ngon ngọt. Văn chương nó đưa mình bay bổng, đưa mình viễn dụ Nó ru ngủ mình đấỵ Tại sao mình không chọn giấc ngủ êm ái mà cứ chọn giấc ngủ đầy ác mộng? Tôi muốn trốn học sáng naỵ Trốn học ra bờ sông ngồi nhìn những mảnh bèo lưu lạc và thả hồn mình vào nó, đưa nó táp một bờ bến có lẽ thích hơn cuộc đời vô định của nó. Phải làm cho cánh bèo cũng biết nghĩ nó đang trôi trên dòng sông mơ và sẽ ra ngoài biển mộng. Phải làm cho những cuốn sách giáo khoa biê"n thành những cuốn tiểu thuyết, những tập thơ nữạ Thì chỉ cần học một tuần là hết chương trình một năm. Và thuộc lòng. Và thi đỗ.
Tôi có vẻ không tưởng. Tôi đấỵ Tâm hồn tôi đấy, Phượng đã biết chưả Tôi trở lại lớp học. Con đường reo vui hơn. Hai giờ học đầu không khô khan, uể oải nữạ Tôi chăm chú nghe thầy giảng bàị Thầy giáo là thi sĩ ngâm thơ trên bục gỗ. Bảng đen là giấy mầu hồng. Tôi tưởng tượng thế và tôi không sợ "xuống dóc" đâụ Tháng chín tuyệt vời của tôi ơi, mi có thể giã từ tôi rồi đó. Tháng mười hẳn còn tuyệt vời gấp bộị Lớp học lúc nào cũng thoang thoảng mùi hương. Lòng tôi lúc nào cũng náo nức. Tôi chợt nhớ ngày mai là cuối tháng chín. Chúng tôi sẽ chia tay nhaụ Tháng chín đã cho tôi nhiều kỷ niệm. Tôi gửi tháng chín một kỷ niệm: Những quyển vở chép bài học, bài làm bằng bút mực tím bọc giấy bóng mầu xanh. Tháng chín sợ mang theo mất thì tôi gửi Phượng giữ giùm. Hẳn Phượng sẽ ngạc nhiên, Phượng chưa kịp suy nghĩ, Phượng áy náy đôi chút. Tôi sẽ sửa câu đùa bỡn của tôi thành: "Ce cahier est à toi, Comme la royaume du roi". Nếu Phượng cau mày, tôi sẽ nói: À toi, của tháng chín đó, Phượng ạ! Và chắc Phượng lại cười như Phượng vẫn cười. Với tôi.