Dịch giả: Minh Khuê
Chương 1
33 Lọ Không Khí

Nhà tội phạm học Cesare Lombroso thế kỷ 19 chuyên nghiên cứu xương sọ của tội phạm trong tù. Ông phát hiện xương sọ 1/3 tội phạm có một số đặc trưng giống nhau, những đặc trưng đó bao gồm:
--Khuôn mặt to. So với xương sọ, cổ và cơ thể, bộ mặt chiếm tỷ lệ rất lớn.
--Trán hẹp.
--Lỗ tai đặc biệt to hoặc đặc biệt nhỏ.
--Chân mày rối loạn, khoảng cách giữa 2 chân mày hẹp.
--Xương hàm lồi.
--Mũi hếch, có thể nhìn thấy lỗ mũi.
--Râu ít.
--Tóc bù xù, nhiều tóc quăn.
Người nào mà có tất cả tướng mạo trên chính là tội phạm bẩm sinh. Tôi không biết cha tôi có phải thuộc loại người này không? Trong 8 đặc trưng trên, ông đã có 6 cái, có 2 chỗ không giống: chân mày không rối loạn, khoảng cách giữa hai chân mày không hẹp. Thời trẻ ông cũng được kể là một người dàn ông đẹp trai, năm nay đã 53 tuổi, không biết tại sao càng già ông càng thấp hèn. Quả là bất hạnh, tướng mạo tôi giống cha tôi, là bản sao thời trẻ của ông, chỗ không giống ông là mặt tôi không qúa lớn, mũi không hếch. Lỗ tai của chúng tôi là giống nhau nhất.
Hai giờ sáng tôi nhận được điện thoại của Sở cảnh sát gọi đến, mời tôi đến bảo lãnh Khâu Quốc --cha tôi.
2 giờ 22 phút tôi đến Sở cảnh sát Loan Tử, nói với cảnh sát trực tôi đến bảo lãnh Khâu Quốc. Anh dẫn tôi vào gian phòng phía sau phòng trực. Cha tôi ngồi ủ rũ một bên. Ngồi đối diện ông là một người đàn bà trung niêm phấn son loè loẹt, tóc tai rũ rượi, má bên trái sưng vù, khoé miệng rỉ máu.
--Cô là gì của ông ta? --Cảnh sát dò hỏi tôi.
--Tôi là con gái của ông.
Khi người cảnh sát đó ngẩng đầu nhìn tôi, đó là ánh mắt khinh bỉ nhất mà tôi từng thấy qua.
--Ông ta đánh đập người đàn bà này --Cảnh sát nói.
Tôi hằm hằm nhìn cha tôi. Tên tội phạm ái tình bẩm sinh đã 53 tuổi này gục đầu càng thấp không dám nhìn tôi.
Người đàn bà trung niên để tóc rũ rượi đó yêu cầu cảnh sát đưa bà đến bệnh viện chứng thương. Tôi đóng tiền bảo lãnh, thủ tục làm 30 phút mới xong, cuối cùng có thể rời Sở cảnh sát. Khi rời Sở cảnh sát đúng lúc xe cứu thương chạy vào. Cha tôi vừa bước chân ra khỏi Sở cảnh sát, liền cợt nhả, đưa chân đá cái hộp sữa đang lăn lóc bên đường.
--Người đàn bà đó.....Cha tôi tìm cánh giải thích với tôi.
--Con không muốn nghe!--Hai tay tôi bụm lỗ tai.
--Vừa rồi phá con mất giấc?
--Con còn chưa ngủ! Trường đang đợt thi. Cha cho rằng mọi người đều phong lưu khoái lạc giống cha sao?
--Thành tích của con trước nay luôn tốt --Cha lấy lòng tôi.
Lúc này, xe cứu thương từ trong Sở cảnh sát chạy ra, đưa người đàn bà đó đi bệnh viện. Tôi dang tay ngăn xe cứu thương.
--Chúng tôi quen với người bị thương, có thể đưa bà đi không? --Tôi hỏi tài xế.
Tài xế quay đầu nhìn người đàn bà đó. Bà ta liếc tôi một cái, không phản đối.
--Được rồi --Tài xế đáp.
Tôi và cha leo lên xe. Người đàn bà đó ngồi đối diện chúng tôi. Không cần cha tôi giải thích, tôi đã biết đây là chuyện dan díu nam nữ khiến cho người nhà xấu hổ. Cha thường có đủ thứ bạn gái: trẻ cũng có, già cũng có. Trước kia đã có đám đàn bà xông vào nhà tôi quậy phá, lần này quậy đến Sở cảnh sát, tôi không cảm thấy bất ngờ. Trên ngón tay vô danh bàn tay trái của ông đang đeo một chiếc nhẫn bạch kim. Đó không phải là nhẫn cưới của ông, đại khái là thề nguyền gì đó của ông với một người đàn bà. Ông làm việc gì cũng không xong, bởi vì bẩm sinh của ông chỉ là chuyện yêu đương.
Xe cứu thương mau chóng chạy đến bệnh viện. Xuống xe, tôi kéo cha tôi bỏ đi.
--Không phải đưa bà ta vào bệnh viện sao? --Cha tôi hỏi.
--Ai bảo? Con chỉ muốn đi nhờ xe thôi.
Nhà tôi rất gần bệnh viện này, có thể tiết kiệm tiền taxi.
--Hay lắm! Cha lần đầu đi xe cứu thương về nhà.
Cha luôn bảo con thông minh lắm mà!--Cha lại lấy lòng tôi.
Cha tôi giỏi nhất là nói năng ngọt lịm. Mẹ tôi chắc vì thế mà bị ông gạt về nhà. Về sau lời ngọt lịm không dùng nữa, họ ly hôn năm tôi 14 tuổi. Ông là người rất lạc quan, thường cho rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, cho nên ông không có thói quen tích luỹ, thường không có một đồng xu dính túi. Cha đặt tên tôi là Hoan Nhi là mong muốn tôi
cũng nhiễm không khí hoan lạc. Đáng tiếc tôi họ Khâu.
Buổi trưa đi thi. Sau khi buổi thi kết thúc, tôi đụng mặt Hồ Thiết Hán ở hành lang.
--Đừng quên cuối tuần này gặp nhau --Anh nói.
Hồ Thiết Hán, Chu Mộng Mộng, Dư Đắc Nhân, Âu Hiểu Giác và tôi là bạn cùng lớp, bắt đầu từ lớp 4 mãi đến trung học, tình cảm rất tốt.
Hồ Thiết Hán rất đẹp trai. Cha anh là cảnh sát, con người anh cũng đầy nghĩa khí. Anh từng có thời gian làm trưởng nhóm nhi đồng trong trong tiết mục của Đài truyền hình, trở thành ngôi sao thiếu nhi.
Năm lớp 9, Chu Mộng Mộng đi du học ở Canada.
Ba năm trước nó trở về, chúng tôi lại thường tụ hội với nhau.
Chúng tôi thường tổ chức vui chơi cuối tuần trong căn nhà rộng 900m của Mộng Mộng ở dường Ca Đức. Gia đình Mộng Mộng có mấy nhà hàng đặc sản biển ở đường Nam Bắc. Mẹ nó là người phụ nữ thời trang nhất ở đường Nam Bắc.
--Hoan Nhi! Chị đến rồi! Chị là người đầu tiên đến đó.--Mộng Mộng đón tôi ở cửa.
--Đây là những thứ mẹ chị và chị cần --Tôi đặt hai bịch to đựng mỹ phẩm xuống đất --có 6 chai sữa rửa mặt, 3 chai nước....
--Được rồi! Được rồi! Tổng cộng bao nhiêu tiền?
--1.602 đồng.
--Rẻ vậy sao? Công việc giao hàng của chị thế nào?
--Cũng khá!
--Mình thiệt phục chị. Công việc này tôi làm không được, tôi sợ nhất là nài nỉ người ta mua hàng!
--Cuộc sống buộc người ta mà! --Tôi cười dáp.
Hai năm trước tôi bắt đầu làm tiếp thị và giao hàng cho một cửa hàng mỹ phẩm và thực phẩm bổ dưỡng của Mỹ. Ngoài ra tôi còn dạy thêm ba lớp, cộng lại mỗi tháng kiếm được 8000 đồng. 8000 đồng này dể đóng học phí cho Âu Hiểu Giác. Vì anh, gánh việc đóng học phí cho anh cũng là một niềm vui.
Năm học lớp 7, mười mấy bạn học cùng cấp chúng tôi kéo đến Đại Lãng cắm trại. Sáng sớm khi xuất phát, thời tiết đã không tốt lắm! Khi doàn chúng tôi đến Đại Lãnh, thời tiết dột nhiên biến thành rất ác liệt, sấm sét đùng đùng, cây cối đổ ngã ngổn ngang. Chúng tôi bị khốn đốn trên một bãi cát. Trại đã cắm xong không đầy 5 phút bị gió giật cuốn phăng mất.
Chúng tôi đi dến một làng gần đó. Đã hơn 8 giờ tối, chung quanh tối mịt, rất đáng sợ. Chúng tôi đến gõ cửa một căn nhà có ánh đèn. Một người đàn ông bước ra mở cửa.
Người đàn ông đưa chúng tôi đến một căn nhà gần đó để qua đêm, rồi đòi chúng tôi đóng 200 đồng tiền trọ.
Đó là căn nhà không có người ở. Chúng tôi bước vào, vừa ngẩng đầu nhìn liền phát hiện trên nóc nhà có treo mấy cỗ quan tài.
--Mấy quan tài này là của người già trong làng chúng tôi. Họ có thói quen mua quan tài để sẵn. Mười mấy cái này chỉ có một xác chết mà thôi.
--Xác chết!--Bọn tôi ré lên.
--Một ông già trong làng mới chết đêm nay, chưa đem chôn được nên đặt ở đây --Người đàn ông nói.
--Còn có chỗ khác không? --Có người hỏi ông.
--Chỉ có một chỗ này --Người đàn ông đáp.
Bọn tôi sợ hãi co rúm lại một chỗ. Bọn tôi chưa từng gặp quan tài thật, huống hồ trong đó còn có một xác chết đang nằm.
--Nếu bọn bây không thích thì có thể ra ngoài --Người đàn ông hằm hè nói.
--Chúng ta không có chọn lựa khác, thì ở lại đây thôi --Hồ Thiết Hán nói.
Trong nhà chỉ có một tầng trệt, một gác xép, diện tích cộng lại không qúa 70m. Tầng trệt nhiều nhất chỉ đủ chỗ sáu người nằm, bốn người còn lại phải ngủ trên gác xép. Nhưng gác xép gần nóc nhà nhất, trên nóc nhà là quan tài, quan tài đặt trên giá gỗ. Ai mà muốn ngủ trên gác xép, chỉ cách quan tài hơn 1m này chứ?
--Quan tài nào có xác chết?--Dư Đắc Nhân hỏi người đàn ông dó.
--Chắc sát bên trái --Người đàn ông nói dứt lời liền ra khỏi nhà.
--Chúng ta phải rút thăm để quyết định vị trí nằm ngủ. Ai rút thăm trúng một chiếc xương thì ngủ trên gác, nếu trúng hai chiếc xương thì nằm dưới quan tài có xác chết, có ai phản đối không?--Hồ Thiết Hán nói.
Ngay lúc này mà Thiết Hán còn đề nghị vẽ xương khô nữa chứ.
Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, không ai có đề nghị hay hơn. Rút thăm bắt đầu. Tôi cầu nguyện đừng có rút trúng. Kết quả tôi rút trúng.
Tôi ngồi bên dưới quan tài có xác chết, hai tay ôm gối, gục mặt khóc.
--Tôi đổi chỗ cho em --Âu Hiểu Giác nói.
--Anh không sợ sao? --Tôi hỏi.
--Em là con gái mà --Anh ấy bò qua đổi chỗ cho tôi.
--Âu Hiểu Giác, cám ơn anh.
--Ngủ di, đừng sợ, trời sẽ rất mau sáng thôi! Anh ấy an ủi tôi.
Tôi ngủ bên cạnh Hiểu Giác, nhắm mắt không dám nhìn lên. Kỳ thực đêm nay, có lẽ không một ai ngủ được. Tôi quen Hiểu Giác từ năm chín tuổi. Anh ấy trước đây không phải là một người nổi bật trong bọn, cũng không có chủ kiến hay ho gì. Thiết Hán thì khác hẳn, vóc dáng anh ấy cao lớn dẹp trai, là nhân vật lãnh đạo bẩm sinh. Tôi luôn thầm yêu Thiết Hán. Nhưng đêm đó, anh ấy lại rút bên dưới lầu, hoàn toàn không nghĩ đến đổi chỗ cho tôi.
Tôi nhìn Hiểu Giác đang nằm ngủ cạnh tôi. Anh ấy kéo áo trùm kín đầu, cả người co rúm, đang run rẩy trong chăn.
--Hiểu Giác, có phải anh sợ không? --Tôi vỗ vai anh ấy --Tôi ngủ không được, tụi mình nói chuyện được không?
Anh ấy trong chăn chui ra, giả vờ rất trấn tỉnh.
--Tại sao anh muốn đổi chỗ cho tôi? --Tôi hỏi.
--Trừ Thiết Hán ra, còn có thằng con trai khác em biết không? --Hiểu Giác nhìn tôi nói.
Thì ra tôi luôn lơ đãng với anh ấy.
Vì thích tôi, cho nên tuy sợ muốn chết, Hiểu Giác cũng tình nguyện đổi chỗ cho tôi, anh ấy ngủ bên dưới quan tài có xác chết. Tôi quay mặt nhìn Hiểu Giác. Anh ấy nhìn tôi. Tôi xưa nay chưa từng phát hiện thì ra chúng tôi gần gũi đến thế.
Hiểu Giác thông minh mà bướng bỉnh. Nếu có loại người phải rất muộn mới biết mục tiêu đời mình là gì thì Hiểu Giác chính là loại người này. Anh thi rớt đại học vật vờ sống qua một năm, đột nhiên phát ngông, thi vào đại học nước Anh, đạt 3 diểm A. Đại học Boston Anh nhận anh vào học ngành kiểm toán. Học phí và phí sinh hoạt mỗi năm cần 150.000 dông. Gia dình Hiểu Giác không khá lắm, cha mẹ đã nghỉ hưu, ba chị đều xuất giá, chỉ có cuộc sống chị ba tương đối tốt. Tôi đã là bạn gái của anh, tôi không nhẫn tâm nhìn hy vọng của anh tiêu tan, hơn nữa tôi tin tưởng chỉ cần có cơ hội anh sẽ học thành tài trở về. Chị ba của HIểu Giác đồng ý gánh phân nửa tiền học và tiền sinh hoạt, phân nữa còn lại tôi mượn của mẹ Mộng Mộng, sau đó mỗi tháng trả lại. Chỉ còn một năm thì Hiểu Giác về nước rồi. Chúng tôi không đủ tiền mua vé máy bay, tiền diện thoại đường dài lại qúa mắc, nếu không có chuyện cần thiết cũng không gọi điện thoại, bình thường chỉ dựa vào thư từ qua lại, anh mỗi hai tuần thì gửi cho tôi một bức thư.
Năm nay tôi tốt nghiệp, sau khi tìm được việc làm, có lẽ mua nổi một vé máy bay đi thăm anh ấy.
Hồ Thiết Hán và Dư Đắc Nhân cùng đến. Đắc Nhân hai tay bưng hai tượng nữ chiến sĩ trẻ đẹp, cao gần một mét.
--Tặng cho hai người mỗi người một tượng! Đây là hàng mới có.
--Đồ chơi con nít như vầy tôi không có hứng thú --Tôi nói.
Bài thi đại học của anh chấm phúc khảo vẫn không đủ điểm học hệ dự bị, anh vào làm nhân viên bán hàng đồ chơi của một công ty thương mại. Con người anh tâm trí chưa chín chắn, tính tình trẻ con, làm người lại không có mục tiêu gì, công việc này rất thích hợp với anh.
--Bắt đầu tìm công việc chưa? --Đắc Nhân hỏi tôi.
--Đang viết đơn xin việc --Tôi đáp --Anh thì sao? Còn Thiết Hán, anh sẽ làm gì?
--Không cần hỏi cũng biết anh nhất định chạy đi làm cảnh sát --Mộng Mộng nói.
--Tôi đã đăng kí thi vào Sở cảnh sát rồi --Thiết Hán đáp.
--Anh không nghĩ qua mình sẽ làm công việc khác sao?--Tôi hỏi Thiết Hán.
--Từ năm lớp 4 tôi đã lập chí làm cảnh sát --Thiết Hán đáp --Tôi muốn diệt ác trừ gian, giữ nước an dân.
Tôi suýt phun ngụm nước trà trong miệng ra. Lời nói của Thiết Hán giống hệt mấy câu tuyên truyền quảng cáo chiêu mộ cảnh sát trên đài truyền hình.
--Hoan Nhi em tính làm gì? Em học tâm lý học sẽ làm một nhà tâm lý học phải không? --Đắc Nhân hỏi tôi.
--Nhà tâm lý học? Mỗi ngày đối diện với những người tâm lý có vấn dề? Tôi không chịu nổi. Tôi muốn làm công việc quảng cáo và mở rộng thị trường, đã gửi rất nhiều thư xin việc rồi.
--Mẹ tôi dường như có một người bạn đang công tác ở Công ty quảng cáo: Đây là Công ty quảng cáo có quy mô lớn nhất Hương Cảng. Có cần mẹ tôi giới thiệu cho chị không? --Mộng Mộng hỏi tôi.
Ba ngày sau, tôi nhận được diện thoại của công ty này, gọi tôi đi phỏng vấn trực tiếp. Người phụ trách là một phụ nữ trên 30 tuổi, trước kia có tham gia cuộc thi hoa hậu Hương Cảng.
Cô tên Mạch Lộ Ti là giám đốc công ty. Tôi nhớ cô tham gia cuộc thi hoa hậu Hương Cảng lần 5, số hiệu dự thi là số 2, chung kết không được xếp vào 3 hạng đầu.
--Cô là số 2 Mạch Lộ Ti phải không? --Tôi hỏi.
--Cô kinh ngạc là tôi nhớ được cô mà còn nhớ được cả số dự thi của cô.
--Trí nhớ em tốt lắm --Cô nói.