Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Biên soạn: Renuka Singh
Tháng Chín

THÁNG CHÍN, NGÀY MỒNG MỘT
 
Nghĩa vụ của con người là để giúp đở người khác:  đấy là sự nhất quán trong những lời giáo huấn của chúng tôi, đấy là thông điệp của chúng tôi.  Đấy là sự tin tưởng của chính chúng tôi.  Đối với tôi, vấn đề nền tảng là những quan hệ tốt đẹp hơn:  những quan hệ tốt đẹp hơn giữa những con người với nhau – và bất cứ điều gì cống hiến cho việc ấy.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MỒNG HAI
 
Một câu hỏi ở dưới những kinh nghiệm của chúng ta, cho dù chúng ta có nghĩ về nó một cách tận tâm hay không:  mục tiêu của cuộc sống là gì?  Ngay từ thời điểm của sự sinh, mỗi con người muốn hạnh phúc an lạc vả không muốn khổ đau.  Không phải những điều kiện xã hội, cũng không phải học vấn, cũng không phải những ý thức hệ ảnh hưởng đến điều này.  Từ chính cốt lõi của sự tồn tại của chúng ta, chúng ta chỉ đơn giản khao khát sự toại ý.  Vì thế, thật quan trọng để khám phá điều gì sẽ mang đến niềm hạnh phúc an lạc lớn nhất.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MỒNG BA
 
Một giới hạn đến tầm mức của gia đình là là khao khát.  Chúng ta phải để tâm đến sự kiểm soát sinh sản.  Điều này rất, rất là thiết yếu, để có con cái ít hơn, và những đứa trẻ này phải được chăm sóc một cách thích đáng.  Bên cạnh học vấn, chúng ta phải giới thiệu đến chúng sự tôn trọng vì đời sống và giá trị của tác động con người.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MỒNG BỐN
 
Đề vượt thắng vướng mắc chúng ta nên thiền quán trên sự xấu xí của những gì lôi cuốn, hấp dẫn chúng ta. Thuốc giải cho sự tự phụ là  thiền quán trên các uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức).  Hóa giải si mê chúng ta nên tập trung trên sự chuyển động của hơi thở và sự liên hệ hổ tương (duyên khởi).
 
Nguồn gốc của tâm thức rối loạn là, thực tế, si mê vì điều mà chúng ta không hiểu bản chất tự nhiên của những sự vật.  Tâm thức được đặt dưới sự kiểm soát bằng việc tịnh hóa những ý tưởng sai lầm của chúng ta về thực tại.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MỒNG NĂM
 
Có ba hành vi không đạo đức thuộc về thân là sát sinh, trộm cắp và tà dâm (thân)
 
Bốn hành vi không đạo đức thuộc về lời nói là nói dối, nó lời chia rẻ, nói lời độc ác, nói lời vô nghĩa (khẩu: vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ).
 
Ba hành vi không đạo đức thuộc về tinh thần là tham lam, ý định có hại, và quan điểm sai lầm (ý: tham, sân, si)
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MỒNG SÁU
 
Có lẻ trong những tu viện phương Tây  có thời giờ nhàn rỗi, nhưng bên ngoài – đặc biệt là những thành phố - cuộc sống dường như chạy trên những bước vội vả, như một chiếc  đồng hồ,  không bao giờ ngừng cho một khoảnh khắc!  Vì thế nếu chúng ta nhìn vào một cộng đồng thành thị, dường như mỗi khía cạnh của cuộc sống cá nhân phải là chính xác, chế tạo như một đinh vít mà  nó phải đặt đúng vào chính xác một nơi.
 
Trong một ý nghĩa nào đấy, chúng ta không có sự kiểm soát cuộc sống của chính mình.  Để tồn tại, chúng ta phải theo mô thức này và nhịp độ đã được xếp đặt cho chúng ta.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MỒNG BẢY
 
Như trái đất, nguyện cho tôi hổ trợ chúng sinh nhiều như bầu trời bao la.  Và cho đến khi nào họ chưa đạt đến giác ngộ, tôi nguyện dâng hiến hoàn toàn chính mình đến sự hạnh phúc an lạc của họ.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MỒNG TÁM
 
Khi người ta giận dữ, họ đánh mất tất cả những cảm xúc hạnh phúc an lạc.  Ngay cả nếu họ là một người xinh đẹp và yên lặng, khuôn mặt họ biến thành tái nhợt và xấu xí.  Giận dữ làm xáo trộn thân thể cát tường của họ và làm quấy rầy sự yên tâm của họ;  nó phá quấy lòng ao ước, và làm họ già đi trước tuổi.  An lạc, bình hòa, và ngơi nghĩ lẫn tránh họ, và họ không còn biết cảm kích những người đã giúp đở và xứng đáng với niềm tin cùng lòng biết ơn của họ.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MỒNG CHÍN
 
Sống bên lề của ký ức – điều cho phép chúng ta nhớ lại, thí dụ, những kinh nghiệm của tuổi thơ – tất cả chúng ta có những sự ngấm ngầm tiềm ẩn và vô ý thức mà chúng khởi lên dưới một hoàn cảnh nào đấy và tác động đến phương thức phản ứng của tâm thức chúng ta.  Những khuynh hướng như thế là sản phẩm của những kinh nghiệm mạnh mẻ mới gần đây hay trong quá khứ lâu xa, điều đã làm cho chúng ta phản ứng một cách vô ý thức  mà chúng ta không cần thiết nhớ lại những kinh nghiêm ấy.
 
Thật khó khăn để giải thích những khuynh hướng này và làm thế nào để chúng biểu lộ khác hơn bằng việc nói rằng chúng là những dấu vết của những kinh nghiệm quá khứ trên tâm thức vi tế.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MỒNG MƯỜI
 
Khi những nhóm người đang đói khát, họ ăn mọi thứ: rau cỏ, côn trùng, mọi thứ.  Họ cắt hạ cây cối xuống, họ để lại đất đai khô cằn trơ trụi.  Tất cả những thứ khác xem như tiêu tan.  Đó là tại sao trong vòng ba mươi năm tới đây những vấn đề mà chúng ta gọi là “môi trường” sẽ là gay gắt nhất mà nhân loại phải đối diện. 
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MƯỜI MỘT
 
Vì chúng ta có một lòng từ bi yêu thương tự nhiên trong tâm mỗi chúng ta, và lòng từ bi phải tự nó biểu hiện, có thể tốt để đánh thức nó.  Thí dụ, bạo động làm tổn hại đến một người vô tội, có thể làm chúng ta căm phẫn, xúc phạm đến luân thường đạo lý của chúng ta, và trong những việc  như thế giúp chúng ta khám phá lòng từ bi yêu thương của chúng ta.  Bằng sự bạo động vô cùng của nó, truyền hình có thể giữ chúng ta trong một trạng thái cảnh giác.  Tuy thế, thật rất nguy hiểm nếu bạo động đưa chúng ta đến sự dửng dưng.  Vì thế,  điểm trọng tâm của sự  giáo huấn của chúng tôi là làm thế nào tiếp cận được sự không vướng mắc mà không rơi vào sự dửng dưng.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MƯỜI HAI
 
Một “tình tự Tây Tạng” thật sự được sinh ra từ một lối mòn khó khăn trong chiều dài lịch sử của Tây Tạng.  Hàng thế kỷ và hàng thế kỷ có thể làm chúng ta quên cảm giác ấy.  Những mối quan hệ với thế gian dường như quá kiên cố, không thể động đến. Thế rồi một việc gì đấy không ngờ xảy ra và nó gợi lại những mối quan hệ ấy đến một vấn đề, một câu hỏi.  Chúng ta khám phá một tính hung bạo bất chấp đạo lý, sự xử dụng sức mạnh trí mạng, sự yếu kém của chính chúng ta.
 
Rồi thì chúng ta bắt đầu tự hỏi, làm người Tây Tạng có ý nghĩa gì?
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MƯỜI BA
 
 Chúng ta sợ chết bời vì chúng ta không biết ngày cũng không biết giờ, bời vì sự chết có thể đột kích chúng ta thình  lình bất cứ lúc nào.  Bởi vì chúng ta sợ điều gì xảy ra sau sự chết, chúng ta sợ tìm thấy chính mình trong một nơi không vừa ý, đầy ấp băn khoăn.  Nếu chúng ta muốn chết được an lành cát tường, chúng ta phải học sống an bình hòa hiếu.
 
Kinh nghiệm của sự chết cực kỳ quan trọng, bởi vì tình trạng của tâm ta tại thời điểm ấy có thể quyết định phẩm chất của sự tái sinh tương lai.  Tại thời điểm lâm chung, chúng ta có thể điềm đạm tiến hành một sự nổ lực đặc biệt.  Trong tiến trình của nó, thiền quán có thể tiếp cận một đỉnh cao độc nhất vô nhị, như được chứng tỏ bằng sự bảo tồn, duy trì thân thể (của các hóa thân).
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MƯỜI BỐN
 
Giống như rỉ sét, nó sinh ra từ chính sắt thép.  Giống như thế, bao bọc bởi một lớp sắt, thực hiện một hành động mà không có thể nghiệm có thể tàn hoại chúng ta bởi nó đặt chúng ta vào trong một trạng thái hiện hữu tiêu cực.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MƯỜI LĂM
 
Như những người học sinh, chúng ta trước hết phải quán sát và điều nghiên một cách hết lòng.  Đừng xem ai đấy như một vị thầy hay đạo sư cho đến khi chúng ta có một sự tin cậy nào đấy về phẩm chất người ấy.  Điều này rất quan trọng.  Ngay cả sau khi ấy, nếu có những việc không lành mạnh xảy ra, chúng ta có quyền tự do chối bỏ họ.  Những người học trò nên chắc rằng họ không làm hư hỏng vị đạo sư.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MƯỜI SÁU
 
Có ba loại tuệ trí, hay ba trình độ trong sự hiểu biết một người.  Trình độ thứ nhất là nghe hay học, trình độ ban đầu khi chúng ta đọc hay nghe về những gì đấy.
 
Trình độ thứ hai là khi, sau khi học hỏi, chúng ta suy tư về vấn đề hay chủ đề một cách liên tục, và qua quen thuộc và tư duy liên tục, sự hiểu biết của chúng ta trở nên rõ ràng hơn.  Rồi thì tại thời điểm ấy chúng ta bắt đầu có những cảm nhận và kinh nghiệm nào đấy.
 
Trình độ thứ ba được gọi là “tuệ trí thu thập được qua thiền quán”.  Điều này là chúng ta có thể cảm nhận nó khi không chỉ hiểu biết có lý trí nhưng cũng qua kinh nghiệm thiền quán nội dung chủ đề.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MƯỜI BẢY
 
Chính chúng tôi đã từng học vào tuổi rất trẻ rằng bất cứ ai có nguyện vọng lĩnh đạo phải giữ mối quan hệ gần gũi với những người bình thường.
THÁNG CHÍN, NGÀY MƯỜI TÁM
 
Sự phán đoán của chúng ta, ngay cả khi lưu tâm đến những vấn đề thông thường, thì thường bị che phủ hay bị vẫn đục bởi những cảm xúc của chúng ta.  Thí dụ, chúng ta thường thấy những hành động của những người thương của mình – ngay cả chúng là tai hại – là tuyệt vời, trái lại chúng ta phán xét ngay cả những hành động tích cực của một người mà mình không thích là khoe khoang, kiêu căng và sai lạc.
 
Chúng ta không thể dựa trên những nhận thức của mình; thật sự rằng chúng ta hiểu lầm nhiều trường hợp.  Nếu đây là một sự kiện phổ biến, làm thế nào chúng ta có thể vẫn duy trì cứng nhắc rằng những nhận thức của chúng ta về những bậc thầy tinh thần của chính mình phải là đúng thật?
 
THÁNG CHÍN, NGÀY MƯỜI CHÍN
 
Loài người chúng ta là những động vật xã hội những kẻ lệ thuộc sự sống còn của mình trên sự cộng tác và giúp đở của những người khác.  Vì thế tốt hơn là  không hề có một người đồng hành nào cả hơn là có một kẻ rất hay gây gỗ và gây tai hại.  Chúng ta không bao giờ nương tựa trên một người như vậy  mà phải luôn luôn ngờ vực và lo ngại về người ấy.
 
Vì thế, một trái tim tử tế ân cần và từ bi yêu thương thật sự là cội nguồn của hòa bình và hạnh phúc.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY HAI MƯƠI
 
Toàn bộ cuộc đời của chúng có thành công hay không tùy thuộc nhiều trên không khí trẻ con cảm nhận xuyên suốt tháng ngày.  Trong một gia đình, nơi có yêu thương và từ bi, trẻ con sẽ trở nên những con người vui vẻ hơn, thành công hơn.  Không có yêu thương, có một sự nguy hiểm tác hại hay phá hỏng cả cuộc đời chúng.  Tác động của con người vì thế  là ảnh hưởng mạnh mẻ nhất đến sự phát triển của trẻ con.
THÁNG CHÍN, NGÀY HAI MƯƠI  MỐT
 
Những bộ óc phương Tây hoạt động, chúng làm việc với một sự giao dịch lớn, nhưng luôn luôn trong một hiệu quả trực tiếp.  Trong cách này tâm thức tự đặt nó trong việc phục vụ cho kết quả.  Như tất cả những kẻ phục  vụ, nó từ bỏ sự độc lập của nó.  Chúng tôi đang nói về một hình thức khác của đời  sống tâm linh, tháo vát hơn và sâu sắc hơn, tự tại với sự ám thị của mục tiêu phải đạt đến.  Trong một phương cách mà bất cứ nơi nào nó đến, sự lấn át phổ quát của kỷ thuật đã làm thu hẹp đời sống tâm linh.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY HAI MƯƠI  HAI
 
Nếu chúng ta là loại người luôn luôn nói năng tử tế tốt đẹp trước mặt những người khác những lại nói những điều xấu xa thô tục về những người ấy sau lưng họ, dĩ nhiên không ai sẽ thích chúng ta.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY HAI MƯƠI BA
 
Không có cách nào để thoát khỏi sự chết, giống như cố gắng trốn thoát khi chúng ta bị bao vây bởi bốn ngọn núi vĩ đại cao đụng đến trời xanh.  Không thể nào trốn khỏi bốn ngọn núi sinh, già, bệnh, chết.  Tuổi tác tàn phá giới trẻ, bệnh tật tàn phá sức khỏe, sự thoái hóa của đời sống tàn phá tất cả những phẩm chất tuyệt vời, và sự chết tàn phá sự sống.
 
Ngay cả nếu chúng ta là những người chạy đua hết sức tuyệt, chúng ta cũng không chạy khỏi sự chết.  Chúng ta không thể làm sự chết ngừng lại với sự giàu sang của chúng ta, qua sự biểu diễn phép mầu hay sự trì tụng chân ngôn hay ngay cả thuốc men của chúng ta.  Vì thế, thật thông tuệ để chuẩn bị cho sự chết của chúng ta.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY HAI MƯƠI BỐN
 
Có một hành động chân thành nữ tính trong Phật Giáo liên hệ đến Thánh Nữ Tara.  Theo đuổi sự trau dồi Bồ đề tâm của mình, động cơ của một vị Bồ Tát, nhìn vào những người cố gắng đến sự tỉnh thức trọn vẹn, toàn giác, và thấy rằng có quá ít người đạt đến Phật quả là nữ nhân.  Thế là, ngài Tara phát nguyện, “con xin phát triển Bồ đề tâm như một nữ nhân.  Cho tất cả những đời sống trên con đường giác ngộ, con nguyện sẽ được sinh ra như một nữ nhân, và trong đời sống cuối cùng khi con đạt đến Phật quả con cũng sẽ là một nữ nhân”.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY HAI MƯƠI LĂM
 
Bất cứ điều gì mâu thuẫn với kinh nghiệm và luận lý nên được từ bỏ.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY HAI MƯƠI SÁU
 
Ẩn dụ của ánh sáng là một hình tượng quen thuộc trong hầu hết tất cả những truyền thống tôn giáo.  Trong kinh điển Phật Giáo ánh sáng liên hệ với tuệ trí và tri thức; bóng tối liên kết với vô minh và sự thiếu hiểu biết.
 
Điều này liên hệ đến hai khía cạnh của con đường tu tập.  Có khía cạnh của phương pháp, điều này bao gồm những sự thực tập như từ bi và bao dung, và khía cạnh tuệ trí hay tri thức, sự thấu hiểu sâu sắc về tự nhiên của thực tại.
 
 Nó là khía cạnh của tri thức hay tuệ trí của con đường tu tập, đấy chính là thuốc giải độc thật sự để xóa tan vô minh.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY HAI MƯƠI BẢY
 
Chúng ta không nhìn nhận một cá nhân như là một người có uy tín, đáng kính ngưỡng đơn giản trên căn bản tiếng tăm, địa vị, quyền lực, sắc đẹp, giàu sang, v.v…của họ, nhưng đúng hơn bởi vì chúng ta thấy những vấn đề họ nói liên hệ đến những lãnh vực chuyên môn của họ một cách thành thạo, đáng thuyết phục, và đáng tin cậy.
 
Tóm lại, chúng ta không xem một người như là có thẩm quyền một cách tổng quát trên một vấn đề một cách đơn giản bằng sự tôn trọng bên ngoài và khâm phục họ như một người như vậy.  Tương tự thế, khi chúng ta kính ngưỡng Đức Phật như một người có thẩm quyền, như một vị đạo sư đáng tin cậy, chúng ta làm như thế trên căn bản có thẩm tra và thể nghiệm những điều Ngài dạy bảo,  Bốn Chân Lý Cao Quý.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY HAI MƯƠI TÁM
 
Chúng tôi đang nói chuyện với quý vị và quý vị đang nghe chúng tôi.  Chúng ta thường ở dưới một ấn tượng rằng có một người nói và một thính chúng và có âm thinh của những ngôn từ được nói ra, nhưng trong căn bản chân thật, nếu chúng tôi tìm trong chính mình chúng tôi sẽ không thấy những ngôn từ, và nếu quý vị tìm trong chính quý vị, quý vị sẽ không tìm thấy chúng – tất cả chúng trống rỗng như một khoảng không gian.  Tuy nhiên, chúng không phải không tồn tại một cách hoàn toàn.  Chúng phải hiện diện, vì chúng ta có thể cảm nhận chúng.
 
Những gì chúng tôi đang nói được quý vị nghe, và đến lượt quý vị đang suy nghĩ về đề tài.  Lời nói của chúng tôi đang phát sinh một số ảnh hưởng, tuy vậy, nếu chúng ta tìm kiếm thì chúng ta không thể thấy chúng.  Đây là huyền bí liên hệ đến tự nhiên nhị nguyên của thực tế.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY HAI MƯƠI CHÍN
 
Chúng tôi thấy rằng tiến hành một bài thuyết giảng căn cứ trên kinh luận là một phương thức tốt để cho thấy rằng tôn giáo có nhiều điều để nói với chúng ta, chẳng kề chúng ta nhận ra hoàn cảnh của mình như thế nào.  Tuy thế, tốt hơn là chúng tôi nói về những gì bây giờ hơn là những gì chúng tôi đã từng lúc mới ban đầu.  Những ngày đó chúng tôi thiếu sự tự tin, mặc dù có sự cải thiện mỗi lần chúng tôi nói trước công chúng.  Cũng thế, như mỗi vị thầy thường làm, chúng tôi thấy rằng không có hơn sự giảng dạy để hổ trợ cho chính mình học hỏi.
 
THÁNG CHÍN, NGÀY BA MƯƠI
 
Kinh nghiệm của chúng ta được căn cứ trên năm yếu tố bên trong và năm yếu tố bên ngoài.  Khi chúng ta thiền quán kinh nghiệm thẩm thấu sâu sắc đủ để chúng ta kiểm soát năm yếu tố bên trong, rổi thì có khả năng để kiểm soát năm yếu tố bên ngoài.
 
Mặc dù không gian dường như trống rỗng, một khi chúng ta phát triển những khả năng tiềm tàng chúng ta có thể kiểm soát nó.  Khi điều ấy xảy ra, chúng ta có thể nhìn thấu qua những vật đặc cứng và bước trên khoảng không giống như là nó đặc cứng.