Chương Kết

 – Xuân Mai!
Bà Xtlân Mai đang lui cui bên nồi canh hầm thịt. Hôm nay là ngày đầu tiên Thục Nhiên đi làm. Bà muốn nấu một nồi cơm thật ngon đãi con gái. Nghe tiếng kêu bà ngẩng lên rồi hốt hoảng hỏi:
– Ông! Ông đến đây để làm gì hả?
Ông Dương Trung nói trong đau khổ:
– Xuân Mai! Tôi muốn đến thăm mẹ con em. Tôi muốn biết hiện tại mẹ con em sống như thế nào?
Bà Mai cười chua xót:
Ông đã thấy, đã biết rồi đó. Mẹ con tôi rất nghèo.
– Xuân Mai! Tôi có thể làm gì để chuộc lại lỗi lầm ngày xưa tôi đã gầy ra.
– Hai mươi mấy năm trước ông đã một lần đem giông bão đến cho cuộc đời tôi. Tôi đã cắn răng gánh chịu những mất mát đau thương. Âm thầm chịu cảnh "gái không chồng mà lại có con". Tôi đã phải bỏ trường xa bạn, sống chui nhủi để sanh con.
– Xuân Mai! Tôi biết mình đã tạo ra lỗi lầm to lớn. Tôi không mong gì được em tha thứ nhưng tôi xin em. Hãy cho tôi được làm tròn bổn phận làm cha.
– Hai mươi mấy năm qua tôi đã chịu quá nhiều đau khổ. Xin ông hãy để cho mẹ con tôi được bình yên. Đừng! Xin đừng một lần nữa đem giông bão đổ ập lên đầu mẹ con chúng tôi.
– Xuân Mai! Tôi biết phải làm gì để được mẹ con em tha thứ.
– Ông không cần phải làm gì cả. Ông hãy quay về với hạnh phúc của mình đi. Hai mươi mấy năm trước tôi bỏ đi là tôi chấp nhận mọi đau thương mất. Ông không cần bận tâm về mẹ con tôi. Ông về đi.
– Xuân Mai! Hai mươi mấy năm qua tôi luôn sống trong ray rứt khổ đau. Tôi biết mình là tên tội đồ đã huỷ diệt cả tương lai của em. Nhưng Xuân Mai ơi cho đến giây phút này tôi vẫn còn có thể nói với mình rằng:
tôi yêu em, yêu em chân thật mà Xuân Mai.
Bà Xuân Mại bịt chặt tai mình gào lên:
– Đừng! Đừng nói nữa. Ngày xưa những tiếng nói ấy đã giết chết cuộc đời tôi, huỷ diệt cả tương lai tôi:
Tôi sợ lắm. Tôi sợ lắm. Ông đừng nói nữa.
– Xuân Mai! Hãy cho tôi chuộc lại lỗi lầm của mình.
Bà Xuân Mai nhìn ông rồi hỏi:
– Ông có thể làm gì để chuộc lại lỗi lầm cũ chứ.
– Tôi muốn tới lui thăm viếng, chăm sóc cho mẹ con em.
– Để làm gì chứ? Để tạo thêm một bi kịch của cuộc đời nữa hay sao? Dương Trung! Tôi van ông! Tôi van ông! Hãy để cho mẹ con tôi được bình yên.
– Xuân Mai! Tôi biết em rất oán hận tôi. Em không thể nào tha thứ cho tôi cả.
– Không! Tôi đã tha thứ cho ông từ lâu lắm rồi. Từ cái đêm tôi quyết định rời xa ông, tôi đã tha thứ cho ông rồi. Ông hãy yên tâm mà về với gia đình. Đừng tạo thêm oan trái nữa.
– Nhưng Xuân Mai ơi! Còn...
– Hãy xem như ông chưa từng gặp lại Thục Nhiên.
Ông Dương Trung ôm đầu đau khổ:
– Tôi biết phải làm sao đây cho toàn vẹn cả đôi bề. Xuân Mai! Tôi phải làm sao đây? Em nói đi Xuân Mai.
Bà Xuân Mai cũng đau khổ không kém gì ông. Bà cũng ôm đầu hoảng sợ:
– Tôi không biết. Tôi không biết. Xin đừng ép tôi. Xin đừng ép tôi.
– Xuân Mai! Em bình tĩnh lại đi Xuân Mai!
Bà Xuân Mai giơ tay ngăn cản bước chân của ông Dương Trung:
– Đừng! Xin đừng đến gần tôi.
Vừa lúc ấy, Thục Nhiên đi làm về tới nhà. Cô ào đến ôm lấy mẹ:
– Ông! Ông đã làm gì mẹ tôi.
Bà Xuân Mai ôm lấy con gái.
– Thục Nhiên ơi! Sao mẹ con mình lại đau khổ đến thế? Muốn được sống bình yên mà vẫn không yên. Sóng gió cứ ào đến, nó muốn cuốn mẹ con mình mãi trong cơn lốc xoáy.
Ông Dương Trung kêu lên:
– Xuân Mai! Anh van em mà Xuân Mai.
Thục Nhiên vừa ôm lấy mẹ vừa ngăn ông Dương Trung:
– Ông có nghe mẹ tôi nói gì không? Mẹ tôi đã đau khổ nhiều rồi. Ông đừng làm mẹ tôi đau khổ nữa.
– Thục Nhiên! Ba...
– Ông không phải là ba của tôi. Ông chỉ là một tội nhân của mẹ tôi mà thôi.
– Thục Nhiên ơi! Ba xin con! Con đừng cay đắng với ba như thế. Ba đã đau khổ nhiều rồi.
– Ông đau khổ. Nỗi khổ đau của ông có bằng nỗi đau của mẹ tôi không?
– Ba biết. Và ba muốn chuộc lại lỗi lầm với mẹ con. Làm tròn trách nhiệm với con Thục Nhiên.
– Không! Chúng tôi đã quen với nỗi khổ của mình. Không cần ông bận tâm về chúng tôi. Hãy về đi. Ông hãy về đi.
– Thục Nhiên! Ba biết phải làm sao đây?
– Ông Dương Trung? Tôi không ngờ, tôi không ngờ con người ông lại tồi tệ như thế.
Tiếng bà Mỹ Trinh vang lên ngoài cửa khiến cả ba người giật mình ngước lên.
– Mỹ Trinh! Sao em lại đến nơi này.
Bà Mỹ Trinh mím chặt môi mình lại:
– Tôi phải đến đây để biết rằng tại sao ông luôn buồn bã! Vì sao mà ông thơ thẩn suốt ngày đêm. Vì sao mà ông không màng đến hạnh phúc gia đình. Và tôi đã hiểu.
– Mỹ Trinh! Anh xin lỗi em.
– Có ích gì kia chứ. Từ bấy lâu nay tôi cứ ngữ mình là người hạnh phúc nhất thế gian. Thật là đáng buồn và tội nghiệp cho tôi làm sao.
Ông Dương Trung cúi đầu ôm mặt vào tay:
– Tôi tự cảm thấy thẹn với chính mình, với mọi người. Bởi vì tôi luôn tự hào mình là người hạnh phúc nhất thế nào. Tôi đã bảo vệ được hạnh phúc gia đình vì có được một người chồng thuỷ chung. Tôi đã sống trong hào quang giả tạo ấy. Tôi đã ngủ say quá lâu rồi.
Bà Mỹ Trinh ôm mặt khóc tức tưởi. Ông Dương Trung đến bên bà:
– Mỹ Trinh! Tha thứ cho anh.
Bà nghẹn ngào nói:
– Tại sao ông lại lừa dối tôi chứ?
Ông Dương Trung thở dài:
– Tất cả đã là dĩ vãng. Một dĩ vãng mang nhiều đau thương. Anh có lỗi với em, với gia đình và với hai con người tội nghiệp kia nữa.
– Ông sám hối ư?
– Thật ra suốt hai mươi mấy năm qua anh luôn sám hối tội lỗi của mình. Anh muốn chuộc lại lỗi lầm của mình trước khi trở về trong lòng đất.
– Anh định chuộc lại lỗi lầm của mình bằng cách nào?
Ông Dương Trung lắc đầu:
– Anh không biết. Chỉ biết rằng mình không thể lặng yên trong hoàn cảnh này.
– Được! Dương Trung. Tôi tôn trọng mọi quyết định của ông. Dù sự thật thế nào tôi cũng sẵn sàng chấp nhận. Còn hơn là phải sống trong sự giả dối của ông.
– Cám ơn em! Cám ơn lòng độ lượng của em Mỹ Trinh.
Đến lúc này Thục Nhiên mới bước ra nói với bà Mỹ Trinh:
– Thưa bà! Cháu muốn mạn phép xin nói với bà một vài lời có được không?
Bà Mỹ Trinh nhìn Thục Nhiên. Cô mang nhiều đường nét hao giống Mỹ Tâm của bà. Bà xót xa nhận ra Thục Nhiên và con gái bà cùng chung dòng máu mà.
– Cháu nói đi. Ta cũng muốn biết cháu nghĩ gì trong hoàn cảnh này.
– Thưa bà! Mẹ con chúng tôi không nghĩ gì cả. Bởi vì sự suy nghĩ và quyết định mẹ cháu đã tỏ rõ từ hai mươi mấy năm về trước rồi. Mẹ cháu đã ra đi vì không muốn phá hoại hạnh phúc gia đình bà. Và bây giờ cũng thế thưa bà.
Bà Mỹ Trinh thở dài:
– Ta và mẹ cháu đều là những người bất hạnh. Đều là những nạn nhân của sự giả dối.
– Cám ơn bà đã thông cảm cho mẹ cháu.
– Ta thương mẹ con cháu như là thương chính mẹ con ta.
Ông Dương Trung đau xót vô cùng giữa hai người đàn bà, hai đứa con gái yêu thương. Ông chỉ là một tên tội nhân đáng ghét.
Ông ôm đầu kêu lên:
– Trời ơi! Tôi biết phải làm sao đây?
Ông Dương Trung lao đi trong bóng đêm của con hẻm tối. Ông biết đi đâu về đâu khi những người thân đều không đón nhận ông. Bóng ông thất thểu trên đường phố, một mình. một mình gặm nhấm nỗi đau thương của riêng mình.
Trời đã khuya, khuya lắm rồi. Đường phố chỉ còn vài ba chiếc xe thỉnh thoảng lướt qua. Mọi người đã yên giấc trong căn nhà ấm áp của mình. Các quán rượu bình dân ven đường chỉ còn lác đác vài người nhâm nhi giải khuây.
– Tại sao đến giờ này họ chưa chịu về nhà mà lại vùi đầu vào men rượu. Họ cũng có tâm sự như ông sao?
Ông Dương Trung thầm nghĩ:
– Có người vì vui quá không biết làm gì cũng uống rượu. Có người mượn rượu để quên đi tâm sự buồn đau của mình.
Ông Dương Trung bước vào quán rượu ngồi xuống chiếc bàn trắng. Một người đàn bà đon đả chào ông:
– Thưa ông! Ông dùng gì?
– Cho tôi vài con khô nướng và một chai rượu đế.
– Thưa! ông đi một mình hay có bạn?
– Tôi đi một mình.
Người đàn bà đi vào trong lo dọn bàn rượu cho ông. Ông ngồi một mình ngước mắt nhìn lên trời. Muôn vì sao đêm nhấp nháy trên bầu trời thăm thẳm.
Ông cố nhìn tìm kiếm xem đâu là ngôi sao chiếu mệnh của mình.
– Thưa ông! Đồ nhắm của ông đây.
– Cám ơn.
Người đàn bà lui vào phía trong lặng lẽ quan sát:
– Ông này có vẻ sang trọng và giàu có lắm. Chắc là buồn gia đình hay là...
Bà chợt mỉm cười:
– Chắc bị mấy con bồ nhí đá rồi quá. Mấy thằng cha già giàu có đời nay thường hay kiếm cỏ non lắm. Có người tan gia bại sản cũng vì dại gái. Không biết ông này đang gặp trường hợp nào đây.
Không có thời gian suý nghĩ nhiều. Bởi vì mấy chiếc bàn bên kia đang gọi bà để lấy mồi thêm.
Ông Dương Trung cứ uống hết ly này đến ly khác mà nỗi buồn cứ một lúc một tăng.
...Thưa ông! Trời đã sáng rồi, ông thông cảm về nghỉ để cho chúng tôi dọn dẹp.
Ông Dương Trung nhướn mắt lên hỏi:
– Khuya lắm rồi sao?
– Dạ phải. Đã gần bốn giờ sáng rồi.
Ông Dương Trung giật mình:
– Đã sáng rồi sao?
– Dạ thưa! Đã sáng rồi. Xin ông thông cảm.
Bà để cho tôi ngồi thêm một chút nữa được không?
– Dạ ông thông cảm dùm. Một chút nữa đội trật tự đường phố đến, tụi tôi sẽ bị phạt nặng lắm đó.
Ông Dương Trung hiểu vấn đề này hơn ai hết, lấn chiếm lòng lề đường, gây mất cảnh quan đường phố và tai nạn giao thông nữa. Ai vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Những người buôn bán vỉa hè cũng thật đau khổ. Họ làm gì có tiền để mướn mặt bằng mà mở quán. Họ phải lén lút buôn bán thế này để kiếm sống. Còn ông, ông là một bác sĩ lại là một Viện Trưởng của một bệnh viện nổi tiếng ở thành phố mà lại ngồi nhậu một mình ờ vỉa hè. Nếu hình ảnh này mà lọt vào mắt một phóng viên nào thì ngày mai ảnh của ông sẽ được đăng lên trang đầu.
Không muốn vì mình mà người khác chịu vạ. Ông đứng lên:
– Bà tính tiền đi!
Thấy ông chịu đi, người đàn bà mừng rỡ:
– Năm mươi ngàn thưa ông.
Ông Dương Trung lấy tờ một trăm ngàn đưa cho người đàn bà.
– Bà cất đi. Không cần thối lại cho tôi đâu.
Người đàn bà như không tin ở tai mình. Đến khi ông Dương Trung bước đi bà mới vội vã cám ơn rối rít:
– Cám ơn ông. Cám ơn ông.
Ông Dương Trung cay đắng với chính mình:
– Chỉ có năm mươi ngàn đồng thừa thôi mà có người đã vui như bắt được vàng.
Hạnh phúc tràn ngập cả gương mặt khắc khổ. Còn ông, ông sẵn sàng cho một gia tài kếch xù cùng tình thương bao la của ông mà người thân không đón nhận. Thật là bất công. Bất công vô cùng.
Bước chân xiêu vẹo của ông cứ bước, bước mãi mà không nhận diện được ông đã băng qua bao nhiêu ngã tư, ngã năm, ngã bảy trên đường.
Ông đã đi thật xa, thật xa mà không hay trời sáng. Đường phố đông nghịt xe cộ, khách bộ hành, đèn xanh, đèn đỏ chớp nhoáng. Ông băng qua ngã năm leo ra khỏi phần đường dành riêng có người đi bộ.
– Rầm!
Một chiếc xe con tông thẳng vào người ông, hất ông tung lên cao rồi ngã vào đầu xe. Mọi người nháo nhào:
– Tai nạn! Tai nạn rồi. Ông ta là ai vậy? Lịch sự, sang trọng như thế sao đi đứng gì kỳ vậy?
Ông Dương Trung thấy mình chơi vơi, bay bổng lên như thoát khỏi cảnh nặng nề của trần thế. Cú va chạm mạnh làm ông bất tỉnh. Ông không còn biết gì nữa. Thân thể rã rời, bất động.
Người tài xế bước nhanh ra khỏi xe. Anh ôm nạn nhân lên gọi:
– Ông ơi! ông có sao không?
Một người đứng bên cạnh nói:
– Ông ta say rượu.
– Dù thế nào cũng phải đưa ông ta đi cấp cứu.
Người tài xế ôm gọn ông Dương Trung trong tay lên chiếc tắc xi bên cạnh.
Anh muốn giữ nguyên hiện trường cho cảnh sát giao thông xử lý.
Tiếng còi xe vang lên inh ỏi. Những người tham gia giao thông làu nhàu:
– Mới sáng sớm mà đã kẹt xe rồi.
Không biết thời gian bao lâu ông Dương Trung tỉnh lại và thấy mình nằm trong bệnh viện của mình. Đứng trước mặt ông là Duy Thanh và Bác sĩ Vĩnh viện trưởng. Viện trưởng đã tỉnh rồi.
Ông Dương Trung cảm thấy cơn đau buốt trên đầu mình. Ông ngơ ngác:
– Tôi... tôi làm sao vậy?
– Viện trưởng bị chấn thương trên đầu. Cũng may là không ảnh hưởng đến não bộ.
Ông Dương Trung sờ tay lên đầu mình đụng phải vành băng cứng. Ông lờ mờ nhớ ra mọi chuyện. Ông giật mình nhổm dậy:
– Tôi say rượu. Tôi có thể say rượu được sao?
– Víện trưởng. Ông đừng cử động mạnh sợ chạm vào vết thương. Ông hãy nằm tịnh dưỡng đi.
Bác sĩ Vĩnh khuyên lơn ông:
– Viện Trưởng có chuyện buồn sao?
Ông Dương Trung cảm thấy hổ thẹn với thuộc cấp của mình. Trong những giờ hội nghị ông thường lên tiếng chỉ trích những bác sĩ hay giao tiếp, rượu chè.
Bây giờ đến lượt ông lại để xảy ra tai nạn. Ông đã gần cuối đời rồi mà để xảy ra sai phạm.
Hiểu được nổi khổ đau của ông, Duy Thanh an ủi:
– Viện trưởng! Xin Viện trưởng đừng đau buồn vì quá khứ đã qua. Con tin rằng rồi mọi người sẽ hiểu, sẽ thông cảm cho Viện trưởng. Và hạnh phúc sẽ về với Viện trưởng mà thôi.
– Duy Thanh! Thục Nhiên không thừa nhận ta là cha.
Rồi Thục Nhiên cũng hiểu ra vấn đề vì cô ấy không muốn làm cho Viện trưởng khó xử mà thôi.
– Mỹ Trinh! Xuân Mai! Hai người đàn bà ta yêu nhất đều oán hận ta.
– Con hứa sẽ khuyên Thục Nhiên. Còn Mỹ Tâm cô ấy sẽ là sợi dây hoà giải giữa cha và mẹ.
– Duy Thanh! Dù cưới Mỹ Tâm hay Thục Nhiên con vẫn là con rể của ta.
– Nhất định thế, thưa Viện trưởng.
– Sao lại là Viện trưởng? Phải là ba vợ chứ.
Hai người đàn ông một già, một trẻ nắm tay nhau thân thiện, đồng cảm.
Cánh cửa phòng bật mở, Thục Nhiên với gương mặt đầm đìa nước mắt lao vào.
Cô đứng sững nơi cánh cửa nhìn ông Dương Trung đầu quấn băng trắng cùng gương mặt đau khổ của ông.
Duy Thanh bước ra dìu Thục Nhiên lại gần giường bệnh. Ông Dương Trung đưa tay lên gọi:
– Thục Nhiên! Con của ba.
Thục Nhiên nức nở, nghẹn ngào gọi:
– Ba ơi! Ba của con.
Chỉ gọi có thế Thục Nhiên gục đầu vào ngực ông khóc tức tưởi. Ông Dương Trung cũng xúc động nghẹn ngào. Đôi dòng lệ trào ra từ đôi mắt trũng sâu vì đau khổ.
Ông Dương Trung vuốt mái tóc của con gái, giọng khàn đặc:
– Đừng khóc nữa. Nín đi con gái. Tất cả sóng gió đã qua rồi.
Thục Nhiên thút thít:
– Ba ơi! Con là đứa con bất hiếu không thừa nhận nguồn cội của mình. Để cho ba phải khổ đau suýt chút nữa con phải ân hận suốt một đời.
– Đừng tự trách mình nữa con. Ba là người có lỗi mà.
– Không! Ba không có lỗi. Nếu ngày đó ba không tạo thì ngày nay đâu có Thục Nhiên.
– Ba luôn ân hận cho hành động sai lầm của mình.
– Trong cuộc đời ai lại không lỡ lầm. Con không nên vì thế mà oán hận ba.
Đó là chuyện riêng của ba và mẹ. Bổn phận làm con, con phải giữ đạo của mình.
– Ba cám ơn con Thục Nhiên.
Duy Thanh thở phào nhẹ nhõm. Lúc thông báo cho Thục Nhiên tin ông Dương Trung bị tai nạn. Anh không nghĩ Thục Nhiên sẽ dễ dàng chịu đến đây!
Nào ngờ khi vừa nghe điện thoại, cô đã oà khóc và gọi:
– Ba ơi! Ba của con.
Bởi thế mới biết bên trong cái vỏ cứng ngắt là một tấm lòng hiếu thảo, thương cha kính mẹ. Vì thế Duy Thanh thực hiện lời hứa với ông Dương Trung một cách dễ dàng.
Cánh cửa phòng lại bật mở. Mỹ Tâm và bà Mỹ Trinh lại lao vào:
– Ba ơi! Ba có sao không ba?
Ông Dương Trung cũng nắm tay an ủi cô:
– Ba không sao. Yên tâm đi đừng khóc nữa con gái. Còn mẹ con dâu Mỹ Tâm?
Bà Mỹ Trinh cũng khóc mếu máo.
– Tôi đây. Ông có sao không hả?
Ông Dương Trung gượng cười:
– Anh không sao. Mỹ Trinh! Tha lỗi cho anh nghe.
Bà Mỹ Trinh sau phút choáng váng vì bị phản bội. Bà về nhà suy nghĩ lại, cộng thêm sự giải thích an ủi của Mỹ Tâm. Bà đã thông thoáng mọi việc. Bà hiểu rằng giây phút này bà phải mở rộng vòng tay đón về một người chồng mà bà đã chung sống, yêu thương suốt mấy chục năm qua.
Bà nắm lấy tay ông vỗ về:
– Có ghen hờn mới biết tình yêu trong lòng sau mấy chục năm vẫn còn đậm đà tha thiết.
Mỹ Tâm lém lỉnh xen vào lời của mẹ:
– Ba ơi! Ý mẹ con nói là “gừng càng già càng cay". Càng già thì tình yêu càng sâu nặng.
Tất cả sóng gió đã qua rồi. Chúng ta hãy vì tương lai của bọn trẻ mà tha thứ cho nhau.
– Anh có một tâm niệm cuối cùng. Anh mong em hãy mở rộng lòng vị tha mà giúp anh sống bình yên trong những ngày cuối đời.
– Thục Nhiên là con của anh, là em của Mỹ Tâm thì tôi xem nó như là con của tôi. Anh quyết định thế nào tôi cũng vui vẻ chấp nhận.
– Nếu em đã nói thế thì ngại gì một tiếng anh, tiếng em mà cứ tôi ông, tôi ông mãi thế.
– Chúng ta đã già rồi.
– Gừng càng già, càng cay mà.
Bà Mỹ Trinh thẹn thùng:
– Ông nói thế không sợ bọn trẻ nó cười à?
Mỹ Tâm lấy tay che mặt:
– Không dám cười cha mẹ đâu.
– Có gì anh cứ nói, đừng vòng vo mãi nữa.
Sau khi Mỹ Tâm lấy chồng, anh sẽ tặng cho vợ chồng nó cái bệnh viện.
Nhưng còn...
– Thục Nhiên phải không?
Mấy mươi năm nay anh đã sống ray rứt khổ đau vì lỗi lầm. Em hãy cho anh một phần nào chuộc lại lỗị lầm của mình.
Em đâu có cấm đoán anh nhận con của mình đâu.
– Thục Nhiên cũng sắp làm đám cưới. Anh muốn có một món quà làm của hồi môn cho nó.
– Tuỳ anh quyết định.
Thục Nhiên phản đối:
– Không! Con nhận ba là vì tình thương, chớ con không có ý vì vật chất.
– Ba hiểu. Ba không cho con tiền bạc chỉ cho con món quà mà con ao ước.
– Ba! Nghĩa là...
– Ba đã chọn mua một khu đất để xây cho con một trường học như con mơ ước.
Thục Nhiên cảm động:
– Ba! Cám ơn ba.
Sóng gió đã qua rồi. Các con hãy trân trọng tình yêu của mình cùng nâng đỡ nhau, dìu dắt nhau đi đến bến bờ hạnh phúc. Mỹ Tâm và Thục Nhiên cùng nắm tay nhau, nói như một lời hứa với cha mình:
– Chúng con xin nhớ lời ba dặn. Sẽ trân trọng tình yêu và hạnh phúc của mình.
Nắng ấm tràn ngập trong căn phòng bệnh. Bóng tối đã không còn trùm phủ lên tình yêu và hạnh phúc của con người.
Ngôi trường mà ông Dương Trung dành tặng cho Thục Nhiên đã được khánh thành. Địa thế của ngôi trường rất thuận lợi cho việc sinh hoạt của các em. Bởi vì đây là ngôi trường đặc biệt dành cho các em có hoàn cánh đặc biệt.
Ngôi trường có phòng học, phòng ăn, phòng ngủ và nơi sinh hoạt vui chơi.
Thục Nhiên cho đón bé Bảo về ở trong trường, dự lễ khánh thành. Nó rối rít bên Mỹ Tâm:
– Mẹ bác sĩ! Con nhớ mẹ bác sĩ lắm.
Duy Thanh bẹo má nó:
– Sao? Có mẹ bác sĩ rồi quên ba bác sĩ sao?
Bé Bảo dụi mắt:
– Đâu có. Con đâu có quên ba bác sĩ và cô Thục Nhiên đâu.
Thục Nhiên hoà lẫn vào niềm vui của mọi người:
– Thật không đó? Có nhớ cô không đó.
– Thật mà Bảo đâu có dám nói dối. Nói dối sẽ không ngoan, sẽ không có điểm mười đâu.
– Bé Bảo hiểu thế là tốt rồi.
Quan khách đến dự buổi lễ toàn là những nhân vật cấp cao của ngành y thành phố. Một phần họ vị nể ông Dương Trung, một phần họ cảm phục tấm lòng vị tha của những người thành lập.
Khi tất cả quan khách đã yên vị. Thục Nhiên dịu dàng trong chiếc áo dài trắng tinh bước lên khán đài, trịnh trọng tuyên bố buổi lễ:
– Kính thưa quý vị! Tôi xin thay mặt cho tất cả những người có lòng hảo tâm góp sức, góp công xây dựng trường học. Cám ơn tất cả quan khách đã bỏ thời gian quý báu đến dự buổi lễ khai mạc ngôi trường của chúng tôi.
Tiếng vỗ tay ào ạt vang lên. Thục Nhiên cúi đầu chào đáp lễ rồi nói tiếp:
– Chúng tôi vì sự nghiệp giáo dục trẻ em và nhất là các trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ. Để cho các em có một mái ấm tình thương, có điều kiện học tập, chúng tôi thành lập ngôi trường này với mục đích giúp cho các em ăn ở học tập.
Nhưng sức người hạn hẹp, chúng tôi mong được sự giúp đỡ của các Mạnh Thường Quân hỗ trợ cho chúng tôi.
Một tràng pháo tay vang lên xen lẫn tiếng xuýt xoa thán phục:
– Đúng là tuổi trẻ tài cao lại thêm lòng vị tha, nhân ái.
– Đó là con của viện trưởng đó!
– Sao nghe nói ông ấy chỉ có một đứa con gái bác sĩ? Bây giờ đâu lại có thêm một cô con gái dễ thương như vậy?
– Thế mới hay. Chuyện riêng mà.
Ông Viện Trường là người có tài. Có hai cô con gái lại tài ba. Đúng là "Hổ phụ sanh hổ tử" mà.
Cảm phục tấm lòng nhân ái của những người thành lập. Các quan khách có mặt của ít lòng nhiều đều đến quyên góp để trường lấy kinh phí nuôi dạy các em.
Thục Nhiên đáp lại tấm lòng của mọi người bằng một quyết tâm:
– Để đáp lại tâm tình của quý vị quan khách. Chúng tôi xin hứa sẽ hết lòng, hết sức phấn đấu, tạo điều kiện thật tốt để nuôi dạy các em.
Mỹ Tâm và Đức Toàn đứng phía dưới cũng nắm tay nhau với lời hứa hẹn:
– Chúng ta cũng hết lòng giúp Duy Thanh và Thục Nhiên hoàn thành mơ ước của mình. Đó là niềm vui cũng là chân lý của cuộc sống.
Đức Toàn siết chặt tay cô âu yếm:
– Anh lúc nào cũng ủng hộ em, nhất là điều này vì nó mang rất nhiều ý nghĩa.
– Cám ơn anh. Đức Toàn.
Đức Toàn nhìn cô khẽ trách:
– Nói chi điều ơn nghĩa hả Mỹ Tâm.
Mỹ Tâm nhìn anh như muốn nói:
– Em hiểu rồi Đức Toàn.
Sau buổi lễ, quan khách được mời ở lại để dự tiệc. Duy Thanh len lén mọi người đưa Thục Nhiên ra phía sau trường học.
Phía sau nơi ấy có một dòng sông lớn chảy êm ả. Thục Nhiên reo lên khi thấy một con tàu lớn thật đẹp, thật trang nhã nằm sát bờ sông.
– Con tàu! Con tàu của ai mà đẹp quá vậy anh?
– Anh đố em đó.
Thục Nhiên lắc đầu thật dễ thương:
– Em không biết. Chiều hôm qua em còn chưa thấy nó. Sao sáng hôm nay nó lại có ở đây?
Duy Thanh nghinh mặt tự hào:
– Thế mới là bất ngờ, mới là thần thoại chứ.
Thục Nhiên nhìn anh rồi chợt hiểu:
– Em biết rồi.
– Biết gì nào?
– Con tàu này là của anh phải không?
– Không!
– Thế thì của ai, khai mau!
Duy Thanh ghé sát tai cô thì thầm:
– Theo anh xuống tàu đi thì sẽ biết ngay mà.
Thục Nhiên cùng Duy Thanh bước lại gần con tàu:
– Duy Sơn Thuỷ.
Thục Nhiên kêu lên khi đọc được tên của con tàu – Phải. Đây là con tàu mang tên “Duy Sơn Thuỷ ". Anh tặng em chiếc tàu này để những ngày nghỉ lễ đưa các em đi thưởng ngoạn dòng sông. Và cũng để chúng ta mãi tưởng nhớ đến Duy Sơn, đứa em bất hạnh của anh.
Thục Nhiên bùi ngùi:
– Duy Sơn sẽ mãi sống trong lòng của chúng ta.
Thục Nhiên! Tuy mình đã thành lập được ngôi trường mơ ước, nhưng trước mắt vẫn còn rất nhiều khó khăn.
– Em biết. Nhưng em sẽ không ngại khó. Ngoài số lượng của mình. Em sẽ tìm cách cải thiện thêm. Mình còn mướn cô bảo mẫu cho các em nhỏ nữa.
– Em là dân kinh tế. Cái đó em tính kỹ hơn anh.
Thục Nhiên nhìn xa xăm:
– Từ nay con đường đến trường của các em mồ côi không còn là mơ ước nữa. Nó sẽ thành hiện thực, bởi sự quan tâm của xã hội, của những con người mang nặng tình yêu thương.
– Anh rất vui mừng vì em đã có niềm vui.
– Ngày hôm nay là ngày khánh thành ngôi trường mơ ước. Cũng là ngày hôm nay chúng ta sẽ khởi động con tàu.
– Anh cũng có ý nghĩ như em. Vậy chúng ta bắt đầu đi.
– Anh sẽ lái con tàu này đưa em đi trên dòng sông Sài Gòn thơ mộng.
Thục Nhiên cười khúc khích. Duy Thanh kéo sát cô vào lòng âu yếm hỏi:
– Em cười gì thế hả?
– Em cười cho sự lãng mạn, ngộ nghĩnh của anh.
– Phải thế chứ. Trong tình yêu ai cũng có sự lãng mạn, ngộ nghĩnh chứ.
Thục Nhiên dí tay vào mũi anh:
– Nhưng anh ơi! Anh là bác sĩ chứ đâu phải tài công mà đòi lái tàu.
Duy Thanh ưỡn ngực lên:
– Em đừng xem thường anh. Em hãy xem điều kỳ diệu của tình yêu. Từ một bác sĩ vì tình yêu đã trở thành một tài công thực thụ.
– Em có thể đặt sinh mạng của mình vào tay của anh tài công, không phải là kỳ diệu mà là "kỳ quáí' này không?
– Nếu đã tin tưởng vào tình yêu thì việc tin vào bàn tay của người yêu là chuyện nhất thiết thôi.
– Vậy anh thể hiện đi.
– Được. Để anh cho em xem tài lái tàu của anh nhé.
Duy Thanh bước vào buồng lái khởi động con tàu một cách thành thạo. Con tàu lướt nhẹ trên dòng sông êm ả như chở cả yêu thương và bao khát vọng của con người.
Ba năm sau, cả thành phố náo nức chờ đợi ngày khai mạc triển lãm tranh nghệ thuật. Lần này không phải là những bức danh hoạ của những hoạ sĩ tài năng mà là của các em mồ côi ở ngôi trường mơ ước.
Với tài năng bẩm sinh và ý chí học tập của các em nhỏ đã cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Dòng người nô nức đổ xô nhau đến phòng triển lãm. Họ không đến vì những tác phẩm nghệ thuật mà họ đến vì lòng nhân ái. Họ muốn được trợ giúp cho những trẻ em mồ côi, những mảnh đời bất hạnh.
...Bức tranh cuối cùng đã được bán đi. Số tiền gom được khá lớn. Thục Nhiên sung sướng nói với Duy Thanh:
– Chúng ta sẽ dùng số tiền này mua thêm quần áo, một số dụng cụ học tập và cải thiện đời sống của các em.
Duy Thanh mỉm cười:
– Anh đã bảo anh không biết làm kinh tế mà. Anh chỉ biết làm bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân thôi.
Không hẳn thế đâu. Chiều mai chúng ta đem theo một số bánh kẹo xuống tàu "Duy Sơn Thuỷ '' cho các em dạo chơi. Nhất định, anh phải đến để lái tàu đó:
Duy Thanh dậm gót chân:
– Tuân lệnh!
Anh chợt nắm chặt tay Thục Nhiên:
– Thục Nhiên! Làm vợ anh nghe. Thời gian tưởng niệm Duy Sơn đã hết.
Đừng từ chối anh nữa Thục Nhiên à.
Thục Nhiên ngã đầu vào vai anh nói nhỏ:
– Từ chối anh được sao.
Duy Thanh muốn nhảy cẫng lên vì vui sướng. Anh móc từ trong túi áo ra chiếc hộp nhỏ và lấy ra chiếc nhẫn sáng lấp lánh âu yếm đeo vào tay cô.
Thục Nhiên chưa kịp phản ứng thì những ánh chớp loé lên liên tục. Thì ra là các phóng viên đến để lấy tin viết bài.
Thừa dịp hai người cầu hôn nhau không để ý xung quanh, họ bấm được những tấm hình có một không hai.
Thục Nhiên xô tay Duy Thanh ra, thẹn thùng:
– Anh nhìn kìa! Phóng viên ghi hình. Kỳ thí mồ à.
Duy Thanh không những không mắc cờ mà còn bước đến loa của các phóng viên:
– Kính thưa quý vị! Hôm nay tôi xin trân trọng cầu hôn cô Thục Nhiên. Cô Thục Nhiên! Cô có bằng lòng làm vợ Duy Thanh này không?
Thục Nhiên mỉm cười giơ cao chiếc nhẫn trên tay:
– Đã đeo nhẫn cưới thì làm sao mà từ chối được.
Duy Thanh nhấc bổng Thục Nhiên xoay tròn và reo to:
– Hoan hô bà xã! Hoan hô tình yêu.
Vây quanh Duy Thanh ngoài các phóng viên còn có bà Xuần Mai, ông Dương Trung, bà Mỹ Trinh, có cả Đức Toàn và Mỹ Tâm.
Họ cùng đến chúc mừng cả hai.
– Chúc mừng hạnh phúc!
Duy Thanh và Thục Nhiên nắm chặt tay nhau cười rạng rỡ trong vòng tay tình thương của những người thân yêu.

HẾT


Xem Tiếp: ----