Phần III : TRỞ VỀ
Chương 1
Chương 2
Cuộc đời trong nhà tù Lubianka

     ái tên Lubianka đã được cả thế giới biết đến vì nó là biểu tượng của sự khủng bố của GPU. Trụ sở bộ an ninh Liên Xô nằm giữa Moscow. Ở giữa tòa nhà này có một ngôi nhà nhỏ hơn giành cho khoảng vài trăm “vị khách có hạng”. Nhiều hành lang dài nối bộ với nhà tù không phải ra ngoài.
Leopold ngồi ở phòng chờ. Mỗi bên phòng này có hàng chục khoang nhỏ. Người ta đưa anh vào một khoang, đồ đạc chỉ có một cái bàn và một chiếc ghế đẩu. Cánh cửa đóng sầm lại.
Anh thấy rất mệt mỏi, ngồi phịch xuống ghế, bất dộng, hết hơi, khống thể phản ứng được. Anh cảm thấy óc trống rỗng, không hoạt động nổi. Anh sờ đầu, sờ tay: “ừ, đúng là ta, ta đang ở đây, đang là người tù ở Lubianka”.
Một tiếng ra lệnh: Tại sao anh không cởi quần áo ra?
Anh hiểu đó là lệnh cho anh, từ viên hạ sĩ mặc áo choàng trắng và anh trả lời:
- Tại sao lại cởi quần áo? Tôi có thấy giường phản gì đâu!
- Cởi quần áo ra và đừng hỏi vặn gì nữa!
Anh tuân lệnh và chờ đợi, mình trần như nhộng. Cửa lại mở, hai người mặc áo choàng trắng vào. Trong cả tiếng đồng hồ, họ khám rất kĩ quần áo, những thứ trong túi và vứt thành đống. Khi khám những thứ đó xong, một người ra lệnh:
- Đứng lên!
Thế là hai hạ sĩ khám người anh từ đầu đến chân. Nếu họ có ống nghe thì anh sẽ cho đó là hai ông thầy thuốc. Họ khám tai, tóc, bắt há mồm, thè lưỡi, sờ nắn tất cả, bắt anh giơ hai tay lên:
- Nâng dương vật lên. Nâng cao hơn nữa! Quay người lại, bành mông đít ra.
Họ cúi sát mông anh, bực quá anh châm chọc:
- Các anh đánh rơi cái gì trong đó hả?
- Đừng có chọc tức chúng tôi nhé, nếu không thì sẽ biết tay. Mặc quần áo lại.
Họ lục va li và rút ra cân cà phê chưa rang mua ở Iran.
- Cái này là cái gì?
- Đại mạch đấy mà...
Họ để lại cân cà phê cùng với những thứ tù nhân được đem vào tù. Họ kê những thứ bị giữ lại: cravat, giây đeo, giây giầy vv... Một trung uý đến kí nhận những thứ đã giao và dẫn Leopold vào xà lim có hai giường. Trên một giường có một người nằm quay mặt vào tường, hai tay để lên chân.
- Giường của anh dó, cởi quần áo ra và nằm xuống.
Leopold tuân lệnh nhưng không sao ngủ được; suốt đêm anh không chợp nổi mắt, cứ ba phút lỗ nhìn lại mở và một con mắt hiện ra nhìn anh. Vì anh mở mắt nên lính gác rất chú ý. Anh rút được kinh nghiệm rằng nếu không ngủ được thì cứ nhắm măt lại sẽ không bị rình rập nữa.
Sáng đến. Một bàn tay đưa qua ghisê bữa ăn sáng: một bát chất lỏng đen đen có mùi cà phê, một ít đường và một khoanh bánh mì. Tiếng nói qua ghisê: khoanh bánh để ăn cả ngày đấy. Anh đang gặm miếng bánh nhưng không nuốt nổi vì nó mềm oặt như bột đang nặn. Anh bạn tù thức dậy chào anh rồi im bặt. Đó là một sĩ quan.
Bốn ngày trôi qua. Không một ai gặp anh. Ngày thứ năm, khi lính đổi gác, một hạ sĩ hỏi anh:
- Anh có đề nghị gì không?
- Có, Leopold trả lời, tôi muốn gặp trưởng nhà tù!
- Để làm gì?
- Tôi muốn gặp lãnh đạo bộ Nội vụ vì có một việc rất quan trọng không trực tiếp liên quan đến tôi.
Hai ngày nữa trôi qua. Một sĩ quan đến và bảo anh đi theo. Hai người qua những dãy hành lang dài đến một căn phòng bé nhỏ có một bà trao biên lai cho viên sĩ quan. Một sĩ quan khác đến kí giấy và đẫn anh qua một hành lang dài nhưng có dải thảm. Hai người vào một thang máy rồi vào một buồng rộng, trải thảm đỏ, trên tường treo ảnh Stalin. Sau chiếc bàn dài là một người còn trẻ mặc thường phục. Ông có chiếc cravat rất đẹp. Ông đứng dậy và nói giọng miền nam, ông nói với Leopold:
- Vậy là anh! Chính anh là người tham gia cái lưới tình báo to lớn do bè lũ phản cách mạng Berzin chỉ huy?
Mồm miệng ông ta cau có, căm hờn khi bật ra những câu cuối cùng.
- Anh có biết anh đang ở đâu không?
- Có chứ, nếu nơi này được trang hoàng lộng lẫy hơn thì tôi có thể nói rằng đâ!!!14787_46.htm!!! Đã xem 43199 lần.

Đánh máy: hoi_ls
Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 30 tháng 12 năm 2013

Truyện DÀN NHẠC ĐỎ Phần I: HỌC VIỆC
Chương 1
Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Phần II - DÀN NHẠC ĐỎ
Chương 1
Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Ảnh tư liệu Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 uy hiểm cho an ninh của Liên xô, trước hết là những người đã chiến đấu ở Châu Âu: binh lính, sĩ quan, điệp viên... Stalin còn tuyên bố rằng trong các sắc tộc ở Liên xô, có những “khâu yếu”. Sau chiến thắng, ông nâng cốc chúc mừng nhân dân Nga, nhưng cũng chỉ cho Bộ An ninh những kẻ bị tình nghi: Ucrain, Belorussia, Châu Á, Ouzbek, Do Thái, tóm lại là tất cả các dân tộc thiểu số. Tất cả những điều đó một ngày kia sẽ kết thúc, lãnh đạo đảng sẽ thay đổi, nhưng tôi không muốn tòng phạm với những tội ác đó. Số phận của anh cũng như số phận các cán bộ lão thành trong kíp của Berzin, đã được quyết định trước khi anh bị hỏi cung... Nhưng lương tâm cộng sản không cho phép tôi tiếp tục.
Trong khi đại tá nói, Leopold kéo bao thuốc lá và rút một điếu rồi châm lửa... Đại tá ngạc nhiên:
- Anh hút à?
- Tôi nghiện nặng.
- Thế anh không nhận thuốc suốt năm tháng qua chỉ vì tôi đứng ở tuyến khác. Tôi không tiếc khi nói thẳng thắn với anh: anh đã chứng minh rằng anh sẽ không kết liễu đời mình như những người mất hết lòng tin nên đã chọn cái chết dần chết mòn...
Đã là bảy giờ sáng, mặt trời bắt đầu mọc. Hai người bắt chặt tay nhau khá lâu. Khi Leopold ra cửa, đại tá còn nói thêm:
- Hi vọng rằng chúng ta sẽ gặp nhau ở ngoài cái nhà tù này.
Cuộc nói chuyện giữa một tù nhân và một đại tá an ninh làm cho Leopold đăm chiêu mấy tuần lễ liền... Trong vương quốc dối trá và làm giả này, chân lí vẫn thắng; chiến thắng tạm thời nhưng vẫn là tia sáng rọi vào xà lim tối tăm của Leopold…(1)
Trong thời gian này, Bộ An ninh tìm mọi cách xóa sạch dấu vết Leopold có mặt tại Lubianka. Anh không phải là người duy nhất bị áp dụng chính sách khoảng trống và im lặng. Luba, vợ anh, đã được chính thức báo tin rằng chồng chị đã bị mất tích trong chiến tranh... Người mất tích đang sống sờ sờ cách ngôi nhà mình có bao nhiêu xa. Quy chế người mất tích không rõ ràng, tuy vợ con không được lĩnh trợ cấp, nhưng không đến nỗi phải đầy sang Siberia. Luba mua một túp lều ở ngoại ô Moscow để sống với hai đứa con: nếu có bạn bè nào từ Pháp sang thăm chẳng hạn, đó là biểu hiện rằng vợ con Leopold vẫn được tự do và khỏe mạnh.
Đầu năm 1946, Leopold lại bị đưa về nhà tù Lefortovo và ở lại đây một năm. Một viên thiếu tá phụ trách hỏi cung anh. Biết rằng chủ trương xử lí Leopold đã có rồi, nên viên thiếu tá cũng chẳng cần hỏi cung khai thác gì nhiều. Nhưng hắn áp dụng thủ đoạn khác: hành hạ tối đa Leopold. Trước hết Leopold bị nhốt chung xà lim với một sĩ quan Hồng quân, anh này bị tố cáo là gián điệp Mỹ chỉ vì anh là tù binh Đức trong một trại do quân Mỹ đến giải phóng. Cả gia đình anh ở Belorussia bị phát xít tàn sát cũng không giúp được anh hưởng khoan dung hoặc trắc ẩn.
Rồi xà lim được thêm một tù nhân nữa. Đó là một trong những tên trùm Gestapo ở Belorussia, đã từng giết hại dân lành ở quanh Minsk. Leopold sau khi nghe tên này kể về những kỉ niệm tội ác đã hỏi nó:
- Thế có lúc nào anh thấy hối hận về những tội ác gây ra không?
- Hối hận gì, tôi chỉ thi hành lệnh trên thôi. Tôi chỉ có những cơn ác mộng diễn lại những hình ảnh khủng khiếp mà tôi đã chứng kiến. Các anh đừng ngạc nhiên khi nghe thấy tôi kêu thét lúc đang ngủ nhé.
Sĩ quan xô viết lặng im nghe tên phát xít kể, anh tái mét mặt, thân thể run bắn người, mắt quắc nhìn tên tội phạm. Anh nói khẽ nhiều lần:
- Có lẽ chính thằng này đã tàn sát gia đình tao.
Tên phát xít đi khai cung. Leopold và viên sĩ quan đề nghị nhà tù chuyển tên phát xít đi chỗ khác. Cai ngục khinh bỉ trả lời:
- Các người quên mất chính các người cũng là những tên cặn bã như thằng đó. Không việc gì phải chuyển chỗ tên đó.
Hắn đóng sầm cửa, ra khỏi phòng giam.
Khoảng một giờ sáng, tên mật thám Đức trở về, nằm xuống và ngủ ngay. Leopold và viên sĩ quan chưa ngủ được. Bỗng tên phát xít hét tướng lên. Thật là kinh khủng và không chịu nổi.
Viên sĩ quan vùng dậy, tóm họng và đập đầu tên phát xít vào tường... Tên mật thám tỉnh ngay... bàng hoàng, hai tay ôm lấy đầu và hỏi cái gì đã xảy ra...
- Anh đã báo trước cho chúng tôi rằng đêm đến anh có thể kêu hét, Leopold trả lời, nhưng anh không báo trước rằng anh còn vùng vẫy nữa. Anh vừa mới húc đầu vào tường đấy.
Cảnh tượng vừa qua đã vang âm cả dãy xà lim, lính gác vội chạy tới. Leopold và viên sĩ quan chẳng hé môi, nhưng lính trông thấy cảnh tượng liền hiểu ngay. Họ rút đi không hỏi một câu.
Ngay đêm hôm sau, khi đi khai cung, Leopold bị sỹ quan điều tra hỏi ngay:
- Anh không thấy mình là tù nhân nữa, mà đã leo lên ghế quan tòa rồi.
- Đồng chí ám chỉ gì thế? - Leopold trả lời.
- Thôi, đừng giả vờ nữa anh...Việc nện tên Gestapo là anh hay bạn tù kia?
Leopold nhìn thẳng vào mặt viên hỏi cung:
- Đó là việc của hai chúng tôi. Và tôi xin báo trước cho ông biết rằng nếu còn để tên giết người đó ở chung thì chúng tôi không chịu trách nhiệm việc gì sẽ xảy ra; có thể còn nghiêm trọng hơn thế nữa cơ.
Anh quay về xà lim và không thấy tên Đức còn ở chung nữa.
Thay vào là một sĩ quan Hồng quân bị mảnh đại bác phạt mất một góc trán. Anh ta bị chấn thương sọ não cho nên phải đi vào viện tâm thần mấy tháng.
Sau hôm viên sĩ quan thương binh này vào ở chung, xà lim này được ăn xúp cải bắp: thực ra chỉ lều bều vài lát cải thôi. Anh thương binh thấy thức ăn tồi tệ quá liền càu nhàu:
- A, bọn Do Thái, bọn Do Thái bẩn thỉu, chính chúng mày là nguồn đau khổ của chúng tao.
Leopold tóm lấy vai anh thương binh rồi lắc và nói:
- Này anh bạn ơi, hãy bình tĩnh và im mồm đi, tôi xin báo cho anh biết rằng trước mặt anh là một người Do Thái đây.
Anh thương binh im bặt ngay và xin lỗi rằng anh ốm đau nén không tự giữ được mình...
Rồi đến lượt đại tá Pronin... Leopold nhận ra ngay anh này khi vừa bước vào xà lim mặc dù anh đã thay đổi nhiều về thể chất. Pronin phụ trách tại Trung tâm trong những ngày đầu của Dàn Nhạc Đỏ về mọi vấn đề. Anh già đi nhiều và trên mặt anh còn in nhiều dấu vết đau khổ anh trải qua. Hai người ôm hôn nhau và đều ngạc nhiên thấy cùng bị giam trong một nhà tù.
- Tại sao anh cũng phải vào đây?
- Thế còn anh, anh làm gì ở đây?
Cánh cửa mở tung, viên sĩ quan bước vào, tóm cánh tay Pronin và nói:
- Chúng tôi nhầm, anh không phải ở xà lim này.
Nhầm thật không? Đây chẳng qua chỉ là màn kịch nói với Leopold rằng việc thanh trừng những cán bộ cũ của Cục tình báo vẫn tiếp tục. Thủ đoạn này còn áp dụng với Klausen, nhân viên điện đài của Richard Sorge. Anh này từ Vladivostok đến, sau khi nằm ở bệnh viện lâu. Rất gầy, mặt co dúm và ốm yếu vì bệnh tật, anh khó khăn mới vươn nổi thân hình cao lớn bị bệnh tật làm còng xuống. Tinh thần suy sụp, mất phương hướng, anh chẳng hiểu vì sao sau khi bị Nhật bỏ tù lâu ngày, nay trở về tổ quốc anh lại bị bắt giam. Thực ra với những ai không hiểu lôgich của Bộ An ninh Liên xô thật không thể hiểu nổi. Chính Klausen cho Leopold biết tin Richard Sorge đã bị bọn Nhật bắn chết ngày 7 tháng 11 năm 1944.
Sau này Leopold còn ở chung với một người trạc sáu mươi, xanh xao, rất hình tĩnh và tự tin. Anh là điệp viên ẩn nấp cuối cùng của Liên xô ở Trung quốc, sau khi trở về Liên xô thì bị bắt giam. Anh kể về công tác trước kia của anh một cách dửng dưng, như là chuyện đã qua hẳn rồi, Leopold không hề kể về công tác trước kia của anh vì ngại An ninh cài “con cừu” hoặc máy ghi âm vào xà lim để nghe trao đổi của tù nhân. Sau này anh mới dần được biết vài mẩu tin về Wenzel. Một sĩ quan bị tù từ năm 1945 kể cho Leopold rằng anh có sống chung với một sĩ quan người Đức, mà anh sĩ quan này có cùng bị tù với Wenzel. Qua lời của viên sĩ quan thì Wenzel bị hành hạ ghê gớm sau khi bị bắt, bị suy kiệt nhưng vẫn giữ niềm hi vọng tai qua nạn khỏi.
Ngược lại, Leopold không trông thấy cả Pannwitz lẫn Kent.
(Năm 1955 Pannwitz được tha sau khi Tây Đức can thiệp với Liên xô).
Chú thích:

(1) Năm 1955, Leopold gặp lại viên đại tá an ninh này trong một xí nghiệp tắm ở Moscow. Anh cho biết sau vụ từ chối hỏi cung Leopold, anh đã bị chuyển và bị mất hàm đại tá. Hai năm sau anh ra khỏi Bộ An ninh.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: hoi_ls
Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 30 tháng 12 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--