Tháng Mười Một (2)
BẠN CÔRETTI CỦA TÔI

    
húa nhật 13
Bố đã tha thứ cho tôi rồi; nhưng vì thấy tôi còn hơi buồn, nên chiều nay mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con lớn của bác gác cổng. Khi chúng tôi đi đến bên cạnh một cái xe dỗ trước một cửa hàng, thì nghe có tiếng ai gọi tôi. Tôi quay đầu lại. Thì ra Côretti, bạn cùng lớp với tôi, mặc cái áo ngắn bằng da trái cá và đội cái mũ nồi da mèo. Cậu ta mồ hôi nhễ nhại nhưng ra vẻ bằng lòng lắm; cậu ta vác trên vai một bó củi khá nặng. Một người lớn đứng trên xe, chuyền củi cho cậu, còn cậu thì chuyển vào trong cửa hàng của bố,
xếp thành đống, rồi lại nhanh nhẹn quay ra cái xe.
- Làm gì đấy, Côretti? - tôi hỏi.
- Cậu thấy đấy, - Côretti vừa đáp vừa giơ tay ra đỡ một bó củi, - mình làm việc, đồng thời học lại bài!
Tôi cười. Nhưng Côretti nói rất nghiêm chỉnh, và vừa vác củi chạy vào cửa hàng, vừa lẩm nhẩm: “Blen cách của động từ là... thay đổi tùy theo số và theo giống và thay đổi theo ngôi vị... “
Và vừa hạ củi xuống, vừa xếp thành đống lại đọc: “tùy theo thời gian... thờI gian lúc diễn ru hành động…”
Rồi lại đến cạnh chiếc xe để ôm thêm một ôm, cậu đọc thêm: “... tùy theo cách mà hành động được nói đến...”. Cậu ta cứ thế mà học bài ngữ pháp ngày hôm sau của chúng tôi.
- Cậu biết không, - Côrêtti nói, mình muốn lợi dụng thì giờ. Bố mình bận đi giao hàng với người giúp việc, mẹ mình đang ốm; tất nhiên mình phải giúp vào việc đỡ hàng trên xe xuống. Việc đó không ngăn mình học lại bài ngữ pháp. Hôm nay bài khó quá, mình không tài nào nhồi vào óc được!
Rồi quay lại nói với người đánh xe: Bố cháu có dặn là đến bảy giờ sẽ vềđây để trả tiền cho bác. Chiếc xe đi khỏi, Côretti mời tôi: “Vào hàng chơi lát đã!” Sợ từ chối sẽ làm cho Cậu phật lòng, tôi vào một gian phòng lớn đầy những gỗ và củi, có một cái cân đặt ở gần cửa.
Nói thật với cậu hôm nay mình bấn lắm, - Côretti lại nói, mình làm bài cứ lắt nhắt từng mảnh, từng đoạn. Mình đang viết thì có người đến đặt hàng... Vừa mới ngồi xuống viết nốt thì đấy, bác xe củi đã đến?... Sáng nay, mình đã hai lần chạy ra tận chợ củi ở quãng trường Vênêzia rồi. Hai chân như rụng đâu mất rồi, còn hai bàn tay thì rộp cả lên. Mình chẳng còn thích thú gì để làm bài tập vẽ nữa cả!
Vừa nói, cậu bé dũng cảm lấy chổi quét mấy nhát sạch cả lá khô trên sàn nhà.. Này, thế cậu ngồi ở đâu mà làm bài? - tôi hỏi.
- Đây, lại mà xem. Côretti dắt tôi vào nhà trong, nơi làm bếp và phòng ăn. Ở một góc, trên một cái bàn, thấy đặt mấy quyển sách và những bài tập bắt đầu làm.
Này, - Côretti nói, - mình đang để câu trả lời thứ hai dở dang đấy với da thuộc, người ta đóng giày, làm dây cu-roa... và bây giờ mình thêm làm vali. Rồi cầm bút, Côretti viết luôn, nét chữ rất đẹp. Nhà không có ai à? - có tiếng hỏi bên ngoài cửa hàng. Một bà đến mua củi.
- Có cháu đây, - Côretti trả lời, rồi đi ra cân củi nhận tiền, chạy tới một óc
có treo t ấm bảng đá nhỏ, ghi số củi vừa bán, xong trở về với bài làm và bảo tôi:
- Hãy xem người ta có để yên cho mình viết xong trang này không” - và tiếp tục viết: làm túi du lịch, túi đạn cho bộđội...
- Ối? Cái món cà phê khốn khổ của mình đi đời mất, Côretti bỗng ngừng lại và kêu lên; rồi chạy đến bếp lò, nhắc ấm cà phê ra.
- Cà phê của mẹ mình đấy, - cậu ta nói, chúng ta cùng mang đến cho mẹ mình, vui lòng chứ? Mẹ mình gặp cậu, sẽ rất bằng lòng. Đã bảy hôm rồi, mẹ mình ốm... Ái chà? Các biến cách của động từ? Chúng nó đây! Mình bị bỏng tay luôn vì cái ấm cà phê này. À sau túi đạn cho bộđội thì mình phải thêm vào cái gì nữa nhỉ? Còn cái gì đấy, nhưng mình chưa tìm ra mà thôi!... Nào, vào đây với mình đi!
Cậu bạn nhỏ của tôi mở một cánh cửa và chúng tôi đi vào trong buồng của mẹ Côretti. Bà nằm trên một cái giường to, đầu trùm một cái khăn trắng.
Cà phê đây mẹạ, Côretti nói vàđưa tách cà phê cho mẹ. Rồi nhìn về phía tôi cậu nói thêm - Con giới thiệu với mẹ một bạn cùng lớp với con. Ồ! Tốt quá, cậu đến thăm một người ốm, thật tốt quá, - người đàn bà trung hậu nói.
Côretti sửa lại những chiếc gối ở sau vai mẹ, gấp lại mép chăn, thổi bùng ngọn lửa lò sưởi và đuổi con mèo đang vô lễ ngồi lên trên nóc tủ.
- Mẹ có cần gì nữa không? Côretti vừa hỏi mẹ vừa đỡ lấy tách cà phê. Mẹ đã uống hai thìa xírô chưa?
Mẹ đùng hết, con sẽ ra hiệu thuốc mua thêm. Gỗ, củi đã xếp đâu vào đấy rồi; đến bốn giờ, con sẽ đặt thịt lên bếp, như Mẹ đã dặn; và khi nào bà hàng bơđi qua, con sẽ trả bà ta tám xu. Mẹ cứ yên tâm, mọi việc sẽ đâu vào đấy cả.
- Tốt lắm, con ạ, - bác hàng củi trả lời, - con nhớ hết cả mọi việc? Tội nghiệp con tôi!
Côretti chỉ cho tôi xem một cái khung nhỏ có lồng ảnh của bố cậu mặc quân phục, ngực lấp lánh chiếc huân chương Quân công, ông được tặng năm 1866 khi đang ở trung đoàn của thái tử Umbectô. Trông khuôn mặt giống hệt bạn Côretti của tôi, đôi mắt lanh lợi, nụ cười yêu đời. Chúng tôi trở lại gian nhà bếp À, mình tìm ra rồi! - Côretti nói, và chạy đến chỗ quyển vở, viết thêm vào “Người ta cũng dùng để làm yên cương ngựa”. - Phần còn lại, mình sẽ làm nốt tối nay, mình sẽ thức khuya một chút! Cậu sướng thật, Enricôạ, có thì giờ học tập, lại có thì giờ đi chơi...
Vẫn vui vẻ và nhanh nhẹn, Côretti dẫn tôi ra của hàng; cậu đặt những khúc gỗ trên cái giá, lấy cưa xẻ ra làm đôi, vừa làm vừa bảo tôi:
Này, môn th ể dục này khỏe hơn cái động tác đẩy tay ra đàng trước nhiều? Mình muốn khi bố mình về thì đống gỗ này đã cưa xong, và bố mình sẽ hài lòng lắm? Chỉ khốn nỗi là sau khi cưa xong mình viết những chữ t và chữ l cứ ngoằn ngoèo như rắn bò, thầy giáo bảo thế. Biết làm sao được? Mình sẽ thưa thật với thầy: - con phải vận động hai cánh tay luôn và các ngón tay bịảnh hưởng. Điều cốt yếu là làm sao cho mẹ mình chóng khỏi, và ơn Chúa, hôm nay mẹ mình đã khá nhiều. Còn bài ngữ pháp thì sáng mai mình sẽ dậy học sớm. Kìa, xe than đã vềđấy. Nào, bắt tay vào việc thôi!
Một chiếc xe chất đầy những bao đen sì đỗ trước cửa hàng. Côretti chạy ra nói chuyện với người đánh xe, rồi trở vào.
- Giờ thì mình không thể giữ cậu lại nữa đâu, - Côretti bảo tôi, - mai nhé, và cám ơn cậu đã đến thăm mình! Chúc cậu đi dạo chơi vui vẻ, Enricô sung sướng ạ?
Và si ết chặt tay tôi xong, Côretti chạy ra nhấc bao than đầu tiên đặt lên lưng, vác vào, rồi cứ thế thoăn thoắt chạy từ cửa hàng ra chiếc xe từ chiếc xe vào cửa hàng sắc mặt tươi tắn dưới cái mũ nồi bằng da mèo và luôn luôn nhanh nhẹn, vui vẻ, khẩn trương đến nỗi ai trông thấy cũng phải thích. “Enricô sung sướng!” Cậu bảo tôi như vậy. Ồ, không Côrettiạ, không, bạn sung sướng hơn tôi; bạn vừa học, bạn vừa làm, bạn giúp ích cho bố mẹ nhiều hơn tôi, bạn can đảm hơn tôi; và trăm lần tốt hơn tôi, bạn thân mến của tôi ạ!
THẦY HIỆU TRƯỞNG
Thứ sáu 18
Sáng nay, Côretti rất vui lòng, vì thầy giáo, lớp hai cũ của cậu, thầy Côatti, đến coi kỳ thi hàng tháng của cậu Thầy Côatti người cao lớn, tóc quăn, đôi mắt âm u và tiếng nói oang oang. Thầy luôn luôn dọa phạt học trò, dọa cả đưa đi tù; nhưng thầy không phạt ai bao giờ và cười trong chòm râu khi thấy học trò sợ. Trường thị xã của chúng tôi có tám thầy giáo, kể cả thầy phụ giáo nhỏ nhắn và không có râu, nom còn trẻ măng. Còn thầy hiệu trưởng của chúng tôi, thì người cao lớn, hói đầu, đeo kính gọng vàng, và có bộ râu hoa râm dài xuống tận ngực; chiếc áo chẽn lúc nào cũng cài khuy rất đứng đắn đến tận cằm và người ta trông là biết ngay thầy rất hiền đối với bọn trẻ. Mỗi khi học sinh bị gọi lên để nhắc nhở điều gì, run sợ bước vào văn phòng của thầy thì thầy không hề rầy la, thầy nắm lấy tay học trò, dịu dàng khuyến khích; giảng giải cho họ phải cư xử như thế nào; và thường thường thì học sinh đều hối hận vì lỗi lầm của mình và hứa sẽ không mắc lại nữa. Cuối cùng thầy nói với họ vẻ hiền hậu hết sức và giọng thuyết phục vô chừng, đến nỗi ra khỏi phòng của thầy, học sinh đều rơm rớm nước mắt, và hổ thẹn hơn là bị phạt. Thầy hiệu trưởng tốt biết bao! Thầy bao giờ cũng là người đến trường sớm nhất và là người ở lại sau cùng: buổi sáng thầy đến đón học sinh và tiếp bố mẹ học sinh; buổi chiều khi tất cả các thầy giáo, cô giáo đều ra về cả rồi, thầy còn đi kiểm tra quanh trường xem có học trò nào bị tai nạn xe cộ gì không, có đánh nhau ngoài phố không, hoặc có lấy cất, đá đút đầy cặp sách để ném vào đầu nhau không. Mỗi khi thoáng bóng thầy hiện ra ở một chỗ ngoặt đầu phố, thì người ta thấy lũ trẻ chạy trốn, bỏ ngay cả chơi bi, chơi nút chai. Thầy hiệu trưởng phúc hậu giơ ngón tay dọa từđằng xa, nhưng vẻ mặt hiền từ và đượm buồn của thầy thì lại hứa trước sự khoan hồng. Mẹ có nói cho tôi biết là không ai thấy thầy cười từ khi thầy mất người con trai, một thanh niên tình nguyện tòng quân mà tấm ảnh để luôn luôn trên bàn hiệu trưởng của thầy. Ngay sau khi xảy ra sự bất hạnh ấy, thầy hiệu trưởng chúng tôi muốn xin nghỉ việc; thầy có viết đơn xin về hưu; nhưng rồi ngày này qua ngày khác, thầy cứ chần chừ không gửi đi, thầy thấy đau khổ khi phải từ biệt học sinh của thầy. Nhưng chiều hôm kia lúc ấy bốở trong phòng giấy của thầy, thầy có vẻ quả quyết gửi đơn đi; bố ngỏ lời tiếc nhớ vì thấy thầy từ giã trường thì bỗng một người bước vào. Ông ta đến xin cho con học. Thấy đứa bé, thầy hiệu trưởng bất giác có một cử chỉ ngạc nhiên, hết nhìn cậu học trò mới, lại nhìn cái ảnh đặt trên bàn; thế rồi, kéo cậu học trò lại gần mình, thầy nhìn thẳng vào mặt cậu.
Cậu bé ấy giống một cách lạ lùng người con trai mà thầy đã mất. Thầy hiệu trưởng ghi tên người học trò mới, tiễn hai bố con về, không quên đưa tay xoa cái đầu tóc đen của cậu bé, rồi trở lại ngồi vào bàn giấy, nghĩ ngợi.
Quả là một sự thiệt thòi lớn nếu thầy muốn bỏ việc điều khiển nhà trường! -
Bố nhắc lại, tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở.
Nghe câu ấy, hình như thầy hiệu trưởng sực tỉnh ra khỏi sự suy nghĩ, thầy cầm lá đơn xin từ chức xé đi và nói:
- Tôi ở lại.