Chương V

     hôi đi cô. Từ ngày cô về nhà chồng chưa đầy năm trời mà cô tiêu của tôi bao nhiêu rồi. Tôi phải cho cô cả từ cái bát mẻ trở đi. Bây giờ tôi chả còn gì để nuôi không vợ chồng cô mãi được.
Sồi vốn ít mồm ít miệng, ngồi thừ ra một lúc lâu rồi thong thả buông từng tiếng một:
- Ai bảo bu gả con vào chỗ nghèo.
Bà lý cũng ngồi thừ ra nghĩ ngợi.
Từ ngày bà bị hai vợ chồng lão nghị đóng cửa không tiếp, bà uất ức trở về, buồn bã mất tháng trời. Bà đâm ra thù ghét cả chồng lẫn họ nhà chồng. Bà nhất quyết phen này còn đứa gái thứ hai, chỉ gả cho nhà thật nghèo. Ông cụ lý đã khuất núi. Cả họ không còn ai đủ quyền thế bắt nạt được bà. Bà có thể tự ý, muốn gả con cho ai thì gả. Vì thế, cữ tháng Mười năm kia có người đến làm mối cái Sồi cho con trai bà lý Thịnh, bà ưng ngay.
Bà lý Thịnh góa chồng đã lâu. Nhà chồng bà cũng ba bốn đời chức dịch như nhà chồng bà lý, nhưng nghèo, nghèo quá, không một thước vườn, không một thước ruộng, cả đời chỉ ăn vay với thuê ruộng đọ. Mùa đến, bao nhiêu thóc gặt về chỉ đủ trả vốn lời rồi bắt đầu lại ăn vay cho đến mùa sau. Cũng như Vót, vợ xã Khoan, bà lý Thịnh có cái lời đi chợ. Nhưng vì ít vốn nên lãi chẳng được mấy, đủ mua đồ ăn thức mặc cho con cái là khá lắm rồi. Thằng con thứ hai bà nhờ ông chú buôn bán ở phố huyện nuôi cho ăn đi học, đã đỗ được cái bằng sơ học Pháp Việt. Rồi vì nghèo, không có tiền theo học nữa, chịu vô nghề nằm nhà. Chính là chồng cái Sồi bây giờ.
Chẳng may mùa hè mới rồi, bà lý Thịnh chết về thời khí. Người con cả, một anh canh điền, với ít chữ nho trong óc, với cái tính cố hủ ương gàn, chiếm lấy ngôi nhà thờ. Chiếc nhà ngang lụp sụp, tối tăm phần hai vợ chồng Sồi. Còn nhà bếp, hai gian nhà tre xiêu vẹo, cáu đen mồ hóng và bụi bám, mạng nhện chăng đầy thì hai nhà chung nhau thổi nấu. Vì thế mà sinh ra lắm chuyện rắc rối, cãi cọ om sòm.
Sồi vẫn giữ cái tính lỳ lỳ. Chị dâu cả thì chua ngoa, lắm mồm lắm miệng, ích kỷ, cay nghiệt. Chị ta chỉ muốn đuổi hai vợ chồng Sồi đi để chiếm lấy cả ngôi nhà. Không mấy ngày là không có những lời bóng gió, những câu chửi cạnh vì một cớ nhỏ nhen. Lúc thì chị ta đổ một cách gián tiếp cho Sồi ăn cắp cà nén, lúc thì chị ta kêu mất khúc cá kho, mớ hành, mớ tỏi khô gác rành bếp. Những câu chửi: “Cha con bà nó chứ!...” hoặc, “mớ đời nhà nó chứ...”, luốn luôn xuất ở cái mồm ngoan ngoạc của chị ta. Rồi chị ta thêm một câu: “Còn có ai vào đây nữa!” để ám chỉ Sồi. Bao nhiều những lời thô bỉ như thế hắt vào lỗ tai Sồi không biết bao nhiêu lần mà Sồi vẫn lỳ lỳ, chẳng nói chẳng rằng, chẳng buồn cãi vã.
Lắm lúc chồng Sồi tức quá, cãi lại chị dâu. Tức thì hai bên đôi co, tiếng ra tiếng vào, ầm nhà. Có khi to tiếng đến nỗi cả xóm đổ đến xem đông. Ai cũng có ý ghét người dâu cả. Có người lúc trở về, lẩm bẩm: “Chả ai như chị Mẫn (tên chồng Sồi là Mẫn). Con mẹ chua ngoa, độc ác thế mà chị ấy nhịn được. Cứ túm ngay lấy tóc nó mà giã cho nó một trận để cánh mình xúm vào đánh hôi có được không”.
Tất thế nào anh cả bênh vợ cũng chạy lại, giở đạo đức Khổng ra mắng át em đi. Không thế cũng rầy. Không thế thì tránh sao khỏi những lời dằn vặt, đay nghiến, những lời khiêu khích, xỉa xói của vợ trong buồng kín...
Bà lý ngồi thừ ra nghĩ ngợi hồi lâu rồi buồn rầu đáp lại lời con gái:
- Nghèo thì nghèo, vợ chồng cô cũng phải tìm công việc mà nuôi nhau chứ. Bám vào tôi mãi được sao!... Rồi tôi già, tôi chết. Lúc ấy cô bám vào đâu? Cô xem, cứ gì mình cô, bao nhiêu người nghèo mà họ cũng kiếm được miếng mà ăn đấy nhé. - Nói rồi bà ôm má thở dài.
Sồi ngồi trên ngưỡng cửa, hai tay vẩn vơ vuốt tóc. Một lúc lâu nó mới há được mồm ra nói:
- Bu giúp chúng con một bận này nữa thôi... Nhưng bận này bu giúp chúng con hai chục.
Bà lý giương to cặp mắt ngạc nhiên, hỏi:
- Trời ơi! Hai chục! Cô định tôi bán cả vườn, cả ruộng đi mà cấp cho cô nữa hay sao? Thôi thôi, tôi xin cô. Cô làm khổ tôi vừa vừa chứ!
Sồi vẫn thản nhiên. Như để đợi cho mẹ bớt khổ, nó ngồi ỳ ra mãi rồi mới cất tiếng:
- Nhà con định đến tháng Bảy này cùng con lên tỉnh, mở hàng cơm cho học trò trọ. Nhà con bảo: nhà con sẽ dạy tư thêm thắt vào và chắc thế nào cũng đủ tiêu, không phải quấy quả bu nữa. - Sao hôm nay Sồi lại nói được một thôi dài như vậy. Ý chừng, cô đã nghe chồng cô dặn và nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Bà lý hết ngạc nhiên, hạ giọng:
- Ừ, anh ấy nghĩ như thế cũng phải. Tội gì cứ chịu lủi thủi ở xó nhà mà hứng lấy những lời đay nghiến tục tằn của chị dâu! - Nghĩ đến người dâu cả nhà ấy, bà lại tức giận thốt ra ngoài miệng. - Cái con mẹ nói lắm mồm lắm miệng, tai ác làm sao! Thế mà mày chịu nhịn được! - Và bà lấy làm lạ, không bao giờ thấy Sồi phàn nàn với mình về việc ấy. Bà trở lại thương Sồi mà quên hẳn cái tính lỳ lỳ, chậm chạp của nó. Bà đổi sang câu chuyện tiền nong ban nãy hỏi:
- Chồng mày tiêu gì mà hết những hai chục cơ?
- Nhà con bảo: phải trả tiền thuê nhà... phải sắm vài cái giường cho học trò nằm... phải bỏ ra dăm sáu đồng đong gạo thổi nấu, mua đồ ăn thức đựng.
- Thức đựng: nồi niêu bát đĩa, này khác, các cái có sẵn cả rồi đấy nhé. Anh chị cứ việc đem cả lên mà dùng. Lại còn định để lại cho cái con mẹ tai ngược ấy nữa hay sao?
- Có chứ... Nhưng cũng phải hai chục nữa mới tùng tiệm đủ... Là nhà con bảo vậy.
Nghĩ ngợi, đo đắn, suy tính chán rồi bà lý mới đứng dậy mở khóa hòm gian, kỳ cạch hồi lâu. Đoạn bà cầm cuốn bạc đưa cho Sồi.
- Đây, tôi cũng liều giúp vợ chồng cô bận này nữa. Chỉ bận này nữa thôi đấy nhé. Tôi bảo thật, cố mà làm, mà ăn, hà tặn hà tiện để dành để dụm về sau còn con còn cái. Tiêu hết đi rồi lại về nặc tôi nữa thì đừng có hòng. Tôi bảo thật đừng có hòng.
Sòi lẳng lặng nhét cuộn bạc vào hầu bao rồi chậm chạp bước ra cổng. Bà lý bước theo, gọi giựt lại:
- Này con, bu có thương thì bu mới bảo. Con cố chịu khó mà làm ăn nhé! Phải tần tảo chắt bóp từng tí thì sau này mới khá, con ạ. Được cái chồng con nó hiền lành bu chắc nó cũng chằng chơi bời gì. Thôi thì... nghèo yên phận nghèo, con ạ, đừng đói rách thì thôi. Bu dặn đi dặn lại có thế thôi. Con về nhé. Chịu khó làm ăn nuôi nhau. Bu thấy chúng con... vất vả, bu cũng thương.
Bà ngập ngừng sau hai tiếng “chúng con” là vì bà chợt nhớ đến Hĩm, đứa con yêu của bà. Bà thở dài, trở vào ngồi trên phản ôm má, đăm đăm nhìn ra sân...
Một cảnh trưa hè đưa trí nhớ bà trở lại quãng thời xa.
Chồng bà đã có tuổi, đã chán chường với bốn đồng tiền cái, tiếng chơi bời liều lĩnh hầu như biệt tăm, không còn ai nhắc tới. Mỗi bữa hơn cút rượu nhắm với tấm đậu phụ hay khúc cá rán. Nhắm nháp xong, ông ăn vài lưng cơm, ngồi xỉa răng uống nước, hút dăm điếu thuốc lào rồi đi làm một giấc ngủ trưa, hoặc thơ thẩn sang hàng xóm chuyện gẫu với “cụ” xã Khoan hoặc đến “cụ” khán Để làm vài cuộc tổ tôm còm cho qua thời gian nhàn rỗi, hoặc ra đình ra miếu bàn việc thôn việc làng. Hiện giờ có lẽ ông đương ngồi họp việc giáp ở đình. Thằng Quy đã lớn, đi chăn trâu với bọn mục đồng. Thằng Chút học trường làng, ăn uống xong cũng đi nô đùa với bạn bè.
Trong nhà vắng vẻ yên lặng. Một dãy sáu cây cau, cao vót với những chùm quả nhỏ, hai cây chanh cỗi cằn, càng cỗi thêm, da mốc xù xì. Cây hương, tường hoa, bể mới quét vôi trắng xóa, cùng ánh nắng chói trên mặt sân, xói vào trong nhà, làm bà lóa cả mắt. Bà nhớ lại ngày bà còn trẻ chưa có con và chồng bà còn là anh xã nhép. Bà ngồi ngưỡng cửa bắt chấy cho mẹ chồng cũng bằng chạc tuổi bà bây giờ. Mẹ chồng bà mất đã hơn mười năm nay, nhưng khuôn mặt hiện ra rõ rệt như hãy còn. Bà nhớ đến con vện nằm cạnh, một chân giơ lên gãi tai, đùi đập vào thành cửa thình thịch. Bà nhớ lại cả nỗi bực tức của bà về đường con cái làm bà tức lây đến con chó. Bà còn như vẳng nghe thấy tiếng bà quát: “Vện xuống! Xuống ngay!” Những tiếng gà gáy, những tiếng võng đưa kẽo kẹt bên hàng xóm giúp trí nhớ bà thêm rõ rệt, sáng suốt. Cái gái lớn đã đi lấy chồng và đã có con. Bây giờ cái gái em lại thay chị, nằm võng ru cháu. Tiếng nó cũng kéo dài, trong trẻo như tiếng chị. Con chó vện đã già, trụi cả lông đuôi, nằm đắt xó bếp đợi ngày sang kiếp khác. Con nó thay nó lên chức mẹ.
Bà lý buồn. Xưa bà cũng chẳng vui gì. Nhưng cùng với tuổi trẻ, lửa lòng bà còn bồng bột từng lúc, tâm hồn bà còn đầy dẫy những ước vọng. Một cảnh đẹp, mộcho đắt lắm cũng đến mươi đồng thôi chứ mấy. Có thế thôi, lôi đâu ra nữa cho tới hai trăm rưỡi? Chả trách ông nghị bà nghị giàu là phải.
Khách có vẻ sượng, nói thoái thác:
- Tôi không hiểu. Là ông nghị dặn tôi đến đòi ngần ấy thì cũng chỉ biết thế thôi.
Vót nói lại:
- Ngày cưới Hĩm, chính ông đem lễ đến mà ông lại không biết, ông chóng quên quá.
Khách tức giận:
- ừ thì trăm bảy. Bà lý trả để tôi mang về cho ông nghị. Bà phải biết, ông nghị tôi nể ông bà là chỗ tử tế, chứ người khác thì ông nghị tôi chỉ viết một cái giấy lên quan là con gái bà bị giam ngay.
Bà lý sợ con gái bị giam lại càng thêm khổ cực cho con bà lẫn bà. Bà đứng dậy định lấy tiền trà. Vót ngăn lại, nói:
- Cheo cưới hẳn hoi, lúc trả cũng phải có chữ của ông nghị đã chứ. Được! Ông cứ về. Rồi mai kia chúng tôi đem tiền đến giao tận tay ông nghị.
Khách cãi lại:
- Thế khi xưa ông nghị có giao tận tay ông lý bà lý không?
Vót vẫn cứng:
- Nhưng mà lúc ông mang lễ đến, có đông đủ mọi người. Vậy thế nào cũng phải có chữ ông nghị. Với lại ông nghị còn phải cho chữ cháu tôi đi lấy chồng kia mà.
Khách đuối lý, đứng dậy cáo thoái. Lúc khách ra rồi, bà lý thở dài nói với Vót bằng một giọng đầy chán nản:
- Tôi có ngờ đâu. Thật hết khổ về chồng lại khổ về con. Sao lại không chết quách đi cho rảnh.
Vót giở lý ra để tìm cớ an ủi bạn:
- Thế là may che con gái bác đấy. Nếu nó còn ở trong cái nhà ấy, bị hành hạ mãi rồi cũng đến chết yểu mà thôi. Tôi cho là con bé thoát nợ và bắt đầu sung sướng rồi đấy. Thế mà nó có sung sướng thì mình mới sung sướng chứ!
Bà lý thở dài:
- Bác tính nó bôi tro bôi nhọ vào mặt mình còn sung sướng nỗi gì... Còn cái gì nhục bằng con gái trốn chồng theo trai.
Vót có tính liều lĩnh, bạt mạng, cãi lại:
- Thì đã làm sao?... Chồng, chồng già cốc đế thì bỏ cùng chẳng tiếc - Nói câu ấy, Vót tưởng như mình là cái Hĩm vừa bỏ ông nghị để kết duyên với anh chàng trai trẻ.
Bà lý nhấc hai chân đặt lên phản ngồi, hai cánh tay choàng lấy đầu gối:
- Bác chỉ bênh nó chằm chập. Nó đã vậy, thế còn danh giá họ hàng nhà nó thì sao? Ai đứng ra mà chịu lấy những lời dị nghị, những giọng mỉa mai, những cái cười chế riễu của hàng xỏm?
Vót khó chịu, cãi lại:
- Bác này câu nệ và cố chấp quá. Cháu nó bỏ một lão già mà đi lấy một anh trai trẻ bằng vai phải lứa thì việc gì đáng dị nghị, đáng chê cười. Bác chỉ biết giữ danh giá cho bác, còn con nó đau, nó khổ, mặc kệ nó ư? Tôi thì tôi không thể thế được. - Nói xong, Vót cũng đặt hai chân lên phản ngồi, hai cánh tay choàng lấy đầu gối, nhìn thẳng ra phía cửa.
Bà lý thở đài:
- Nếu nó lấy người ta mà có cheo có cưới hẳn hoi thì còn nói gì. Đằng này nó lại...
Vót ngắt lời, nói gắt:
- Bác muốn có cheo có cưới hẳn hoi để khỏi mang tai, mang tiếng với làng với nước thì khó gì, viết giấy gọi chúng nó về mà cheo mà cưới - Vót liếc nhìn thấy bạn buồn thiu, thương hại - Bây giờ thì chúng mình hãy tạm giữ kín. Mai kia tôi với bác đi đến đằng lão nghị trả của cho xong đã.
Sáng hôm sau hai người đi đến ông nghị. Lần này không như lần trước, hai ngườri được ông nghị, bà nghị ra tiếp ngay. Vót nghe Hĩm kể lại, đã biết tính bà nghị hay ưa phỉnh, nịnh khéo, bớt được năm chục bạc của ông nghị đưa ngầm cho ông lý, chỉ còn phải hoàn lại có trăm hai tiền cheo cưới và tiền chè cau.
Lúc hai người vừa trở ra, trong nhà ông nghị đã thấy om sòm. Tiếng bà nghị quát tháo, tiếng ông nghị cãi lại gióng một. Vót đắc chí, cười một mình.
Từ ngày bà lý bước chân ra khỏi nhà mẹ đẻ để gánh vác giang san nhà chồng, bà đã trải biết bao nỗi khổ, nào khổ vì mình, nào khổ vì chồng, nào khổ vì con, nào khổ vì những người chung quanh, nhưng chỉ là nỗi khổ, nỗi khổ chung của phần nhiều người cùng một số phận như bà. Những nỗi khổ ấy còn có thể lấy chút hy vọng về tương lai làm phương thuốc bổ cứu được. Lần này, không những bà khổ, bà còn bị nhục nhã ê chê, bà còn bị một vết thương đau đớn mà bà cho là không bao giờ hàn gắn được. Chao ôi! Còn gì nhục nhã nhơ nhuốc cho thanh danh một nhà bằng cái tội con gái trốn chồng theo trai. Thôi thế là từ nay bà há miệng mắc quai, như câm như điếc. Bà chẳng còn gì mà kiêu hãnh với ai. Nghĩ đến lúc nào, bà lại thâm gan tím ruột, nghẹn ngào, uất lên tận cổ. Bà gào thét, xỉa xói vào khoảng không như thể bà gào thét, xỉa xói trước mặt con bà: “Đồ khốn nạn! Đồ quạ mổ! Đố voi giày! Mày giết mẹ mày, mày giết cả gia đình nhà mày...” Nhưng mỗi khi cơn uất của bà đã hả thì một ý nghĩ xuất từ bản tâm bà, có thể nói, một ý nghĩ chung của nhân loại tiếp liền sau: Hĩm trẻ, Hĩm đẹp, Hĩm là một cô gái có tình yêu tha thiết như mẹ Hĩm ngày còn xuân, như hết thảy các cô gái mới dậy thì. Ý nghĩ ấy bắt buộc bà nhớ đến câu chân thật của Vót độ nào: “Chồng già cốc đế thì bỏ cũng chẳng tiếc”. Bà tủm tỉm cười tự nhận là tấm lòng bà cũng vậy. Hiện thời, nhờ cái tuổi gần như cằn cỗi, bà cho là người ta có thể vì danh giá, chịu yên phận sống chung đụng với một ông lão cho đến chót đời, chứ khi xưa, bằng tuổi Hĩm, vị tất bà đã theo được, mà vị tất đã nghĩ thế.
Bà đã giáp mặt ông nghị, bà đã thấy ông nghị của con bà già chẳng kém gì chồng bà, bà đã thấy mặt bà nghị quăm quắm như mắt diều hâu, bà đã thấy hai cô gái ông nghị dữ tợn và to béo như lợn ỉ. Hĩm lọt vào nhà ấy khác nào con chuột sa vào cũi mèo. Thế thì Hĩm chịu sao nổi mà chả phải trốn đi... Ừ thì trốn đi, nhưng nào ai bắt Hĩm phải theo trai để đến nỗi nhục nhã, nhuốc nhơ cho thanh danh nhà bà. Nhưng mà... nhưng mà lòng Hĩm của bà chứa chan tình yêu, mà anh người nhà xinh trai lại tử tế với Hĩm quá anh em ruột thịt. Nếu Hĩm thú thực với mẹ Hĩm rẳng: Hĩm đã ốm mê man, nằm xó bếp và anh người nhà xinh trai đã chăm nom săn sóc thuốc thang, nếu Hĩm thú thực rằng: tình yêu tha thiết của anh chàng đã cảm phục được trái tim non nớt của Hĩm... Dẫu sao thì sự kiêu hãnh bề ngoài của bà, dẫu sao thì cái danh giá của bà trong cái xã hội chuộng hư danh này cũng đã làm cho bà uất ức mà thành một người tàn nhẫn mất cả lẽ phải. Vì thế, trước mặt mọi người bà vẫn nguyền rủa, sỉ nhục người con yêu quý của bà. Nhất là, nhìn thấy những nụ cười mỉa mai của họ, bà lại càng uất ức, nguyộ.
Anh trai trẻ kể tiếp:
- Anh đã lên Cẩm Phả tìm đến người em họ làm mỏ. Ngư đời sung sướng với anh người nhà xinh trai. Hìn. Anh đã nhận lời và xin khất đến sau mùa gặt.
- Em the;, một đằng thương xót Hĩm vì số phận hẩm hiu. Sau cùng bà nghĩ chỉ còn một cách, là mua chuộc lại danh giá bằng cách làm giàu. Phải nhất quyết làm giàu. Giàu rồi bà sẽ gắn những miệng loa mép giải bằng cách cho vay bỏ lửng, bà sẽ gây dựng cho con cái bà nên ông nọ bà kia, có vai vế trong làng. Rồi tự khắc tai tiếng con bà sẽ một ngày một mất dần cho đến ngày không còn vết tích nữa.
Vì thế cữ nọ Vót sang rủ bà đi buôn tơ lụa, bà ưng ngay. Chí làm giàu đã đổi hẳn tâm tính bà. Rụt rè, bà trở nên quả quyết, cả nể, bà trở nên cứng cỏi. Chẳng trừ ai, rộng rãi trong sự ăn tiêu, mua bán, bà trở nên khe khắt. Chắc bóp từng li từng tí. Bà không cần miệng thế. Bất cứ việc gì, hễ lợi lộc, hễ nảy ra tiền là bà làm tuốt. Nhiều khi mê man làm giàu, bà đâm ra cay nghiệt với cả chồng con, với cả tôi tớ trong nhà. Đến như Vót đã biết rõ tâm tính bà từ chân tơ, kẽ tóc mà còn phải khó chịu, kêu lên:
- Bà lý ơi! Tôi xin bà, việc gì cũng vậy, nên vừa vừa phải phải, bóp nạnh người ta lắm còn hòng đâu để phúc cho con cái về sau.
Bà lý cười chua chát:
- À chào! Chẳng gì bằng tiền.
Vót cười nhạt, giọng khinh bỉ:
- Phải, ai không biết bà muốn làm giàu. Nhưng giàu mà không có nhân nghĩa cũng bằng thừa. Giàu thế nhất định đây không phục.
Bà lý sợ Vót đem lòng chán ghét mình, vội phân trần:
- Thế thì bác chưa hiểu bụng tôi. Tôi cần phải giàu đã, rồi bác xem, tôi sẽ nhân nhượng tử tế với hết mọi người.
Vót không phục, cãi lại:
- Thế thì sao bác không vừa làm giàu vừa nhân nhượng tử tế với hết mọi người có hơn không.
Bà cười chua chát:
- Bác tính đã nhân nhượng tử tế thì có mấy khi giàu. Vả lại tôi còn muốn chóng giàu để... - Bà không nói dứt câu, nhưng từ đấy bà vẫn nể Vót, không dám làm việc gì quá đáng mà Vót đã can ngăn.
Trong bốn năm buôn bán tần tảo, ăn nhịn để d&>
Cặp uyên ương tự trên đường làng rẽ xuống rồi biến vàp trong bể vàng.
- Hôm nay sao con về muộn thế? Trưa rồi còn gì.
- Con tạt vào chợ xem có tôm cá gì không để mua cho thợ làm vì mai ruộng nhà gặt được rồi đấy bu ạ. Con đã dặn bác Nghị với bốn người thợ nữa rồi.
- Ô hay! Thế mà con chẳng mua thứ gì về, mai lấy gì cho họ ăn?... Thôi được, để bu sang bác xã Khoan vay ít cá mòi khô cho họ ăn tạm bữa sáng cũng được. - Bà muốn chóng gặt xong để Hĩm còn trở về nhà ông nghị.
Sâm sẩm tối đã thấy anh trai trẻ vác đòn xóc cùng hái trở về. Hai con chó hình như đã quen hơi, cắn mấy tiếng rồi đi vào nằm mỗi con một xó. Đêm ấy cũng như đêm trước, câu chuyện của anh chị kéo dài cho mãi đến khuya.
Sáng hôm sau, Hĩm dậy thật sớm. Vả lại Hĩm trằn trọc suốt đêm có ngủ được đâu. Có lần Hĩm đã ngồi nhổm dậy, định mở cửa, liều xuống nhà ngang với anh trai trẻ nhưng sợ mẹ biết lại thôi.
Hĩm chạy lên chạy xuống tươi như hoa, nhanh nhẹn như con vành khuyên, cười nói nhí nhảnh với hết thảy mọi người.
Ông lý, cả ngày hôm trước lẫn cả ngày hôm sau, ở lỳ trong đám khao ông cựu mới, đánh tổ tôm và hút thuốc phiện. Thằng Chút xin phép nghỉ học để đi coi lúa. Thấy chị nó vui vẻ, nó sung sướng lắm, lúc nào qũng quấn quít bên chị. Nó có biết đâu rằng nó đã làm ngăn trở chị nó. Một lần chị nó khó chịu phát gắt, cốp sẽ vào đầu: “Chút! Không sắp sửa điếu đóm, bù dùi, cứ lẩn quẩn bên chị, mất cả công cả việc”. Chút xoa đầu phụng phịu rồi vâng lời chị, chạy xuống bếp ngồi bện bù dùi. Bọn thợ gặt vừa đến ăn uống xong cùng anh trai trẻ và thằng Quy ra đồng. Hĩm cũng sắp quang gánh mang nước cho thợ làm. Hĩm không thể xa vắng người yêu, dẫu chỉ một chốc lát.
Mấy người thợ được cô nghị săn sóc lấy làm hãnh diện. Họ vẫn một điều cô nghị, hai điều cô nghị, làm cho Hĩm khó chịu nói:
- Từ nay các bác đừng gọi tôi là cô nghị, tôi không thích đâu, cứ gọi tôi là chị Hĩm kẻo rồi - Hĩm nhìn anh trai trẻ cười - người ta lại nhầm tôi là vợ anh Nghị đây này.
Mọi người nhìn anh trai trẻ. Một người nói:
- Có, chúng tôi đâu dám thế!
Anh trai trẻ cười nói:
- Thì chúng ta cứ chiều lòng cô nghị, gọi là chị Hĩm cũng được. - Anh ta ngồi ung dung trên bãi cỏ, gọi như hạch sách - Chị Hĩm ơi! Rót cho tôi bát nước!
- Dạ, thưa anh, nước đây ạ. - Và Hĩm cầm bát nước chè nóng nâng hai tay, cúi xuống đưa đến tận mồm - Mời anh xơi nước.
Mọi người cười rất vui vẻ, rồi từ đấy họ cứ chị Hĩm mà gọi, trước còn ngường ngượng vì họ vẫn kính nể cô nghị, coi cô nghị như một bà cao quý lắm. Phải, cả huyện đã có mấy quan nghị. Gần bằng quan huyện cơ mà. Sau thấy Hĩm dễ dãi, nhí nhảnh, có phần lẳng lơ nữa, họ quen dần. Một anh trẻ nhất trong bọn dám bạo dạn ví von, suồng sã với cô nghị. Mọi khi anh trai trẻ hát xong, anh cất tiếng hát theo. Tiếng anh trong trẻo vang cả một khoảng đồng. Xa xa những tiếng hát khác vẳng tới như họa lại. Nhờ thế mà buổi gặt không đến nỗi tẻ.
Chiều. Phương tây đỏ ối như cháy. Một làn sương tỏa ra như bụi làm cho các màu dịu đi, mờ tối dần. Trên đường thợ gặt lũ lượt gánh lúa rảo về làng. Tiếng lúa đập vào nhau, rào rào như mưa.
Bọn thợ của bà lý đã về tới nhà, đương đập lúa trên những cối đá thủng và trên những vại đất úp. Bà lý đã mượn thêm ba cô giúp việc cho chóng xong để mai còn phơi phóng. Ba cô cầm những bó lúa đập rồi, rũ tơi và dàn ra khắp sân. Họ vừa làm vừa chuyện trò, đùa cười như nắc nẻ. Hĩm cũng nhập bọn để cười góp và nhất là để trêu ghẹo, cớt riễu bọn trai.
- Các chị hát lên!
- Cô nghị hát trước để chúng em theo - Và họ sung sướng được cô nghị nhập bọn.
- Ừ nhé! Tôi hát rồi các chị hát sau nhé! Nhưng mà các chị đừng gọi tôi là cô nghị cơ. Tôi không thích. Cô nghị ở đâu chứ ở đây không có cô nghị. Gọi tôi bằng chị Hĩm. Bảo ngoan nhé!
- Vâng, thế chị Hĩm hát đi! - Rồi chị em khúc khích cười.
- Nào hát! - Hĩm đằng hắng mấy cái rồi cất cao giọng hát lanh lảnh. Hĩm hát lên bổng xuống trầm, hay quá. Bọn thợ vừa đập vừa lắng tai nghe. Chị em thì thầm: “Cô nghị hát khá nhỉ, chúng mình khó lòng theo kịp”. Xong câu hát Hĩm hát thêm: “Ba đồng... một quả hồng dài... Bên ấy có tài thì cất tiếng lên”.
Bên trai yến lặng nhìn nhau cười. Hĩm hát tiếp luôn:
- Cất lên... một tiếng mà chơi... Cất lên tiếng nữa ăn cơi... giầu đầy. - Bên trai vẫn yên lặng. Hĩm nhìn anh trai trẻ giục - Anh Thu! Anh Thu! Cất tiếng lên rồi chúng em đãi cơi giầu đầy - Bọn trai ngơ ngác nhìn nhau. Anh nào là anh Thu?
Anh trai trẻ nhận tên mình. Anh trẻ nhất trong bọn hỏi:
- Sao ban nãy mình bảo tên mình là Nghị?
- Ấy trước tên tớ là Nghị, rồi sau tớ làm cho ông nghị họ mới đổi tên tớ là Thu. Vậy Thu cũng là tớ mà Nghị cũng là tớ. - Nói xong anh cười ranh mãnh.
- Thế chị Hĩm giục đằng ấy hát thì đằng ấy hát lên.
- Sao lại chả hát, nhưng để tớ lấy giọng đã nào. - Nghĩ một lát rồi anh trai trẻ cất tiếng:
Hôm qua... anh đến nhà chơi...
Thấy “cậu” nằm võng thấy “cô” nằm giường...
Thấy em... nằm đất anh thương
Anh về... mua gạch bát tràng anh xây...
Hĩm cảm động, đứng đờ người ra, đăm đăm nhìn người yêu. Hĩm biết người yêu đã chú ý đổi hai chữ “mẹ cha” ra làm “cậu cô” để nhắc lại những đêm Hĩm ốm nằm dưới bếp và tiếp liền những đêm ân ái cùng nhau. Tim Hĩm đập mạnh, người Hĩm nóng ran, tay chân Hĩm bủn rủn và cặp mắt, Hĩm sáng ngời, ướt lên, vì xuân tình bồng bột.
Người trai trẻ hát xong, anh trẻ nhất cất giọng hát liền theo. Anh ta hát trong hơn, dịu dàng hơn, nhưng Hĩm còn bận với tình yêu rào rạt trong lòng.
Chị em trở nên bạo dạn. Một chị chừng có tình ý với anh trẻ nhất, cất giọng hòa lại. Rồi tiếng hát từ chị nọ chuyền sang chị kia như một đàn chim ganh nhau hót.
Vót đi chợ Hộ về thấy tiếng hát vang bên hàng xóm, vội đi sang. Lũ cháu cùng theo sang với bà. Bà lý chạy ra mời ngồi trên thềm uống nước, ăn trầu, nghe hát. Lũ trẻ thích chí đuổi nhau, lăn lộn trên đống rơm tươi. Vót quát mắng: “Mẹ chúng mày vừa tắm rửa cho chúng mày đẩy nhé. Liệu mà rồi lại cái roi vào đít”. Nói thế mà Vót vẫn để mặc chúng nó đùa, quay vào nói chuyện làm ăn với bà lý, hoặc lắng tai nghe bọn thợ hát.
Ngày xưa còn trẻ, Vót rất thích hát đúm. Năm nào cũng vậy, cứ đến rằm tháng Tám, Vót nhập bọn với chị em đi sang làng Tiên hát giải. Bọn gái được Vót, sung sướng, phấn khởi như mở cờ. Bọn trai thấy Vót, đâm ra nát đảm, nhụt cả nhuệ khí. Vì anh em đã biết tiếng Vót đứng đầu bọn nào là bọn ấy đắt trai. Từ ngày Vót đi lấy chồng, ít khi thấy Vót đi hát đúm và khi đã có tuổi, có con cái, Vót nghỉ hẳn nhưng vẫn thích nghe hát.
- Sáng mai các bác sang bên tôi gặt hộ vài buổi nhé. Cả ba cô nữa. Rồi tôi treo giải thưởng. Bên nào được, tôi đãi cơi trầu đầy.
Ba cô thích chí cười khúc khích. Một cô bạo dạn nói:
- Xin cụ cho cả cô nghị nhập bọn chúng cháu, không có chúng cháu thua mất.
- Ừ, cả cô nghị nữa càng hay. Bọn trai họ những năm người kia mà.
Hĩm đang cúi xuống rũ rơm, đứng thẳng người lên, cười nói:
- Thưa bác, cô nghị không biết hát, chỉ có cháu Hĩm của bác biết hát thôi, bác ạ.
Vót cũng cười:
- Ừ thì cháu Hĩm... Cháu Hĩm cũng sang hát góp cho vui nhà.
Một cô trong bọn nói để lấy lòng Hĩm:
- Có cô nghị vào thì bọn chúng cháu chả sợ thua.
Hĩm chau mày, gắt sẽ:
- Nghị, nghị nào ở đây. Rõ khéo nhà chị này.
Chị kia cười, cũng nói sẽ:
- Ừ thì chị Hĩm. Cô nghị khó tính quá nhỉ.
Bà lý vui lây, quay ra nói với cả mọi người:
- Các người này! Bà xã nhà tôi hát hay và giỏi lắm đấy. Ngày xưa bà ta đi giựt giải bốn năm lần.
Vót thủng thỉnh đáp lại:
- Có thế thật. Nhưng bây giờ già quên nhiều câu hát rồi. Khó lòng mà địch được các bác ấy.