Bản dịch của Nguyễn Chiến
Chương 4
LINH HỒN DƯỚI ỐNG KÍNH HIỂN VI

Ở xứ sở của ý thức và tiềm thức
"Ngay từ thời xa xưa, khi con người còn chưa có một khái niệm gì về cấu tạo cơ thể của mình và không biết giải thích các giấc mơ, người ta đã đi đến một quan niệm rằng tư duy về các cảm giác ở người là hoạt động không phải của cơ thể họ, mà là của một tâm linh đặc biệt nào đó tồn tại ở trong cơ thể và rời bỏ cơ thể đó khi con người chết đi, ngay từ thời ấy họ đã phải suy nghĩ về mối quan hệ giữa tâm linh đó với thế giới bên ngoài" (Ph. Enghen).
"Linh hồn trú ở dạ dày"
Người ta kể rằng xưa kia, nhà buôn Phôme Kriagin ở Viatca, nổi tiếng toàn thành phố vì tính tham ăn và phóng đãng, rất thích nhắc đi nhắc lại những lời này.
- Anh ngồi bên bàn ăn những thứ chúa trời gửi tới như thế nào thì linh hồn cũng phát triển như thế, - ông ta giải thích ý tưởng chủ yếu của mình. - Vì lẽ đó mà linh hồn không ở nơi nào tốt hơn dạ dày mình cả…
Những biện luận "sâu sắc" của gã buôn thực phẩm ấy thực ra chỉ được coi là chuyện vui bên chén trà ở thế kỷ trước mà thôi. Nhưng nếu ta nhớ lại lịch sử của loài người thì dễ dàng thấy rằng, xưa kia con người đã từng hoàn toàn nghiêm túc đi tìm nơi trú ẩn của linh hồn bí ẩn trong cơ thể mình; và không một ai nghi ngờ về sự tồn tại của linh hồn ấy cả.
Chữ "linh hồn" được chúng ta sử dụng luôn mà không hề nghĩ đến nguồn gốc tôn giáo của nó. Nghĩ về tâm trạng buồn bã của mình, người ta nói:" Trong thân tâm tôi có điều gì đó không vui". Về những người vị tha tốt bụng, người ta nói: "Đó là một người hảo tâm". Chúng ta gọi các ý nghĩ mong muốn, cảm giác của chúng ta là hoạt động tinh thần, hoạt động tâm hồn. Trong tất cả những trường hợp đó, từ "tâm hồn", "linh hồn" không có một ý nghĩ đặc biệt nào mà tôn giáo đã mang lai cho nó. Còn theo các quan điểm tôn giáo thì linh hồn là nguồn gốc tinh thần bất diệt của chúng ta, nó được thần thánh hóa và không thể nhận thức được.
Phả hệ của "phần tử" bí ẩn ấy của còn người mà như người ta thường nghĩ, không có nó thì không có chính cuộc sống đã mất hút trong quá khứ xa xôi của loài người.
… Một người dậy khỏi giường trong tâm trạng ốm yếu, khó chịu. Về người đó, người ta nói:" Anh ấy đã dậy bằng chân trái".
Một trong những người cùng nói chuyện nhắc tới ước muốn đạt được điều mong ước của mình. Lập tức anh ta được khuyên hãy nhổ nước miếng ba lần qua vai trái.
- Mắt trái của tôi cứ máy luôn, - một phụ nữ nói vẻ lo âu. - Có lẽ hôm nay tôi có việc phải khóc đây.
- Còn lòng bàn tay phải của tôi cứ giật giật - thể nào cũng nhận được tiền! - một cô bạn khác trả lời giọng vui vẻ…
Từ lâu lại sinh ra những điều mê tín nực cười như thế? Chúng sinh ra từ những thời xa xưa khi con người còn nguyên thủy tạo ra trong ý thức của mình một thế giới huyễn tưởng của các linh hồn. Họ tin rằng mỗi người đều có hai "vị thần" - thiện và ác, thần thiện ở gần người bên tay phải, thần ác ở gần người bên tay trái. Vì vậy người ta tin rằng: Tất cả những gì nằm ở bên trái đầu có thể mang lại điều khó chịu và tai họa.
Chính vì vậy mà những người mê tín khuyên nhổ nước miếng qua vai trái, tức là nhổ vào con quỷ ác, nếu không nó có thể cản trở điều ước muốn được thực hiện. Còn nếu ban sáng bạn dậy "bằng chân trái" thì tức là hôm đó bắt đầu dưới quyền lực của vị thần ác, mà ở ông ta thì đừng mong một điều tốt đẹp nào!
Sự mê tín cổ xưa đó đã sinh ra những điều báo ngây thơ và ngốc nghếch, và thật lạ là chúng còn dai dẳng sống đến tận ngay nay. Mắt trái và lòng bàn tay trái ở gần thần ác, thế có nghĩa là mắt trái khóc, tay trái đánh mất tiền. Còn ở bên phải thì ngược lại: mắt phải máy - hãy đợi niềm vui, lòng bàn tay phải thấy buồn buồn - chẳng bao lâu nữa sẽ được tiền.
Ai mà chẳng biết câu chúc: không một cái lông nào (Câu này người Nga dùng để chúc khi đi săn, đi thi v. v… Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: chúc thành công; chúc moi sự như ý…(N. D). Cả ở đây nữa cũng có sự can thiệp của vị thần ác. Khi những người đàn ông của bộ lạc đi săn, còn đám kẻ thù vô hình (tất nhiên là thế rồi) bám theo sau họ, những người thân và bạn bè tìm cách đánh lừa thần ác bằng cách bảo rằng người đi vào rừng không hề nghĩ gì đến chuyện săn bắn cả.
Còn câu chúc sức khỏe cho mọi người hắt hơi rất phổ biến thì sao? Tổ tiên không thông thái lắm của chúng ta đã cho rằng chính đó là lúc thần ác chui vào mũi người. Để tránh nguy hiểm cần phải chúc sức khỏe cho người đã hắt hơi.
Cũng cần nhắc tới một điều mê tín mà học sinh, sinh viên mê tín theo: trong khi thi không nhặt đề thi bằng tay trái. Bởi vì thần ác, tức là thần ở bên tay trái sẽ chơi xỏ và bàn tay sẽ rút phải phiếu thi khó nhất…
Chính những điều mê tín này khác xưa kia làm cơ sở cho đức tin vào linh hồn vô hình và không thể nhận thức được mà thần linh đã phú cho con người.
Đối với những người ở mức phát triển thấp, hầu như mỗi hiện tượng bất kỳ của tự nhiên đều mang sắc thái bí ẩn, và để giải thích cho điều đó cần phải viện tới các sức mạnh siêu nhiên. Những hiện tượng như ngất xỉu, chết chóc quả là đặc biệt lạ lùng và ghê gớm.
Những giấc mơ cũng thật là bí ẩn. Khi ngủ thiếp đi, con người có thể "chu du" trong quá khứ của mình, gặp lại những người đã chết, nói chuyện được với họ v. v… Giải thích những điều đó như thế nào?
Vì không có một khái niệm gì về hoạt động của não, vì hiểu biết rất kém về cấu tạo cơ thể mình, tổ tiên xa xôi của chúng ta tin rằng trong mỗi con người có một con người thứ hai giống hệt là linh hồn. Khi con người chết đi, linh hồn từ giã người đó. Điều này cũng diễn ra trong các cơn choáng ngất và các giấc mơ, nhưng những khi đó, linh hồn rời cơ thể chỉ là tạm thời, sau đó sẽ trở lại. "Con người thứ hai" của chúng ta làm gi khi chúng ta ngất đi, điều đó không ai biết, song các giấc mơ lại kể cho ta về những cuộc "chu du" của nó trong giấc ngủ của con người. Thế nhưng nếu linh hồn, theo lời của Ph. Enghen, "trong lúc chết lại tách khỏi cơ thể và tiếp tục sống, thì không có lý gì lại nghĩ ra một cái chết nào đó đặc biệt cho nó cả. Quan niệm về sự bất tử của linh hồn đã xuất hiện như vậy đấy, và ở trình độ phát triển đó, sự bất tử tuyệt nhiên không phải là sự an ủi, mà là số phận không thể đảo ngược được, và theo người Hy Lạp chẳng hạn, rất thường xuyên được coi là điều bất hạnh thực sự".
Nhìn thấy hình bóng của mình trên mặt nước lặng, người nguyên thủy nghĩ rằng họ đã nhìn thấy linh hồn của mình. Đức tin đó còn duy trì cả khi gương xuất hiện. Một sự mê tín mới đã sinh ra: đập vỡ gương tức là giết chết con người thứ hai của minh. Sau đó nó biến thành một điều triệu được nhiều người nhẹ dạ tin theo ngay cả bây giờ: đánh vỡ gương tức là sắp tới sẽ có điều rủi ro.
Ở nhiều dân tộc đã và đang tồn tại nhiều quan niệm về linh hồn. Ở châu Phi, những người da đen bộ tộc Baxutô cho rằng nếu cá sấu "chộp được" bóng của người trên mặt nước thì người đó sẽ phải chết. Những người Mã lai tin rằng một người nào đó bị giẫm lên bóng của mình (tức là giẫm lên linh hồn vậy) thì người đó sẽ bị ốm. Nết mê tín này được thể hiện rất đặc biệt trong một số truyện cổ dân gian: gã phù thủy độc ác muốn giết người nào đó đã đánh cắp bóng của anh ta.
Cư dân trên quần đảo Phitgi lại "liên kết" bóng - linh hồn và phản ảnh - linh hồn làm một. Cả hai thứ ấy đều sống trong một con người. Nhưng bóng - linh hồn tối thẫm sẽ theo sang thế giới bên kia sau khi chủ chết, còn phản ảnh - linh hồn sáng sủa mà người ta có thể thấy trong làn nước tĩnh lặng sẽ lưu lại ở nơi người đó chết đi.
Óc tưởng tượng của người Iacut còn phong phú hơn nữa. Trong nhiều truyền thuyết của họ có thể kể về ba linh hồn cùng sống trong mỗi người Iacut. Một linh hồn rời anh ta trong lúc ngủ, và khi người đó ngủ, nó lang thang khắp thế gian, linh hồn thứ hai còn hiếu động hơn, lúc nào cũng lượn lờ xung quanh, và chỉ có linh hồn thứ ba là ở ẩn, nó thường xuyên sống trong con người. Khi quỷ sứ tóm mất linh hồn lang thang trong đêm hoặc phiêu dạt lúc ban ngày thì con người sẽ ốm và có thể chết mặc dầu linh hồn thứ ba vẫn còn lại với anh ta.
Hầu như tất cả các dân tộc trên trái đất đều tin rằng trong lúc ngủ, linh hồn rời khỏi cơ thể một thời gian. Ở một số bộ lạc còn cấm đánh thức người đang ngủ hay chuyển người đó sang chỗ khác: linh hồn có thể không tìm thấy chủ của mình. Còn người da đỏ châu Mỹ coi việc bôi vẽ mặt người lúc ngủ là nguy hiểm chết người - khi quay về, linh hồn có thể không nhận ra chủ và sẽ bay qua, và như vậy người đó sẽ chết đi không tỉnh lại nữa.
Một số dân tộc lạc hậu còn lưu truyền một sự mê tín như sau cho đến tận ngày nay: người có bóng hình của người khác, tức là có linh hồn của người đó, sẽ đoạt được quyền lực bí hiểm đối với anh ta. Do đó mà cuốn sách màu nhiệm của những người theo đạo Hồi là kinh Côran cấm vẽ người cho dù dưới hình thức nào đi nữa. Vì vậy trong giáo đường của đạo Hồi đều không có vẽ một hình người nào hết.
Rốt cuộc là có không ít phỏng đoán khác nhau về nơi trú ngụ của linh hồn. Các bộ lạc hiếu chiến mà đối với họ, những cuộc giao tranh với các bộ lạc láng giềng xảy ra thường ngày thì cho rằng linh hồn sống trong máu của họ. Một chiến binh trong trận đánh bị thương và mất nhiều máu, thế là linh hồn cùng máu theo ra khỏi cơ thể. Những nhà tư tưởng khác lại nghĩ khác: linh hồn sống trong ta khi ta thở. Và linh hồn rời khỏi của thể cùng với hơi thở cuối cùng của người hấp hối.
… Đó là những quan niệm mê tín rất khác nhau về hình thức nhưng lại thống nhất nhau về bản chất khi bàn về những thần linh vô hình vô ảnh và về linh hồn bí ẩn của con người. Vậy có cần suy nghĩ đến câu hỏi như thế này không: Đâu là sự khác nhau giữa những người da đỏ mù chữ ở châu Mỹ bị những ông chủ của lục địa này giam hãm trong vòng dốt nát, với những người quen biết đang thực sự lo sợ về chiếc gương bị đánh vỡ?
Tất cả mọi con đường đều dẫn đến não
Cần phải nói rằng trong số những hiện tượng của thiên nhiên sống, không có gì phức tạp hơn là những hiện tượng gắn liền với hoạt động tâm lý, tinh thần của chúng ta. Suốt một thời gian rất dài, hoạt động tâm lý của con người là một lĩnh vực bí hiểm, "một vết trắng" trong khoa học. Vì vậy chính tại đây chúng ta gặp rất nhiều những điều mê tín khác nhau nhất đã được sinh ra bởi sự dốt nát từ thủa xa xưa.
Nhưng ngày nay, rất nhiều hiện tượng tâm lý đã không còn là bí ẩn đối với khoa học nữa. Cũng như tất cả mọi hiện tượng khác trong tự nhiên, chúng đã tìm được sự giải thích tự nhiên, khoa học của mình.
Cái mà hàng ngàn năm nay được con người gọi là linh hồn, trên thực tế là hoạt động tâm lý của não. Tất cả mọi cảm giác và tri giác của chúng ta về thế giới xung quanh, ý thức và tư duy của chúng ta đều là kết quả hoạt động của não. Không có hoạt động của não thì không có tâm lý, không có ý thức, và như thế có nghĩa là không có cả linh hồn, nếu như các bạn muốn. Não người ngừng làm việc thì ý thức cũng biến mất, toàn bộ hoạt động tinh thần chấm dứt.
Trong y học người ta đã nghiên cứu tỉ mỉ những trường hợp như khi não bị tổn thương, chẳng hạn do bị chấn thương, não sẽ thôi không làm việc bình thường nữa. Do đó con người mất đi tất cả những gì dường như có liên quan với linh hồn của mình: người đó hết cả nói và tưởng tượng.
Bây giờ chúng ta đều biết não bộ và tuỷ sống, hoặc nói cách khác, hệ thần kinh trung ương, điều khiển toàn bộ hoạt động của tất cả các bộ phận trong cơ thể chúng ta. Trong đó, vai trò chủ yếu thuộc về não bộ. Trong mỗi khoảnh khắc, não nhận được nhiều tín hiệu kích thích khác nhau báo cho biết điều gì đang xảy ra ở bên trong cơ thể và trong môi trường xung quanh. Các tín hiệu này đến từ tất cả các cơ quan trong cơ thể theo các dây thần kinh. Đáp lại tín hiệu đó, các tín hiệu mệnh lệnh điều khiển hoạt động của cơ thể được phát ra từ não đi theo các dây thần kinh tới các cơ quan.
Một trong những nhà khoa học đầu tiên xé bỏ được tấm màn thấn bí che phủ linh hồn là nhà tự nhiên học người Nga Iva Mikhailôvich Xêtsenôp. Bằng các công trình nghiên cứu của mình, ông đã mở ra một trang mới trong khoa học về hoạt động tinh thần.
Nhiều kẻ đã cố lên án học thuyết duy vật của nhà bác học về hoạt động của não. Còn giáo hội đã đòi đầy ải Xêtsenôp vào tu viện Xôlôvetxki. Bộ trưởng nội vụ của Sa hoàng là Valuep đã viết công khai rằng công trình của Xêtsenôp "Những phản xạ của não" là có hại. Giải thích trong cuốn sách phổ cập khoa học những hoạt động tâm lý của con người bằng tác động của những ảnh hưởng bên ngoài đến thần kinh và bằng sự phản ánh những ảnh hưởng đó lên não, điều đó có nghĩa là một học thuyết mới thừa nhận trong con người chỉ có vật chất thôi đã được đưa ra thay thế cho học thuyết về sự bất tử của linh hồn.
Cuốn sách đã bị cấm. Nhưng những kẻ truy nã tư tưởng khoa học không dám kết án nhà bác học. Tất cả các lực lượng tiến bộ trong xã hội, sinh viên, thanh niên đã đoàn kết lại xung quanh Xêtsenôp, người đã động viên họ đứng lên đấu tranh chống sự ngu dân. Rất có thể phiên toà sẽ đặt những kẻ bảo vệ quyền lực tôn giáo vào tình thế của "ông vua cởi truồng" không kém phần nổi tiếng.
… Chúng ta có thể phạm lỗi trước chân lý nếu cho rằng tri thức của chúng ta về não đã khá đầy đủ để đưa ra một bức tranh toàn diện về "vũ trụ" dưới hộp sọ. Não chúng ta hoạt động ra sao? Những quá trình nào diễn ra, chẳng hạn, sau những từ ngữ "nhớ rồi" hay "tôi hiểu"? Chúng ta còn chưa biết cơ chế rõ ràng và tỉ mỉ của những quá trình đó.
Có thể so sánh công việc của các nhà bác học nghiên cứu não với cương vị của người người khám phá trái đất trước khi có các phát kiến địa lý vĩ đại vào thế kỷ 15 - 17. Thế giới trong hộp sọ ẩn giấu trong mình nhiều điều bí ẩn đến mức việc khám phá ra chúng sẽ trở thành sự khải hoàn của khoa học.
Nhưng các bạn đừng vội rút ra một kết luận lệch lạc nào từ điều nói trên. Các phát minh của những năm và thập niên qua trong lĩnh vực sinh lý học thần kinh đã một lần nữa chứng tỏ với chúng ta một chân lý lâu nay: đối với khoa học, không hề có những đỉnh cao không thể tới được trong nhận thức. Não người bộc lộ ngày một nhiều hơn những bí mật của mình - những đặc điểm độc đáo và những khả năng kỳ lạ.
Ngay vào những năm năm mươi, nhờ các điện cực não người ta đã thực hiện được một "bước nhảy vọt vào thế giới bí ẩn". Nói một cách đơn giản hơn, các nhà khoa học đã bắt đầu sử dụng điện để nghiên cứu não. Khi tác động đến những vùng riêng biệt của vật chất não bằng các kích thích điện (nhờ các điện cực rất mỏng), họ đã có được một khả năng tuyệt vời để nghiên cứu xem các vùng riêng biệt của não làm việc ra sao và chịu trách nhiệm gì.
Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Canada U. Penphin khi mổ cho một nữ bệnh nhân đã đưa điện cực vào các nơron thần kinh ở vùng thái dương của vỏ não. Nữ bệnh nhân đã trả lời bằng … các hồi ức từ thời thơ ấu xa xôi, hơn nữa lại chi tiết đến mức mà vào lúc thường cô ta không tài nào nhớ ra được.
Phương pháp mới lập tức được vũ trang cho các nhà khoa học. Thật ra, nó không giúp họ trong việc làm sáng tỏ bản chất của trí nhớ, nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả trong những vấn đề khác.
Những thí nghiệm đã được tiến hành trên động vật. Và lập tức các nhà khoa học phát hiện ra những điều thật lý thú; khi thí nghiệm với các điện cực não, họ đã dò thấy những trung tâm thoả mãn ở trong não. Các động vật khác và khỉ được thí nghiệm đã nhanh chóng hiểu được cách làm cho mình thoả mãn: chúng đã làm điều đó bằng cách ấn lên cần đóng mạch điện.
Nhà bác học Đengađô người Tây ban nha đã đạt được những kết quả to lớn. Giống khỉ macaca là một loài vật khá hung dữ. Khi có ai đó chìa tay về phía nó, lập tức con khỉ cố cắn bằng được vào người ấy. Nhưng chỉ cần dùng dòng điện tác động vào một trong những vùng ở não con vật là con khi macaca ấy liền trở nên hiền lành. Lúc ấy người ta có thể nhẹ nhàng vuốt ve nó mà không làm nó nổi khùng.
Sau đó nhà bác học bắt đầu đưa dòng điện theo máy vô tuyến vào não động vật. Một lần, ông trình diễn cuộc đấu bò chưa từng có trước mắt hàng trăm khán giả. Khi con vật chạy ra khán đài, người ra đón nó không phải là một võ sĩ đấu bò mà là một nhà bác học với một chiếc máy gì đó trong tay. Còn cách con bò độ chục bước, ông ấn vào một cái nút trên máy và con bò liền hung tợn lao tới. Đengađô lập tức ấn một nút khác, và con vật đang điên cuồng ấy dừng lại ngay tắp lự, sự hung dữ biến mất nhanh như lúc xuất hiện. Sau khi thờ ơ ngắm nhìn "đối thủ" con bò quay đi.
Trong phòng thí nghiệm của Đengađô cũng có những con vật khác. Khi kích thích vùng dưới đồi thị ở mèo, ông phát hiện ra rằng con vật trở nên hung dữ. Còn gây kích thích cái gọi là thể lưới (tức là vùng phân bố ở thân não) sẽ làm cho con vật hoảng sợ và nó bỏ chạy.
Nhà nghiên cứu đã theo dõi không chỉ những con vật riêng biệt, mà cả hành vi của chúng trong bầy đàn. Rất lý thú khi quan sát xem khỉ ứng xử ra sao, con khỉ đầu đàn của một gia đình khỉ "đa thê" được cắm những điện cực não chế ngự sự hung dữ, và có thể đóng mạch cho những điện cực đó bằng cách ấn cần gạt nằm ngay trong lồng. Tất cả các thành viên trong gia đình khỉ hiểu rất nhanh ý nghĩa của cái cần đó. Chỉ cần Ali - người ta đặt tên cho con khỉ đầu đàn như thế - bộc lộ tính "hách" của mình là một trong những con khỉ cái liền ấ!!!1755_7.htm!!! Đã xem 72172 lần.


Nguồn: Vnxpress
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003