Dịch giả: Từ Khánh Phụng
Scan: Mọt Sách - Đánh máy: Phan Huy Hùdn
Hồi 19
Chuyện lạ xảy ra liên tiếp

Ông già họ Trà nghe thấy Chân Chân nói như vậy giật mình đến thót một cái vội hỏi lại:
- Được ai cứu thế?
Mặt đỏ bừng, Chân Chân đáp:
- Tôi chưa trông thấy rõ người đó là ai?
Ông già họ Trà trợn ngược đôi lông mày trắng lên, chưa kịp nói thì Tư Đồ Sương đã cười khẩy xen lời hỏi:
- Nam hoang lục hung tiếng tăm lừng lẩy như thế mà bị người khác cướp mất người ở cạnh mình đi, rút cục vẫn không biết người đó là ai? Lời nói này chỉ có thể lừa dối đứa trẻ lên ba được thôi.
Chân Chân quay lại nhìn Tư Đồ Sương và hỏi:
- Người là ai?
Tư Đồ Sương lạnh lùng đáp:
- Ta là Tư Đồ Sương.
Chân Chân ngẩn người ra giây lát, lạnh lùng nói tiếp:
- Tưởng là ai, thế ra là Động chủ của Mân Tây bát động đã giá lâm, bổn cô nương ngưỡng mộ đã lâu. Ở trước mặt hai vị cao nhân Chân Chân này nhận thấy câu chuyện vừa rồi không có gì hổ thẹn hết, vì công lực của người đó rất cao cường, ra tay lại chớp nhoáng, không để cho Chân Chân trông thấy rõ mặt đã điểm trúng ngay yếu huyệt mê rồi, nên Chân Chân mới không biết họ là ai. Nhưng vẫn có thể cho hai vị biết được một điểm này, người đó là đàn bà.
Ngẩn người ra giây lát, ông già họ Trà hỏi tiếp:
- Tiểu yêu tinh nói bậy! Ngươi bảo không biết rõ đối phương là ai thì sao lại biết rõ đối phương là đàn bà như thế?
Chân Chân cười khẩy đáp:
- Chuyện ấy giản dị lắm, vì trước khi Chân Chân bị điểm huyệt đã nghe thấy phía sau lưng có tiếng quát tháo rất thánh thót.
Thấy đối phương trả lời rất có lý nên ông già không sao bắt bẻ được nữa. Tư Đồ Sương ngẫm nghĩ giây lát lại lên tiếng:
- Ngươi nói như vậy bổn cô nương cũng có thể tin được vài thành nhưng cô nương nên biết, xưa nay Nam hoang lục hung rất kiêu ngạo và hung tàn lắm, khi nào lại chịu để cho làm mất tên tuổi như vậy?
Chân Chân mặt đỏ bừng lên và hỏi lại:
- Hình như Động chủ biết rõ chuyện của sáu anh chị em của chúng tôi lắm, chẳng hay Động chủ có thể cho biết Động chủ với thư sinh ấy có liên can gì?
Mặt hơi đỏ, Tư Đồ Sương lạnh lùng đáp:
- Nói cho ngươi biết cũng không sao, chàng là vị hôn phu của bổn cô nương đấy.
Chân Chân ngẩn người ra giây lát rồi cười khanh khách và nói tiếp:
- Nếu vậy chàng ấy được diễm phúc quá. Thảo nào trông thấy Liễu Chân Chân này mà chàng không thèm để ý tới.
Mặt vẫn đỏ bừng, Tư Đồ Sương trợn ngược đôi lông mày lên quát hỏi:
- Liễu Chân Chân! Có phải ngươi muốn chết sớm hơn một chút đấy không?
Vẫn cười khanh khách, Chân Chân đáp:
- Xưa nay Liễu Chân Chân vẫn không coi trọng hai chữ sinh tử. Tuy Chân Chân cũng biết song quyền địch không nổi bốn tay, nhưng dám chắc hiện giờ các ngươi vẫn chưa dám làm gì Liễu Chân Chân này.
Ông già lại trợn ngược đôi lông mày lên nhưng Tư Đồ Sương đã cười khẩy đỡ lời:
- Giết ngươi thì dễ dàng như cắt tiết một con gà hay một con chó. Sở dĩ ta chưa giết ngươi ngay là còn muốn hỏi thêm vài lời đấy thôi.
- Thế các người đã hỏi xong chưa?
- Hỏi xong rồi và đã đến giờ ngươi phải đền tội đây.
- Tại sao hai người vẫn chưa dám ra tay?
- Bổn động chủ sợ còn muốn biết tại sao ngươi lại nói hiện giờ chúng ta chưa dám giết ngươi vội thế là nghĩa lý gì?
- Giản dị lắm!
Chân Chân vừa nói vừa giơ tay lên lấy một vật gì ở trên tóc xuống vừa cười vừa nói tiếp:
- Ngươi có biết đây là vật gì không?
Tư Đồ Sương ngẩn người ra một hồi mới trả lời:
- Một cây trâm cài tóc, có gì...
Ông già họ Trà đột nhiên xen lời nói:
- Con nhải, đó là Bích Ngọc Trâm, ám khí rất độc ác của yêu phụ này đấy.
Tư Đồ Sương nghe nói kinh hãi thầm. Chân Chân cười khanh khách nói tiếp:
- Dù sao Trà Đà Tử là gừng già vẫn cay và rộng kiến thức hơn! Phải, cây trâm này chính là Bích Ngọc Trâm, một món ám khí bá đạo tuyệt luân. Người đừng có coi thường cây trâm nho nhỏ này, Liễu Chân Chân chỉ khẽ ném một cái, trong mười trượng sẽ biến thành bể lửa. Chắc Trà Đà Tử đã biết rõ sự lợi hại của nó rồi phải không?
Ông già họ Trà cũng kinh hãi thầm nhưng mặt vẫn làm ra vẻ trấn tĩnh, cười khẩy đáp:
- Phải! Lão phu biết nó khá lợi hại thực nhưng lão phu còn biết ngươi có tất cả ba mũi trâm này, năm xưa chỉ dùng một, bây giờ chỉ còn lại hai, nếu dùng một cây trâm để đối phó với hai người lão phu chắc ngươi không nở đâu.
Chân Chân vừa cười vừa đáp:
- Trà Đà Tử đã lầm rồi, tuy ít khi Chân Chân này phải sử dụng đến cây Bích Ngọc Trâm, nhưng một cây trâm mà đổi tính mạng của hai cao thủ tuyệt thế thì cũng đáng lắm. Nhưng nói đi thì phải nói lại, nếu hai vị rời khỏi hang động này ngay thì Liễu Chân Chân vẫn chưa muốn sử dụng tới nó vội.
Ông già họ Trà xếch ngược đôi lông mày lên nhưng không nói năng gì. Tư Đồ Sương hơi trầm ngâm một chút rồi bỗng cười ha hả và nói tiếp:
- Liễu Chân Chân ngươi nhận thấy một mũi Bích Ngọc Trâm đổi lấy tính mạng của hai cao thủ tuyệt thế chúng ta rất đích đáng, vậy ngươi còn do dự gì nữa. Tính nết của ngươi xưa nay hung tàn độc ác như vậy bổn Động chủ thiết nghĩ dù chúng ta có rút lui ra khỏi hang động này ngươi cũng chưa hài lòng đâu. Nên bổn Động chủ không tin ngươi bỗng có lòng từ bi như vậy, trái lại còn nghi ngờ cây Bích Ngọc Trâm ở trong tay ngươi chưa chắc đã là cây Bích Ngọc Trâm thực.
Ông già họ Trà cũng bỗng cười ha hả và xen lời nói:
- Con nhải thông minh thực, lão già gù này dám nói đây chỉ là cây châm giả mà thôi.
Tuy vậy hai người vẫn chưa dám ra tay vội, Chân Chân đảo ngược đôi ngươi một vòng và hỏi lại:
- Nhỡn lực của hai vị sắc bén lắm, cơ trí lại cao mình hơn người, sao hai vị lại không thử thách đi?
Ông già họ Trà quay lại hỏi Tư Đồ Sương rằng:
- Ý kiến của con nhải như thế nào?
Ngẫm nghĩ giây lát, Tư Đồ Sương đáp:
- Vâng, không thể để cho y thị tẩu thoát được.
Ông già cười ha hả hỏi tiếp:
- Già này chiều lòng ngươi, hãy để cho ả nếm mùi Hồi Phong Thất Toàn Trảm, nhưng nếu nó ra tay thì đó là việc của ngươi đấy nhé?
Tư Đồ Sương gật đầu đáp:
- Cụ cứ việc ra tay đi, để Sương nhi đối phó với Bích Ngọc Trâm cho.
Ông già hớn hở cười, quay lại hỏi Chân Chân rằng:
- Tiểu yêu tinh nghe thấy chưa? Mau nộp mạng...
Chân Chân bỗng cười khanh khách, giơ tay lên ném luôn. Một điểm ánh sáng xanh biếc rời khỏi tay nàng bay ra, đồng thời nàng nhanh như một mũi tên phi thẳng vào sau tấm màn ở góc bên phải.
Tuy ông già với Tư Đồ Sương ăn nói rất ung dung, nhưng trong lòng vẫn bán tín bán nghi, nay thấy Chân Chân ném Bích Ngọc Trâm ra, cả hai đều giật mình kinh hãi, vội giơ bốn chưởng lên nhằm luồng ánh sáng xanh ấy tấn công luôn. Chỉ nghe thấy kêu bộp một tiếng, Bích Ngọc Trâm đã vụn ra như cám, không có oai lực gì hết.
Ông già thét lớn một tiếng, nhảy ngay tới phía sau tấm màn và thuận tay vén lên, tới khi nhìn kỹ, ông ta tức giận đến run lẩy bẩy.
Thì ra sau tấm màn là một lối ra khác của thạch thất này, lối đi cong queo khúc khuỷu, không biết dài bao nhiêu và cũng không còn trông thấy hình bóng của Chân Chân đâu nữa.
Ông già hậm hực dậm chân xuống đất mấy cái và nói tiếp:
- Quân giảo hoạt, nếu lần sau lão già gù này bắt gặp, thế nào cũng lột da rút gân của y thị mới hả dạ.
Tư Đồ Sương gượng cười đỡ lời:
- Không ngờ Liễu Chân Chân lại xảo trá đến như thế. Cụ à, chúng ta đi thôi!
Ông già vẫn chưa nguôi cơn giận, cười khẩy một tiếng, giơ chưởng lên đánh liên hồi, chỉ nghe thấy kêu “bùng bùng” liên tiếp. Tất cả đồ đạc bày biện ở trong thạch thất ấy đều bị đánh vỡ tan tành.
Tư Đồ Sương thấy vậy cau mày, rầu rỉ lắc đầu vừa cười vừa nói:
- Cụ làm gì...
Nàng vừa nói tới đó, bỗng nghe thấy có tiếng “củ củ”, một cái bóng trắng ở sau tấm màn bay ra, phi thẳng ra bên ngoài.
Ông già cười khẩy một tiếng, nói:
- Súc sinh còn muốn chạy phải không?
Ông ta giơ tay phải lên vẫy một cái. Cái bóng trắng lại kêu “củ củ” và như một mũi tên bay ngược trở lại, rớt ngay vào trong lòng bàn tay của ông ta.
Lúc ấy hai người mới hay cái bóng trắng ấy chính là một con chim bồ câu đã dẫn hai người chui qua thác nước vào trong này. Nó vẫn kêu luôn mồm vào vỗ cánh liên tiếp.
Ông già họ Trà chẳng nói chẳng rằng, cởi cuộn giấy ở dưới chân con chim ra xem và ngẩn người ra một hồi rồi nói:
- Con nhải, thử xem tờ giấy này có ý nghĩa gì?
Nói xong, ông ta đưa tờ giấy đó cho Tư Đồ Sương. Nàng nọ vội giở tờ giấy ra xem, thấy trong đó viết:
“Thơ gửi tứ đệ, ngũ muội.
Vật nọ đã xuất hiện ở Tứ Xuyên, hai người phải hỏa tốc đi ngaỵ”
Tư Đồ Sương trầm ngâm một chút rồi nói:
- Thế ra chúng đang tìm kiếm vậy gì nên chúng mới vội vã như thế. Nhưng Sương nhi không hiểu vật gì mà đáng để Nam hoang lục hung phải kéo cả bọn...
Nói tới đó, nàng hơi ngừng một chút, đảo ngược đôi ngươi một vòng mới nói tiếp:
- Bất cứ chúng tìm kiếm cái gì, thể nào tôi cũng phải đùa giỡn chúng một phen mới được.
Nói xong, nàng cúi xuống nhặt cái bút kẻ lông mày lên, viết thêm mấy chữ vào phía sau tờ giấy:
“Hiện giờ chúng tôi đang bị giam giữ ở Động Cung, thấy giấy này mau tới cứu viện.”
Viết xong, nàng lại đưa cho ông già xem.
Ông già xem qua một lược, vừa cười vừa hỏi:
- Con nhải này ngu xuẩn thực! Chả lẽ chúng lại không nhận ra được bút tích hay sao?
Tư Đồ Sương vừa cười vừa đáp:
- Không sao, càng thế càng khiến chúng khó mà phân biệt ra được thực hư như thế nào?
Ông già vừa cười vừa đỡ lời:
- Con nhãi nói cũng có lý. Thôi được! Già này để cho ngươi làm thử xem sao.
Nói xong, ông ta cột tờ giấy vào chân con chim bồ câu rồi thả nó bay luôn.
Ông già lại nhìn Tư Đồ Sương một cái và hỏi tiếp:
- Con nhải, kế hoạch tiếp theo đây ngươi sẽ làm thế nào?
Tư Đồ Sương đáp:
- Chàng đã thoát khỏi bàn tay ma nữ. Sương nhi khỏi phải lo âu nữa. Chúng ta đi thôi!
Nói xong, nàng quay người đi luôn.
Ông già đuổi theo và hỏi:
- Con nhải thử nghĩ xem ai đã cứu y đi?
Ngẫm nghĩ giây lát, Tư Đồ Sương không trả lời thì chớ, trái lại còn hỏi lại ông già rằng:
- Cỗ tướng công đừng có nghe đại ca tôi nói bậy. Chúng tôi thừa lệnh gia nghiêm tới đây thăm bà con đây thôi!
Độc Cô Ngọc tưởng là thật, gật đầu:
- Ra là thế đấy. Tại hạ lại tưởng hiền huynh muội có việc muốn tìm kiếm tại hạ.
Gia Cát Đởm đưa mắt liếc nhìn em gái một cái nhưng chỉ mỉm cười thôi chứ không nói năng gì, sau y sực nhớ tới một việc gì liền cau mày hỏi:
- Dân cư ở nơi đây có hàng trăm gia đình, Đỗ huynh đến nhà nào ngủ nhờ mà chả được, sao lại phải tới ngôi miếu đổ nát này mà nghỉ ngơi như thế?
Độc Cô Ngọc nghe nói mới biết anh em Gia Cát Đởm chưa biết người em họ của họ đã có một luật lệ vô lý, nhưng ở trước mặt Thiên Vân chàng không tiện nói rõ, trầm ngâm giây lát rồi nói tiếp:
- Xưa nay tiểu đệ không thích quấy nhiễu mới kiếm tới cái miếu đổ nát này nghỉ chân. Nhưng cũng may, chỉ ngủ có một đêm thôi, sáng mai đã qua sông thật sớm rồi.
Gia Cát Đởm gật đầu, định nói gì thì Thiên Vân đã cướp lời nói trước:
- Lúc này đã khuya rồi, nơi đây không phải là chỗ nói chuyện. Nếu Đỗ huynh không hiềm tệ xá chật hẹp thì xin mời đến nghỉ tạm một đêm, sáng sớm mai tiểu đệ sẽ sai người tiễn Đỗ huynh qua sông.
Tuy Độc Cô Ngọc rất muốn nhân dịp này chuyện trò với anh em họ Gia Cát và ở lại một vài ngày nhưng chàng biết Thiên Vân có vẻ không muốn tiếp rước mình, nhưng vì nể anh em Quỳnh Anh mà phải miễn cưỡng mời mình về nhà y nghỉ ngơi đấy thôi. Vì vậy chàng mỉm cười đáp:
- Đa tạ Thiếu bảo chủ đã có lòng tốt như vậy. Vừa rồi tại hạ đã nói xưa nay vẫn có tính không thích quấy nhiễu người. Tuy Bảo chủ không phải là người ngoài nhưng bây giờ đã là canh ba rồi, chỉ chờ đợi một lát nữa trời đã sáng tỏ rồi. Tại hạ còn có việc bận phải qua sông đi ngay nên xin cảm ơn Thiếu bảo chủ và coi như đã tâm lãnh lòng tốt của Thiếu bảo chủ rồi.
Anh em Quỳnh Anh nghe thấy chàng nói như vậy rất ngạc nhiên, chưa kịp hỏi thì Thiên Vân đã mỉm cười đỡ lời:
- Đỗ huynh đã nói như vậy Thiên Vân tôi cũng không dám miễn cưỡng.
Độc Cô Ngọc vội đáp:
- Thiếu bảo chủ khỏi phải khách sáo như thế.
Gia Cát Đởm biến sắc mặt, trợn ngược đôi lông mày lên xen lời:
- Thiên Vân, Đỗ huynh là bạn thân của ngu huynh sao biểu đê...
Độc Cô Ngọc sợ vì mình mà anh em họ của người ta gây hấn với nhau nên chàng vội đỡ lời:
- Xin Thiếu trại chủ đừng có hiểu lầm. Đó là do tiểu đệ thất lễ trước chứ có phải...
Nhìn Độc Cô Ngọc cười vẻ xin lỗi rồi Gia Cát Đởm quay lại nói với Thiên Vân tiếp:
- Nếu Đỗ huynh không muốn vào trong bảo thì biểu đệ cứ việc đem bộ hạ quay trở về trước đi. Ngu huynh với biểu tỷ còn ở lại nơi đây nói chuyện với Đỗ huynh.
Thiên Vân mặt hơi biến sắc nhưng không nói thêm nữa.
Độc Cô Ngọc lại nói tiếp:
- Xin Thiếu trại chủ không nên làm như thế. Tiểu đê...
Cười ha hả ngắt lời Độc Cô Ngọc, Gia Cát Đởm vội nói:
- Đỗ huynh khỏi cần nói nhiều. Gia Cát Đởm thể nào phải làm thân với người bạn như huynh. Thôi chúng ta vào trong miếu.
Nói xong chàng cầm lấy bó đuốc của đại hán đứng ở gần đó và lớn bước đi vào trong miếu ngay.
Thiên Vân mặt tái mét, mắt lộ vẻ oán độc, nguýt Độc Cô Ngọc một cái, hậm hực dẫn các bộ hạ đi ngay.
Độc Cô Ngọc thấy thế trong lòng bức rức không yên, bỗng nghe thấy Gia Cát Đởm thở dài một tiếng và nói:
- Biểu đệ của mỗ được nuông chiều từ hồi còn nhỏ mới có tính nết như vậy. Có điều gì thất lễ mong Đỗ huynh nể mặt Gia Cát Đởm này mà lượng thứ cho.
Độc Cô Ngọc lắc đầu đáp:
- Sao Thiếu trại chủ lại nói như thế. Vì tiểu đệ mà khiến Thiếu trại chủ xích mích với lệnh biểu đệ như vậy tiểu đệ lấy làm không yên.
Gia Cát Đởm cười ha hả nói tiếp:
- Đỗ huynh mà còn nói như thế thì thực là khinh đệ quá! Gia Cát Đởm nhận thấy được làm bạn với người bạn có ích như Đỗ huynh thì dù có phải hy sinh tính mạng mỗ cũng bất chấp, huống hồ là một việc nho nhỏ như gây gổ với một người biểu đệ như vậy.
Độc Cô Ngọc rất cảm động, nhìn Gia Cát Đởm và đỡ lời:
- Thiếu trại chủ, Đỗ Ngọc có tài đức gì mà được Thiếu trại chủ nể mặt đến như thế?
Gia Cát Đởm vừa cười vừa đáp:
- Việc này Đỗ huynh khỏi cần phải hỏi mỗ, cứ hỏi gia muội là sẽ biết ngay.
Độc Cô Ngọc sực nghĩ tới lời nói của Tuyết Diệm Cầm giật mình đến thót một cái không dám nói tiếp nữa, nhưng Quỳnh Anh đã nũng nịu xen lời nói:
- Đỗ tướng công, chúng ta cùng đi vào trong miếu đi.
Độc Cô Ngọc thấy nàng ta nói như vậy mới hay Gia Cát Đởm đã vào trong miếu trước, chỉ còn lại mình với nàng ta ở bên ngoài thôi. Thế rồi chàng cùng nàng sát cánh đi vào trong miếu.
Gia Cát Đởm đã chia đống rơm ra làm ba đống, thấy hai người vào liền mỉm cười nói:
- Mỗ thấy nơi đây không có chỗ nào ngồi nên đành phải chia giường của Đỗ huynh ra làm ba.
Độc Cô Ngọc thốt cười đáp:
- Giường này thì ngủ làm sao được, tiểu đệ đang bực mình nay hai vị lại đòi ở lại đây là làm phiền cho hai vị quá. Mời hai vị ngồi xuống.
Gia Cát Đởm cười ha hả xen lời nói:
- Cái gì là làm phiền với chả làm phiền. Được chuyện trò cùng huynh suốt đêm dù có ngồi ở trên đống cát Gia Cát Đởm này cũng hài lòng.
Nói xong chàng ngồi ngay xuống. Độc Cô Ngọc với Quỳnh Anh nhìn mhau cười rồi cũng ngồi xuống theo.
Thấy hai người ngồi xuống rồi, Gia Cát Đởm liền mỉm cười nói:
- Đỗ huynh...
- Hãy khoan!
Quỳnh Anh không cho người anh nói mà đã vội cướp lời:
- Để tôi lảnh giáo Đỗ tướng công một việc này trước rồi đại ca hãy nói sau.
Gia Cát Đởm vừa cười vừa đáp:
- Phải, phải! Mời các hạ cứ nói.
Quỳnh Anh thấy người anh nói như vậy cũng phải cười phì, rồi nhìn Độc Cô Ngọc và hỏi:
- Có thực Đỗ tướng công không muốn quấy nhiễu người ta mà đến ở ngôi miếu đổ nát này phải không?
Độc Cô Ngọc nghe nói ngẩn người ra, chưa kịp trả lời thì Gia Cát Đởm đã ngạc nhiên hỏi:
- Chả lẽ lại có nguyên nhân khác chăng?
Độc Cô Ngọc mặt đỏ bừng, gượng cười đáp:
- Quả thực tại hạ vì...
Quỳnh Anh bỗng cười và đỡ lời:
- Đỗ tướng công đã nói là không biết nói dối bao giờ, sao bây giờ lại thốt ra những lời lẽ trái với lương tâm như thế? Làm bạn với nhau là phải thành thực, hà tất Đỗ tướng công phải lo ngại nhiều như thế?
Lời nói ấy đã trúng ngay tâm sự của Độc Cô Ngọc nên chàng rất hổ thẹn mà không dám nói năng gì hết.
Gia Cát Đởm trợn ngược đôi lông mày xen lời hỏi:
- Có phải Đỗ huynh đến nhà nào người ta cũng không cho ở trọ phải không?
Độc Cô Ngọc gượng cười đáp:
- Thiếu trại chủ nói rất đúng!
Gia Cát Đởm cười khẩy nói tiếp:
- Thực là những kẻ vô lý, ngày mai tiểu đệ phải hỏi chúng một phen xem sao mới được.
Độc Cô Ngọc vội đỡ lời:
- Xin Thiếu trại chủ không nên làm thế. Đừng có trách những người ở đây. Đó là họ cũng có nỗi khổ tâm riêng.
Gia Cát Đởm ngẩn người ra hỏi tiếp:
- Cái gì? Tại sao họ lại có nỗi khổ tâm riêng? Chả lẽ để cho người khác ở trọ một đêm cũng phạm vào vương pháp hay sao?
Độc Cô Ngọc gượng cười một tiếng, lẳng lặng không nói năng gì. Quỳnh Anh vừa cười vừa hỏi tiếp:
- Chắc dân chúng ở nơi đây phải tuân theo một luật lệ, không được cho người ở trọ phải không?
Độc Cô Ngọc đành phải gật đầu đáp:
- Cô nương nói đúng đấy, nơi đây quả có luật lệ như thế. Không những người ngoài không được phép ở trọ mà đến bạn bè, họ hàng ở xa tới thăm hễ thấy trời tối là phải từ biệt ngay.
Gia Cát Đởm trợn ngược đôi lông mày lên, giận dữ xen lời nói:
- Ai đã đặt ra điều lệ quái đản và vô lý như thế?
Quỳnh Anh cười khẩy đáp:
- Chung quanh đây trong năm dặm đường đều thuộc phạm vi của Long Hổ bảo.
Chỉ trừ người em họ quý của chúng ta ra thì ai còn đặt luật lệ quái đản như thế nữa.
Gia Cát Đởm mới biết người bạn tốt này là vì nể mặt anh em mình mới không nói toạc ra nên chàng giận dữ nói tiếp:
- Sao Thiên Vân lại là hạng người như thế. Ngày mai thể nào mỗ cũng phải bắt y bãi bỏ luật lệ ấy đi mới được.
Quỳnh Anh cười khẩy đỡ lời:
- Nếu y có biết nể anh em chúng ta thì vừa rồi y không có thái độ vô lễ đối xử với Đỗ tướng công như thế.
Gia Cát Đởm nói tiếp:
- Nếu y không nghe thì cãi với y một trận, rồi mời cha đích thân đến đây một phen, xem y còn dám bướng như thế nữa không?
Độc Cô Ngọc vội nói:
- Xin Thiếu trại chủ không nên vì việc này mà tổn thương hòa khí với người bà con như vậy. Biết đâu Bùi bảo chủ làm như vậy chả có mục đích bảo vệ an toàn cho dân chúng, nên mới có sự bất đắc dĩ ấy cũng chưa chừng.
Ngẫm nghĩ giây lát, Gia Cát Đởm đáp:
- Để ngày mai tiểu đệ hỏi rõ y xem. Bây giờ Đỗ huynh hãy cho biết sau khi chia tay, tại sao đến mãi bây giờ huynh mới đi tới Trường Khê này?
Độc Cô Ngọc đáp:
- Suốt dọc đường đệ gặp mấy việc cho nên mới chậm trễ như thế.
Quỳnh Anh kêu “Ồ” một tiếng và xen lời hỏi:
- Việc gì thế, Đỗ tướng công có thể nói rõ cho anh em chúng tôi nghe không?
Phần vì không biết nói dối, phần vì không có ý nghĩ khác, Độc Cô Ngọc hơi trầm ngâm một chút, liền kể hết chuyện của mình cho anh em Quỳnh Anh nghe, chỉ giấu có đại thù của bổn thân là không nói ra thôi.
Nghe chàng nói xong, Quỳnh Anh cười khì và đỡ lời:
- Đỗ tướng công thực là diễm phúc quá. Xem như vậy Tư Đồ Sương một vị hồng nhan tuyệt vời ấy mới trông thấy tướng công đã có lòng yêu mến ngay nên mới có cách cư xử như vậy.
Độc Cô Ngọc mặt đỏ bừng, vội biện bạch:
- Xin cô nương chớ nên nói đùa như vậy, tiểu đệ có việc lớn quấn thân, không dám nghĩ đến chuyện ái tình ấy.
Quỳnh Anh nói tiếp:
- Tình yêu cũng là một đại sự của người đời, chẳng lẽ tướng công lại còn có việc khác quan trọng hơn thế hay sao?
Độc Cô Ngọc gật đầu đáp:
- Cô nương nói rất đúng, quả thật tiểu đệ còn có việc quan trọng hơn thế nhiều.
Quỳnh Anh kêu “Ồ” lên một tiếng và nói tiếp:
- Tướng công nói như vậy có thể nói tướng công là người thiếu tình cảm số một trên thiên hạ và có trái tim cứng rắn hơn sắt đá.
Độc Cô Ngọc chỉ gượng cười chứ không trả lời.
Quỳnh Anh hơi biến sắc mặt, đang định nói tiếp thì Gia Cát Đởm đã đưa tay ra hiệu vừa xen lời hỏi:
- Có thực Đỗ huynh không biết ai đã cứu mình đấy không?
Độc Cô Ngọc gật đầu gượng cười đáp:
- Chính thế! Khi tiểu đệ tỉnh dậy đã thấy mình nằm ở trên bãi cỏ, bốn chung quanh không có một bóng người nào hết nên nay vẫn không biết đã được vị cao nhân nào cứu giúp mình?
Trầm ngâm một hồi, Gia Cát Đởm lại nói:
- Thế thì lạ thực...
Quỳnh Anh vừa cười vừa đỡ lời:
- Việc đó không có gì là lạ hết. Ví dụ như đại ca ra tay cứu một người chả lẽ lại đợi chờ ở cạnh để người ta cảm ơn mình hay sao?
Gia Cát Đởm thốt cười đáp:
- Hiền muội nói rất phải, như vậy đủ thấy người đó quả thực là một vị cao nhân.
Độc Cô Ngọc thở dài nói tiếp:
- Thiếu trại chủ nói rất đúng. Tiểu đệ được người ta cứu mình thoát chết mà đến giờ vẫn chưa biết ân nhân là ai nên trong lòng rất lấy làm áy náy!
Bỗng có tiếng cười vang ở đằng xa vọng tới, Quỳnh Anh vội cất tiếng hỏi:
- Ai đó?
Cả hai anh em đều biến sắc mặt và vội nhảy xổ về phía đó, chờ tới khi Độc Cô Ngọc đứng dậy thì anh em Gia Cát Đởm đã đi mất tích rồi.
Chàng bỗng nghe thấy có mấy tiếng giận dữ quát tháo và mấy tiếng hò hét càng lúc càng xa, sau cùng theo gió biến mất. Chàng giật mình kinh hãi, đang định đuổi theo thì bỗng có tiếng người rót vào tai rằng:
- Chị em chúng ta đã tốn công dụ anh em y đi rồi, tướng công có mau chạy đi không?
Lại giật mình đến thót một cái, Độc Cô Ngọc lớn tiếng hỏi:
- Cô nương là ai? Tại hạ không hiểu dụng ý này của cô nương?
Người ấy liền trả lời:
- Tướng công khỏi cần biết chị em chúng tôi là ai hết, hãy đi mau lên, chậm thì không kịp đâu!
Độc Cô Ngọc lại nói tiếp:
- Anh em nàng ta là bạn thân của tại hạ, cử chỉ này của cô nương có dụng ý gì thế?
Người nọ hậm hực đáp:
- Người này sao lại bướng bỉnh như thế? Thôi được, chúng tôi xin nói cho tướng công biết vậy. Chẳng lẽ chuyến đi Mân Đông này tướng công cứ cần phải có anh em y đi cùng mới được hay sao?
Độc Cô Ngọc càng giật mình kinh ngạc thêm hỏi tiếp:
- Tại hạ đã biết rồi, xin cảm ơn cô nương. Nhưng cô nương là vị cao nhân nào?
Sao lại biết tại hạ định đi Mân Đông mà trợ giúp như vậy?
Người nọ đáp:
- Khỏi cần phải cảm ơn tôi. Đây là tôi chỉ thừa lệnh hành sự mà thôi. Còn thừa lệnh ai thì sau này tướng công sẽ rõ. Riêng hai chữ cao nhân thì chúng tôi không dám nhận, nếu tướng công cứ nhất định hỏi chúng tôi là ai thì chúng tôi chỉ có thể nói cho tướng công biết chính là chị em chúng tôi đã cứu tướng công thoát khỏi bàn tay của Liễu Chân Chân đấy. Chị em chúng tôi chỉ biết nói như vậy thôi, tướng công mau đi đi.
Nhân lúc đối phương nói chuyện, Độc Cô Ngọc đưa mắt nhìn bốn chung quanh để xem người đó ẩn núp ở đâu, nhưng lời lẽ của nàng đó hầu như từ bốn phương tám hướng, theo gió thổi tới nên chàng đành phải chắp tay vái chào vào nói tiếp:
- Được cô nương hai lần ra tay cứu giúp, ơn lớn không dám nói cảm tạ, tại hạ sẽ ghi sâu trong đáy lòng.
Nói xong, chàng lại chắp tay chào, lớn bước đi ra khỏi ngôi miếu đổ nát.
Lúc ấy trời đã tang tảng sáng, Độc Cô Ngọc nhận được phương hướng xong liền đi thẳng ra ngoài bờ sông. Khi đến cạnh bờ sông đã thấy bốn bề trống rỗng và chỉ có sương mù lờ mờ trên bờ, không có một chiếc thuyền đánh cá nào và cũng không có một bóng thuyền nào. Chàng mới biết lúc này những người đánh cá còn chưa ngủ dậy liền nghĩ bụng:
“Nếu mình còn quanh quẩn đợi chờ ở nơi đây, nhở lát nữa anh em Gia Cát Đởm quay trở lại không thấy ta thể nào cũng ra đây tìm kiếm thì sao?”
Chàng hơi trầm ngâm một chút rồi quay mình đi tới khu rừng cách đó hơn mười trượng. Chàng ở đó đợi chờ một lát, quả đã thấy những người đánh cá vác lưới và cần câu đang ở đằng xa đi tới.
Chàng mừng khôn tả, đang định chạy ra nghênh đón, nhưng lại thoáng thấy có hai bóng người ở đằng xa chạy tới. Đó chính là anh em Gia Cát Đởm, chàng cả kinh vội quay vào rừng ẩn núp ở sau một thân cây cổ thụ.
Chỉ trong chớp mắt, anh em Gia Cát Đởm đã chạy đến bên lề khu rừng. Chàng trông thấy vẻ mặt của hai người rất lo âu nên chàng cũng cảm thấy rất áy náy không yên, định chạy ra gọi hai người, nhưng chàng nghĩ lại và tự nhủ rằng:
“Người đã cứu giúp ta bảo làm như thế này không phải là vô lý, vì chuyến đi này ta đi Thiên Mụ tìm kiếm Bách Hiểu lão nhân. Việc này có liên quan đến vấn đề trả thù của ta rất lớn, ta để cho người thứ hai đi cùng sao tiện?”
Vì thế mà chàng đành phải nén sự áy náy ấy xuống.
Chàng đang nghĩ ngợi thì đã thấy anh em Gia Cát Đởm quay trở về đường cũ ngay, chỉ trong nháy mắt đã mất dạng. Chàng thở dài một tiếng rồi thủng thẳng bước ra nghên đón bọn đánh cá.
Thấy trời sáng tỏ mà trong rừng lại có một thư sinh rất đẹp trai đi ra, bọn người đánh cá đều ngạc nhiên ngừng chân lại. Độc Cô Ngọc tiến lên chắp tay vào chào, vừa cười vừa nói:
- Tại hạ là khách ở xa tới muốn qua sông, không biết có vị nào vui lòng đưa tại hạ qua, tại hạ xin tặng gấp đôi tiền thù lao.
Bọn người thuyền chài thấy chàng nói như vậy đều ngẩn người ra nhìn nhau, chẳng nói chẳng rằng.
Độc Cô Ngọc cũng ngẩn người ra theo, rồi lại chắp tay chào định nói tiếp thì một ông già lão vọng trong bọn đã xua tay và đỡ lời:
- Tướng công khỏi cần phải nói thêm, chúng tôi đã nghe rõ hết. Nhưng tối hôm qua chúng tôi đã thừa lệnh của Long Hổ bảo là trong một tháng trời, không được đưa bất cứ một người nào qua sông. Nếu tướng công muốn qua sông thì đi về phía bắc, rồi lại quẹo về phía nam chừng vài dặm thì may ra kiếm thấy một chiếc thuyền cũng nên.
Độc Cô Ngọc nghe thấy ông già ấy nói cứ trố mắt, cứng lưỡi thôi chứ không biết nói năng gì nữa.