kịch cho thiếu nhi
Cảnh bốn

Một cánh cổng tre đang khép kín. Hai bên là tường đất đắp cao. Sát ở trước là con đường chạy ngang qua.
Buổi sáng tinh mơ. Tiếng gà gáy. Im lặng một giây lâu trên sân khấu. Cánh cổng bỗng hé mở. Tưởng có người bước ra. Nhưng sau đó cánh cổng lại khép lại, kỹ hơn. Có tiếng cười của một người con gái. Rồi tiếng nói nghe gần gần.
tiếng Gái hầu: Thưa công chúa, chắc công chúa lại bỏ quên cái quạt ở trên lầu? tiếng
Mỵ Châu: Tại buổi sáng mát quá!
tiếng Trọng Thủy: Có quạt của tôi đây. Trời có nóng, tôi sẽ xin quạt hầu công chúa. tiếng
Trai hầu: Phò mã mà quạt thì một ngọn gió sẽ thành hai. (Tiếng cười nổi lên, cả đoàn người hiện ra: Mỵ Châu, Trọng Thủy đi trước. Gái hầu tay xách gói, Trai hầu đội quả, đi sau...)
Trọng Thủy: (Hỏi) Công chúa này, nhà ai mà tường xây cao thế?
Mỵ Châu: Phò mã chưa biết à? Nhà tướng quân Cao Lỗ đấy mà.
Trọng Thủy: Có phải người đã đúc nên những mũi tên đồng kỳ lạ đấy không?
Mỵ Châu: Đúng rồi!
Trọng Thủy: Hình như lò đúc làm việc suốt đêm qua! ở ngoài này mà vẫn thấy nóng nóng... (Vẳng ra tiếng hát những người thợ đúc tên) Ai Sinh lửa ra? Ai nuôi lửa lớn? Lửa múa, lửa bay Lửa đùa, lửa giỡn Lửa chết ở đây Sống lại ở kia Lửa biến, lửa hiện Lửa đi, lửa về Lửa nung, lửa dốt Đất cháy vẫn khô Đồng chảy thành nước Mũi tên ra đời Đất cho dáng trước Tên bay vun vút Tìm đúng kẻ thù Tên ta có mắt Nhờ bàn tay người Lò lửa ngời ngời Mặt trời trong đó Hừng đông sáng đỏ ấm cả lòng ta Ai Sinh lửa ra Ai nuôi lửa lớn Lửa, người bên nhau Đêm đêm thức trọn Lửa đỏ hừng hực Mũi tên sáng vàng.
Mỵ Châu: Nghe vua cha nói lúc nào tướng quân cũng đúc tên về đêm?
Trọng Thủy: Sao lại phải đúc về đêm?
Mỵ Châu: Vì mùa này trời nóng bức quá. trọng thủy (trầm ngâm): Người tài giỏi ở đâu cũng không nhiều và lúc nào cũng quý, công chúa nhỉ? Gái hầu (Nói to lên): Thưa công chúa, công chúa lại quên một cái nữa (Cả đoàn dừng lại).
Mỵ Châu: Quên gì nữa hở em?
Gái hầu: Công chúa quên bảo em mang cái lọ đi lấy nước sông Hoàng về cắm hoa sen cho phò mã và công chúa ngắm rồi.
Trọng Thủy: Thôi, lấy nước ở hồ cũng được em ạ!
Trai hầu: Nhưng thưa phò mã, hoa sen có cắm vào nước sông Hoàng thì mới thơm lâu. trọng thủy (Cười): Không thơm lâu thì thơm mau. Hết thơm thì ta lại đi ngắt hoa khác. Ta cám ơn hai em lo cho chúng ta nhiều quá.
Gái hầu: Công chúa và phò mã vui thì chúng em mới vui.
Trọng Thủy: Chúng ta cũng vậy thôi. Hai em vui thì chúng ta mới vui. (Nhìn Trai hầu và Gái hầu cười tủm tỉm làm Gái hầu thẹn đỏ cả mặt vội quay đi). Thôi ta đi nhanh ra bến, kẻo thuyền ngoài ấy đang chờ! (Tất cả kéo đi. Bài hát những người thợ đúc tên lại cất lên. Im lặng một giây. Cánh cửa bỗng từ từ hé mở. Tướng quân Cao Lỗ hiện ra vẻ hơi mệt nhọc vì đã làm việc suốt đêm qua. Tuá vậy trông vẫn quắc thước. Tướng quân nhìn về phía đoàn người vừa đi qua, lắc đầu tỏ vẻ không bằng lòng).
Cao Lỗ: Chuyện gì sắp xảy ra trên vùng đất này? Từ khi có lũ nó sang, lòng ta cứ như có lửa đốt... Có chuyện muốn nói mà nói với ai? Ai nghe mình nói? (Bà cụ xách cái ấm nước chè to và nặng từ bên kia lại)
Bà cụ: Xin chào tướng quân! Cao lỗ (Quay lại): Chào bà cụ! Bà đem nước cho anh em sớm thế?
Bà cụ: Tướng quân mà cho phép, tôi còn muốn mang đến sớm hơn.
Cao Lỗ: Bà cụ cao tuổi quá rồi! Giúp đỡ cho chúng tôi thế này là đã quý lắm!
Bà cụ: Tôi đã nói nhiều lần rồi. Lúc đắp thành, tôi chỉ có cái ấm nước chè nóng này để góp phần đắp thành. Bây giờ tôi lại cũng chỉ có cái ấm nước chè nóng này để cùng với các ông lo chuyện giữ thành. Đêm qua, trời nóng quá, chắc tướng quân và anh em mệt lắm.
Cao Lỗ: Thưa cụ, quả có mệt thật. Nhưng được cái đêm qua chúng tôi đã đúc được nhiều mẻ rất tốt. (Rút từ trong túi áo ra mấy mũi tên đồng sáng loáng)
Bà cụ: Hình như mũi tên làm trong đêm nhìn cũng khác mũi tên làm ban ngày phải không tướng quân?
Cao Lỗ: Bà cụ nói đã hay lại đúng nữa. Ban đêm tâm trí con người trong hơn, sáng hơn, mũi tên đúc trong đêm như cũng đẹp hơn... tinh hơn...
Bà cụ: Tướng quân và anh em cứ lo đúc đi. Đừng sợ thừa. Chỉ sợ thiếu. Từ khi tôi nghe có lũ nó sang, tôi lo quá, có đêm nằm không ngủ được...
Cao Lỗ: Bà cụ lo làm sao ạ?
Bà cụ: Còn lo làm sao nữa! Tôi lo nhà vua cất nhà thì kỹ mà rào dậu lại không kỹ. cao lỗ (Nhìn mũi tên): Tôi cũng lo như bà cụ. Mũi tên này đúc ra chưa chắc đã có ích gì.
Bà cụ: ở cạnh hổ, phải có cách trị hổ. Sao tướng quân không bàn với nhà vua?
Cao Lỗ: Thưa cụ, chuyện gì cần nói, tôi đã nói rồi. (Thở dài) Có lẽ mời cụ vào trong nhà! Anh em được uống nước cụ cho, chắc vui mừng lắm.
Bà cụ: ừ! Mải chuyện tôi quên mất. Tôi vào đây!
Cao Lỗ: Mời bà cụ đi trước! (Hai người vào. Có tiếng nói cười từ phía bờ sông. Gái hầu và Trai hầu xuất hiện)
Gái hầu: Em sợ không mượn được đâu!
Trai hầu: Không lo! Em nói thì có gì người ta cũng sẵn sàng cho hết!
Gái hầu: Đừng có nịnh!
Trai hầu: Đây không thèm nịnh! (Cả hai đến trước cánh cổng)
Gái hầu: Anh gọi đi!
Trai hầu: Em gọi đi!
Gái hầu: Cả hai đứa cùng gọi vậy. Cả hai gọi to: "Ai mở cổng cho vào với!" Im một giây. Cổng từ từ mở. Thấy tướng quân Cao Lỗ, cả hai cùng cúi xuống chào, vừa mừng, vừa lo...
Cao Lỗ: Có việc gì vậy? (Vừa hỏi vừa bước hẳn ra ngoài cửa và khép kín cửa lại ở phía sau). Gái hầu, Trai hầu nhìn nhau, người này ra hiệu bảo người kia nói. Cuối cùng, Gái hầu đành nói.
Gái hầu: Thưa tướng quân, công chúa sai con trở lại mượn tướng quân một cái bình để lấy nước sông Hoàng.
Cao Lỗ: Về cắm hoa phải không? (Nhìn kỹ Gái hầu, Trai hầu)
Gái hầu: Dạ!
Cao Lỗ: Mượn có một cái lọ, sao lại đi tới hai người?
Trai hầu: Gái hầu đi một mình sợ nên xin cho con đi theo.
Cao Lỗ: Sợ ai? Sợ cái gì?
Trai hầu: Thưa tướng quân... (Nhìn Cao Lỗ, rồi cúi xuống ngay)...
Cao Lỗ: (Nhìn kỹ Trai hầu, Gái hầu lần nữa) Công chúa muốn mượn bình to hay bình nhỏ?
Gái hầu: Dạ, bình vừa thôi!
Cao Lỗ: Vào bảo người nhà ta tìm cho mà mượn.
Gái hầu: (Mừng rỡ) Dạ, ngày mai con sẽ xin mang ra trả ngay. (Cao Lỗ mở cửa cho hai người vào, rồi trở ra, vẻ mặt như đang suy nghĩ lung lắm)
Cao Lỗ: Nó bảo con bé kia sợ, nhưng chính nó lại có vẻ lo sợ hơn. Vì sao? Ta có gì đáng cho nó sợ? (Đi đi, lại lại như để tìm câu trả lời). Cái đám trẻ này chẳng có đứa nào biết suy nghĩ. Cứ thấy lũ nó cho cái này, cái nọ là sướng quá, đâu biết nó bỏ ra vài cái nhỏ nhặt, nó lấy hết hồn, hết vía của mình lúc nào không hay. (Gái hầu và Trai hầu trở ra. Trai hầu tay ôm bình, tay ẩy cửa)
Gái hầu: Chúng con xin lạy chào tướng quân, chúng con ra bến.
Trai hầu: Xin lạy chào tướng quân. (Cao Lỗ nhìn Trai hầu rất kỹ rồi bỗng đưa tay ra hiệu đứng lại). cao lỗ (Nghiêm giọng): Khoan đã! Anh có cái gì nằng nặng ở trong túi kia? Trai hầu (Mặt tái lại): Thưa tướng quân, có gì đâu ạ?
Cao Lỗ: Anh cứ đặt cái bình xuống rồi lấy ra ta xem nào? (Trai hầu làm theo và móc từ trong túi ra một mũi tên đồng)
Trai hầu: Thưa tướng quân! Có gì đâu ạ! Chỉ có cái mũi tên bị gãy này, con thấy bỏ, con nhặt về chơi! cao lỗ (Giận giữ): Có thật là để chơi không? Trai hầu (Luống cuống): Dạ nếu tướng quân không bằng lòng, con xin trả lại ngay ạ! Cao lỗ (Hỏi như quát): Anh tự nhặt hay ai bảo anh vào đây nhặt? trai hầu (Vẻ mặt càng tái mét): Dạ thưa tướng quân, không ai bảo cả ạ! Con thấy lạ lạ, con nhặt lên thôi.
Cao Lỗ: Anh nên nhớ, anh vừa phạm một tội rất lớn. Nhưng nể công chúa, ta tha cho anh... Đưa mũi tên đây cho ta ngay! (Giật lấy mũi tên, nhìn Trai hầu như trút lửa)
Gái hầu: Con xin lạy chào tướng quân.
Cao Lỗ: Các ngươi đi đi! (Gái hầu, Trai hầu chào lí nhí rồi tháo nhanh. Cao Lỗ không thèm để ý, chỉ cúi nhìn mũi tên đang cầm trong tay rồi lắc đầu). Ta có quá đa nghi không? Hay ta đã đoán đúng từ đầu? (Lại nhìn xuống mũi tên) Một mũi tên bị gãy! Điềm xấu chăng? Mũi tên này sao ta cảm thấy như đã có hơi tay của giặc. Ta phải mang nó vào thưa chuyện với nhà vua. Dù nhà vua không muốn nghe, ta vẫn phải nói. Trời ơi! Làm sao mà không nói được! Dẫu có gì, cũng phải nói! Dẫu phải chết vì nó, cũng phải nói kia mà! (Trừng mắt nhìn ra phía bờ sông). Trọng Thủy và tên Sư phó kia! Chúng mày đừng hòng che mắt Cao Lỗ này. Lòng dạ chúng mày đen trắng ra sao tao biết! Tao biết! (Nói như rít lên, căm giận đến tột độ).