bạn biết gì về da của chúng ta?

Khi nói về cơ thể người, chúng ta thường nhắc đến các cơ quan như tim, gan hay não. Chúng thực hiện các chức năng nhất định của mình. Thế các bạn có biết rằng da cũng là một cơ quan của cơ thể con người không?
Trong khi các cơ quan khác chiếm một phần nhỏ của cơ thể, da trải rộng bằng một lớp vỏ cực mỏng trên toàn thân người với diện tích 20.000 cm2. Từ tuyến mồ hôi đến tuyến thần kinh, một số lượng vô cùng lớn các cấu trúc phức tạp được bố trí trên mỗi xăng-ti-mét của da.
Da được cấu tạo bởi hai lớp mô. Lớp thứ nhất- dày và sâu hơn- gọi là lớp sừng. Lớp thứ hai nằm phía trên là lớp mô mỏng mà chúng ta gọi là biểu bì. Chúng được nối liền với nhau bằng cách rất lạ. Lớp dưới có các chồi mọc lên dưới dạng “núm vú”, xuyên qua chính lớp ngoài để nối với nó thành một khối thống nhất.
Lớp trên của da (biểu bì) không có các mạch máu chạy qua. Nó được cấu tạo bởi các tế bào đã chết và mọc cộm lên như sừng. Có thể nói cơ thể con người được bao phủ bằng một lớp “mai ” cứng như sừng vậy. Điều này rất có lợi, bởi vì chính lớp da sừng này có tác dụng bảo vệ cơ thể của chúng ta. Chính vì lớp da này không nhạy cảm nên nó tránh cho chúng ta cảm giác đau. Nước không gây ảnh hưởng tới nó và nó giống như chất cách ly vậy.
Nhưng những lớp cuối cùng của biểu bì thì lại rất nhạy cảm. Nhiệm vụ của chúng là tạo ra những tế bào mới được hình thành từ tế bào mẹ và được chính các tế bào mẹ này đẩy lên phía trên. Dần dần, lớp da này không được nuôi dưỡng và chết đi, biến thành lớp sừng.
Mỗi ngày có hàng tỷ các tế bào sừng trên cơ thể chúng ta bị bong ra. Nhưng cùng lúc đó xuất hiện một số lượng tương đương các tế bào mới. Vì thế da của chúng ta giữ được vẻ trẻ trung của mình.
Trên da có tới 30 lớp sừng khác nhau. Mỗi khi lớp trên bị bong ra hoặc bị chà xát mỏng đi, một lớp sừng khác lập tức thay thế nó. Cơ thể chúng ta không bao giờ “sử dụng ” hết các lớp này, vì luôn luôn có một lớp mới hình thành. Vì vậy chúng ta có thể tắm rửa, kỳ cọ thoải mái mà không sợ bị tróc mất lớp da của cơ thể.