Chương 4

1.
Ngọn nến trắng cặm trên phiến đá đang cháy lụn, run rẩy. Mốu tim nến phựt lên lần chót giữa vũng sáp. Rồi bóng tối lại xóa nốt khoảng sáng cuối cùng trong hang động, xóa luôn bóng Quyên đang ngồi úp mặt vào lòng bàn tay, in lên vách đá. Cô gái thiếp đi giữa lúc ngọn nến đã tắt và thằng Bé đã yên ngủ.
Trời sắp sáng rồi.
Có lẽ bên ngoài đã tang tảng, thế nhưng trong hang bóng tối vẫn còn tràn ngập. Càng về sáng, hang cành lạnh. Chị Sứ chợt tỉnh dậy trên phiến đá, nghe chân mình lạnh buốt. Con Thúy vẫn ôm quàng lấy chị mật nó rúc vào ngực chị. Sứ với tay xuống sờ chân con, thấy chân nó cũng lạnh quá. Chị vội vàng kéo chân con kẹp giữa đùi mình. Nằm im một lúc, chị mới nhè nhẹ lần gỡ tay con ra. Nhưng dù đang ngủ, tay con bé cũng cứ bíu riết lấy người chị. Thật là khéo léo lắm, lâu sau Sứ mới gỡ tay con ra được. Chị ngồi dậy mò trong chiếc túi vải gối đầu, rút lấy một cây nến độ bằng ngón tay bật lửa đốt. ánh sáng ngọn nến một lần nữa lại cháy lên, xua bớt bóng tối trong hang.
Chị Sứ cầm cây nến, đăm đăm nhìn con nằm ngủ. Không có chị, hai cánh tay con bé không biết bám rớ vào đâu, cứ duỗi trơ ra trên tấm vải nhựa, trông thật thương. Giấc ngủ con bé đang say. ánh nến lung linh soi rọi mớ tóc "bôm-bê" xấp xõa trên trán nó, chiếu óng ánh hàng mi đen ươn ướt che rợp cặp mắt nhắm im. Đôi môi đỏ chót của con Thúy như khẽ mấp máy và cánh mũi nhỏ của nó lên xuống nhè nhẹ. ấy, chính cái hơi thở ấy bảy tám năm nay đã để vương lại trên ngực áo căng căng của chị Sứ mùi thơm âu yếm, mùi của sữa, vị ngọt của quả chín: mùi và vị của hơi thở mát tươi trong trẻo đó chỉ có ở những đôi môi trẻ thơ.
Bảy tám năm nay, tình yêu của Sứ là ở đấy, ở nơi đứa con gái bé bỏng ngoan xinh, nửa của chị, nửa của chồng chị hiện còn ở ngoài Bắc.
Đã không biết bao nhiêu lần chị Sứ lặng lẽ ngồi nhìn con mình một cách mê đắm như thế. Chị lắng nghe từng hơi thở của con, đoái triều ngắm từng sợi lông mơ, sợi tóc, vầng trán hay những ngón tay búp măng nhỏ xíu trắng hồng của nó. Sứ tưởng chừng như có thể ngồi mà ngắm con mình mãi được, từ ngày này sang ngày khác. Nhưng cũng thật khổ sở cho chị biết bao khi có lần chị phải xa con tới ba bốn tháng. Đó là hồinăm kia, bọn tay sai Mỹ - Diệm bắt chị nhốt trong "chuồng cọp" nửa đứng nửa ngồi và trong "chuồng sấu" nước ngập lân đến gối. Nhưng lúc ấy nỗi khổ chính của chị vẫn không phải là những mảnh chai chú bén quanh người hoặc làn nước trong "chuồng sấu", khiến hai chăn chị tê cóng, mà nỗi khổ chính của chị là xa con, xa cái dáng chập chững và tiếng nói ngọng ngịu của nó.
Ai đời, một người phụ Nữ hăm tám tuổi như chị mà lại có lúc khóa òa lên, nướt mắt nước mũi chằm ngoàm như một đứa trẻ, khi chị được bà con ở Hòn Đất đấu tranh đòi giặc phải thả và về gặp lại con Thúy.
cuộc sống của những năm tháng qua thường đặt chị vào những cảnh ngộ lạ lùng, mà chị tính sau này thống nhất rồi gặp lại chồng, chị sẽ kê cho chồng nghe hoài, kể hết đêm này sang đêm khác, để chồng chị thông cảm sâu xa và thương mẹ con chọ hơn nữa mới được.
Giả dụ như ngày chị bị bắt, rồi những cuộc đấu tranh sống chết diễn ra sau đó. Hay như ngay trong lúc này giữa lòng hang thẳm, ngày chiến đấu ác liệt hãy còn dư vang tiếng súng, tiếng hò hét, tiếng kêu rú của lũ giặc cùng nỗi lo âu của chị khi thấy một cà om nước vợi hẳn xuống, khi chị nghe văng vẳng tiếng rên của thằng Bé sau lúc nó đã rứt bỏ một cánh tay. Ngay giữa lúc này đây, chị cảm thấy sự yên tĩnh của đêm thâu cũng thật khác thường. Đây là sự yên tĩnh của vườn lá mới bị cơn bão thổi thốc tới luồng gió mạnh đầu tiên. Nhưng dẫu thế, đối với Sứ, hiện tại vẫn là sự yên tĩnh, với ánh sáng tỏa ra từ tay chị, với khuôn mặt đứa con gái đang mê ngủ, với tiếng ngáy đều đều của những người đồng chí.
Chị chị nghĩ: "Bây giờ ở ngoài chắc ảnh cũng còn ngủ. Chắc ảnh đâu có biết mình với con Thúy đêm nay ngủ ở trong hang. Không, ảnh không thể biết được đâu...". Sực nhớ tới cái thư của chồng mà chị mới nhận được hôm trước, chị liền sờ túi áo. Cái thư vẫn còn nguyên đấy, cộm nhẹ. Lòng bình tĩnh và sung sướng, chị kéo khăn se sẽ đắp lại cho con thật kỹ lượt nữa rồi đứng dậy bước xuống phiến đá.
Nhưng mới vừa bước đi một bước, chợt con Thúy vụt cất tiếng ú ớ. Chị dừng lại. Tiếng con Thúy gọi:
- Mà, má...
Sứ đứng yên, định bụng con sẽ nằm ngủ lại. Không ngờ con bé lại kêu giọng như sắp khóc:
- Má, má ơi!
Chị Sứ không thể nín im được nữa, vội lên tiếng:
- Má đây nè, con! Con nằm đó ngủ, để má đi nấu nước cho mấy chú uống!
- Không, con không ngủ... Con đi nấu nước với má!
Chị Sứ ghé lưng vào cạnh phiến đá, bảo con:
- Lại đây!
Con bé lồm cồm bò tới, ôm choàng lấy cổ mẹ. Chị Sứ xốc con lên vai, tay trái với ra vịn lưng con, tay phải giơ ngọn nến soi lối. Chị bước qua chân những anh du kích đang nằm ngủ, đi về phía cái bếp mới bắc lên hồi sáng.
Đến nơi, Sứ rùn gối đặt nhng. Chị nhổm tới, chúc đầu nến lên một tảng đá phẳng mặt. Ngọn nến cháy ngược, nhỏ xuống mặt đá hơi sần sùi kia những giọt sáp trắng trong. Những giọt sáp đó mới rơi xuống mặt đá lạnh, liền đông lại. Sứ rà ngọn nến hơ cho sáp chảy ra rồi cắm cây nến xuống.
Trong lúc chị nhóm lửa, con Thúy nhích lại gần chị, thẩn thờ vẻ mặt, nói:
- Hồi nãy con nằm chơm bao...
- Nằm chiêm bao... chị Sứ sửa lại.
- Con nằm chiêm bao... thấy cô tiên có cánh đẹp thiệt là đẹp... Chắc cô tiên mà chú Thẩm nói với con hồi sáng đó, má à. Mà cô tiên đó coi sao mà giống dì út quá hà. Cô kêu tên con, nghe cũng giống hệt như tiếng dì út kêu con vậy đó. Rồi cổ chớp chớp cánh biểu con: "Leo lên lưng cô mau, cô đưa con đi gặp ba!" Con mừng quá nói: - "Cô ơi, để con ch kêu má con đi với, được hôn?" Cô tiên gật đầu. Con vừa chạy vừa kêu má thiệt lớn, rồi con giựt mình thức dậy. Không thấy má đâu hết, con mới la lên đó chớ!
Nghe con nói, Sứ ngạc nhiên nhìn con, tò mò hỏi:
- Vậy ra lúc nãy con ú ớ kêu má là con thấy cô tiên còn đứng đó hả?
Con Thúy gật đầu một cách quả quyết. Và nó mở to mắt ngó trân trân ra phía cửa hang. Chừng như nó cho rằng cô tiên nọ đã đi khỏi giấc mơ của nó bằng chính cái lối ấy.
Ngọn lửa bếp giờ đã cháy lên. Tiếng củi nổ lép bép nghe vui vẻ. ánh lửa nhảy nhót soi sáng vầng trán ngẩn ngơ của con bé đang ngồ mơ tiếp giấc mơ đẹp đẽ vừa qua. Ngọn lửa rọi ửng hồng mặt con Thúy, cùng một lúc rọi vào lòng chị Sứ những hy vọng lấp lánh. Chị thích thú như chính chị được nằm mơ. Rồi cũng như con, trog đầu chị lại vẽ ra thêm những cảnh gặp gỡ nối tiếp, những cảnh đoàn viên sung sướng mà chị hằng ngóng đợi và đã mường tưởng ra không biết bao nhiêu lần.
Ngọn lửa bếp mỗi lúc một tỏa sáng rộng hơn. ánh lửa chập chờn soi rọi khuôn mặt của những người du kích đang ngủ, những chiến sĩ trẻ măng ôm quắp lấy nhau mà ngáy. ánh lửa soi rọi tới tận góc hang trong, in bóng Quyên chờn vờn trên vách đá. Chị Sứ cầm cây nến đưa cho con.
- Con cầm, soi cho má đi lấy nước!
Con Thúy cầm lấy ngọn nến, lanh lẹ đứng dậy Chị Sứ búng cái xoong lên. Hai mẹ con chị đi vào chỗ góc hang để những cà om nước.
Sứ nhắc một cà om, đổ nước vào xoong. Chị san nước cẩn thận không cho nhểu xuống đất một giọt. Mỗi giọt nước bây giờ quý lắm. Ngoài cà om nước chị mới đổ vào xoong đó, thì trong góc hang chỉ còn lại một cà om nước nữa mà thôi. Trọn ngày hôm qua, hai mẹ con Sứ mỗi người chỉ hớp một hớp sau khi ăn vốc gạo rang buổi chiều. Tất cả nước nấu sôi, phần lớn chị dành chia cho anh em chiến đấu, một phần dùng nấu cháo cho anh em bị thương. Mỗi lần bưng cà om nước đổ vào xoong nấu, Sứ hết sức lo lắng. Nếu cuộc chiến đấu còn phải kéo dài nhiều ngày thì rõ ràng sẽ không có nước uống.
Chị nói với con:
- Thúy à, con có khát nước cũng ráng uống in ít nghe! cái ca nước má để đó, lúc nào khát lắm con hẵng hớp một miếng. Không còn nước nhiều nữa đâu...
Con Thúy nhỏ nhẻ "dạ". Nó cầm nến rón rén bước đi. Sứ bưng xoong nước đi theo, trở lại bếp. Bắc xoong nước lên rồi, chị thổi tắt nến. Thì lúc ấy, trong góc hang, Quyên lại thắp ngọn nến của mình. Cô nhẹ nhàng đi lại bếp lửa, ngồi xuống bên cạnh con Thúy, ôm hôn cái chụt vào má nó. Con bé ôm cổ Quyên, ghé sát vào tai Quyên, sợ sệt hỏi:
- Dì út anh Bé có chết không... dì út?
- Chết đâu mà chết, nói bậy!
Quyên kéo con Thúy ngồi lên bắp vế mình. Cô quay sang nói với chị:
- Thằng Bé đỡ rồi, chị Ba à. Sau khi chặt đứt cái khúc tay nó đi, nó đuối hơn, nhưng không rên đau nữa. Đêm nay nó chợp mắt được một chút...
Sứ nói:
- Vậy thì tốt... nhưng phải coi chừng nó đuối quá thiếp đi luôn mà mình không hay thì nguy!
- Không, em cứ rờ ngực rờ mũi nó luôn. Hơn thở và tim nó vẫn nhảy đều. Nó cũng mới thức và kêu em hỏi: - "Chị út, gần sáng chưa chí út?". em nói gần sáng rồi. Em hỏi nó thấy trong người ra sao, nó đáp" - "Tay em bây giờ tê tê chớ không nhức nữa, chắc em sống rồi, em không chết đâu hả chị?".
Sứ nghe em nói, mắt chị chớp liền mấy cái. Phút chốc, khóe mắt chị rưng rưng, ướt đầy. Con Thúy chúi đầu vào ngực Quyên, Quyên nói:
- Em không dè thằng Bé nó gan đến như vậy. Thiệt lúc chặt tay nó em không dám ngó, em chỉ thấy nó bíu chặt tay em hơn, còn thì chẳng nghe nó kêu la tiếng nào hết...
Sứ im lặng mãi một lúc mới khẻ bảo:
- Nó cũng đau lắm chớ. Tại nó ráng không la đó thôi. Chặt tay mà không đau sao được! Hồi giờ cùng lắm là cưa chớ đâu có ai chặt...
- Có, hồi kháng chiến, trong trận Đông Khê có anh La Văn Cầu...
Sứ lẩm bẩm:
- ờ, có anh Cầu...
Quyên nhổm tới gần chị, thì thào:
- Lúc sắp chặt, Bé nó có hỏi em...
- Hỏi sao?
- Nó hỏi - "Anh La Văn Cầu năm đó mấy tuổi hả chị út?" em không nhớ rõ, nên nói chắc hăm hai hăm ba gì đó. Bé mới bảo: - "Anh Cầu ảnh dám chặt đứt tay ảnh thì em cũng dám để chặt đứt tay em!"
Chị Sứ nghe nói thế thì không chịu nổi nữa, nước mắt trào ra. Chị đưa ống tay áo quệt ngang, nghẹn ngào. Con Thúy nãy giờ giụi đầu vào ngực Quyên, nay cất tiếng khóc rấm rức. Quyên lại nói:
- Chặt rồi, em với Năm Nhớ đứa nào cũng khóc. Anh Hai Thép thì không... ông thằng Bé trong tay. Và thằng Bé ngất đi. Ai cũng hết hền. Lâu sau nó mới từ từ mở mắt ra, làm tụi em mừng thôi là mừng!
Chị Sứ đứng dậy nói:
- Để chị lại với thằng Bé một chút, út Quyên ở đây, chừng nào nước sôi thì lấy "bình toong" anh em đổ dùm chị. Nhớ đổ mỗi "bình toong" một ca thôi!
Sứ nói xong, bước đi ngay. Con Thúy cũng vùng ra khỏi tay Quyên, chạy theo.
Chỉ còn lại mình Quyên ngồi bên bếp lửa. Cô chụm gom củi vào. Lát sau, nước trong xoong sôi réo. Quyên nhắc xoong nước xuống, để cạnh bếp, rồi đi ra hang ngoài. Cô đi trong bóng tối nhợt dần. Bình minh bên ngoài đã đến lúc ban phát cho hang động chút ít ánh sáng, nhưng là cái ánh sáng của nó nửa tiếng đồng hồ trước. Qua đêm không ngủ, Quyên đi ra hang với cảm giác người mình nhẹ bỗng, lâng lâng. Sự căng thẳng trong cô giờ đã dịu đi, và nỗi xúc động của cô như tan thấm vào cơ thể. Ngày chiến đấu vừa qua cùng cái đêm không ngủ này mới kỳ lạ làm sao! Chỉ trong một ngày một đêm thôi mà trái tim Quyên đã đập lên bao nhiều lần vì lo âu, vì thương mến, vì sung sướng và hồi hộp.
Cô đi ra cửa hang, đến ngay chỗ Ngạn ngồi. Cho dù cái ngõ dẫn ra cửa hang bấy giờ cũng chưa lấy gì làm sáng, nhưng cô tìm đến đứng chỗ Ngạn, không lầm lẫn. Khác hẳn với mọi khi, cô ôm chầm lấy Ngạn, ôm rất chặt, khiến Ngạn cũng ngạc nhiên trước cái cử chỉ đột ngột ấy. Nhưng rồi anh liền hiểu. Đây không phải chỉ là sự thổ lộ tình yên thông thường. Anh hiểu thế. Hình như đây là sự thổ lộ những điều huyền diệu mà cuộc sống chiến đấu một ngày một đêm trong hang đã cho Quyên và Quyên không thể giữ một mình được, nên cô đem đến san sẻ cho anh. Vì thế anh cũng không đáp lại cử chỉ ấy bằng sự âu yếm đơn thuần. Anh cũng không hôn Quyên. Trong bóng tối mờ nhạt, anh đặt đầu Quyên tựa lên vai mình giây lâu. Rồi anh từ từ nhấc vai Quyên ra. Hai tay anh nâng lấy khuôn mặt còn ấm hơi lửa của Quyên mà nhìn. Anh nhìn không thấy rõ khuôn mặt ấy, chỉ nghe hơi thở nồng nàn, phả nhẹ vô mặt anh mùi xoài chín. Riêng đôi mắt lóng lánh của Quyên là để anh nhìn thấy được trong đó những gì cô xúc độnh.
- Có chuyện gì mà coi bộ phấn khởi dữ vậy Quyên?
Quyên buông Ngạn ra ấp úng:
- Đâu... có gì đâu?
Thực ra, chính Quyên cũng không biết lòng mình chan hòa xúc động bởi cái gì. Cô không biết được. Dường như là cái cảnh hôm qua cô nhìn thấy lũ giặc rú lên ngoài miệng hang, đâu như là cái cảnh chị Sứ chia cho mỗi người phần nước hiếm hoi, đâu như là cánh tay thằng Bé hồi đêm cứ bíu riết lấy tay cô. Phải rồi, dường như là tất cả những cái đó cộng lại, chứ không phải riêng một cái nào hết.
Quyên hỏi như sực tỉnh:
- Đêm hôm nay anh có ngủ không?
- Có, tụi anh thay phiên nhau tốp gác tốp ngủ.
- Em với Năm nhớ cũng vậy. Năm Nhớ thức coi Bé hồi đầu hôm. Còn em thức tới bây giờ.
- Thằng Bé khá rồi hả?
- Đỡ lắm. suốt đêm cứ lo. Lát lát em cứ phải rờ ngực rờ mũi Bé, sợ Bé chết...
- Qua được đêm nay là mừng rồi. Anh ở ngoài này mà bụng cứ phập phồng sợ nó không qua khỏi.
Quyên mò nơi thắt lưng Ngạn lấy cái bi-đông. Cô lắc nhẹ. Không còn một giọt nước. Cô lặng lẽ rời khỏi chỗ Ngạn, đi gom bi-đông của các anh em khác.
Quyên xách hai chùm bi-đông trở vào hang.
Lúc Quyên đem những bi-đông nước trở ra chưa tới chỗ Ngạn bỗng cô nghe tiếng Ngạn thép lên:
- Tụi nó!
Quyên nhác thấy có hai ba bóng đen từ hai bên mé hang nhảy xổ vào. Cô chưa kịp né mình thì một bàn chân của ai đã nhanh như cắt thò ra gạt mạnh chân cô, khiến cô ngã xuống. Liền đó, một băng tôm-xông nổ điếc tai. Rồi tiếp theo là hàng tràng khác. Quyên kịp thấy ngoài miệng hang rựng sáng có mấy bóng đen chợt đứng sững, loạng choạng khuỵu xuống. Cô vội bò vào một hốc đá. Cô nhìn thấy ở hốc đá bên kia anh Tới đang nhổm người lên, bắn từng đoạt tôm-xông ngắn. Thì ra người gạt chân cô té ng đó là Tới.
Lát sau, cô thấy cái miệng hang trống sáng, không còn bóng một tên giặc nào nữa.
Nhưng thình lình, bóng chúng lại chạy vụt ngang miệng hang nhanh như những con thoi. Có những cục gì đen tròn bằng nắm tay bay vào. Những cục đen ấy va nhằm mấy mô đá văng trở lại.
Tiếng Ngạn thét:
- Lựu đạn, núp vô!
Những trái lựu đạn lăn lốc cốc giữa ngõ. Nhưng nó chưa kịp nổ thì ngoài miệng hang bóng giặc lại liên tiếp vút qua. Lựu đạn cứ thế mà bay vào.
Những trái lựu đạn bắn vô vách đá ràn rạt chưa ngớt thì những trái sau đã nổ tiếp theo. Khói bốc mịt mù, che lấp cả miệng hang, ngõ hang. Đá bụi tung tóe văng nhạt sang hai bên, rớt xuống lưng Quyên mấy cục đá lớn bằng ngón chân cái. Quyên vội đưa tay sờ lưng, coi có máu chảy không. Từ đó trở đi cô điếc ù vì tiếng lựu đạn nổ không ngừng. Mũi cô nồng nặc mùi khói thuốc. Bỗng Quyên nghe tiếng Ngạn la lên:
- Chuẩn bị rút nới vô trong một chút. Chú ý chừng nào tôi la "chạy" thì chạy thiệt mau nghe!
Lời Ngạn bị lấp mất bởi những tiếng nổ "ầm ầm". Khác với những lần trước, sáng nay bọn giặc không tiến thẳng vô hang nữa. Chúng chạy ngang miệng hang, liệng lựu đạn, hoặc nấp ở hai bên miệng hang, chồm người vụt tới tấp những trái MK3 ấy vào. Những trái lựu đạn Mỹ này nổ mạnh đến nỗi ngực Quyên cứ như bị đá tảng dằn xuống, rất khó thở.
Giữa lúc này, rời bò những hốc đá để rút đi thật là khó, Ngạn cứ nhấp nhổm mãi mà những trái MK3 quái ác đó cứ dập tắt cái thời cơ chồm lên của anh. Nó nổ dữ dội và liên tục quá, nên mấy lượt anh mới nhổm dậy lại phải mọp xuống ngay. Anh nghĩ bụng: "Dứt đợt lựu đạn này tụi nó sẽ ào vô, có thể mình trở tay không kịp". Nghĩ thế anh tức khắc mở ngay chốt an toàn một quả MK3 rồi hạ lệnh:
- Lựu đạn chốt, cầm tay!
"Cùng lắm thì chết chung với nhau ở đây!" anh nghĩ thế, và sẵn sàng chờ đợi cái phút quyết liệt đó. Nhưng không thấy lựu đạn bay vô nữa. Anh lập tức chồm lên, tay trái xách khẩu tôm-xông, tay phải ném thẳng quả MK3 qua miệng hang rồi hô lớn:
- Rút!
Anh em lao đi. Ngạn liệng xong trái lựu đạn, cắp súng bắn từng loạt. Bắn chưa hết băng đạn, anh chạy theo anh em, Chạy qua khỏi đó một quãng, tới chỗ ngõ hang rẽ ngoặt, Ngạn kêu anh em dừng lại. Chỗ này lựu đạn từ ngoài khó liệng tới, mà nếu có liệng tới cũng bị nhiều vách đá chặn lại. Vào đến nơi, chợt Ngạn nghe anh em lao nhao kêu:
- út Quyên đâu, út Quyên đâu rồi?
Ngạn xộc tới, kêu giật giọng:
- Quyên, Quyên?
Không có tiếng đáp. Không có Quyên, Ngạn liền quay phắt người, chạy vụt trở ra. Tới chạt theo anh, kêu:
- Anh Ngạn, anh Ngạn trở lại để tôi đi cho!
Nhưng bóng Ngạn đã biến khuất hang. Anh trở ra chỗ cũ, bò từ hốc đá này sang hốc đá khác mà kêu:
- Quyên, Quyên ơi!
Nhưng vẫn không có tiếng Quyên đáp. mãi sau, Ngạn mò đụng chân Quyên trong hốc đá. Quyên nằm sấp, hai tay khoanh dưới ngực, Ngạn hoảng sợ ôm xốc lấy cô. Anh áp mặt mình lên mũi Quyên, nghe Quyên hãy còn thở thoi thóp. Anh vội rờ nhanh từ đầu đến chân Quyên. Không thấy có máu. Anh vội khoác súng lên vai, lòn tay bố bổng Quyn chạy lom khom vào trong.
Ngoài hang, trời đã sáng rõ.
Một tên đại úy to lớn, mặc quần cụt vằn đỏ sẫm tay cầm súng ngắn, la hét bọn lính:
- Liệng nữa! Tụi bây cứ liệng hết mấy thùng này cho tao!
Bịn lính xáp lại bên những thùng lựu đạn phếch sơn màu xám đã mở nắp. Chúng lấy trong đó ra những trái lựu đạn MK3 mới tinh, lánh lấy, chia cho nhau. Mỗi tên cầm hai trái, đưa lân ghé răng cắn chốt. Chúng lò dò đứng ở hai bên mép cửa hang rồi bất thần chạy vọt qua, liệng lựu đạn vào trong hang.
Từ sáng sớm, tên đại úy đã cho khiêng tới đây bốn mươi thùng lựu đạn, để thực hiện cái kế hoạch "tấn công dồn dập" mà hai tên cố vấn Mỹ mới xuống hôm qua đã đề ra. Mỗi thùng như thế chứa hai chục trái MK3. Từ nãy giờ chúng đã tọng vào hang gần mười thùng, vị chi tất cả khoảng trên dưới hai trăm trái. Khói đen che kín cả miệng hang, chẳng còn trông thấy gì nữa.
Nhưng tên đại úy vẫn chưa cho ngừng lại. Hắn ra lệnh bọn lính tiếp tục làm cái trò ấy đến nỗi chúng chạy mỏi cả chân, và có đứa ê ẩm cả hàm răng, vì phải cắn chốt lựu đạn nhiều quá.
Bọn giặc liệng hết bốn mươi thùng lựu đạn thì mặt trời đã lên cao.
Khói quyện dày ở cửa hang đang lắng dần xuống. Tên đại úy thét lính xông và. Thằng lính nào cũng chần chừ. Tên đại uý tức giận la lên:
- Tụi nó chết mẹ hết rồi mà còn sợ gì nữa!
Đoạn, hắc xốc khẩu côn 12 trong tay, hùng hổ gạt bọn lính:
- Đ.mẹ, đồ chết nhát, dang ra, để tao vô!
Hắn nghinh ngang cầm súng chạy vô miệng hang. Mờy tên "gạc-đờ-co" của hắn xách súng chạy theo, cũng nghinh ngang như hắn.
Tên đại úy vừa bước vào hang liền bị một phát đạn từ trong bắn trúng giữa miệng, té lật ngửa. Đôi chân đi dày da đen cao cổ của hắn chòi chòi đạp đạp vào giữa lớp khói, Tay hắn buông rơi khẩu súng ngắn chưa bắn được lấy một phát. Toàn thân hắn bỗng giãy lên tê tê như một con cá lóc bị đập đầu. Mờy tên "gạc-đờ-co" bỏ mặc hắn nằm đấy, chạy nhào trở lại. Bản mặt thằng đại úy bấy giờ loang máu, đỏ lòm như chiếc quần cụt hắn đang mặc. Và cái thân hình to lớn đỏ đầu đỏ đít ấy bị lớp khói trên vòm hang lắng xuống, dần dần mờ phủ.
2.
Quyên, Quyên!
Sứ bế em gái mình trên tay, gọi giật. Chị gọi mấy lượt như thế mà mắt Quyên vẫn nhắm nghiền. Con Thúy cũng nhào ôm lấy Quyên mà kêu:
- Dì út, dì út!
Rồi nó khóc thét. Chị Sứ đưa tay hấp tấp sờ khắp người Quyên nhưng chị không tìm thấy vết thương nào cả. Có lẽ đúng như Ngạn nói, Quyên bị tức hơi lựu đạn. Chị xoa mạnh ngực em, như Năm Nhớ đã xoa từ lúc Ngạn đem Quyên vào. Nhưng Quyên vẫn không động đậy. Cô nằm sõng trượt trên tay chị, tóc xổ ra, rũ chấm xuống mặt đá.
Bờy giờ đến lượt anh em thắp nến lên cho Quyên, như Quyên đã thắp nến lên cho thằng Bé.
Bên ngọn nến cháy nhểu ròng những giọt sáp trắng, khuôn mặt tái nhợt, cặp mày cong cong của cô hơi nhíu lại, và đôi môi khéo hờ của cô như muốn nói tiếp câu chuyện gì đang nói nửa chừng. Ôm gọn trong tay mình các cơ thể trẻ trung mềm mại của Quyên, Sứ bối rối lo lắng từng giây. Chị có cảm tưởng như bồng trên tay mình con bé Quyên nhỏ dại hồi nào, để dỗ cho nó ngủ, để hát ru nó những câu hát đưa em ầu ơ, vời vợi; những câu hát mà mẹ chị đã ru cho tuổi thơ của chị. Trong tay chị giờ đây là đứa em yêu dấu nhất đời, là đứa em mà cho chị chỉ thoáng thấy trên tay mẹ chị có một lần, giữa buổi chiều trời chuyển mưa to, khi những người lính mặc áo "bành tô" vàng dong cha chị đi ngang qua nhà để đem ra triền Hòn xử bắn. Đây là đứa em mà Sứ đã bế nó lần bước xuống bậc thang nhà một cách khó nhọc, ẵm nó đi chơi tha thẩn dưới những gốc xoài, gốc mít. Rồi khi nó lớn lên, chính chị đã đánh đũa chuyền hoặc búng me với nó, chính chị đã nhường nhịn cho nó gói bánh nhiều hơn, cũng như nhường nó những trái xoài chín hơn. Đứa em bây giờ đây đang nằm thiêm thiếp trên tay chị. Sứ cứ hối hận nghĩ rằng phải chi ban nãy chị không để Quyên đi châm nước; thay vào đó là chị, chị thấy phải hơn.
... Một lát, Ngạn đi vào, tới đứng dưới phiến đá. Anh đứng nhìn Quyên hồi lâu, mà Quyên không hay biết gì cả. Khuôn mặt anh hãy còn hết sức căng thẳng. Mồ hôi chảy ròng ở hai bên thái dương, nhễu từng giọt xuống cổ áo anh. Thấy Quyên nằm tư lự ngước nhìn lên vòm hang, Ngạn không nhịn được cười. Anh thò tay chộp lấy bàn tay Quyên, khiến cô giật mình rụt phắt ngay chân lại. Ngạn nhô hẳn đầu lên. Quyên trông thấy anh, cô mừng quá, nhổm ngay dậy chụp lấy anh, véo véo vào vai anh mấy cái:
- Làm người ta hết hồn!
Ngạn người, lắc đầu:
- Mới sống lại mà đã giỡn rồi, tôi phục "cô" quá!
- Phục gì, rút lui bỏ người ta mà còn nói...
Ngạn chỏi tay lên mặt phiến đá, nhảy lên. Báng súng tôm-xông anh khoác nơi vai va mạnh vào mỏm đá. Anh cởi súng ra, nằm ngả đại lên mình con Thúy, thở hì hì. Con Thúy thích chí cười không ra tiếng.
Ngạn nhìn Quyên:
- Hồi nãy, anh tưởng em chết thiệt rồi chớ!
- Chết, chết sao được!... Không có anh, em nằm đó một lát rồi cũng bò vô được thôi!
Ngạn trề môi:
- Làm tàng hoài. Cho em hay, hồi nãy anh mà không ra vác em thì tụi nó lượm em rồi. Lượm như lượm một củ khoai vậy!
Quyên nghe nói, cô im đi một giây rồi chì chiết:
- ờ, sao anh không bỏ con nhỏ làm tàng đó cho nó chết. Vác nó đi làm chi cho mệt?
Ngạn nhoẻn miệng cười, không nói gì cả. Con Thúy thì vẫn nằm yên để Ngạn gác đầu lên bụng nó. Ngạn nói:
- Hồi nãy đem em vô đây, anh trở ra, tụi nó vẫn còn liệng lựu đạn không biết bao nhiêu mà kể. Rồi tụi nó xông vô. Anh bắn một thằng coi "đã" hết sức. Thằng đó bạn quần cụt đỏ lòm. Hai thằng bò vào vác xác nó, liền bị chút Đạt nhỏ bắn chết một...
Ngạn nói:
- Bây giờ yên rồi. Anh Ba Rèn và anh Hai Thép đang ở ngoài đó.
Nói xong câu ấy, mắt Ngạn lim dim, Quyên còn định nói chuyện với anh nữa, nhưng mắt Ngạn đã nhắm lại. Chốc sau, Ngạn bắt đầu cất tiếng ngáy. Quyên nâng đầu Ngạn để con Thúy lăn ra, và cô kéo cái khăn trên cổ mình xuông, vo lại gối đầu Ngạn. Cô nhè nhẹ đưa tay quệt chùi mồ hôi ở hai bên thái dương Ngạn. Rồi ngồi đó, cô mê mải nhìn Ngạn ngủ. Bây giờ, khi Ngạn đã ngủ, nghĩa là khi anh không còn nhìn thấy cô nữa, thì là lúc cô để lộ hết lòng yêu thương ra mặt. Đôi mắt của cô cháy bỏng hơn, khi cô nhìn thấy mọi cái gì trên người Ngạn cũng đều còn in rành rạnh dấu vết của buổi sáng dữ dội. Chiếc áo sơ mi đen ngắn tay anh mặc rách toạc một đường nơi vai. Hình như khắp thân anh vẫn phảng phất mùi khói súng. Nơi cườm tay, khuỷu tay có nhiều vết sây sát rướm màu mà Quyên đoàn là bị đá cáo. Rất có thể là anh bị những vết sây sát đó trong lúc kiếm cô ở các hốc hang. Quyên lục lọi trong chiếc túi chị Sứ lấy ra một chai dầu cù là, dùng ngón tay trỏ bệt dầu thoa lên những chỗ rướm máu trên tay Ngạn.
Đang thoa dầu cho Ngạn, bất chợt Quyên nghe tiếng radio từ ngoài hang vọng vào.
Và tiếng anh Hai Thép kêu lớn:
- Anh em ơi, lại nghe Bác nói chuyện, lại nghe Hồ Chủ tích nói chuyện đây nè!
Trong hang mọi người reo ầm lên. Rồi tiếng chân chạy nghe thình thịch, Quyên luýnh quýnh lay Ngạn:
- Dởy, dậy anh Ngạn!
- Cái gì? Cái gì?
Ngạn giật mình ngơ ngác hỏi:
- Dởy Bác nói chuyện kìa, trời ơi, mau mau đi!
Ngạn ngồi bật ngay dậy, với tay xách súng. Con Thúy đeo vào cổ anh. Quyên nhảy từ phiến đá xuống, chạy nhào về phía có tiếng radio đang phát văng vẳng, Ngạn cõng con Thúy tất bật chạy theo.
Anh Hai Thép hai tay nâng chiếc "trăn-xi-to" đi về góc hang chỗ anh em bị thương. Mọi người ở trong hang vây quanh theo. Anh đi lại gần chỗ Thẩm và thằng Bé thì ngồi thụp xuống, mở máy to hơn. Trong máy, Hồ Chủ Tịch đang nói. Cả hang đang nhốn nháo bỗng im phắc. Chỉ còn giọng Người cất lên, ấm áp, sang sảng:
- Bước sang năm mới dương ịch một chín sáu mốt, miền Bắc đã tròn bảy năm ra sức khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam đã trải qua bảy năm đấu tranh cực kỳ gay go và anh dũng. Đế quốc Mỹ đang ra sức biến miền Nam nước ta thành một thuộc địa kiểu mới của chúng, nhưng đồng bào miền Nam nhất quyết không chịu làm nô lệ. Đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngô Đình Diệm đã gây ra không biết bao nhiêu cảnh chết chóc đau thương...
Người vừa nói đến đây thì trong hang đang im phăng phắc bỗng có tiếng khóc òa lên. Đó là tiếng khóc của chị Sứ. Tự nãy giờ, Quyên hết sức cố nén, nay nghe chị mình khóc, cô liền òa khóc theo. Và rồi sau Quyên, cả hang đều nức nở, giữa lúc tiếng nói của Hồ Chủ Tịch vẫn tiếp tục sang sảng cất lên trên tiếng sụt sùi của mọi người. Tiếng nói của người cha lớn và vị lãnh tụ yêy kính đời đời đó lan qua các phiến đá, dội lên vòm hang, thấm sâu từng chữ từng lời vào lòng mỗi người. Anh cũng cố nén bớt cái tiếng khóc của mình để nghe cho hết lời Người nói, nhưng vừa mới nén được thì lời nói của Người lại làm họ khóc lớn hơn...
Mà họ không khóc sao được! Chỉ riêng tiếng nói của Người cũng đã làm cho họ khóc rồi. Huống hồ Người đang nói về họ, nói đúng vào giữa lúc cái hang Hòn xa xôi bé nhỏ này đang diễn ra một trận đấu cực kỳ ác liệt.
họ khóc là phải lắm.
Nhưng đây không phải là những giọt lệ thường. Đây là những giọt lệ lạ lùng nhất đã trào ra khi tiếng nói của người cha Việt Nam cất lên, khi hang động ngập tràn cái không khí thiêng liêng kỳ diệu, khi nước uống đã cạn, và trong hang hãy còn nồng nặc mùi khói súng. Đây là nỗi xúc động thần thánh chỉ có được trên mảnh đất miền Nam rướm máu, nỗi xúc động về lòng tự hào, lòng yêu kính, và về sự sung sướng trong đó hình như có pha chút gì xót tủi.
Tiếng nói của Hồ Chủ tịch vẫn đang nói:
- Mười bốn triệu đồng bào ta ở miền Nam đang vùng lên oanh liệt chống lại đế quốc Mỹ và tay sai. Cuộc đấu tranh ấy có được miền Bắc là chỗ dựa vững chức và được nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới đồng tình, hiện đang ngày càng giành nhiều thắng lợi. Đồng bào ta ở miền Bắc luôn hướng về miền Nam anh hùng, luôn hướng về miền Nam thành đồng Tổ quốc!
Ngạn đang cõng con Thúy đứng sững. Nghe tới đấy, anh rùng mình, cổ họng nghẹn lại. Quyên nép sát vào vai anh, nhưng tất cả mọi người đang đứng sát lại bên nhau. Bàn tay Quyên cứ mỗi lúc một nắm chặt tay Ngạn hơn. Trong kia, anh Thẩm gượng một chân, đứng lên, lưng anh Thẩm tựa vào vách hang, hai bàn tay anh bám vịn vách đá, rờ bấu, run run...
Còn thằng Bé, nó cũng đã chống cánh tay còn lại, nhổm dậy từ lúc nào. Đằng sau, chị Sứ đỡ nhẹ lấy vai nó. Trên mặt của hai chị em nước mắt đều đang rơi lã chã.
3.
Chiều hôm ấy, nước cũng không còn để nấu cháo cho anh em bị thương nữa. Anh Hai Thép đưa cả bi-đông nước của mình cho Sứ. Nước trong bi-đông là phần chia cho anh ban sáng, Anh chỉ mới uống vài hớp.
Tất cả những anh em khác ai cũng mau mắn cầm bi-đông đổ trút những giọt nước cuối cùng vào trong xoong chỉ được lưng một nửa. Nhìn nước trong xoong, Sứ biết trước là nồi cháo này sẽ đặt lắm. Bưng xoong nước đi gần tới bếp, chị dừng lại, nhớ sực tới nửa ca nước để dành cho con Thúy. Chị nghĩ: "Thêm nửa ca đó thì chú Thẩm và Bé mới có chút nước húp". Nghĩ vậy, chị liền bưng cái xoong đi vào chỗ phiến đá.
Con Thúy không có ở đấy, Sứ đặt xoong xuống phiến đá, mò tay vào hốc tìm ca nước. Cầm cái ca trong đó chỉ sóng sánh có một nửa nước, chị Sứ nhìn mãi, chưa đổ vào xoong. Chị nghĩ: "Nếu mình đổ hết chỗ này thì con Thúy khát, lấy đâu cho nó uống?". Cầm cái ca, chị Sứ cứ phân vân, do dự. nghĩ đến anh em bị thương, tay chị muốn nghiên đổ ca nước, nhưng nghĩ đến con, tình mẫu tử như níu bàn tay chị lại. Cuối cùng, chị tử tử đổ ca nước vào xoong, bưng xuống, lặng lẽ đi về phía bếp. Sứ vốc gạo bỏ vào xoong, bắc lên. Không có nước để vo, Sứ thấy bứt rứt trong lòng. Và từ đấy, ngồi coi nòi cháo, chị cứ nghĩ đốn nước. Thực ra thiếu nước thì cả hang đều lo, nhưng phần chị, sao chị vẫn cảm thấy như mình chịu trách nhiệm nặng hơn. Chị không phải là người trông coi căn cứ, nhưng khi chị lâm vào hoàn cảnh thiếu miếng ăn miếng uống, chị cắt rức nhiều hơn ai cả. ở chị, cái thiên chức phụ nữ bẩm sinh vốn đã thế. Trong gia đình cũng như trong anh em đồng chí, chị luôn nhường phần mình. Mà chị lấy thế làm sung sướng. ở đời, nếu có người đàn bà nào chỉ biết lấy sự thỏa mãn riêng mình làm sung sướng thì Sứ không phải là loại người đàn bà kiểu đó. Chị là người chỉ sung sướng bằng sự sung sướng của mẹ, anh, em, đồng chí, và khi có con, chị dành cho con tất cả những gì mình có. Từ lúc vào hang đến giờ, chị là người uống nước ít nhất. Chị uống có một ngụm từ trưa hôm qua tới nay. Việc này cũng chỉ riêng có chị biết mà thôi.
Nào là chị không khát! Chị khát lắm. Ngay bây giờ, sau khi nhai mấy vốc gạo rang, chị càng thấy thèm miếng nước. Chị mường tượng tới làn nước trong vắt và sưới Lươn, và thoáng có ý nghĩ nhân lúc ban đêm, biết đâu chừng có thể len lỏi bò ra đó múc nước được. Có thể lắm chứ! Đâu phải khúc suối nào cũng đều có giặc gác!
Sau kho xoong cháu đả sôi, Sứ rút bớt lửa. Đợi cháo nhừ, chị nhấc nồi cháo xuống.
Chị múa một ca cháo đem lại đưa cho Thẩm. Còn thằng Bé thì chị đút cho nó. Bữa nay, thằng Bé đã khá. Nó ăn hết ca cháo đầy. Đút nó ăn xong, Sứ lấy khăn chùi miệng cho nó. Chợt thằng Bé nói:
- Chịba, cho em miếng nước
Sứ đành phải nói thiệt cho nó biết là không còn nước nữa, thì nó im lặng, hấp háy mắt. Hình như nó ngỡ còn nước, mà tại nó không được uống.
Chị Sứ hiểu ý, liền dịu dàng vuốt tóc nó, nói:
- Hết nước thiệt rồi, em à, chị Ba không dối em đâu... Để tối, tối chị đi múc nước về nấu cho em uống...
Thằng Bé nói:
- Vậy chừng nào có nước chị đem liền cho em uống nghe!
- ừ, chừng nào có, chị sẽ cho em uống!
Thấy Sứ sắp đi, thằng Bé nắm tay Sứ, khẩn khoản:
- Chị Ba đừng đi, ngồi đây chơi với m. Em nằm một mình buồn quá hà!
Nghe thằng Bé nói thế, Sứ ngồi lại. Thằng Bé đưa mắt ngó lên vòm hang:
- Hồi trưa, nghe Bác Hồ nói chuyện, em tưởng như Bác biết mình hiện đương ở trong hang... Mà em lại cứ tưởng Bác biết em mới chặt tay vậy. Thiệt, nghe Bác nói. sao em ngờ ngợ Bác biết hết, biết mình quyết tử với tụi nó, biết mình khát nước...
Sứ nghe thằng Bé nói sao giống như mình nghĩ quá, chị cầm tay nó, bảo:
- Phải, bác Hồ biết hết, em à!... ở miền Nam mình cực khổ, đau đớn hay gan góc, bác đều rõ, nên Bác mới nói: "Miền Nam phải trải qua bảy năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng". Đó, em nhớ không, bác nói vậy là Bác biết rõ lắm nghe!
- Chị Ba có thấy tiếng Bác lúc đó hơi run run không? Chị Ba ơi, nghe Bác nói rồi, em thấy tay em bị cụt như vậy đâu có nhằm nhè gì. Em chỉ tức là mới xáp chiến một trận mà bị thương sớm quá, phải chi...
Sứ an ủi thằng Bé:
- Đừng lo, em cụt một tay là thường. Thiếu gì người cụt một tay mà vẫn chiến đấu.
- Tay em lành rồi em cũng xin ở du kích. Rủi có chết thì thôi, nếu tới ngày thống nhất, may phước em còn sống, em sẽ kiếm cách gửi thơ thưa với Bác rằng trong ngày đó, tháng đó, năm đó, em còn có một tay và em nằm trong hang Hòn này, em đã nghe Bác nói... chị nhắm được không?
Sứ nghe thằng Bé nói thì giật mình, không ngờ nó nghĩ ra đến như vậy. Chị ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:
- Được chớ... Đâu cần gì tới thống nhất. Chừng nào mạnh rồi, em viết thơ cho Bác cũng được mà!
Thằng Bé nghe nói, vẻ mặt vừa rạng rỡ vừa lo lắng:
- Nói vậy chớ đâu được... Em nói chơi chớ em không dám viết đâu.
- Sao lại không... em viết được, em xứng đáng được viêt thơ cho Bác lắm.
- Không, không được đâu!
Thằng Bé vội nói rồi nó lại đưa mắt ngó lên vòm hang cao. Chẳng biết nó suy nghĩ những gì, chẳng biết nó có tính viết thư hay không viết thư, nhưng rõ ràng là nó đang sung sướng về điều nó nghĩ, cùng những lời chị Sứ, đã đem đến cho nó niềm vui ngay tự bây giờ.
ánh sáng từ trên vòm hang đã mờ đi. Có lẽ bên ngoài chiều hôm buông xuống rồi. Dần dần, Sứ không nhìn thấy rõ mặt thằng Bé nữa. Chị chỉ nghe hơi thở nhè nhẹ và bàn tay của nó ấm lôn trong tay chị. Sứ mò mẫm định tìm đến đốt. Nhưng thằng Bé ngăn lại:
- Thôi, đừng đốt chị, hao lắm!
Sứ nghe thằng Bé, không đốt nến nữa!
Trong bóng tối tràn ngập, chị ngồi dụm ha gối chân lại, đưa tay xổ đầu tóc. Tóc chị xõa tràn bờ vai, rũ xuống mặt đá. Chị kéo tóc ra trước ngực, lần các ngón tay vuốt gỡ mớ tóc rối. Tóc chị Sứ dày và mượt lắm. Mỗi lúc xổ tóc ra để bới lại lần nào chị cũng nâng tóc mình vuốt ve, âu yếm. Không nói được thành lời làm sao suối tóc mát rượi của chị như có sự sống riêng, linh hồn riêng. Đối với chị, hình như là nó có tiếng nói, và mỗi lần nâng nó trên tay, chị liền có cảm tưởng trò chuyện rất đỗi yêu thương. Làn tóc gợi chị nhớ tới bàn tay anh San, bàn tay mẹ. Anh San ngày trước vẫn thường lùa tay vào mái tóc này. Còn mẹ chị thì vẫn hay ngồi bới lại đầu cho chị. Mẹ chị còn thường múc nước giội cho chị gội đầu nữa. Hình như mẹ chị sung sướng lắm khi được chính tay làm những việc đó, mặc dù có lúc bà cứ la lên: "Phật ơi, một chục bữa rồi tao chớ thấy mày gội đầu nghe Sứ!" hay là khi xối nước cho chị, mẹ cứ giục: "Quào mạnh tay một chút giùm cho tao nhờ coi!" Sứ mỉm cười nhớ lại những câu nói ấy của mẹ, lòng càng thêm lo lắng và tội nghiệp cho mẹ mấy hôm nay vò võ một mình.
Vừa bới lại đầu tóc xong, chị chợt nghe tiếng Quyên gọi. Chị đặt cây nến và cái bật lửa vào tay thằng Bé, dặn:
- Đây, chừng nào muốn sáng thì em thắp lên!
Sứ đứng dậy, đi ra. Gặp chị, Quyên ôm cổ chị, thì thào.
- Anh Trọng với anh Ba Rèn đã bò ra ngoài hang rồi! Mấy ảnh ra dọ thử tình hình ở ngoài...
- Vậy hả? Đi lâu chưa?
- Mới vừa đi!
- Con Thúy đâu rồi?
- Nó đang ngồi chơi với anh Hai ngoài kia!
Quyên và Sứ cùng đi ra ngoài. Hai chị em đến bên chỗ anh Hai Thép:
- Sứ hả? - Anh Hai hỏi.
- Dạ
Con Thúy nghe tiếng Sứ liền kêu "má". Chị bảo con:
- Ngồi đó chơi với bác Hai đi con! Má cũng ở đây chớ không có đi đâu đâu.
Rồi sứ nói:
- Anh Hai à, theo anh, liệu tụi nó vây mình lâu không?
- Vẫn chưa thấy triệu chứng gì tỏ ra là tụi nó rút. Hồi chiều, anh cho chú Đạt leo lên hang coi, thấy tụi nó đi vác rơm của đồng bào về chất có đống. Không biết nó tính làm gì.
- Hay là nó muốn đốt hang? Quyên nói.
- Cũng có thể. Căn cứ vào lối đánh của tụi nó từ hai hôm nay, anh thấy tụi nó lần này quyết tâm tiêu diệt mình lắm. Thiệt ra tiêu diệt trên dưới hai mươi người mình đây thì cũng không ăn nhằm gì, nhưng ý đồ thằng địch coi bộ muốn tiêu diệt ta ở đây để làm núng ta ở chỗ khác. Cho nên về phía ta cũng phải thấy rõ là nếu ta giải quyết được vấn đề nước uống trong hang và ở ngoài xóm tiến hành đấu tranh mạnh mẽ. Nhược điểm của thằng địch là không thể giam quân ở đây lâu đâu. Còn mình thì rất tiếc không nắm được tình hình ngoài xóm mấy hôm nay ra sao.
Sứ nói:
- Em tin bà con không để chúng yên đâu. ở ngoài đó chị Hai với mấy chị, lại được anh Tám Chấm giúp đỡ, thế nào cũng đấu tranh kết hợp chặt. Về vấn đề nước uống của mình thì đợi mấy ãnh đi bám về voi. Nếu có thể mò ra khúc suối nào đó múc được, tụi em sẽ đi. Tụi em đội cà om quen hơn...
Anh Hei Thép bảo:
- ờ, để đợi anh em bám về coi sao đã.
Anh Hai nói thế rồi ở radio rà đài Hà Nội. Từ trong máy vẳng ra tiếng đàn bầu đang dạo bản Câu hò trên bến Hiền Lương. Nghệ sĩ chơi đời có lẽ đang chơi với những ngón tay xúc động run rẩy. Hình như có lúc anh ta nén thở hay sao mà tiềng đờn cứ oằn oại, lắm lúc nghe như chới với rồi lại lắng đọng mãi một chỗ, tưởng như sợi tơ đời bị đứt ngang để rồi sau đó trở nên réo rắt, thiết tha hơn. Và tiếng đời cứ tâm sự mãi. Cho đến khi giọng người con gái trong máy cất lên điệp khúc thứ hai của bài hát thì tiếng đời cũng cứ còn vương vít quyền quyện không thôi...
Quyên bỗng thấy chị Sứ nhè nhẹ đưa tay ôm ngang thắt lưng mình, rồi cằm chị đặt lên vai mình.
Quyên biết chị Sứ cảm động, vì lời hát ấy đang nói về lòng thủy chung, đang nói về cảnh ngộ chị. Bài hát ấy chính Quyên đã có lần chép và rủ chị cùng học với mình, nhưng chị Sứ chỉ học để biết hát, chớ về sau Quyên không thấy chị mình hát bài hát đó bao giờ.
Khi tiếng hát trong đà đã dứt rồi, chị Sứ vẫn đặt cằm nơi vai em, lặng lẽ. Lâu sau, chị mới nhấc cằm ra, bước tới bảo con Thúy:
- Thôi đi ngủ, con!
Con Thúy ngoan ngoãn với tay choàng lên vai mẹ. Trước khi cõng con vào trong, Sứ khẽ dặn Quyên:
- Chừng nào mấy ảnh về thì kêu chị, nghe Quyên! Chị đem con Thúy vô cho nó ngủ cái đã...
Sứ cõng con đi mò vào ngõ hang. Dọc đường, con Thủy ngoẻo đầu xuống vai chị. Chị hỏi:
- Ngủ rồi hả Thúy?
Con bé không đáp. Hơi thở của nó phả nhè nhẹ vào mang tai chị, âm ấm, nhồn nhột. Chị dò dẫm, rén bước bi thật kỹ, cố sao cho con khỏi bị thức giấc. Về tới sát ohiến đá chị miết chặt mười ngón chân đặt trên tảng đá, bước lên. Rồi khi đã lên tới phiến đá, chị day lưng lại, rùn hai gối chân ngồi bệt xuống. Chị ngả người đặt con nằm xuống phiến đá khéo léo đến nỗi nó không hay biết gì cả. Tuy nhiên, với bản năng đặc biệt, đôi bàn tay bé bỏng của nó cứ bám riết lấy vai chị một lúc rồi mới chịu buông ra.
Sứ lấy cá khăn trên cổ mình xuống, đắp lên người con. Nghe chừng tiết trời đã bắt đẩu se se lạnh, chị sợ con không đủ ấm, liền cởi cả chiếc áo bà đa đen đang mặc đắp thêm cho con. Bây giờ chị chỉ còn mặc một chiếc áo túi ngắn tay bằng lụa đen. Chị nghĩ bụng: "bận cái áo này nếu có đi lấy nước cũng gọn!". Một lần nữa, chị sờ soạng từ đầu chí chân con Thúy, đắp vén kỹ cho nó, rồi mới cầm chiếc đèn pin quay lưng bỏ đi. Nhưng lạ thay, lần này con Thúy không giật mình gọi chị gì cả mà sao chị cứ nhấp nhứ bàn chân chưa muốn đặt xuống phiến đá bên dưới. Có cái mãnh lực gì ờ sau lông cứ níu kéo chị lại, không để chị bước hẳn. Cuối cùng, chị đã quay mình lại, lắng nghe hơi thở của con. Và cũng chỉ thế thôi, chị lại từ từ bỏ đi.
Nhưng có quay lại một chút như thế, bây giờ chị mới thấy yên tâm
Sứ ra tới hang bùng binh, anh em vẫn chưa về.
Anh Hai Thiệp hỏi sứ:
- Con Thúy ngủ rồi hả?
- Ngủ rồi!
- Con nít thiệt khỏe quá! Giặc giả gì nó cũng khỏi cần lo, cứ việc ngủ yên.
Quyên nãy giờ cứ đi ra cửa hang rồi lại đi vào. Cô thấp thỏm nói:
- Sao lâu quá mà mấy ảnh chưa về! Không biết có chuyện gì không?
Nói cong, cô ngồi ghé lên tảng đá. Thì ngay lúc ấy ngoài ngõ hang, có tiếng Trọng kêu:
- Anh Hai, anh Hai đâu?
- Đây, tôi đây!
Anh Hai Thép đứng ngay dậy. Trọng và anh Ba Rèn ùa vào hang. Anh Hai hỏi:
- Sao?
Ba Rèn nói:
- Chuẩn bị đi lấy nước đi. Tụi tôi bám rồi. Tụi nó chỉ đóng quân ở bên kia suối, còn trong mé vườn bên này thì êm ro không có gì
- Chắc ăn không?
- Chắc, nhưng phải ra liền,e tình hình thay đổi.
- Vậy thì đi... Quyên ơi, cà om có ở đây chưa?
Quyên mau mắn đáp:
- Có em đem ra rồi.
Anh Hai Thép nói:
- út Quyên còn yếu không đi được đâu.
- Em mạnh rồi, để em đi mà!
- Thôi con Quyên bây ở lại! - Anh Ba Rèn nói cương quyết.
Sứ cũng bảo:
- Thôi út Quyên đừng đi em. Em chạy vô lêu Năm Nhớ đi với chị!
Quyên miễn cưỡng chạy vào hang trong. Lát sau, cô cùng Năm Nhớ trở ra.
Ba rèn dặn Sứ và Năm Nhớ:
- Tuyệt đối không được nói chuyện nghe! Tụi tao đi trước mấy đức tụi bây đi sau, mà phải đi cho êm...
Trọng xốc khẩu tôm-xông lên:
- Đi đi!
Sứ và Năm Nhớ xắn ống quần lên quá gối. Hai người đội cà om theo Trọng và anh Ba Rèn luồn ra miệng hang. Ra tới miệng hang, Ngạn và anh em gác ở đó đều dặn họ phải cẩn thận.
Sứ bước ra tới gần cửa hang thì nghe mùi khói thuốc lựu đạn xông vào mũi nồng nồng. Và khi đã lọt ra tới bên ngoài, chị cảm thấy khỏe khoắn hơn lúc ở trong hang gấp bội. Chị thở hít luôn mấy hơi.
Bốn người cúi mình lom khom chạy qua bãi cỏ trống. Chị Sứ chạy sau, hai tay vịn cái cà om trên đầu. Vào tới vườn dừa, mọi người chậm lại, mò mẫm. Đimột đỗi, bỗng thấy phía trước có đèn pin xẹt ngang. Mọi người ngồi thụp xuống, im thin thít. Một tốp lính kéo qua trước mặt họ, cách chừng mười thước. ánh đèn pin vụt tắt ngắm. Có tiếng chân giầy giẫm sạt sạt trên các tàu lá dừa khô. Đợi chúng đi khỏi, bốn người lại đứng dậy, đi tới. Họ đã đến sát bên bờ con suối Lươn. Chỗ dẫn ra suối là một bải sỏi trống. Trọng với Ba Rèn ghìm súng, khoát mạ và Năm nhớ vội nhắc cà om trên đầu chạy xuống bờ suối. Năm Nhớ tới suối trước, vục ngay cái cà om xuống nước. Sứ cũng chạy nhanh xuống. Chị nghe tiếng bọn giặc nói chuyện lao xao ở bờ xuối bên kia. Trong các lều vải sáng ánh đèn khí đá, bọn giặc đang đánh bài "dì dách". Có tiếng thằng cầm cái hỏi: "Kéo nữa thôi?" và thằng tay con đáp - "Kéo chớ!". Sứ bình tĩng nghiên miệng cà om, múc đầy một cà om nước. Bên cạnh chị, Năm Nhớ đang vốc nước suối uống. Uống mấy vốc rồi cư ta mới đội cà om chạy lên. Sứ cũng định vốc nước uống nhưng thấy Năm Nhớ đã chạy lên, chị vội bợ cà om chạy theo Năm Nhớ.
Khi đã lẫn vào vườn dừa tối om om, Sứ nghĩ bụng: "Vậy là ổn, chỉ còn từ đây về hang nữa thôi!"
Trọng và anh Ba Rèn vượt lên trước, kế đó là Năm Nhớ rồi tới chị Sứ. Đi trong cườn tối, Sứ ngờ quạng đưa tay ra phía trước. Vậy mà mấy lần chị vấp phải rễ dừa, nước trong cà om cứ sóng sánh muốn đổ. Lát sau, giẫm phải một tàu lá rụng, chị liền dừng lại, đặt cà om xuống đất. Chị lè lẹ mò mẫm tước mấy cái lá dừa, vo khoanh lại bỏ vào miệng cà om. Khi chị sắp nhấc cà om đội lên đầu, thình lình có tiếng chân chạy tới, giẫm lạo xạo trên lá dừa, chị vội đứng nép vào một thân dừa. Nhưng muộn rồi, mấy ánh đèn pin cùng một lúc đã chiếu thẳng vào mặt chị. Một tên biệt kích đi đầu đã nhác thẳng vào mặt chị. Chị liệng mạnh cái cà om vào mặt nó, rồi vút chạy. Bọn chúng xổ theo. Một thằng túm được đầu tóc chị giật mạnh, khiến chị ngã ra phía sau. Rồi ba bốn thằng xúm lại đè chặt lấy chị. Tên thiếu úy Ba, chỉ huy phó đại đội biệt kích cầm lăm lăm khẩu súng cạc bin bước tới nhìn người phụ nữ lạ mặt đang bị lính của hắn trói. Hắn quay ra sau, gọi:
- Tụi bây thằng nào có ở Hòn Đất lại đây nhìn mặt con này coi!
Một tên lính từ sau len tới. Nó ngó qua mặt chị Sứ, thằng lính đó liền la lên:
- A, con Sứ!
- Mày biết nó à?
- Biết, con này là Việt cộng chánh hẩu!
Tên thiếu uý lừ lừ nhìn Sứ, nắm ngực áo Sứ, hất hàm hỏi:
- Phải mày tên là Sứ không?
Chị Sứ gật đầu:
- Phải.
- Mày đi với ai?
- Đi với nhiềungười. Giờ thì họ vô tới hang hết rồi.
- Có múc nước không?
- Sao lại không!
Thằng thiếu úy Ba nghe nói thế liền bậc cười ha hả:
- Tốt lắm! Nếu có múc nước thì tốt lắm!
Chị Sứ trố mắt nhìn hắn, không hiểu tại sao hắn lại bảo thế.
Tên thiếu úy thọc hai tay vào túi quần, đắc chí nói từng tiếng một:
- Tụi - ta - đã - bỏ - thuốc - độc - xuống - khúc - suối - này - rồi.
Sứ mở mắt to kêu "á" một tiếng đầy sợ hãi. Đột nhiên chị nhào tới, định chạy về hướng hang Hòn. Nhưng chị không chạy được. Một tên biệt kích đã giữ chặt tóc chị bấy giờ xổ tung cả ra.
Tên thiếu úy cười gằn:
- Chạy đi đâu?... Tụi đồng chí của mày rồi sẽ chết nhăn răng hết ráo, hiểu chưa?
Hắn thét bọn lính:
- Dắt nó về!
Sứ bị bọn lính lôi đi xềnh xệch. Tóc chị rủ xuống gần chấm gót. Sứ mấy lượt vùng vằng cưỡng lại, không chịu đi. Mỗi bước chân rời xa hang Hòn lúc này của chị sao cứ nặng trịch như chì. Chị muốn thét lên thấu tới trong hang, bảo anh em đừng có uống nước trong cà om Năm Nhớ đội về đó. Chị lo sợ nghĩ tới con, tới em cùng những đồng chí thân yêu của mình. Đang đi chị quay lại, phẫn uất nghiến răng thét:
- Đồ độc ác, đồ hèn mạt!
Tên thiếu úy bị mắng, tức giận trở báng súng đánh quật ngang lưng chị, khiến chị té khuỵu xuống. Trong ánh đèn pin lia ngang, tên thiếu uý nhìn thấy nước mắt chị trào ra. Hắn chế giễu.
- Vậy mà cũng đi làm Việt cộng! Mới ăn một báng súng đã khóc rồi kìa!
Sứ thấy nó hiểu lầm về giọt nước mắt của mình quá, nên bĩu môi.
- Nè, bộ mày tưởng vì mày đánh mà tao khóc hả? Nói cho mày biết, vì anh em tao, tao mới khóc chứ không phải vì mày đánh tao đâu, nghe chưa?