Chương 6

Tiếng guốc ba đứa tôi gõ lóc cóc trên hành lang vắng. Lòng tôi buồn mêng mang. Sân trường không còn một ai, những cánh lá khô nằm thật yên, cây không muốn rụng lá, không muốn động. Tôi muốn Thanh Mai và Loan dừng lại, đứng lặng nhìn sự bất động hoàn toàn của cảnh vật. Vài con sẻ chim chíp bay trốn nắng đầu nhà. Thật vắng, thật yên nhưng có một cái gì thật tràn ngập, choáng ngợt cả hồn. Có phải tại nắng đã loang đấy ở sân hay tại hơi nóng từ sân bốc phủ không gian?
Về đến nhà vừa đúng một giờ. Từ trong nhà vọng ra bản tin buổi trưa. Tôi chập choạng đẩy chiếc Solex vào trong, một khoảng nắng mầu vàng vẫn còn trước mắt. Thoáng thấy bóng mẹ tôi đứng nhìn ái ngại:
- Sao về muộn thế? Mệt quá hả con.
Chưa nhìn rõ mặt mẹ, tôi vẫn chào:
- Thưa bố mẹ con về.
Khoảng nắng vàng tan biến. Tôi mỉm cười cho mẹ yên lòng. Hình như mẹ vừa hôn lên trán tôi thật nhẹ.
- Ði thay quần áo, rửa mặt cho mát rồi ăn cơm, con.
Tôi dạ nhỏ, chạy lên lầu. Các chị tôi đang nằm, khẽ ngóc đầu lên nhìn rồi tiếp tục yên lặng ru giấc ngủ. Tôi để nguyên quần áo nằm vật ra giường. Con búp bê mở to mắt nhìn tôi. Tự nhiên nước mắt tràn ra má. Tôi khóc lặng lẽ một cách dễ dàng. Tôi muốn trách móc ai. Tôi muốn chịu lỗi với ai không hiểu nữa. À, tôi phải trách móc tôi, và muốn chính mình chịu lỗi với mình.
Ðôi mắt khóc càng làm dễ ngủ, tôi thiếp đi và mơ thấy mình bị giam trong căn nhà xây toàn bằng sách vở.

*

Giáo sư vừa mở sổ, cả lớp rào rào những tiếng ôn bài, những tiếng xuýt xoa lo sợ. Tiếng đọc bài càng lúc càng to. Cô Duyên, giáo sư Sử Ðịa kêu lên:
- Các em học ở nhà chứ. Vào đây mới học làm sao thuộc?
- Bài khó quá cô. Hôm nay có Vạn Vật lại Lý Hóa nên nhiều bài quá cô ơi.
- Thì các em phải thu xếp chứ.
- Sử Ðịa ban A mà ngang với ban C. Bài vở đè nặng vỡ óc tụi em mất.
Cô Duyên cười:
- Làm sao? Trên bộ đưa chương trình thế thì tôi phải dậy thế.
Tôi tụi nhao nhao tả oán:
- Mấy ông trên Bộ chả thông cảm tụi em gì hết, năm nay chương trình nặng hơn năm trước, thời gian lại ít nên giáo sư dạy dồn tụi em theo không kịp, cô.
Cô Duyên lắc đầu:
- Tôi hiểu các em chứ. Con tôi cũng than quá, nhưng tôi không phải là người giải quyết vấn đề đó, hay các em viết báo xin đi.
- Viết làm sao cô. Thôi cô viết giùm tụi em đi cô.
Chúng tôi cứ kéo dài thì giờ tán dóc ra cũng được 15 phút. Cô Duyên gạt đi:
- Thôi, tán nhảm hết giờ rồi. Vài cô lên đọc bài thử xem. Tất cả để sách lên bàn nhé. Ai lắp bắp tôi gọi đấy.
Nhìn cô đưa đầu cây bút dò dò trên sổ điểm tôi thấy run. Tháng này tôi chưa có điểm.
- Số 29. Cô Hoa Mai.
- Thôi rồi, đúng mục tiêu. Tao lên chào cờ rồi.
Tôi nhìn qua vào quyển vở và cố tình đi chậm chậm lên bảng.
- Thưa cô có khách ạ.
Giọng nói cứu nạn của nhỏ Tuyết. Cô Duyên nhìn ra cửa. Bác lao công đưa thông cáo đi vào.
- Mai nghỉ cô.
- Mai giáo sư họp nghỉ hai giờ cuối.
Lần nào cũng thế. Cứ có người vào lớp là chúng tôi tìm cách quấy rối. Năm thi mà chỉ cầu thông cáo nghỉ. Lười thế đó. Nhiều khi không muốn nghỉ cũng làm ồn ào lớp lên, như thói quen.
- Các em lộn xộn. Mai có gì mà nghỉ. Ðây cô Xã Hội lên nhận thông cáo đi rồi đọc cho các bạn nghe.
Nhỏ Hoàn mang bút lên ký rồi đọc thông cáo. Thế la tôi thoát được mấy phút để nhẩm dò bài.
- “Khối Xã Hội xin thông báo cùng các bạn: Cũng như mọi năm, Khối Xã Hội xin phép Ban Giám Ðốc tổ chức một buổi trại gói bánh chưng tại trường để góp vào Cây Mùa Xuân của chiến sĩ Trung Ðoàn 48 Biệt Lập. Trung Ðoàn mà trường ta đã nhận đỡ đầu từ trước đến nay...”
- Thế năm nay không may khăn hỉ mũi hở?
- Thế không viết “sơ” (thư) cho các anh à?
Cả lớp có đề tài lại nhao nhao:
- Thế năm nay may “kí rì”
- Chắc là may xà loỏng.
Cả lớp cười lăn cười bò. Cô Duyên cũng không nín được cười. Cô vừa cười vừa mắng át:
- Yên nào, các em làm gì mà nhao nhao lên thế.
Tôi ngồi ghé xuống ngay bàn nhất, chỗ 2 nhỏ Ngọc, Tuyết chờ nhập cuộc. Tuyết lên tiếng:
- Í, may xà loỏng mà không đo thì làm sao biết kích thước to nhỏ.
Cô lườm nhỏ Tuyết:
- Yên đi nào. Các cô chỉ nói lếu thôi, trừ điểm hạnh kiểm bây giờ
Nhỏ Hoàn từ nãy tới giờ chỉ đứng cười chịu trận. Thấy lớp bớt ồn nó liền lên giọng:
- Hình như việc may khăn chỉ từ đệ Tam trở xuống. Chúng ta là lớp thi nên được miễn. Tôi xin đọc tiếp thông cáo: “Số bánh chưng dự trù là 500 cái. Ban Giám Ðốc sẽ trích quỹ Xã Hội một nửa cho trại, một nửa chúng ta sẽ mua thuốc lá và bánh mứt để đi ủy lạo các chiến sĩ nằm điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa.”
- Ôi, sao lắm con đỡ đầu thế. Chết mất mẹ Trưng Vương rồi còn gì
Cả lớp lại ồn ào sau câu nói tếu của Ngọc. Cô Duyên lại lườm Ngọc:
- Yên nào, Ngọc phá đám, bị trừ hạnh kiểm nhé.
Hoàn đọc tiếp:
- “Khối Xã Hội kêu gọi các chị đóng góstyle='height:10px;'>
- Ði học sáng, chiều, tối lại lo lắng ngày mai. Chứ đi làm vừa được tiền lại không phải lo, làm ngày nào có tiền ngày nấy.
Ôi đời học sinh sao khổ thế này. Vậy mà ai cũng tiếc nuối, cũng mơ ước trở lại. Chúng tôi rên rỉ than vãn với nhau cả ngày.
Rồi cái gì đến phải đến. Ðến rồi qua. Ðến thật nhanh rồi qua cũng thật nhanh. Tuần lễ thi đi qua, đi trong sự xáo trộn đầu óc của chúng tôi như một cơn mê man vừa dứt. Ðứa nào cũng cố gắng. Các giáo sư ai cũng quan niệm cho bài khó hơn đề thi Tú Tài Hai. Nên chúng tôi cũng đã ngất ngư không ít. Nên để tự thương thân, trong hai ngày nghỉ xả hơi để giáo sư chấm điểm, tôi định tự cho phép mình ngủ đến 9 giờ mới dậy. Nhưng cái số làm học trò, không yên thân được bao giờ. Cứ nhắm mắt vào là tôi thấy toàn những chữ, những số. Ðang nằm nghĩ đến bài mình làm chỗ này đúng lại nghĩ chỗ kia sai, rồi tiếc, rồi vui, rồi ân hận, đủ chuyện nhốn nháo trong đầu. Rồi khi vào đến lớp học lại bàn bàn tính tính, đứa này đúng, đứa kia sai. Ðứa này hy vọng bài được nhất, đứa kia lo sợ bài bị bét. Lúc nào rảnh rang lại xôn xao. Tôi nghe ngóng tình hình thấy mình cũng sai kha khá nên cứ lặng thinh nghe tụi nó bàn nhau.
- Con nhỏ này, làm bài "sua" sao mà im ru vậy.
- Khỉ mốc, ông làm sai hết, đúng cái nào đâu.
- Thế à...thế mi sai cái nào. Mi lộn hay không hiểu.
- Lộn, nhớ lộn công thức Nguyên Hàm, còn Tân Toán thì lộn tổ hợp với chỉnh hợp.
- Cái đó mi giống ta.
- Tao cũng vậy.
Ðứa này hỏi đứa kia. Rồi buồn, rồi cười, nhiều lúc thấy mình ngây ngô hết sức.
Ði học được vài ngày thì có kết quả thi. Mỗi ngày giáo sư cầm một xấp bài trước
con mắt vừa mừng vừa lo của lũ học trò.
- Hôm nay trả Triết đó. Thứ hai mà.
- Sao mi biết.
- Tao thấy cô Hân cầm hai xấp bài, chắc trong đó có lớp mình.
- Ui giời, lỡ của lớp khác thì sao hả khỉ.
Nhỏ Loan không trả lời, nó bấm tay tôi ra hiệu có sự xuất hiện của cô Hân ở đầu hành lang.
- Mi không cận, mi thử nhìn xem có phải của lớp 12AP2 không.
Cô Hân đi ngang qua, tủm tỉm cười thông cảm với nỗi lo âu của chúng tôi.
- Cô ạ, hôm nay cô đẹp quá ạ.
- Thôi mi ơi. Giỏi tán, tí nữa hạng bét thì đừng ngồi khóc.
Loan nói. Tuyết cụt hứng, phụng phịu dỗi:
- Ðồ mi đỉu, rủa ông thế à.
Hai đứa này mới sáng sớm đã kê nhau rồi. Tôi kéo tay cả hai đứa lên cầu thang.
- Ừ lên lớp đi. Tao chưa soạn bài.
- Bài gì.
- Vật Lý. Còn một khúc đuôi khó soạn quá, đứa nào xong cho tao mượn.
- Chết tao cũng thế, nhưng bây giờ đâu kịp. Lên lớp lỡ bà Minh gặp, cấm túc đấy.
- Kệ, đành vậy. Nhỏ Loan làm rồi hả, thì ở dưới này đi cho tụi tao mượn vở.
Nhưng cả ba vẫn kéo nhau lên. Phòng bà Minh còn đóng cửa.
- Nàng chưa tới, các ngươi ạ.
Tuyết nói. Chúng tôi vào lớp đóng chặt cửa lại, mở to cửa sổ ngồi chép bài vì không dám bật đèn. Chuông thứ nhất vang lên, nữ sinh Trưng Vương lũ lượt kéo nhau ra sân xếp hàng chào cờ. Chuông thứ hai bắt buộc tất cả phải yên lặng.
Có tiếng chân cô Minh đi tới.
- Kệ ngồi yên đi. Tôi thì thào.
Bà Minh đi gần đến lớp tôi, dựt dựt cánh cửa.
Ba đứa vội ngồi thụp xuống gầm bàn, không quên ném mấy quyển vở đang viết dở vào hộc bàn. Bà Giám Thị mở cửa nhìn vào rồi đi ra. Thế là thoát. Chuông thứ ba ra lệnh chào cờ và kéo cờ.
- Ðứng lên chào cờ tụi mi.
Tôi vừa ngóc đầu lên thấy bà Minh đang đứng quay lưng về phía chúng tôi.
- Bỏ xừ, bà Minh chưa đi.
Chúng tôi đành im thin thít dưới gầm bàn cho đến khi xong phần chào cờ mới lồm ngồm bò ra. Nhỏ Loan tếu:
- Ôi, xin Tổ Quốc tha thứ cho ba con ngu dại.
Vừa chép bài xong thì tụi lớp tôi ào vào:
- Tao mét có ba nhỏ trốn chào cờ.
Ðứa khác không để ý đến tội lỗi của tụi tôi, nó kháo lên:
- Tao lo quá tụi mi ơi. Lớp A2 cô Hân cho Triết có 06 là nhất. Cỡ tụi mình chắc 02 quá.
Cả lớp lao xao bàn tán cho đến khi cô Hân vào mới yên. Cô để xấp bài thi trên bàn. Cả lớp nín thở. Sau khi cô nói vài câu khen chê, đưa ra những ưu điểm khuyết điểm. Cô đọc điểm từng đứa từ dưới lên trên. Lúc này không đứa nào cầu có tên mình. Tôi ngồi yên lặng, tim dường như ngừng đập. Tôi bối rối úp mặt xuống bàn. Ðến hạng mười rồi mà tôi chưa có tên. Hay bị mất bài? Hay bài có "phốt" gì nên bị giáo sư để riêng ra tí nữa sẽ rầy la. Chả lẽ... bài tôi làm hay. À, Bùi thị Hoa Mai rồi đó.
Tôi không nghe rõ,luống cuống hỏi khẽ Loan:
- Hạng mấy.
- Sướng nhé. Mày hạng nhì kìa còn làm bộ buồn buồn.
Tôi giật mình ngửng lên:
- Hạng nhì à. Mấy điểm? tao chả nghe thấy gì cả.
- Kìa bà Hân bảo mày đứng lên cho cả lớp xem mặt kìa.
Tôi lật đật đứng lên. Lũ bạn vờ xuýt xoa chọc quê. Cô Hân nhìn tôi cười gật gù:
- Bài luận Triết của Hoa Mai khá lắm. Hơn cả em Liên nữa cơ. Nhưng Mai bị sai một câu giáo khoa.
Tôi ngơ ngẩn cả người. Ôn lại bài thi Triết xem có gì đặc sắc không, và không thể ngờ rằng bài của mình lại được khen thế. Cô Hân đọc bài của tôi cho cả lớp nghe. Tôi rộn cả lòng. Ừ, nghe lại tôi cũng thấy phục mình và thương mình ghê.
Tôi đi góp lại bài rồi đưa cho nhỏ hạng nhất để làm điểm.
- Không ngờ Hoa Mai lại là một triết gia.
Tôi chỉ cười lắc đầu. Ngượng ghê cơ.
Vừa góp xong xấp bài đưa cho Liên làm điểm thì Yến đem giấy vào xin cho tôi ra họp bàn văn nghệ. Yến là Trưởng Vũ của trường. Tuy không học cùng lớp, nhưng chúng tôi cũng khá thân với nhau vì cùng vũ với nhau năm Ðệ Tam. Khi đó Minh Thoa làm Trưởng Vũ.
- Ði Mai, Tụi nó đang đợi mày ở phòng Hiệu Ðoàn.
- Tụi nào?
- Tụi vũ với mình đó, chúng nó ở lớp tao.
Yến nói tiếp:
- Cũng không hẳn ở lớp tao hết. Tao rủ thêm Việt Bắc ở A3 và Ngọc Viên ở A1 với lại mi. Còn lớp tao có bốn đứa như kỳ trước.
Tôi gật gù:
- Ừ, tao biết tụi nó rồi.
Vừa thấy tôi và Yến, 1 đứa đã dài mồm:
- Gớm, hai nàng làm chúng em dợi dài cả cổ.
- Cha, Yến mời được Hoa Mai vũ là nhất rồi.
- Khiếp, tao mà tụi mi làm như báu lắm đí.
- Chứ lại không à. Người đẹp của Ðệ Nhất mà.
- Thôi, cho xin hai chữ bình an.
Nhỏ Vân xía vào:
- Này, Rochefoucauld bảo: từ chối một lời khen tức là muốn khen lại lần thứ hai đấy nhé.
Tôi cười cười:
- Mi biết ý ta ghê.
Cả bọn cười ồ. Yến bảo:
- Thôi vào đề đi. Ðây ta đề nghị mình tập bài Thiên Thai. Sáu người làm Tiên, hai người làm Lưu - Nguyễn.
- Ừ, có vẻ hay hay. Nhưng mình chỉ có bảy người. Phải rủ thêm một đứa nữa.
Nhỏ Vân tán đồng. Tôi đứng nhìn tụi nó bảo nhau. Ngắm từng đứa, đứa nào cũng dễ thương. Nhỏ Thước đưa ý kiến:
- Tao thấy mình nên có một tiên chính cho có vẻ linh động. Chứ một lũ tiên đứng
vũ sẽ thiếu sự đặc sắc.
- Ừ phải. Bốn tiên phụ, một tiên chính, hai chàng... đi lạc là đủ rồi.
- Chia vai đi. Tao với Thước làm Lưu - Nguyễn. Còn năm đứa mi làm tiên. Lựa đứa nào làm tiên chính đi.
Tôi kéo tay Việt Bắc:
- Bắc được đấy.
- Thôi, tao múa cứng lắm.
Yến cũng đồng ý:
- Ừ, Bắc chưa vững đâu. Thôi Hoa Mai đi, đứng giữa làm Tiên chính phải múa dẻo 1 tí không bà con chê chết.
Tụi nó đồng thanh ép tôi nhận. Tôi nửa vui nửa lo. Yến nói:
- Mi là tiên chính nên tự đặt ra vũ điệu cho mình, vì mi đâu cần đều với đứa nào.
Ðó là 1 cái khó khăn trong vai trò của tôi mà Yến vừa nêu ra. Tụi tôi tự sáng tác điệu vũ dạy cho nhau. Ði làm sao, phất tay làm sao, quay thế nào... Tôi và Yến đã vũ quen nên vừa nghĩ kiểu vừa chỉ lại cho những đứa kia. Bàn cãi nhau ỏm tỏi cả lên.
Yến xem thời khóa biểu của từng lớp để xếp sắp giờ tập cho các bạn, khỏi bị kẹt quá. Mỗi đứa phải tự hy sinh một ít giờ học vì giờ phụ của đứa này là giờ chính của đứa kia, việc tập vì vậy cũng khá vất vả. Nhiều khi đang nhằm giờ chính, tôi thích học thì nhỏ Yến vác cái mặt vào xin cho tôi ra. Tôi chỉ muốn đấm cho nó vài quả. Tiếc không chịu được. Gặp giáo sư khó, mấy bà lườm nguýt nói mỉa nói mai, tôi tôi ghê. Nhưng đã chót mang máu văn nghệ thì thôi, cũng đành.

Nhỏ Loan chưa kịp mở vở ra dò bài thì:
- Cô Loan, Nguyễn Thị Loan.
- Bỏ xừ. Miệng mày ông muốn đấm cho mấy quả quá.
- Tao với thầy có thần giao cách cảm mờ. Thôi lên đi cưng, rồi quay xuống nhìn miệng tao, ông nhắc cho.
Nhỏ Loan đi chầm chậm để “học cầm hơi”, nhưng rồi cũng phải tới bàn thầy.
- Nói cho tôi thí nghiệm Newton trong Sự Rơi Tự Do.
Loan liếc về phía tôi ê a:
- “Thí nghiệm Newton trong Sự Rơi Tự Do... ư.. ư.., Newton dùng..
Tôi cầm ống thuỷ tinh đựng ruột bút Bic giơ lên, miệng nói không ra tiếng.
- Newton dùng một ống nghiệm.. ư.. bằng thủy tinh..
Tôi lại tiếp tục viên giấy rồi xé nhỏ ra đưa lên, miệng vẫn lắp bắp nhắc. Loan đọc theo:
- Trong ống có đựng viên bi, mấy mảnh giấy vụn và.. ư..
Tôi uốn éo miệng thật rõ mà nhỏ Loan vẫn không đoán ra, vì không có cái gì cụ thể để nhắc. Tôi liền cầm chùm tóc của Cúc Gà Mỹ giơ lên, rồi phì ra cười. Nhỏ Cúc đập vào tay tôi:
- Sư mi.. tóc tao mà mi ví là lông chim à.
Tôi chưa kịp tắt cười thì Loan đã ấp úng đọc:
- và... một chùm sợi tóc..
Cả lớp cười ồ. Thầy Dư nhìn Loan nhăn nhăn:
- Lông chim mà cô đọc là sợi tóc. Chả học bài gì cả.
Loan lườm tôi rồi giở chiến thuật năn nỉ:
- Thưa thầy taị.. tại.. hôm qua nhà con có đám cưới bà chị, bận rộn nên con không kịp học.
- Ðám cưới chị chứ có phải đám cưới cô đâu mà cô không học bài.
Khanh nói khẽ nhưng cả lớp vẵn nghe:
- Nếu đám cưới cô thì cô đâu có phải bị đọc bài.
Cả lớp cười khẽ. Loan vẫn tỉnh bơ:
- Dạ tại nhà bận nên con không đành lòng ngồi học. Ðợi đến tối xong xuôi thì lại bị cúp điện.
Thầy Dư cười, lắc lắc đầu:
- Thôi, tôi tạm tin cô, cho nợ lần sau. Về chỗ.
Chưa kịp ngồi xuống, Loan đã dẩu mỏ la tôi:
- Mày đỉu ghê. Làm ông quê quá.
- Tại mày thông manh nên chậm hiểu. Tóc Cúc Gà Mỹ thuộc loại lông vũ thì cũng như lông chim thôi.
Cúc cú lên đầu tôi:
- Sư mi, sao mi biết tao lông vũ... Tao là gà đặc biệt.
Loan nói theo:
- Nó là gà... lông mao!
Ba đứa lại nhăn răng ra cười...
Tiếng chuông reo thúc dục làm tôi cuống lên:
- Ba nguyên nhân phát sinh đam mê là: sinh lý, tâm lý, rồi gì nữa Loan.
- Xã Hội.
Tôi à nhẹ rồi cúi xuống viết nốt... Cô Giang đứng chần chờ đợi chúng tôi.
- Lẹ lên Loan, xong chưa, cô đi rồi kìa.
Nộp bài xong, đứa này nhìn đứa kia hả hê, bẻ tay kêu côm cốp.
- Ði xuống sân chơi đi mi. Ngồi bốn tiếng ê cả mông.
Tôi dằng tay lại:
- Xuống trước đi, tao ở lại viết nốt dàn bài Triết đã.
Cúc nhăn nhăn:
- Trong sách có rồi, viết làm gì. Chỉ bỏ phần cuối cùng thôi.
- Khổ quá tao không có sách của Trần Ðức An. Ông soạn theo lời cô giảng và đọc thêm sách Trần Bích Lan, có khi của Trần Văn Hiến Minh nữa mà.
Loan đồng ý với tôi:
- Mi với Mai Nhót, Mai Nhí xuống trước đi. Tụi tao xuống sau.
Cúc buông tôi ra nhưng còn nói vớt:
- Ông chửi sư bố đứa nào ngồi học đó.
Tôi và Loan tỉnh bơ bấm nhau cười, cố viết cho xong. Mới được vài hàng Loan đã ngại:
- Eo ơi, dài quá. Mình viết xong thì hết giờ, chả được đi dạo. Thôi mi viết khúc đầu, tao viết khúc đuôi rồi tí nữa mình coi của nhau nghe.
Ý kiến nghe được, tôi chịu liền. Xong, hai đứa nắm tay nhau chạy bay xuống nhà. Ra đến đường tôi thấy người nhẹ hẳn đi như được giải phóng. Quên hết, quên hết. Sách vở, chữ nghĩa, vứt lại hết trong lớp. Hai đứa đi yên lặng bên nhau, bỏ lại sau lưng những tiếng gọi hàng quà, cãi cọ xôn xao.
- Con đường lá đổ hôm nay nhiều lá hơn hôm qua mi nhỉ.
Tôi lững lờ:
- Ừ nhiều.
Tôi đưa mắt nhìn suốt con đường, khu bị rào giới hạn sát với Lê Thánh Tôn bên Hải Quân Công Xưởng. Hai hàng cây cao vút, tàng lá rậm xanh, chụm đầu nhau trò chuyện. Nắng len lỏi đổ bóng hình trứng gà mờ nhạt trên lối đi. Tiếng lá vỡ ròn tan dưới chân 2 đứa. Thỉnh thoảng đùa với gió chạy lao xao. Loan cúi xuống nhặt một lá khô thật to, vẫn còn nguyên vẹn, xoay xoay trước mặt:
- Lá buồn ghê mi nhỉ.
Loan bất động đôi mắt 1 thoáng trên cánh lá khô rồi chớp khẽ, 1 tiếng thở dài buông nhẹ êm như gió thoảng. Vài sợi nắng lướt thướt đong đưa qua mặt làm Loan có vẻ buồn thêm. Tôi yên lặng nhìn Loan.
- Hình như mi muốn khóc hở Loan?
Tôi muốn hỏi nó thế, nhưng lại biết chắc nó không khóc. Ðã có lần Loan than với tôi:
- Mi sướng hơn tao ở cái dễ khóc đó Mai. Nhiều lúc tao thèm khóc ghê gớm nhưng không tài nào khóc được.
Tự nhiên tôi thương Loan kinh khủng, muốn ôm chặt lấy nó, muốn giựt phắt chiếc lá trên tay nó bóp tan cho biến đi nỗi buồn đang đọng trên mắt trên môi Loan. Nhưng tôi vẫn bình thản đi cạnh Loan, đầu nghiêng nghiêng như đang nghe tiếng lá vỡ dòn dưới chân 2 đứa. Tôi bước chậm lại để con đường đừng mau hết. Tôi muốn con đường thật dài và chúng tôi yên lặng mãi bên nhau, đừng ai làm bận rộn. Loan chợt bóp mạnh tay tôi buông khẽ:
- Sao buồn quá Mai ơi.
Tôi ngước nhìn Loan thật lâu. Con nhỏ vẫn nhìn đă href="#phandau">Chương 8
Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12
Truyện Cùng Tác Giả Bỏ Cuộc Chơi Con Bé Tôi Yêu Hoa Mơ Mơ Hoa Môi Hồng Thương Màu Phấn Bảng