Chương 2

Buổi sáng chủ nhật tôi đã hẹn với Đỗ quyên và Cẩm Lệ, nhưng không tới nhà chúng nó được. Còn một số bài chưa kịp làm. Sắp tớ kỳ thi đê. nhất lục cá nguyệt, đến mùa gạo bài của chúng tôi. Ba đứa thường họp nhau học trong các kỳ thi như thế. Chị Phương Thảo kêu nhức đầu từ buổi tối thứ bảy. Tối qua, đi về chị dựng xe đạp ngoài sân, vô buồng nằm rên hừ hừ. Dì Tường bảo tôi chạy vào coi, tôi sờ trán chị nóng dừ, nhìn mặt chị thấy mặt chị đỏ gay. Chị Phương Thảo hay bị đau đầu đỏ mặt như thế. Tôi biết là chị sắp sai tôi chạy như chong chóng.
Trước hết, vừa rạng sớm chị bảo tôi xách xe chạy qua nhà chị Kim Khánh nói chị Khánh sang với chị. Rồi đi mưo8.n sách vở, đi mua báo. Xong xuôi, tôi trở về ra vườn hái lá xông. Nồi lá xông của chị phải đầy đủ, lá ổi, lá chanh, câysả, lá thuốc cứu. tôi ngạc nhiên khi thấy chị Thảo đau đầu mà không đau bụng. Hôm qua, trước khi đi chơi với chị Kim Khánh, hai bà đã mua một rô? ốc hút, sai tôi ra vườn hái chanh luôc ăn. Khi về lại đau đầu thật trái với sự tưởng tượng của tôi quá. Lại nữa, vừa hái nắm lá xông vô tới nhà chưa kịp nấu thì có tiếng con Vện sủa ran ngoài ngõ. Tôi chạy ra coi ai, thấy anh Vĩnh Đương dắt xe đạp, đội mũ cối đứng chờ ở cổng. Anh Vĩnh Đương là bạn trai của chị Phương Thảo, và có l~ là người bạn trai thân nhất của chị ấy. Anh Vĩnh Đương dạy ở trường Bán công, quen với chị Thảo cả gần hai năm nay, có lẽ vì anh Đương mà chị Thảo đổi hẳn tính nết.
− Phù Dung, có chị Thảo ở nhà không?
− Chị Thảo đau.
− Hả, đau răng. Mở cứa cho anh vô.
Tôi nhấc cái then cửa. Anh Vĩnh Đương dẫn xe đi vào. Anh để xe đạp phía sau cái bình phong, vậy mà cũng cẩn th^.n khóa lại. Tôi mời anh ngồi ở phòng khách rồi chạy vô báo tin với chị Phương Thảo:
− Chị Thảo, có anh Vĩnh Đương tới.
− Rứa hả? Mi qua chị Khánh chưa?
− Dạ rồi, chút nữa chị qua chỪ.
− Lấy tau bộ quần áo lụa.
− Dạ.
− Lấy lược chải tóc cho tau.
Tôi tìm cái lược, chị Thảo ngồi quay một vô vách, tóc thá dài xuống sát mặt đất. Tóc chị dài, mịn. Tóc của chị Thảo là tóc mật, không đen, hơi ánh vàng nhưng mướt như nhung. Tôi vừa nâng mới tóc cúa chị cho khỏi kéo lê trên đất, vừa gỡ tóc rồi. Chị Thảo nhăn mặt:
− Nhẹ tay, ui cha, đau qúa. Con khỉ.
Tôi nâng mái tóc của chị cao hơn, đưa những lát lược thật nhẹ. Tóc của chị Thảo đúng là tóc của người lãng ma,n, thơ mộng. Tóc chị cũng giống tóc tôi. Nhưng tínnh tình chị khác hẳn. Chị là chúa giả dối, bề ngoài chị cố làm ra vẻ nết na đằm thắm, nhưng bên trong thì bần tiện, bủn xỉn, hay ghen ghét. Chị hay làm bộ thẹn thùng, lúc nào mặt chị cũng đỏ au lên, đôi mắt sáng long lanh và hàng mi chớp nhẹ. Dáng chị gầy, vừa cao, tay chân chị rất đẹp. Hình như cả ba tôi, má tôi không hiểu đưỢc chị, không biết chị là ngời giả dôi, chỉ có tôi biết. Nhưng toc của chị Thảo dẹp vô cùng, tôi mân mê mái tóc của chị, tóc chị mịn và mát như thạch trơn tuột trên từng ngón tay tôi. Đầu tóc tôi cũng như thê', có phần ánh hơn tó chị Tháo nữa, nhưng tôi không để dài như chị vì tôi không được cao bằng chị. Tụi bạn tôi thường bàn về mái tóc: Tóc đen, dày, cứng là tóc của người đàn bà đa dâm, hay thay đổi tính nết, tóc mật mềm mịn là tóc của người thơ mộng, yếu đuối, tóc thưa l` tóc của người hửng nhàn, còn tóc rễ tre là tóc của người có tính nết ma quỉ. Không biết những điều trên có đúng với ngời khác không, chớ tru8Ờng hợp tôi với chị Thảo hoàn toàn đúng. Chị Thảo cũng mơ mộng, cũng lý tưởng, nhưng chị khác tôi ở sự giả dối, đê tiện.
− Mau lên. Được chưa mi?
Tôi thả mai 'toc chị ra, vuốt nhẹ vài nhát lược, tóc chị như dòng suô'i chảy uxuống lưng. Chị đuổi tôi ra để thay bộ qua6`n áo lụa. Tôi ra ngoài, anh Vĩnh Đưo8ng đang ngồi cắm cúi vào cuốn sách chữ Pháp dày cộm. Chiếc kính trắng vẫn đeo trên mắt. Lúc nào trôn anh cũng có vẻ học giả, tôi chán ghét cái thái độ làm dáng này. Co lẽ anh Vĩnh Đương với chị Phương Thảo hợp nhau ở một điểm làm dáng đó.
Chị Thảo yểu điệu đi ra, tay cũng cầm một cuốn sách dầy cộm. Bộ đồ lụa mặc ở nhà làm dáng chị thanh tú hẳn, da mặt chị trắng, và hai gò má đỏ hồng, như vừa mới đỏ hồng khi trông thấy anh Vĩnh Đương.
− A, anh.
Anh Vĩnh Đương đứng dậy:
− Nghe Tháo đau há? Đau răng đó?
Chị Thảo cúi mặt, má chị đỏ hơn:
− Dạ sốt, sốt chút thôi anh.
Anh Vĩnh Đương nhìn cuốn sách chị Thảo đang cầm, trách nhẹ:
− thảo ốm mà còn đọc sách. Đọc ba thư" ni nhức đầu lắm.
− Dạ.
Chị Thảo kéo ghế ngồi xuống, kéo mái tóc để trước ngực, một tay che ngang miệng.
Anh Đương với cuốn sách chị vừa để trên bàn:
− Đọc Heldegger. Xin khâm phục và chào. Nhưng anh phải giấu cuốn này đi, Thảo phải khoẻ đã mới đọc loại này được. nghe anh không? Anh cũng đang nhức đầu với mấy tên hiện sinh. Thảo đã đọc Camus chưa? Cũng chưa nhức đầu bằng thằng ccha Jean-Paul Sartre, cuốn Huis-Clos, kịch một màn, năm cảnh. Hôm nào anh phải bắt Thảo đọc. Mình phải đọc mới hiểu được sự vững mạnh của các nhà tư tưởng lớn của thế giới. Nói cho ngay, bọn nhà văn nước mình như con cóc ngồi đáy giếng. Anh phải học, phải tìm hiểu, Thảo biết, muô'n làm văn nghệ, văn nghệ chân chính, mình phải ý thức được sự vật, ý thức về chính mình....
Tôi ngoác mồm ra ngáp. chán qúa, tưởng anh chị ngồi tâm tình du dương, té ra đem tài học, tài đọc sách của mình ra khoe khoang. Tôi cũng đã đưỢc thưởNg thức tài nghê. của anh Vinh Đương qua một bài thơ làm gu8?i tặng chị Phương Thảo, ca tụng mái tóc, dáng đi của chị. Bài thơ cóp hết một nửa của Xuân Diệu, một nứa của Tố hữu, chả có đầu có đuôi. Nhưng chị Thảo quí lắm, ghép trong cuốn nhật ký bìa hồng. Tôi đã lén đọc được và mỗi lần trong thấy anh vĩnh Đương tô lại buồn cười. Và lúc này tôi buồn cười thật, qua cái ngáp, tôi phải cười để xua đuổi sự chán nản mệt mỏi đi. chị PhưƠng Thảo bỗng quay lại.
− Dung, rót nước cho anh Đương đi em. Chị nhờ một tí.
Lại giả dối, có anh Đương, chị cần phải tỏ ra đằm thắm nết na hơn nữa. Tôi giúp chị bằng một tiếng dạ dẽo nhẹo và tức thì đứng dậy pha hai tách trà nóng. Anh Vĩnh Đương nhấp ly trà lên, và dưỜng như không yên tâm với chiếc xe đạp khóa kỹ, lù lù nằm dựa nơi tấm bình phong, anh nhìn ra ngoài. Và để đỡ ngượng, anh nói về khóm Hải Đường.
− Cây hải đường nhà Thảo nhiều hoa ghê. Bên nhà anh ít hoa lắm.
− Dạ
− À, Thảo gặp Diệm My nhờ nhắn hộ đem trả anh mấy cuốn triết, anh ít gặp cô ấy lắm.
− Để con Kim Khánh qua rồi Thảo nhắn cho.
Anh Vĩnh Đương nhìn tôi. Tôi ngồi trên chiếc ghế nhỏ kê ở góc nhà, gần cái sập gụ. Anh hỏi:
− Năm ni Phù Dung thi há?
− Dạ cuối năm lận.
− Nghe nói gạo lắm phải không?
− Nó đi chơi hoài anh, nó con nít lắm.
Chị Phương Thảo đỡ lời. Tôi rung hai chân nhìn lơ ra sân. Chị Khánh đang lấp ló ở ngoài cổng, tôi nhìn ra vạ áo màu vàng chói của chị. Áo nàng vàng anh về thương hoa cú, cáo nàng xanh... tôi nhớ tới mấy câu thơ của thi sĩ Nguyên Sa và chạy ù ra cửa;
− chị HKánh. Để em mở cứa cho.
Tôi cầm một bÊn ghi đông xe của chị đi vào sân. Tôi chỉ cho chị nhìn chậu hoa cúc, những bông cúc màu vàng hcói như màu áo của chị.
− Chị coi hoa cúc đẹp không?
− Ừ đẹp
− Áo nàng vàng anh về thương hoa cúc. Anh Toan trồng chậu cúc đó chị Khánh. Áo chị vàng....
Hiểu ra, chị Khánh với tay qua bẹo vào vai tôi, tôi thả ghi đông, chạy tranh và cười lớn. Chị Khánh cũng cười:
− Thiệt thằng Toan không, lát nữa ta hỏi tội.
− Tôi gật đầu, chị Khánh mím môi đưa tay dọa đánh, rồi chị lại cười. Chị Khánh bạn của chị Thảo, đáng bậc chị, nhưng anh Toan cứ khen chị Khánh có duyên hoài. Mỗi lần chị tới là anh tránh mặt. Chị Khánh cũng ác lắm, trêu anh hoài: E6 Toan răng khi mô tau tới là mi lẩn mặt rứa, có chi mà mắc cở. Chị thảo cười: Nó chơi leo, đòi mê mi đó. Chị Khánh không vừa: Để tau làm cho nó một tá khăn lau cho sạch mũi đã.
Nhìn vào trong nhà thấy chị Thảo đang ngồi với anh Vĩnh Đương, chị Khánh dựng xe đạp, rồi kéo tay tôi tới đứng coi mấy bông hoa hải đường. Chị đưa tay sờ cánh hoa cứng, dày và thủ thỉ;
− Hoa ni là hoa vô duyên hí. Khi mô cũng nở, mi không có li^m sỉ, nở có mùa nghe không?
Rồi chợt nhớr achú Đặng đã có lần lôi vạt áo chị, chị khựng lại, nhìn quanh.
− Nhốt chú Đặng lại chưa?
− Rồi chị. Dạo ni chú hiền lắm.
− Hiền cũng không chơi. sợ thấy mồ tổ luôn.
Giọng chị Thảo gọi ra:
− Khánh đó há, vô đây.
− Thôi để mình đứng đây một tị cũng được.
− Vô đa6y.
− kệ tao mà.
Nhưng một tị của chị Khánh đọi cũng tới gần nửa giờ. Chị đứn gngắm cây hải đường, ngắm chậu cúc. Với tay bẻ mấy bông hoa ngọc lan. Ra gó sân hái được trái ô?i chín ăn gần hết mới thấy anh Vĩnh Đương lò đò đi ra. Đai nhai ngồm ngoàm thấy anh Vĩnh Đương chị Khánh vội ngậm miệng lại giả vò nhìn lên cây ngọc lan, cố đừng bụng đôi má vì đầy miệng ổi.
− Về nghe Phù Dung.
− Dạ
Tôi quay sang chị Khánh:
− Hê't màn ca vọng cổ rồi, chàng về bèo nước hai nơi....
Chị KKhánh che miệng cười khúc khích.
− Thảo ơi, ra đây mà coi....
Chị dịnh nói gì đó nhưng rồi quay ra phía cổng, sợ anh Vĩnh Đương chưa đi xa.
Chị Thảo gọi:
− Vô đây, tau đau mà.
− Đau mà tâm sự dữ rứa.
− Ừ, anh nớ hay nói chuyện dai, tau mệt bất chết...
Tôi xì một tiếng, bỏ đi xuống nấu lá xông chọ chị. Dì Tường ngồi khâu quần áo, thấy tôi lui cui, dì đứng dậy:
− Để đó, lên học đi tau nấu cho. Mà nó đau ra răng?
− Bạn tùm lum ở trên, đau làm bộ.
Tôi nói huỵch toẹt ra cho dì Tường biết. Tôi biết dì Tường chẳng ưa gì chị Phương Thảo, ghét chị Thảo tôi muốn kéo dì tường vào một phe. Dì choàng tay qua vai tôi:
− Mi thì thiệt, chị em chi lại không thương nhau. ai tới rứa.
− Anh Vĩnh Đương.
− Cái thằng đó tau chịu không nổi
Tôi cũng chịu không nổi cái cách thức làm dáng của anh Đương, nhưng chị Thảo chịu lắm, mê nữa là đằng khác. Trông cái dáng bề ngoài của chị lúc nào cũng thẹn thùng, ếnt na, nhưng bên trong, cõi lòng là một biển ửa. Chị là cái típ mê trai, mê tới chết được. Chị quen biết anh Vĩnh Đương hai năm, đi^`u chị hãnh diện với bạn bè là anh Vĩnh Đương trước đó theo tán chị Đông Sương, và nghe đâu gần được chị Đông Sương thì anh lại bị tiếng sét ái tình đánh bật qua chị Phương Thảo. Thế là hai người đẹp có nhiều lý do đê? ghét nhau thêm. Anh Vĩnh Đương con nhà giàu, có nhiều anh em đi học ở ngoại quốc, anh khá đẹp trai. Mọi bữa khác anh thường đi chiếc vespa, nhưng hôm nay không hiểu sao anh đi xe đạp. Chiếc vespa năm thời mười họa mới có dịp ra đường, chắc chỉ có những lúc tới thăm chị Phương Thảo tôi mới được nhìn thấy phố xá vì tôi thấy chiếc xe lúc nào cũng như mới. Tôi bỉu môi:
− Cháu cũng ghét anh nớ lắm. Mà bạn của chị Thảo người nào cũng thật khùng.
Dì Tường làm thinh. Tôi chạnh nhớ tới cảnh của dì, ba chục tuổi đúng, dì chưa được một người đàn ông yêu thương, nhưng tôi biết trong lòng dì ấp ủ nhiều mối tình tuyệt vọng. Tôi biết đến một tuổi nào tôi cũng trở thành một cái gai của dì như chị Phương Thảo ba6y giờ. Trớc mắt dì, tôi vẫn còn là một đứa con gái ngây thơ còn con nít và dì không thể ghanh tị với đứa con nít.
Tôi ngồi đun nồi lá xông cho chị Tháo, lòng buồn vơ vẩn. Tôi hay buồn vơ vẩn như thế, nhất la `khi ngồi một mình. Má tôi đi chợ về giao rổ thức ăn cho dì Tường, xong bà vù đi công chuyện. Trưa nay ba tôi không về nhà, dạo này để kiếm thêm tiền chi tiêu trong nàh, ba tôi phải đi bắt mạch, hốt thuốc cho một số nhà quen. Mới hành ghề trơ lại một năm, ba tôi có vẻ nổi tiếng lă"m. Như hôm nay có người đến mời ba tôi đi từ sáng sớm, nghe về đâu tận dưới Truồi, Má tôi có lý do để mấy dì cháu tôi ăn cơm ở nhà một mình lắm.
Trên nhà hình như chị Khánh đã ra về. tôi lại lo sửa soạn nồi lá cho chị xông. Thấy tôi đứng xớ rớ chị la lên:
− Đi ra cho người ta xông, đứng làm người ta bị òm.
Tôi khép cửa lại cho chị, chị vừa trùm mền vừa nói vọng ra:
− Trưa ni cho chị tôi cháo hỉ. Ăn cơm chắc không đưọc rồi.
Tôi nói lại với dì Tường. Công việc phục vụ chị PThao như vậy là xong. tôi định bỏ ra vườn học bài. Nhưng thấy tôi không tới thì con Cẩm lệ và con Đỗ Quyên tới. Hai đứa vừa vô đến sân đã réo inh ỏi:
− Phù Dung ơi, Phù Dung.
Tôi mừng rỡ chạy ra. Một buổi sáng chủ nhật thật vô vị nếu tôi không gặp được bạn bè, một ngày càng lạt lẽo hơn nếu tôi không thoát được ra đu8Ờng một vài phút. Hai đứa bạn tôi hôm nay vẫn áo trắng nhu mì, nhưng nhìn nụ cười của chúng tôi biết chúng đang có một kho chuyện vui nhốt trong đầu. Tự nhiên bao nhiêu buồn chán trong lòng tôi tiêu tan hết. tôi ghì ghi đông của Cẩm Lệ:
− Biết mà, mê tau lắm mà
− Hừ, anh giận ghê la('m, hẹn với anh răng không tới. Để hai anh đợi mòn héo ruột gan.
− Thôi em xin ỗi. Hôm nay bà mẹ trẻ em đau.
Tôi nói chữ bà mẹ trẻ với giọng hạ thấp. Chị Thảo có lỗ tai tiên cũng không nghe ra, huống chi lúc này chị trùm mên kíin mít để xông hơi lá nấu. Hai con bạn tôi dựng xe đạp. Tôi khoát tay hai đứa:
− Răng tới trưa rứa?
− Khỉ, đợi mi hoài. mi hứa tào lao. mi hứa qua rồi không qua chớ phải tụi tau mô.
− Tôi cười cầu hòa:
− Đà nói người ta lâm nạn mà
Cẩm Lệ tinh quái ngắt béng một bông hoa hải đường. Tôi hốt hoảng:
− Khỉ, giấu đi. Chị Thảo chị thấy chị nhăn như khỉ.
Cẩm Lệ cười:
− Nhăn mí chớ nhăn chi tau. Kệ mi.
Tôi kéo 2 đứa bạn đi vòng ra sau vườn:
− Ra đó trươ"c đi, Tau vô lấy vở, Còn học kịp mà.
− Mau lên tau đợi cùng đi luôn.
Tôi vào lấy tập sách rồi cùng với 2 bạn ra vườn. Đỗ Quyên vừa đi vừa bứt lá:
− Tau chịu vườn của mi qúa. Vườn của mi chắc giống vườn của cô Kim Cúc ngày trước. Vườn ai mướt qúa xinh như ngọc. Phù Dung ơi, tau cầu mong cho mi có một người thơ, mai mau lên nghe.
Tôi mỉm cu8ời. Tôi nghĩ chắc nụ cười của tôi rạng rỡ lắm. Tôi đã lớn chưa nhỉ? Tuổi tôi đã được quyền ước mơ những điều đó. Tới tuổi hay chưa, tôi vẫn mơ ước 01 chân dung người tình. Nhưng tôi cũng chưa muốn lìa đàn, rứt khỏi đời học sinh. Nếu phải lựa chọn, tôi chọn đời nữ sinh, chọn cổng trường vôi tím trước đã. Nhưng sao phải lựa chọn nhỉ.
− Coi cái con nó cười. Hợp ý cười duyên dữ.
Mùa nhãn lồng đã chấm dứt nhưng trên mỗi cây nhãn còn những trái cây khô lẻ loi sót lại. Mùa hè nghe chừng nuối trên những ngọn lá còn xanh. Vậy mà mùa thu rồi cũng sắp đi qua rồi đó. Mùa đông sẽ tới vội vàng hơn bất cứ mùa nào hết. Tiếng cười của Đỗ Quyên đã làm vỡ tất cả những mảnh buồn chưa kịp bám trong tôi.
3 đứa 3 tập vở, ngồi dưới những tàng cây nơi bến sông. Cả 3 nghịch ngợm bỏ thòng chân xuống mặt nước. Nhưng cả có cuốn sách nào được mở ra. Chúng tôi lại ríu rít nói chuyện. Từ chuyện trong cổn trường, chuyện ngoài cổng tru8ờng, chuyện riêng tư đời sống mỗi đứa. Thành phố này hết sức nhỏ bé, chuyện quẩn quanh 1 lúc đã đụng chạm rất nhiều người. Tôi đụng đến Gia Chi, cô bạn mới của Đỗ Quyên.
− Sáng thứ bẩy mi đi học với con Giao Chi, không thèm đợi tụi tau.
− Nó qua rủ tau. Đi với nó có răng mô.
Cẩm Lệ hờn hỗi:
− Tau không muốn ai xen vào 3 đứa. Chỉ nên có 3 đứa thôi.
− thì tau có thân với nó mô. Nó cũng tội, nó hiền lắm.
− Rứa là mi thương nó rồi.
− Thì tự nhiên ghét nó hà?
Tôi bướng bỉnh:
− Tau không thích con Kim Chi, nó con nhà giàu, làm bộ. Tau ghét con nhà giàu lắm. Tau nghe nhiều tiếng đồn về nó. Nó có bồ từ năm 13 tuổi.
− Kệ nó, mình chơi với nó chớ có chơi với tai tiếng của nó mô. Tụi bây thiệt hẹp hòi.
Tôi hẹp hòi lắm, tôi ghen với Đỗ Quyên và Cẩm Lệ. Tôi không muốn thêm một người bạn nào chen vào tình thân 3 đứa. 3 đứa mình coi nhau như chị em, đừng bao giờ giận nhau, xa nhau. thỉnh thoảng chúng tôi cũng giận nhau, nhưng chơi 3 đứa thật tiện lợi, lúc nào cũng có 1 đứa ở phe giữa để dàn xếp. Những vụ giận hờn nhau không khéo dài được bao lâu, và sau đó, chặt chẽ bền vững hơn nữa. Cẩm Lệ thường nói về tôi:
− Con ni về sau lấy chồng chắc ghen dữ lắm. Chồng mi phải là 1 người khổng lồ mới chịu đựng được những con ghen của mi.
Tôi không cần phải là 1 người khổng lồ. Tôi ghen vì lòng tôi ích kỷ, vì tôi cho rất ít, lựa chọn kỹ, tôi không muốn phung phí. có lẽ vì thế mà tôi nổi tiếng khó tánh trong việc lựa chọn bạn bè. Thấy tôi làm thinh, Đỗ Quyên tưởng tôi giận, nó lơ sang chuyện khác:
− Kệ nó. Mi không chơi thì thôi. À, hái khế ăn đi.
− Tau sợ lắm. Cây khế gần nhà ông điên.
Ông điên đây là chú Đặng tôi. Giờ này chú bị nhốt trong căn nhà nhỏ ở cuối vườn. Ở đó có cây khế thiệt ngọt. Đứa nào cũng ham ăn khế nhưng ớn tới gần căn nhà nhỏ đó. Lỡ chú Đặng trông thấy thì sao. Không đợi chú la hét, nói nhảm, chi?nhìn dôi mắt chú thất thần, lờ đờ như mắt người chết là chúng cũng đủ chết khiếp. Tôi ít sợ chú Đặng, có lẽ trong nhà tôi ghét chú nhất, và chú tử tế với tôi nhất. Chút ghét mẹ tôi một cách rùng rợn. Từ ngày chú phát khùng, không bao giờ chú gọi mẹ tôi bằng chị nữa, chú gọi là con mụ nọ, mụ kia. Tôi chắc chắn mẹ tôi cũng ghét cay ghét đắng chú. Nhiều lần mẹ tôi bàn với ba tôi gửi chú vô nhà thương điên, nhưng ba tôi không muốn. Làm như thế cũng mất danh giá gia đình nhiều lắm. Dù để chú ở trong nhà cũng là để đằng sau bức bình phong. Bức bình phong, cánh cửa trú ẩn của người dân Huế đó chắc không bao giờ mục cả.
CL^. ngắt ngan ý nghĩ của tôi:
− Mi đi hái khế ra đây ăn.
Tôi lười biếng lắc đầu. Mùa này có nhiều sâu khế, những con sa6u màu xanh như lá non, có nhiều khía, đụng và da gãi tới chảy máu chưa hết ngứa. Đỗ Quyên cười:
− Mi sợ ông điên.
− Ông điên nớ là chú tau, mi đừng có nhắc.
− Xin lỗi hí.
Tính Đỗ Quyên bộp chợp nhưng rất tốt. Nó phải sinh ra để làm con trai mới đúng. Nhưng vì đã lỡ sinh ra làm con gái, nó chơi với bọn tôi, nó cứ phải cố gắng học theo ít vẻ yểu điệu, dịu dàng. Thỉnh thoảng, nó quên, để lộ tính nết đàn ông của nó làm cả bọn cười ngất. Một con voi làm vẻ thục nữ. Duy Phước thường phê Đỗ Quyên một câu như thế làm cô nàng tái mặt, lịm cười. Cẩm Lệ đỡ thay cho tôi:
− Đừng có ăn khế. Mùa ni có sâu. Dễ sợ, tau sợ nhứt là sâu rọm, rồi tới sâu khế.
Tôi nhớ tới những cây phượng ở sân trường. Mùa này lá vừa vàng, trên cây cũng có rất nhiều sâu. Những con sâu nhỏ, rớt từ trên cành cây xuống, đeo lủng lẳng trên những sợi tơ. Các chị lớn sợ sâu bám vào tóc không dám dẫn nhau đi dạo dưới những tàng phượng nữa. Nhờ vậy cỏ rất xanh, nhờ khí hậu tốt và sương trời, chứ không vàng võ như các thi sĩ, văn sĩ thường tả cỏ vàng úa mùa thu. Buổi sáng sớm đi tới trường, chúng tôi nhìn thấy những váng nhện giăng nhên cỏ và những hạt sương li ti bám vào, lóng lánh bao mòn dần dưới ánh nắng non buổi sáng.
Không biết tụi nó có nghĩ như tôi không mà chúng nó nhìn ra phía dòng sông. Tôi thích đôi mắt của Cẩm Lệ lắm. Mát nó đen, lông mi dài rợp, lông mày thật thanh tú. Nhưng Cẩm Lệ ơi, tóc mi hơi dày. Coi đời mi vất vả. Tôi đưa tay vuốt tóc bạn:
− Cắt tóc bớt đi, dài qúa rồi Lệ.
− Cắt cho bà già chửi. Mẹ tau dị lắm, mi coi tau mặc áo bông bà cũng chửi, cắt bớt tóc bà cũng chửi. Vô lý tau để dài rồi bối củ hành như bà.
− Mạ mi còn đỡ. Mạ tau thì cứ bắt tau kẹp tóc lại, mạ tau nói để tóc như con ma rà. Mạ tau mà thấy con DPhước chắc mạ tau háy cái đứt đuôi con mắt.
Tôi buồng tay vào tóc bạn:
− tóc mi dày qúa.
− Tóc dày ra răng mi?
− Người ta noi tóc dày vất vả.
Tôi muốn nói tiếp tóc dày đa dâm như mấy bà xưa ví von nhưng sợ Lệ buòn. Cẩm Lệ cũng đa cảm lắm. Tụi bạn đặt cho nó là con thạch sùng đa cảm. Trong một bài học về môn anh văn năm đệ thất, chúng tôi có học một bài nói về đại hội hoa bên một bờ hồ do chú thạch sùng tổ chức. Bài đó kết luận bằng câu: Từ đó chúc thạch sùng trở nên đa cảm. Tội nghiệp, chú thạch sùng đa cảm đó được gán qua cho Cẩm Lệ một cách oan ức, vì nó không thể ví với một con thạch sùng. Con thạch sùng có thể đẹp hơn nó, nhưng cũng có thể xấu hơn nó.
Đỗ Quyên hát khe khẽ:
− Mạ ơi ông Chánh đòi hầu.
Mua chanh bồ kết gội đầu cho thơm.
Con Cẩm Lệ mới gội đầu bồ kết nì, tau thấy tóc mi thơm mùi bồ kết.
− Ừ, tau gội đầu khi túi, hong không kịp không. Ngồi hong tóc mà mạ tau chửi như tưới hạt sen. Nì, Phù Dung, có khi mô mi chán gia đình không?
Tôi cũng có nhiều lúc chán gia đình lắm chứ. Chán tới nồi trước khi ngủ, đầu óc làm những chuyện phiêu du tưởng tượng. Tôi hăng hái:
− Răng không, nhiều lắm.
− Tau cũng rứa. ĐQuyen góp.
− Mấy bà già như càng lúc càng xa mình hàng vạn cây số. Răng họ cứ bắt mình phải như họ hí??
− thiệt tau ghét qúa. Khi xưa ai cấm duyên bà, bây chừ bà già bà cấm duyên tui. Rứa mà mình chưa có chi, tới tuổi mấy bả gả chồng chắc chết qúa. Mạ tau chửi suốt ngày. Con gái chị đoảng hậu không lo làm lụng trong nhà, chỉ biết diện. Mạ tau thiệt hủ hậu nhứt Huế.
− Mạ tau cũng nhứt.
− Thôi mạ tau đứng hàng nhì rứa. Hạng nhì mà cũng teo thịt teo da.
Cả ba đứa cùng phá ra cười, cười vui mà trong lòng ngậm ngùi. Tôi nghĩ tới mẹ tôi hầu như không lúc nào bà ngớt gắt gỏng với con cái. Nuôi con gái là nuôi giùm người ta, chừng ni tuổi không nhờ rồi để người ta nhờ. Nghĩ thế, các bà bắt tội con gái đủ thứ. Chị Phương Thảo cũng đã qua thời kỳ như tôi, không hiểu sao chị ấy không thương tôi. Bây giờ chị lớn, mẹ tôi để thì giờ cho chị trang điểm làm một cô gái đài các để kén rể. Tâm lý của người đàn bà nào cũng giống nhau, lúc nhỏ hận mẹ cha, lớn lên trút hận đó vào dâu con. Chắc như thế mà các bà mẹ chồng người Huế nổi tiếng khắc nghiệt với con dâu. Nhưng đầu óc non dại của tôi lúc nào cũng chỉ lẩn quẩn trong thành phố Huế. Bầu trời bên ngoài thành phố còn bao lạ qúa.
Ngồi học, chơi với nhau một lúc Cẩm Lệ và Đỗ Quyên phải về. Về trễ bà già tế cho mà nghe. Chúng nó le lưỡi dài như ma khi nói ra câu đó. tôi đưa chúng nó ra cửa. Chị Khánh cũng về từ lúc nào, tôi nhìn thấy anh Toan đứn glù lù ở cửa lớn. Anh Toan hay đứng như thế, dựa người vào thành cửa và nhìn ra sân. Đừng tu8Ởng anh mơ mộng hay đang nhớ tới một cô nào. anh đang lảm nhảm ôn lại bài vở hay cố nhớ một công thức, một phương trình toán học. Nhiều lúc tôi không hiểu những người con trai như anh Toan tôi sinh ra để làm gì? Thuở nhỏ sống thật nhỏ bé, yên lặng trong gia đình, rồi đi học, gạo từng chữ, cố đậu đạt. Sau đó, lấy vợ dẻ con, đi làm quần quật nuôi con. Rồi bổn phận đối với ông bà, mẹ cha, rồi cột chặt trong bổn phận và thành phô 'này. Không, nếu tôi là con trai. Trời ơi, bầu trời bao bọc quanh thành phố còn rộng lớnq úa, tôi là chim, bay đến chết, đến rã cánh chắc cũng không hết được.
Tôi muốn vòng theo lối ra bê'p để tránh anh Toan. Anh Toan ghét bọn bạn tôi lắm. Nhất là con Đỗ Quyên. Anh thường phê bình: Con nớ ai mà rước chắc về nhà nó làm chủ gia đình, đàn ông làm vợ. Người chi mà cục mịch.
− Mắc mớ chi đến anh.
Tôi thường bênh bạn, nói với anh như thế. Phù Dung này chỉ sống vì bạn bè. Phù Dung không thể hòa hợp với gia đình. Trong gia đình, Phù Dung cô đơn lắm. Phù Dung, tôi đó. tội nghiệp tôi qúa.
− Ê, Dung, tới tao biểu.
Cực chuyện đã, tôi phải quay lại, đi tới bên anh.
− Dạ.
− Mi không lo học hành, cứ bạn bè hoài.
− Dạ mô có. Tụi em ra vườn học bài thi.
− Dừng có lấy vải thưa che mắt thánh. Học kiểu chi mà cười rúc rúc. Nì tao noái cho biết, mi là em út mần chi tau chịu được, chớ mấy đứa con gái đó qua chơi, xuống bến tắm tau ghét lắm. Con gái chi mà ba nhe rứa.
− Tụi nó là bạn em mà.
− Không bạn chi hết. Bửa ni mi còn rủ tụi nó tắm là tau đập chết.
Tôi phụng phịu, món cõ để doạ nạt con trai, dù người con trai đó là anh ruột mình, bao giờ cũng là những giọt nước mắt. Tôi xịu mặt, buồn buồn, rồi chớp chớp đôi mắt. Đôi mắt tôi long lanh liền, long lanh và những giọt nước mắt như muốn ứa ra. Trong gia đình, thỉnh thoảng tôi là nũng với anh Toan được. Anh Toan tuy khó tánh, nhưng trước con gái hay mủi lòng. Và buồn cười lắm, càng mủi lòng anh càng đổ quạu. Thâynét mặt của tôi, anh cằn nhằn:
− Mới noái rứa, ai mần chi mà xịu mặt xịu mày.
− Chút chi anh cũng la em.
− Có thương mới la. Tau là anh, tau phải dạy mi chớ.
− Dạy chi mà hở mô la đó.
− Mi cải nữa hả? Răng mi hay cải rứa?
Tôi đưa tay dụi mắt:
− Ai mượn anh không thương em.
− Vô duyên, con gái mà nói vô duyên. Đi vô nhà đi.
− Anh ghét bạn em mần chi.
− Tau có ghét mi mô.
− Ghét bạn em là ghét em rồi.
− Có rứa mà cũng khóc. Tau ghét nhìn con gái khóc lắm.
− Xì.
Tôi xì một tiếng rồi nhoe nguẩy bỏ đi. Chừng đó đủ rồi, thêm nữa là anh sẽ nổi cục. rồi chị Thảo chạy ra, rồi dì Tường. Lát nữa mẹ tôi cũng biết. tôi ưa câu 1 sự nhịn 9 sự lành áp dụng trong gia đình này lắm. Những mâm cơm bị đá văng ra sân, những trận làm tình làm tội của mẹ tôi. Những sự nhịn nhục của ba tôi, giúp tôi hiểu muốn được yên thân trong gia đình này là phải biết lường sự chừng mực nào.
Buổi trưa mẹ tôi không về, chỉ có mấy dì cháu. Chị Thảo ăn cháo ở trong phòng của chị. Dì Tường nhờ tôi bưng cháo cho chị Thảo với câu nộp độc ác:
− Cháu bưng lên cho cô nương, cô nương xực cho rồi.
chữ cô nu8ơng cũng là một tiếng gọi đùa mà cũng là 1 tiếng nguyền rủa nữa. Người ta hay dùng chữ này để chỉ nhu8~ng người có tính đồng bóng, hay những người có xác thịt mà hồn ma quỷ. tôi bưng cháo cho chị Thảo mà cứ cười thầm hoài. Cô nương đang nhõng nhẽo, kén chồn g. Cô nương chỉ nhõng nhẽo với mấy anh chàng dại gái chớ sức mấy nhòng nhẽo được với dì cháu tôi. Chị Thảo uể oải ngồi dậy:
− Chạy đi mô mất biệt. Tau gọi hoài không có.
− Em học ngoài vườn.
− Tau đau là phải ở trong nhà. Tau cần miếng nước miếng nôi tau sai.
Chưa có chồng mà chị Thảo đã đủ đức tính làm 1 bà mẹ chô`ng khắc nghiệt. Tự nhiên tôi nhìn thấy khuôn mặt chị Thảo bớt đẹp. Ai biết đâu đó, ra đường chị Thảo nết na nhứt Huế, dịu dàng nhứt Huế. Cõi lòng chị Thảo đen như bùn, vây mà ra đường chị vẫn làm được một bôn sen.
Ăn cơm xong tôi muốn ngủ một giấc để buổi chiều tỉnh táo đi ra phố. Tôi phải đi ra đường. Chiều mùa thu đẹp thế nà, lai là một buổi chiều chủ nhật, không ra đường tôi sẽ nhớ nhung biết bao nhiêu thứ. Những con đường trải nhựa màu huyền, những bóng cây xanh, những ngọn lá vàng mùa thu rơi lả tả. Con đường nào ở Huế cũng ngắn, sự mô mộng bị ngắt quãng, nhưng rồi lại tiếp nhau. Nằm 1 mình trong phòng, tôi nhớ tới lớp học. Giờ này lớp học vắng hoe, và bàn ghế tha hồn vương tay vươn chân, nở nang hết cỡ. Chúng nó có nói chuyện với nhau không nhỉ? Còn những chiếc tên được khắc năm này qua năm khac trên mặt gõ nữa, có ai nhớ chúng như tôi nhớ chúng trong 1 ngày nghỉ học không? Những hàng cây, bãi cỏ trong sân trường nữa. Tôi có cảm tưởng như trong trí nhớ của tôi, những ngon lá ngọn cỏ trong sân tru8ờng đang mang 1 bộ mặt hết sức ủ ê, mong đợi.
Còn 1 việc quan trọng nữa chớ. Tôi có hẹn v'i cô Tịnh Nhơn của tôi, chiều chủ nhật tôi tới nhà. Giờ này chắc cô đag nghỉ trưa. Cũng có thể cô đang ngồi với đàn mèo của cô. Đàn mèo của cô Tịnh Nhơn có tới hơn chục con, con nào cũng xinh đẹp, mũm mĩm. con nào cũng có chiếc mũi đỏ hồng, có bộ lông mướt. Nhưng không con nào giống cô Tnhơn của tôi ở đôi m('t. Trời ơi, nếu còn thi sĩ HMTử, nếu anh chàng thơ hay ngất trời đóo được nhìn đôi mắt cô Tnhơn thì chắc chắn anh chàng sẽ diên lên, sẽ chết trong đôi mắt đẹp đó trước khi chết vì bịnh cùi.
Đôi mắt cô Tịnh Nhơn đu màu, khi tôi nhìn thấy đen thẳm, khi tôi nhìn thấy cả bầu trời xanh, khi thì nâu ngời như nắng mùa hè còn lóng lánh. Đôi mắt của cô phan chiếu tất cả mọi màu sắc thơ mộng nhất của từng khoảng đời người. Nếu tôi làm được thơ.... sao tôi yêu thương cô Tịnh Nhơn c? tôi qúa đỗi thế này. Nhiều lần ngồi bên cô, tôi muốn được cô ôm. Thèm muốn ghê gớm. Hoặc rất thơ mô.ng, thèm được cô dẫn tôi đi trên những lối đi đầy lá vàng mùa thu. Nhưng không bao giờ, lúc nào tới thăm cô tôi cũng thấy cô ngồi cô đo8n 1 mình, cô đơ với loài người nhưng đàn mèo bao xung quanh, ríu rít bên cô. Và cô mỉm cười, cô nhìn tôi. Đôi mắt cô đố ai nhìn cô hoài mà không nhớp mắt quay đi trước.
Tan học cô thường ngồi xe xích lô trở về nhà. Tôi ưa nhìn cô ngồi trên xe xích lô nữa. Cô hay mặc những màu áo buồn. Học trò thương cô nhiều lắm, nhưng trong số đó, tôi biết cô thương tôi nhứt. Nhiều chuyện kể về cô. Cô sống một mình mồ côi cha mẹ từ nhỏ. 1 mình tự phấn đấu với đời sốn g. Cô Tnhơn của tôi can đảm biết bao nhiêu. Cô còn hay đi chùa nữa, đi chùa cô mặc áo màu lam, nước da cô trắng xanh, màu áo kói hương làm cô tinh khiết như một vị thánh. Nhiều đứa tranh nhau để thương cô, để được cô thương. Và tôi sung sướng nhận sự ghen hờn từ mọi phía, mọi lớp, được độc quyền cô thương mến.
Tôi phải chuồn ra để đến thăm cô Tnhơn. Nhưng lúc này phải nghỉ trưa đã. Nằm 1 mình là tôi suy nghĩ vẩn vơ. Tới tuổi tôi có nhiều thứ để nghĩ ngợi, để mơ mộng vĩn vông. Người ta bảo nhưng tháng năm đẹp nhất đời người là những tháng năm của tuổi thơ. Với tôi, tôi không cho thế, những tháng năm đẹp nhất đời người là những tháng năm dậy thì, bắt đầu biết mơ mộng, biết yêu, biết đón nhận, biết sung sướng khổ đau vì equ. Tới tủi tôi có vô vàn thứ tình equ trong lòng, vô vàn cảm xúc, vô vàn mơ ước. Nhưng sao tôi bảo tôi phải ngủ trưa mà tôi cứ nghĩ viễn vông. Cái đầu óc đầy ắp sự tưởng tưo8.ng, đầy ắp thương em, đón nhận của tôi ơi, tha cho tôi 1 phút nhé.
Tôi nhắm mắt, trong màu đen thẳm còn ngời lên những màu mè của tia mặt trời dọi và những lá cây xanh lay động.
Tôi ngủ một giấc khá lâu, và tỉnh dậy vì những âm thanh đâu đây thật ồn ào. 1 vụ cãi nau bên hàng xóm? Hay ai bị đánh đập la hét quanh quất gần đây. Tôi bàng hàong ngồi dậy, 1 giấc mơ êm đềm nào đó bị ngắt quãng và chìm trong tri nhớ 1 cách oan ức. Tôi nghe ra tiếng mẹ tôi. Giọng bà the thé như những bà đồng. chỉ thoạt nghe, tôi đã lạnh xương sống:
− Đứa mô. Hỉ? Đứa mô thả chú Đặng ra rứa. Hỉ? Đứa mô nói tao nghe coi nà.
Toi hoảng hốt đứng bật dậy. thôi chết rồi. Buổi trưa khi đem cơm vô cho chú Đặng, khi trở lại lấy chén bát cho dì Tường rửa, t^i đã quên không khóa cửa lại.. Giữa lúc trưa, chú Đặng thoát được ra ngoài, hậu qủa sẽ vô cùng tai ác. Chỉ có tiếng mẹ tôi the thé tiếp tục:
− Đồ ăn hại. Tau biết mà. Tau đi 1 chút là ở nhà tan hoang. Tau hỏi đứa mô thả chú Đặng ra.
Tiếng dì Tường rụt rè:
− Em không biết. Nếu em biết em đã đem chú vô nhốt lại.
− Ở trong nhà răng cái chi cũng không biết.
Giọng anh Toan:
− Chắc con quỷ Dung, con nớ đem cơm chớ ai. Đúng rồi mà. Nó đem cơm rồi nó quên gài cửa.
− Dung, Dung.
Giọng mẹ quát như muốn đổ mấy bức tưỜng cũ. Tôi chạy ra.
− Con Dung mô. Ra biểu coi.
− Dạ thưa mạ...
− Mi mần chi trong đó?
− Dạ...
− Ngủ trưa. giờ ni còn ngủ trưa. Thằng cha mi chớ ngủ. Ăn với ngủ cả ngày. Tau hỏi tại răng mi đem cơm vô cho chú Đặng mà không gài cửa?
Tôi biết chuyện gì đã xảy ra rồi. Trước sân, cái chậu kiểng quí giá nhất của ba tôi đã bị vỡ vụn. Chiếc chậu bằng sành, khảm hình rồng phưo8.ng. Ba tôi quí lắm. ĐÃ có lần 1 ông phủ đến hỏi mua với giá rất cao nhưng ba tôi đã từ chối, chậu sành hchỉ trồng một cây hoa mộc, ba tôi tỉa cành lá rất kỹ cây mộc có hoa trắng lốm đốm, rất thơm. Tôi chết sững trước sự đã rồi. Mặt mày tôi tái mét.
− Dung. Mi câm hả?
Mệ tôi lại quát lớn. Tôi run rẩy:
− Dạ con quên.
− Quên cái mã cha mi chớ quên, ông nội mi cha quên. Quên chi mà vô hậu tế đợi rứa.
Chị Thảo không biết đã hết cơn đau chưa, cũng lò dò đi ra. Chị không binh tôi còn để thêm 1 câu như xối cả lít dầu xang vào ngọn lửa đang bốc cháy:
− Nó mà nhớ cái chi. Tới tuổi rượng rồi. Cả gnày 3 rượng với mấy con bạn. Thằng Toan coi mà xé 3 bài thơ bài thẩn của nó đi. Cả ngày chép thơ không rứa? Đồ con gái thúi.
− Viết thư cho ai? Cho trai phải không? Mã cha mi, tau gọt tóc, tau cạo đa6`u bôi vôi chơ không phải chơi mô.
Dì Tường nhìn chị Thảo với đôi mắt ghét bỏ nhất đời. Dì bên tôi:
− Viết thư chi mà viết. Chị chỉ bày đường cho hưu chạy. Thơ bài nó học nó phải chép. Mình nói cái chi cho đúng chớ la oan nó răng đu8ợc?
− mi binh nó. Minh binh rồi mi chửi lại tau?
− Cái chi phải thì thôi. Nói phải chớ không binh.
Tôi nghẹn ngào nhìn chiếc chậu sành đa vỡ. Cây mộc bật cả rễ nằm lăn lóc trên đất vụn còn lẫn lông gà lông vịt. Ba tôi vẫn chăm bón phân cho những chậuu hoa đặt trước sân. Lát nữa ba tôi về? Không, ba tôi chỉ ôm bụng tiếc thầm, tiếc đến đứt ruột gan ba tôi cũng chỉ càu nhàu vài tiếng, mà càu nhàu một mình nghe thôi. Tôi thương ba tôi qúa.
− Dung.
− Dạ.
− Dạ cha mi. Răng mi vô ý rứa?
− Thì lỡ rồi, chị giết nó có còn không?
Mẹ tôi trút cả hòn núi lửa nóng nảy lên đầu dì Tường:
− Mi nữa. Mi binh há? Binh ông nội mi cha binh. Bởi cái mặt đó, cái tính đó mà ế chồng. Mi ở 30 năm nữa không có a i rước.
Như bị đâm trúng cuống rốn, dì Tường bỏ đi. Tôi có cảm tưởng như nơi dì những giọt nước mắt tủi hận đang lăn xuô'ng. Chị Thảo góp vô:
− Con nớ đoảng lắm mạ nợ. Thôi lỡ rồi mạ.
− Lỡ, lỡ. Cứ làm lỡ rồi để đó hả?
− Chơ mần răng chừ.
− Để thằng cha mi về đây. Thằng cha mi về đây mà không dạy mi thì tau đi cho cha con mi ở với nhau. Trời đất ơi, răng mà tui cực với con với chồng ri nì trời.
Thấy mẹ tôi muốn làm dữ, anh Toan quay lại nạt tôi:
− Còn đứng đó nữa. Cút đi cho khuất mắt.
Anh Toan sợ mẹ tôi bạt tai tôi, nên giả vờ nạt nộ đuổi đi. Tôi biết điều đó nhưng tôi chẳng thèm biết ơn anh. Tôi là đứa yếu đuối, bị lép vế nhất trong gia đình. Mẹ tôi chỉ hợp với chị Thảo, anh Toan là con trai, mà con trai độc nhất, mẹ tôi nể. Còn tôi, đứa con út. Con út trút gia tài. Gia tài này có nghĩa là cả sự thương yêu hay cả sự oán hờn, cũng mạt nữa. Nhưng tôi bất hạnh. Chỉ có ba tôi thương các con công bằng, nhưng mẹ tôi đã ghét thì ba tôi không dám công bằng nữa. Tôi lủi thủi bỏ đi vào nhà như một con mèo vừa bị một cái đá như trời giáng vì tội ăn vụng. Khi vào tới phòng tôi ôm mặt khóc. Khóc không phải vì bị mắng, mà tôi tiếc chiếc chậu kiểngg. Càng ngày gia đình tôi càng mất mát đi những kỷ vật của tổ tiên, nhưng phong thể gia đình ngày ngày lũ lượt ra đi, để gia đình tôi chỉ còn lại cái vỏ mục, phải sơn quết bên ngoài hàng chục lớp sơn che giấu.
− Con Dung đi mô rồi. Ra biểu đây.
Lại tiếng mẹ tôi gọi. tôi chùi nước mắt, cố lấy dáng tự nhiên đi ra. Thấy tôi khóc bà lại dám nổi sùng lắm. Mẹ tôi đang ngồi 1 mình nơi bộ bàn ghế kiểu cổ có chạm rồng phượng, khảm xà cừ. có lẽ đây là bộ bàn ghế quí giá nhất còn sót lại trong nhà tôi. Tôi khép nép:
− Dạ mạ gọi on.
− Vô mặc áo dài, chải tóc tai rồi đi thu nốt mấy cái hụi giùm tui. Mơi cô đi học ai dám sai cô.
− Dạ thưa mạ, để con đi.
− Thưa với dạ. cha mi cha chưa. Đưọc cái mặt lì lì giống thằng cha mi như đúc.
Chị Thảo lại đi ra:
− Mi tạt qua phố mua cho tau chục quít. Quít hương cần nghe khhg?
− Có biết quýt hưo8ng cần không đã nà. Con nớO biết chi mà mua.
− Có biết đã nạ. Tau đau, lạt miệng bắt chết.
− Dạ biết.
− Đi mau mà về, rượng theo mấy con bạn về tau đập chết.
− Dạ.
Xách xe đạp ra đường, tôi như người vừa được thả ra khỏi ngục. Tôi đẹp xe thật chậm, con đường Vỹ Dạ không thẳng, hơi vòng. 2 bên đường, nhà nào cũng có vường cây xanh ngát. Gió đẩy tà áo tôi bay phơ phất đằng sau, và bầu trời trải rộng vô cùng, gợn những đám mây trắng nhỏ bé, lạc lõng. Những đám mây như chia buồn cùng tôi và sắp từ giã tôi để phiêu bồng trong vũ trụ rộng lớn. Tôi đưa khăn tay chụi mắt. Tôi không muốn khóc ngoài đường, mà tôi cũng không còn gì để khóc nữa, sự u uất của tôi đã được bầu trời rộng lớn xóa mất.
Tôi ghé vô nhà mấy bà bạn của mẹ tôi. Thưa bác thưa bà, dứng khép nép, lễ phép qúa đáng. Chỗ thu được tiền chỗ còn khất lại. Xong tôi qua phố mua quít cho chị Thảo. Trên đường về tôi ghé nhà tô Tịnh Nhơn. Tôi đẩy cánh cửa nhỏ, 2 hàng chè tầu cắt xén đều đặn dẫn vào 1 chiếc sân có cây dạ hương. Cửa nhà cô đóng kín, tôi đưa tay đẩy cánh cửa sổ, hy vọng nhìn thấy cô TNhơ đang ngồi với đàn mèo của cô. Ngồi cô đơn, buồn bã. Tôi yêu vẻ cô đơn của cô biết bao nhiêu. Tôi cũng cô đơn, buồn bà, nhất là buổi chiều hôm nay, sau khi vừa bị cả nhà xú lại mắng mỏ.
Tấm màn gió được bàn tay tôi lùa qua bên, vừa 1 chỗ cho mắt nhìn. Bên trong, đèn điện sáng trưng, nhưng cô Tịnh Nhơn của tôi không ngồi lẻ loi. Cô đang có bạn. 1 cô giáo dạy trường Đồng Khánh tôi quen mặt nhưng không học cô, cô Khánh Minh, cô dạy các lớp thất, lục. hình như nơi mắt cô Khánh Minh có ngấn lệ, và cô Tịnh Nhơn đang giơ ngón tay trỏ vẽ nhăng nhít trên mặt bàn.
Tôi đứng lặng đi trước cảnh đó, lòng tôi dâng lên 1 nỗi uất nghẹn. Họ thân nhau quá, tâm sự với nhau. Cô Khánh minh đã dành hết bao nhiêu tình thương mến nơi cô Tịnh Nhơn dành cho tôi rồi. Bàn tay tôi thả tấm màn gió ra lúc nào không biết nữa, tôi quay mặt ra sân, nhìn lên những cành lá ngọc lan đang xoè lớn để che những búp hoa trắng nuốt. Tất cả như đều muốn lẩn tránh tôi, xô đuổi tôi ra khỏi vuông sân nhỏ.
Tôi lên xe lủi thủi ra về. Trời còn nhiều nắng, nắng chảy từng miếng vàng non trên mặt sông. Đằng trước tôi, đằng sau lưng tôi, nhiều cô áo trắng đẹp xe về phía Vỹ Dạ. Tôi biết các cô đi đâu rồi. Họ rủ nhau về ăn bánh bèo Tây Thượng hay đi ăn chè Vỹ Dạ chi đây. Tôi có cảm tưởng như con chim lạc bầy đang cố đuổi theo đàn bay phía trước, rồi muốn lượn lờ theo đàn bay ở đau. Hình ảnh cô Tịnh Nhơn hết lẻ loi làm trái tim tôi bị thương tổn.
Lúc tôi về tới nhà, chiếc chậu kiểng bể vẫn còn nằm ngổn ngang. Mẹ tôi ngồi têm trầu nơi chiếc sập gụ. Ba tôi đã về, tôi không nhìn thấy ông, nhưng trông thấy cái mũ và cái áo treon ở nơi cái đinh, trên chiếc cột bự. Có lẽ ba tôi nằm nơi chái sau, chỗ ba tôi dùng làm phòng đựng sách vở mấy đời truyền lại. Tôi không thích vào đó, mùi hôi mốc nhiều năm tích tụ, sặc sụa, vô tới là muốn nhảy mũi, choáng váng.
− Lấy được không Dung?
Mẹ tôi nhìn tôi hỏi. Tôi đưa số bạc đã thu được. Bà cằn nhằn:
− Còn con mụ Thiện, con mụ Mơi chưa đưa phải không?
− Dạ họ hẹn vài bữa nữa.
− hẹn hoài. Mi không có miệng đòi há? Đi đòi nợ mà không dám mở miệng ai ngưỜi ta đưa. Noái mạ tui không cho mắc lại nữa. Miệng mồm để mô hết.
− Dạ con noái như lời mạ dặn mà mấy bác noái chưa có. con biết mần răng.
− Cái mặt mi chỉ biết rượng với ăn thôi mà. Đồ vô tích sự.
Tôi lủi thủi đi thay áo. Sợ đối mặt lại với mẹ, tôi bỏ xuống bếp với dì Tường. Dì Tường mách:
− Mới đại náo trong nhà đó mi.
− Ai đại náo?
− Ba mi với mạ mi chơ ai. Ba mi vừa về là mạ mi tùm lum tà la rồi. Thiệt chán.
− Ba cháu mô rồi.
− Mô đó không biết.
− Mạ noái ba chuyện chi?
− Thì chuyện ông Đặng chơ chuyện chi. Đay nghiến om sòm, ba mi chịu chi thấu. Ba mi tức quá đi ra sân, đá qua đá lại mấy miếng mảnh sành cho đỡ tức. Tau chưa dọn cơm, dọn cơm ông dám liệng cả mâm cơm ra sân lắm.
− Rứa chị Thảo?
− Con nớ há? Ui, noái mần chi tới tiểu thư. Tiểu thư ở trong phòng, tiểu thư bưng tai bịt mắt, ai chết mặc ai, miễn tiểu thư sô'ng, tiểu thư đẹp, có nhiều trai theo.
Biết dì TưỜng sắp lôi chị Thảo ra mà nhiếc móc. Tôi đứng dậy:
− Quên, cháu mua quít cho chị rồi mà chưa đưa, để cháu đi đưa. Dì sắp cơm để cháu mang ra cho chú Đặng.
Tôi đem quít cho chị Thảo. Chị chẳng thèm nhín nói: Để đó. Chị nằm đắp chăn ngang ngục, mái tóc xòa trên gối, dáng nằm chị rất dễ thương nhưng giọng nói của chị chẳng dễ thưuơng chút nào. Tai ương cho anh Vĩnh Đương. Chúc 2 người gánh cho nhau tính nết khật khùng. Tôi khép nhẹ cửa phòng chị, gây 1 tiếng động nhỏ dám bị chị nạt cho mấy tiếng lắm
Dì Tu8ờng đã xếp cm và thức ăn lên cái mâm nhỏ để tôi đem ra cho chú Đặng. Dì bắt tôi ôm thêm bộ quần áo:
− Noái chú thay đi nghe. Người chi mà nhớp.
Tôi đem quần áo và cơm ra vườn, đi tới góc cây khế. Căn nhà nhỏ vuông vắn như cái phòng để đồ cũ cửa đóng im ỉm. Tôi gõ cửa:
− Chú Đặng. Chú Đặng ơi.
Không có tiếng trả lời. Tôi lại gõ cửa:
− Chú Đặng.
− Đứa mô. Đứa mô kêu rứa?
− Cháu, cháu Dung đây chú.
− Dung hớ. Có tau đây.
Tôi mơ khóa, cẩn thận hé cửa chui vào liền và đóng cửa lại. Tôi phòng trường hợp chú Đặng đang lên cơn điên. Nhưng chú hiền khô, đang ngồi trên giu8ờng. Tôi chưa tin hẳn, nêN hỏi:
− Chú ngồi mần chi đó?
− Ngồi chơi. Mi biết trời sắp lụt rồi không?
Tôi nhẹ nhàng đặt mâm cơm xuống:
− Răng chú biết?
− Tau nghe mái nhà kêu rắc rắc. Từ khi hồi tói chừ tau đang lo, cứ giơ tay lên chờ nhà đổ là đau đỡ. Mi co ichừng.
Tôi cười, gắp thức ăn vào chén, đưa tận tay chúu:
− CHú ăn cơm đi. Ăn cơm rồi chú kể chuyện đời xưa cho cháu nghe với.
− Không, tau không ăn cơm.
Tôi dỗ dành:
− Ăn đi chú.
− Con Tường đút cơm tau mới ăn. Con Tường mô rồi, Răng tau sọ con nơ qúa rứa.
Tôi lại phì cười. Đú Đặng sợ dì Tường lắm. Mỗi lần chú trông thấy dì Tường cứ mắt la mày lét như đứa con ít văng vụng. Chắc tại dì Tường hay săn sóc chú, mà lối săn sóc của dì không được dịu dàng. Tôi hỏi chú:
− Răng chú sợ dì Tường. Dì hay đánh chú há?
− Đánh tau. Không, hồi nhỏ nó rượt tau.
− Chú thương dì Tường không?
Tôi chỉ hỏi cho có chuyện, nhưng chú Đặng co người lại:
− Tau mô dám, con nớ dễ sợ rứa.
− Răng chú muốn dì đút cơm cho chú ăn?
− Mô, tau muốn khi mô.
Tôi đưa chén cơm tận tay chú:
− Chú ăn đi. Cháu ngồi đây chơi với chú. Chú ăn xong, cháu dẫn chú ra vườn chơi.
− Thiên hí. Răng ba mạ mi ác quá, nhốt tau trong ni, noái tau điên khùng. Tau mà điên. Mi coi tau có điên khi mô không?
− Tầm bạy, ai nói chú điên?
Chú Đặng và 1 miếng co8m, mếu máo:
− Mi coi ba mạ mi cho tau ăn cơm với cức. Hôi quá.
tôi gắp 1 miếng thịt bỏ vào chén cho chú:
− Chú nói tầm bậy rồi. Cháu lấy cơm cho chú cháu lấy toàn thức ăn ngon. Cháu thương chú lắm.
− Ngoài trời đẹp không Dung?
Chú bỗng hỏi 1 câu làm tôi sững sờ. ngoài trời có đẹp không Dung? Chú Đặng tôi đâu có điên, chú còn có 1 tâm hồn thi sĩ. Những lúc như thế này chú tỉnh táo lắm. tôi nói:
− Đẹp lắm. Ăn cơm xong cháu dẫn chú đi dạo.
Chú Đặng và vội chén com. Tôi lấy cho chú 1 bát nữa. Chú ăn hết. Hôm nay dì Tường xếp cho chú nhiều thức ăn ngon. dì nói: Chút nữa mâm cơm nì dám liệng ra sân lắm. Để cho chú Đặng ăn kẻo uổng. tôi nghĩ tới bữa cơm chiều sắp tới mà không muốn trở vào nhà chút nào. Chú Đặng tôi tuy mất trí, nhưng rất hiền lành. Lâu lắm chú mới lên cơn 1 lần. Chú đập phá bất ngờ, nhưng trường hợp này ít khi lắm. Bình thường chú rất hiền, hiền tới tội nghiệp.
− Tau không ăn nữa mô. Tau không ăn.
Chú Đặng đưa tay ra hất chén cơm. Xuýt chút nữa thì chén cơm rơi xuống dất. Chú lắc đâu quầy quậy như 1 đứa bé đang hờn dỗi. Tôi phì cười:
− Không ăn thì thôi chơ chú mần chi lạ rứa?
− Tau không ăn. Tau không ăn.
− Cháu dẹp hí.
Chú Đặng gật đầu, rồi chú nói:
− Mi tử tế. Con Tường mà tau không ăn là nó bắt tau ăn. Nó trợn mắt, mắt nó như con sư tử. Úi cha, dễ sợ.
Tôi đẹp mâm cơm qua 1 bên, rồi nói chuyện tiếp với chú:
− Mai cháu đem giấy vô xếp ghe thuyền cho chú chơi nghe.
− Mà trời có mưa không đã?
− Mưa mần chi?
− Mưa mình thả thuyễn. Thuyền trôi đẹp lắm.
− Mùa ni không mưa.
− Rứa thì thôi. Tau không chơi thuyền.
Chú ngồi rút 2 chân lên giường. Tôi nhìn chú, cảm thấy thương chú muốn đứt ruột gan. Nguyên nhân nào hiến chú điên loạn tôi không đưọc rõ lắm. Chỉ nghe ba tôi nói lại ngày xưa chú học giỏi lắm. Đáng lý ra chú cũng phải ra làm quan, nhưng vì phúc nhà kém, chú bị mắc bịnh tàng, chữa trị cách gì cũng không hết. Từ đó chú mất trí luôn. Tôi không tin thế, hình như chú có bị chuyện gì oan ưc lắm, phải xúc động lắm mới điên dại như thế. Trong nhà, trừ anh Toan và tôi, ai cũng biết nguyên nhân chú Đặng điên, nhưng không 1 người nào hé răng kể cho tôi biết. Mà chú Đặng chú không còn nhớ gì hết. Tôi có cảm tưởng như gì Tường rất rõ chuyện chú Đặng. Dì cũng săn sóc chú Đặng rất chu đáo, dì hay nhìn chú bằng con mắt xót thưo8ng. Chị Phương Thảo thì thật vô tình, chị chỉ biết chị, ngoài ra, chị không cần biết tới ai hết.
Thấy chú Đặng ngồi buồn bã, tôi nói:
− Cháu dẫn chú ra vườn chơi hí?
− Không, tau không đi m^ hết.
− Rứa chú ngồi mần chi. Thôi cháu vô nhà nghe.
− Đừng, mi đừng đi.
Rồi chú bỗng hỏi:
− Mi tên chi tau quên rồi?
− Phù Dung
Chú reo như 1 đứa con ít:
− Phù Dung, tên đẹp quá. Tên hay quá. Ai đặt cho mi.
Tô lại cười:
− Chú nói tầm bạy không. Ba chơ ai.
− Ba mi?
− Dạ.
− Ba mi. Ba mi dễ thương lắm. Mà mạ mi, mạ mi là con quỉ.
Chú bỗng nối giận bất thình lình. Tay chú nắm chặt lại. Chú giơ nắm tay lên như muốn đấm vào ai. Tôi níu tay chú:
− CHú Đặng.
− Đừng gọi tên tau. Tau là Hoàng Đế.
− Chú là Hoàng Đế lận à?
− Ừ. Tau là Bảo Đại.
Tôi cười ngất. Khi chú nói đùa, chú quên cơn giận vừa rồi. Thấy tôi cười, chú cũng cười. Tôi không hiểu vì sao khi nhắc tới mẹ tôi, chú lại nổi cục. Mẹ tôi, khi nhắc tới chú Đặng, bà cũng không vui. Thấy cú cườii được, tôi đề nghị đưa chú ra vườn. tôi cầm chặt tay chú Đặng.
Vườn cây xanh rờn, xanh hơn bất cứ màu xanh nào tươi mát. gió lùa trên tóc tôi, mơn man da thịt tôi. Cả chú Đặng cũng thế, mái tóc dài cắt bê bối của chú cũng bay tung theo gió. Tôi dẫn chú đi từng góc vườn, chỉ cho chú từng thứ cây. Có cây chú nhớ tên, có cây chú quên. Tôi nhắc cho chú từng tên cây, từng thứ cỏ. Và tôi chỉ cho chú coi mặt sông.
− Sông đẹp quá chú hí?
Chú rùng mình:
− Đẹp chi mà đẹp, ngó dễ sợ rứa. Ba mi cứ liệng tau xuô'ng sông bắt tắm, bắt bơi. Tau mà bơi là cá nó ăn thịt.
− Mai cháu bắt mấy con cá nấu canh cho chú ăn. Đừng sợ.
− Tau sợ con Tường. Nó dữ hơn cá nữa.
Chú lại nhắc dì Tường. tôi qua chiện khác:
− Chú có ưa ăn khế không?
− Khế chi?
Nói xong chú vỗ tay reo như trẻ con. Trên cành cây không có gì hết nhưng chú cứ nhìn mãi, rồi chú lẩm bẩm 1 mình những gì tôi nghe không rõ. Sợ chú nổi cơn điên bất thình lình, tôi đưa chú vô nhà. Buổi trưa chú vừa làm bể chậu kiểng, như vậy bịnh chú nặng hơn trước. Mọi khi, chiều chiều tôi vẫn thả chú, đưa chú lên nhà cho đi lui đi tới trong sân. Nhưng nay thì không đưo8.c rồii. Tôi đành lòng phải đem nhốt chú lại.
Nghe tiếng khóa lách tách ớO bên ngoài chú biết là tôi đóng cửa. Chú Đặng hoảng hốt đưa tay đấm lên cửa:
− Mi nhốt tau. Tau có là khỉ vượn chi mà mi nhốt.
Tôi nói vọng vào:
− Chú nằm nghỉ đi, lát nữa cháu ra dẫn chú đi dạo.
− Cho tau coi đám rước hí?
tôi dạ 1 tiếng thật to để chú yên tâm. Mà chú yên tâm thật, tôi không nghe chú kỳ kèo gì nữa. Tôi bỏ vô nhà. mâm cơm đã dọn trên bàn ăn nhưng chưa ai ngồi vào cả. Dì Tường đang tựa cửa nhìn ra sân. Anh Toan ngồi học gần chiếc bể cạn. thấy tôi, dì Tường nói:
− Vô mời ba mạ ra ăn cơm giùm chút Dung.
tôi đi mời. Mẹ tôi lắc đầu bảo no không ăn. Ba tôi nằm vùi ở chái hà đựng sách. Không ai thèm ngó tới mâm cơm hết. Buổi ăn chiều chỉ có tôi, dì Tường và anh Toan. Anh Toàn lầm lì ăn. tôi biết rằng đêm nay anh sẽ thức suốt đêm, học không vô, ngủ không được. Và anh dám lầm lì suốt ngày này sang ngày khác, để chịu đựng thêm những phiền muộn của gia đình.
Ăn cơm xong tôi rúc dưới bếp với dì Tường. Dì Tường rửa chén bắt tôi ngồi chầu 1 bên. Con ở lo cho con Vện ăn, con Vện no nên quá, hôm nay chú tha hồ đớp thức ăn ngon. Cơm canh dều ế 1 lượt, chỉ có chú chó là hưỞng đủ.
− Tối ni con ngủ với dì nghe.
Nhưng dì Tường nhăm mặt:
− Thôi lên nhà ngủ đi. Mạ mi lại nói tau đeo mi, làm mi mất học.
Rồi dì hỏi:
− Chú Đặng ăn hết cơm không?
− Tôi dò xét:
− Hết, mà dì nì. Răng chú Đặng ghét dì ghê rứa.
Dì TưỜng mỉm cười, nụ cười không buồn không vui. Dì đứng dậy, vương vai:
− Ôi hoi đâu mà để ý. Chú điên chú noái tầm bậy đó.
Và dì muốn xua đuổi tôi:
− Lên nhà đi. Mạ mi thấy chửi bây chừ.
Tôi muốn thân với dì Tường cũng không được nữa. Lủi thủi đi lên nàh 1 mình tôi buồn hiu. Bóng tối đã trôi đầy chiếm sân, tràn vào nhà từ lúc nào. Tôi nghe tiếng chị Thảo kêu. Chị Thảo giọng gay gắt:
− Vô bật giùm ngọn đèn. Tắt cái quạt đi. Lạnh bất chết.
Chị có thể đứng dậy làm những việc đó nhưng chị không làm. Tôi bất mãn cùng mình. Nhung nghĩ mình là đàn em, chị Thảo quyền uy nhất nhà, tôi âm thầm chịu đựng. Chưa hết, chị sai tôi lấy nước, giăng mùng, bỏ quần áo gặt. VÀ như chưa đã ghét bỏ tôi, chị còn đay nghiến:
− Rồi rảnh thì lo học hành. Mi mơ mơ mộng mộng tau đập chết.
− Sáng mai chị đi học không, em kêu.
− Chết cũng đi, ở nàh mà thúi ruột ra luôn há.
Tôi biết chắc chắn chị thích ở trường hơn ở nha `. Chị thích buổi chiều tan trường hơn là cái sân trong nha. Chị đi xe đạp, anh Vĩnh Đương luôn luôn chờ chị, đạp xe đạp theo sau. Đến khoảng vắng họ đạp song song. Áo chị thảo bay phất phới và anh Vĩnh Đương chỉ vịn 1 tay trên ghi đông để tỏ ra mình có dáng hào hoa phong nhã. Cặp đó dù sao cũng xứng đôi vừa lu'a.
Còn tôi, tâm sự lắm ngổn ngang. Tôi mong thoát được khỏi tay chị Thảo. Chị không đủ việc để sai tôi hoài. Tôi thoát ra khỏi phòng chị với những bước chân như chạy.
Học bài, làm bài cho ngày mai cũng đủ vất vả. Hôm nay tôi chưa học hành được gì. Giơ này Đỗ Quyên và Cẩm Lệ chắc cũng đang chúi mũi học như tôi. Bài vở ở nhà trưỜng bỗng khô như đá. Tôi nhớ 1 câu thơ của Xuân Diệu:
"Những chồng sách nặng khô như đá.
Ruộng gió đồng trăng anh ấy đi."
Những cuốn sách tôi đang cầm nặng khô như đá. Nhưng hôm nay trời không có trăng. Ruộng gió đỗng trăng cũng không có, tôi lấy gì đây để mơ mộng. Cắn ngón tay, tôi ngồi thừ người nhìn ra ngoài cửa sổ. Hồn tôi đang theo dòi 1 ruộng gió, 1 đồng trăng trong tưởng tượng. Nhưng rồi tôi phải dẹp bỏ hình ảnh mộng mơ đó để trở về thực tế với những cuốn sách khô. Ngày mai vào trưỜng tôi phải thuộc bài, phải có đủ bài làm ở nhà để nạp. Thầy chê bạn cười, điều đó làm tôi xấu hổ lắm. Tôi vẫn muốn được làm 1 học trò ngoan trước khi trở thành 1 người tình ngoan. Trời ơi, cứ những ý nghĩ đó làm sao tôi thuộc bài được.
Phải vất vả lắm, tới gần 12 giờ đêm tôi mới xong bài vở ở trường. Giờ này chắc con Cẩm Lệ, con Đỗ Quyên đã đi ngủ. Cô Đỗ Quyên thường khoe: Trời sinh ra tau để che chớ cho bọn đàn ông yếu đuối. Tau phải giữ cái sức khỏe trời cho đó. còn tôi, tôi chỉ là 1 cô bé gầy gò, và đêm khuya, tôi thường sinh tình lãng mạnh. Tôi tắt ngọn đèn lớn, bật ngọn đèn nhỏ trên bàn. Tôi dem tập thơ vừa mới chép ra mân mê, đọc kỹ từng bài. Tôi ước ao tôi sẽ làm được những câu thơ hay như thế. Tôi đã nuôi mộng từ bao giờ và giấc mộng đó càng ngày càng lớn dần mãi.
Tôi vẽ nhi nhăng lên 1 miếng giấy để trên bàn. Những hình thù, những bông hoa, chữ ý và cả những vần thơ không tròn vận nữa.
Trời thật mát, những con gió mùa thu về đêm thật dịu dàng lùa trong lá cây gây những tiếng động nhỏ. Lát nữa đây sương thu sẽ rơi, và sáng mai, nếu tôi dậy sớm, tôi có thể hứng đủ sương thu để rửa mặt, và đi chân dất để giằm lên cỏ đầy sương. Bến sông sẽ mù mịt. Nhưng cũng chưa đẹp bằng những đêm có trăng, sươngg mù lung linh, và những tiếng hò xuôi ngược trên sông mắc trong vùng mù sương đó, và chỉ tan đi khi mà sương đã tan.
Nhưng dù tưởng tượng, dù mơ mộng, đầu tôi cũng không xếp đặt được 1 câu thơ. Vẽ lăng nhăng, viết chi chít đầy trang giấy, tôi cũng phải buông màn đi ngủ. Tìm giấc ngủ cùng không dễ dàng gì vì tôi bận vướng mắc 1 hình ảnh mà: Đôi mắt thơ chàng như ải vân... Vướng mắc cho tới lúc tôi ngủ, những ải vân không ngừng trôi dài trong cơn mộng.
Thời gian được những cơn mơ đẹp rất ngắn, Phù Dung ơi. Tôi nghe lời bảo nhỏ bên tai thế trước khi rơi vào giấc mơ.