tám
Hồi Ký

Buổi chiều ngày 12-9-1999 mới chính thức là ngày cuối cùng tôi chia tay với Uyên Thao, người bạn đồng nghiệp viết văn làm báo và là bạn tù với tôi. Tám giờ sáng mai, anh và gia đình lên đường sang Hoa Kỳ định cư. Những lo lắng, những lao đao, những dịch vụ gì đó vô cùng tôi thôi đã khép lại sau lưng gia đình anh. Nhưng anh vẫn nói với tôi, như bao nhiêu người đã nói:"Khi nào máy bay cất cánh mới thật sự an lòng. "
Đúng vậy, buổi chia tay này vẫn có thể coi là "tạm thời" cho đúng thủ tục mà thôi. Điều chắc chắn là bây giờ tôi và Uyên Thao ngồi với nhau ở đầu chung cư Nguyễn Chiến Thuật, hút với nhau những điếu thuốc Bastos nội hóa. Nói chuyện và những nhắn nhủ lào lao giữa kẻ ở người đi.
Chúng tôi còn quá ít thời giờ để ăn với nhau một bữa cơm chia tay ở quán cơm Bà Cả Đọi như tôi đã hẹn với Uyên Thao. Từ nay đến sáng mai còn mươi tiếng đồng hồ nữa chứ mấy.
Tôi hứa với Uyên Thao:
- Tao tin rằng mấy chục năm nay tao không sống vô ích và cũng sẽ không vô ích vào những ngày còn lại. Tao và mày chẳng dám hứa sẽ còn gặp nhau ngày nào đó, vì tụi mình già cả rồi, biết sao mà hẹn. Hãy ghi nhận lại hình ảnh cuối cùng của nhau chiều hôm nay, uống từng lời nói của nhau.
Uyên Thao nói:
- Tao còn một điều ân hận là không lo được cho Đoàn Tường, hắn ta yếu lắm rồi, ngày hôm trước hắn nói như trăn trối với bạn bè như người sắp chết. Tháng cuối cùng ở Việt Nam, tao cố gắng làm việc, vừa dịch vừa gõ máy thuê hy vọng kiếm ra được ba triệu đồng, tao dùng hơn một triệu trả nợ, một triệu kia để lại cho Đoàn Tường chữa bệnh, mà cuối cùng người ta trả cho tao có hơn một triệu. Tao trả nợ không đủ... Mày ở lại đến thăm hắn cho tao. Hắn hiện đang ở trên làng Báo Chí.
Đoàn Tường lức là nhà văn Lý Hoàng Phong, anh ruột của thi sĩ Quách Thoại, một nhà thơ nổi tiếng thuở nhóm Sáng Tạo ở miền nam Việt Nam. Lý Hoàng Phong, tức Đoàn Tường nay đã 75 tuổi, trước kia từng là chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ, biên lập viên bình luận Đài Phát Thanh Sài Gòn, chủ nhiệm nguyệt san Quê Hương, tuần báo Thế Kỷ 20, Hiện Đại. Tác giả tập truyện ngắn Người giết người, truyện dài Sau cơn Mưa. Anh có danh, nổi tiếng ở khoảng thời gian trước năm 1975. Sau năm 1975 anh im hơi lặng lặng như nhiều anh em văn nghệ chuyên nghiệp miền Nam khác. Có chuyện đau lòng xảy ra cho gia đình anh, chỉ đến ngày anh phải mang vợ con về Làng Báo Chí bên kia cầu Sài Gòn, mà trước đây gọi là cầu Xa Lộ. Nơi trú ẩn cuối cùng của những người có dính dáng đến nghiệp báo chí, văn nghệ nếu căn nhà nào đó của mình ở làng còn. Đoàn Tường vẫn còn chút may mắn.
Tôi hứa với Uyên Thao:
- Tao sẽ đến thăm Đoàn Tường, giữa tao và anh ấy cũng có chỗ thân lình và hiểu hoàn cảnh của nhau.
Buổi sáng hôm sau, ngày Uyên Thao và gia đình lên đường ở phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cũng lên đường bằng chiếc xe Vélo Solex ra xa lộ vượt cầu Sài Gòn sang làng Báo Chí thăm Đoàn Tường.
Làng Báo Chí, quê hương thứ hai của những người hành nghề báo chúng tôi thuở trước, nay thay đổi nhiều. Nhiều nhà cửa, vi-la mọc lên, kiểu cọ lùm lum. Chủ nhân đích thực của những căn nhà trong làng bây giờ chẳng còn bao nhiêu, đếm trên đầu ngón tay, những chủ nhân mới tôi hoàn toàn không biết. Xưa kia tôi cũng có một căn nhà trong làng, rồi vật đổi sao dời... Tôi đành quên, như người khác đã quên nhiều anh chị em làm báo. Nhưng làng đó đến nay vẫn mang tên là làng Báo Chí. Hỏi đến, ai ở vùng đó cũng biết. Tôi đã vào làng và phải hỏi thăm đường, điều đó chứng thực cho lời nói của tôi.
Căn nhà của Đoàn Tường ở dẫy 1, bên cạnh mấy căn nhà cao tầng, kiểu cọ rất mô đen. Căn nhà đó nguyên trạng như căn nhà Nghiệp Đoàn Báo Chí trao cho anh em ký giả hội viên hồi 40 năm về trước. Mái tôn, gạch lốc xi măng, một khoảng sân nhỏ trước mặt nhà, khoảng tường dệu dạo ngăn cách.
Tôi đứng trước cổng nhà Đoàn Tường tức Lý Hoàng Phong gọi cửa một lúc lâu. Chó bị nhốt trong nhà xua rộn lên, một lát, đứng ngoài cổng tôi thấy một người lom khom đi ra... Đúng là anh Lý Hoàng Phong. Cánh cửa ra vào được mở, Lý Hoàng Phong gầy rộc, trắng xanh, giọng anh mệt mỏi:
- Ai đó?
Tôi xưng lên, tự tay mở cổng vào sân. Anh đưa tôi vào nhà, anh thật sự mệt mỏi, nói nhát gừng:
- Tôi mệt, mệt lắm, thằng con tôi mới đi chợ mua đồ ăn cho tôi. Bác sĩ nói tôi cứ ăn cơm gạo lức muối mè, đừng ăn chuối nữa. Tôi ăn chuối thay cơm bí cả đường tiểu tiện đại tiện.
Quái lạ thật, tôi nghe anh nói như thế là lần đầu. Tại sao vậy? Tôi không biết nữa, và cũng không hỏi tới. Tôi biết anh mệt gần như người kiệt sức. Anh cho biết anh ăn riêng. Tôi hỏi anh nấu lấy ăn à? Anh trả lời không, thằng con trai thất nghiệp của anh đi mua cơm gạo lức người ta nấu sẵn bán.
Tôi đoan chắc một điều là anh hoàn toàn suy dinh dưỡng, có nhiều lần anh nhịn ăn đến kiệt sức. Anh trở nên xa lạ với thịt cá và đồ ăn bổ dưỡng khác. Thực tế anh lấy đâu ra tiền để tự bồi bổ cho mình. Lòng tôi quặn thắt trước tình trạng ấy. Anh như một người bị bỏ quên, và tự an phận trong sự bỏ quên ấy.
Tôi nhìn quanh căn phòng khách, không có một thứ gì đáng giá. Không có tivi, radio. Chỉ có một tủ sách với những ngăn trống huếch và một tủ thờ bố mẹ anh.
Anh kể với tôi, giọng vẫn mệt mỏi rằng căn nhà ở làng này sở dĩ còn là do bố mẹ anh về ở đến lúc chết, mấy năm gần đây. Nếu không thì anh cũng chẳng biết về đâu...
Tôi hiểu hoàn cảnh thật của Đoàn Tường- Lý Hoàng Phong từ sau ngày 30-4-75. Gia đình anh có nhà ở gần cổng xe lửa Trương Minh Giảng (nay là đường Lê văn Sĩ ). Mảnh đất ấy của bố mẹ vợ anh. Anh lấy vợ, về ở nhà vợ, cùng vợ xây dựng nên một căn nhà khang trang. Chủ quyền căn nhà vẫn là tên bố mẹ vợ anh. Bố mẹ vợ mất, căn nhà ấy như của con cái, rồi ngày 30-4-75 người chiến thắng vào thành phố, trong đó có người anh ruột thịt của vợ anh từ miền Bắc vào, đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách, tìm cách giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội mới có lại cuộc đời, nếu không nói là thuở "quân hồi vô phèng".
Người anh, lúc đó là cán bộ, trong khi chờ đợi nhà nước cấp nhà, vào chung hộ khẩu với nhà Đoàn Tường. Chuyện đương nhiên thôi, và ông ta như một lá chắn che cho gia đình Đoàn Tường.
Gia đình Đoàn Tường được hưởng ít nhiều ân huệ của người chiến thắng. Anh Tường không phải đi tập trung học tập cải tạo như những anh em văn nghệ sĩ, ngụy quân, ngụy quyền. Con trai lớn của anh trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đi chiến đấu làm nghĩa vụ quốc tế ở bên Căm Pu Chia, do bọn Khờ Me đỏ đang làm chuyện diệt chủng man rợ chính dân tộc chúng, là dân tộc anh em với dân tộc ta, môi hở răng lạnh. Gia đình Đoàn Tường tình nghĩa anh em như thể tay chân, vậy cũng được đi. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bông, anh em nào đỡ được cũng mừng cho anh em ấy. Tôi nhớ có lần cách đây hơn hai mươi năm, thuở tôi còn lang thang chợ trời. Tôi và Trần Lê Nguyễn có ngồi uống cà phê với Đoàn Tường, trước một ngân hàng ở mé Chợ Cũ, nơi Đoàn Tường được tiếp tục công tác ". Ai cũng mừng cho anh gặp may mắn. Mặt tiền căn nhà của anh trở thành quán cà phê do vợ và con gái anh đứng bán.
Khoảng năm 1990, khi Tú Kều đi tù về, chính tôi đưa Tú Kều đến thăm anh tại liệm cà phê trên. Đời sống anh khi ấy cũng bình thường trong kinh tễ thị trường. Mặt ngoài thì như thế nhưng bên trong có vẻ gì khúc mắc. Tôi biết tin đứa con trai lớn của anh đi
nghĩa vụ quân sự không về nữa, không phải cháu đã bỏ mình vì nghĩa cả, mà cháu thề rằng không bao giờ trở về căn nhà ấy. Chúng tôi không tiện hỏi sâu, cặn kẽ hơn.
Cho đến những buổi sáng, cách nay chừng mười năm. Tôi thấy Lý Hoàng Phong gần như có mặt thường xuyên mỗi sáng ở sạp báo của Nguyễn Kinh Châu. Chúng tôi vừa ngồi uống trà vừa đọc báo giải khuây. Vì hầu hết anh em chúng tôi mất sức lao động cả rồi, nên phải nhờ vả vợ con, đôi khi bạn bè ở nơi xa giúp đỡ Thường gọi là cứu đói, cứu thôi chứ không xóa được ở tại nơi đó cũng là chỗ thông tin chd nhau, kẻ còn người mất, kẻ sống ngất ngư như con tầu lướt sóng, kẻ ở người đi hoặc biết với nhau về hoàn cảnh gia đình của nhau. Không biết vì cảnh giác cao hay tất cả anh em chán chuyện thời thế, nên quyết nhiên không ai bảo ai đều lánh xa những tin thời sự có tính cách chính trị nên chẳng bao giờ có chuyện bị đánh giá là phản động". Có sự theo dõi nào không tôi không biết, cũng chẳng cần biết thì đúng hơn, nhưng nếu có thì chỉ là chuyện vô ích mà thôi.
Tại địa điểm này, tôi được biết gia đình Đoàn Tường có chuyện chia chác gia tài giữa vợ anh và người anh ruột.
Ông anh ruột là cán bộ nhà nước đã được nhà nước cấp nhà ra ở riêng, nhưng chính căn nhà của cha mẹ để lại, ông ta thấy cũng phải được chia phần theo luật thừa kế.
Thế là căn nhà mà gia đình Đoàn Tường đang ở, đang sinh sống phải bán đi để chia gia tài. Chính vì vậy đứa con trai lớn của Đoàn Tường từ Căm Pu Chia về bất mãn mới nổi khùng lên rồi bỏ nhà ra đi biền biệt với một lời thề không bao giờ quay trở lại. Đứa con gái bị dẹp quán cà phê to tiếng với mẹ rồi bị tâm thần. Đoàn Tường trở thành kẻ đứng ngoài, sáng sáng ngồi ở sạp báo Nguyễn Kinh Châu buồn hiu hắt. ít khi anh nói gì, anh tiêu cực hay chán nản chẳng ai biết, nhưng nỗi đau chắc là có đấy. Có người gặng hỏi, anh chỉ trả lời vắn tắt, tôi chẳng có gì, mặc họ với nhau.
Một thời gian sau vắng bóng Đoàn Tường ở sạp báo của Nguyễn Kinh Châu. Anh em nói chuyện chia chác nhà, ra lòa kiện tụng cũng đã xong, anh Tường cùng đứa con gái điên lên làng báo chí ở. Tôi biết về Đoàn Tường - Lý Hoàng Phong có thế thôi.
Hôm nay ngồi trước mặt anh, tôi chỉ thấy anh suy nhược quá rồi. Căn nhà của anh lặng lẽ, dù rằng anh có vợ và có con cùng chung một mái nhà. nhưng hình như ai cũng sống riêng với mình. Bên cạnh phòng khách có hai phòng nhỏ, cửa đóng kín mít, một lát cánh cửa phòng bên ngoài mở, một cô con gái từ đó đi ra. Anh Tường nói là con gái anh, cô ta lặng lẽ xuống nhà rồi ới lên ngay, lại trở về căn phòng của mình đóng kín. Một lát sau nữa, cánh cửa phòng thứ nhì mở, một người đàn bà đi ra. Đó là chị Đoàn Tường, chị chào hỏi khách hoạt bát, rồi chị lấy xe đạp ra đi. Anh Đoàn Tường hỏi bà đi chợ đấy à, chị không nói. Một lúc sau chị lại trở về, chiếc giỏ xe trống rỗng. Chị vào trong phòng, khóa cửa cẩn thận. Theo như Uyên Thao nói với tôi thì chị cũng man man mất rồi.
Tôi nhìn căn nhà trống trếnh loang, căn nhà như không có sinh khí...
Đoàn Tường hỏi tôi Uyên Thao đâu, tôi chỉ tay lên trời. Anh có vẻ ngạc nhiên. Tôi nói rõ hơn:
- Hắn đang bay trên trời, hắn đi Mỹ.
- à à tôi có nghe nói.
Câu chuyện chúng tôi nói với nhau chỉ ấm ớ như thế cho đến lúc trời sắp về trưa, tôi lên đường trở về thành phố.
Lần sau tôi lên làng báo chí, cũng với mục đích thăm Đoàn Tường, mang quà cứu trợ của anh em ở nơi xa gửi về cho anh.
Cũng dáng chậm chạp ấy, hôm nay thì cậu con trai có nhà, gọi là cậu bé nhưng cũng phải trên hai mươi tuổi, bảnh trai ra phết, như Đoàn Tường ngày xưa, thuở tôi mới gặp anh. Anh giới thiệu cháu bây giờ thất nghiệp, ở nhà với anh. Tôi ra vẻ khuyên cháu chịu khó săn sóc bố. Cháu vâng dạ thật lễ phép, hỏi thăm về gia đình tôi, công việc làm ăn của tôi, tôi nói chú "làm thinh", chú cháu mình đều làm thinh. Tôi thấy Lý Hoàng Phong thoáng mỉm cười. Hình như nụ cười của anh thật hiếm hoi.
Tôi thấy ngổn ngang trên bàn những cuốn sách. Tôi lật xem, lất cả đều là sách dậy nấu ăn, những món sơn hào hải vị. Anh hoặc cháu đang đọc những cuốn sách ấy, đang tự chế biến những món ăn ngon của ba miền đất nước, những món ăn hàm thụ.
Quà cáp của anh em đây, anh có thể thực hiện được một vài món ăn cho thạp khẩu vị, anh không cần phải thưởng thức món ngon bằng cách hàm thụ nữa. Tôi chắc chắn những món ăn đó phải ngon lành vì có chất ngọt của tình nghĩa bạn bè.
Anh viết một mảnh giấy cám ơn anh em, rằng quà cáp mặn nồng đó đã đến tay anh. Tôi ra về cũng thấy lòng thơ thới hân hoan.