rận chiến tranh Crimea diễn ra trong hai năm, từ 1854 đến 1856, nơi được nhà văn Tolstoï đến tận nơi, sống, nhìn cảm... và viết thành tác phẩm Sebastopol, là một trận chiến gây ra bởi chính sách hiếu chiến của Nga hoàng Nicholas I. Vị quân chủ Nga La Tư này là vị vua độc tài nhất trong tất cả những vị vua độc tài của lịch sử quân chủ Nga. Nga hoàng Nicholas I luôn luôn tìm cách bành trướng thế lực và biên giới nước Nga về phía biển Balkans và Bosporus. Để chống lại sự bành trướng này của Đế quốc Nga, hai nước Anh Pháp phải đồng minh với nhau và dùng quân lực ngăn cản. Về phía Anh và Pháp, mặc dầu họ mở chiến tranh với Nga để bảo vệ những quyền lợi riêng của đất nước họ, nhưng họ vẫn gọi cuộc chiến tranh này với danh hiện cao đẹp là “cuộc chiến tranh của văn minh chống lại man dã”. Như vậy một bên là quân Nga, một bên là Liên quân Anh-Pháp, bắn giết nhau ở biển Crimea. Rồi quân Nga bị vây trong thành phố hải cảng Sebastopol. Cả hai phe đều vi phạm những lỗi lầm quan trọng về chiến thuật, chiến lược. Con số tổn thất của hai phe đều lên cao. Ngưới ta ước lượng rằng sau hai năm chiến đấu trong Sebastopol bị bao vây và tấn công, quân đội Nga thiệt hại khoảng hơn 100.000 binh sĩ thương vong trong khi Liên quân Anh-Pháp mất tới 500.000 binh sĩ. Hậu quả quan trọng nhứt của trận chiến tranh Crimea, là quân đội Nga bị tiêu tan huyền thoại bách chiến bách thắng, đánh đâu được đấy, đồng thời trận chiến này cũng trình bày với thế giới tình trạng lạc hậu của nền kinh tế và hành chảnh của Đế quốc Nga. Trận chiến này gây thiệt hại lớn cho chế độ quân chủ Nga La Tư. Nó làm cho những người Nga bảo thủ nhất, bảo hoàng nhất, cũng phải nghĩ rằng xã hội Nga nằm dưới chế độ quân chủ độc tài tuyệt đối của Nga Hoàng Nicholas I là một xã hội bị bóp nghẹt, chết cứng, không có tương lai và việc cần thiết phải làm ngay là việc cải tạo xã hội ấy. Phong trào đòi cải tạo xã hội nổi lên mạnh ở trong lãnh thổ Nga sau trận Sebastopol. Nga hoàng Nicholas I tuy độc tài và tàn bạo nhưng cũng phải chiều theo phong trào này. Cải cách lớn nhất của xã hội Nga sau trận Sebastopol là quyết định giải phóng nông nô Nga vào năm 1861.Tolstoï vừa đúng hai mươi lăm tuổi khi ông tới thành phố pháo đài Sebastopol bị bao vây vào tháng Mười năm 1854. Khi ấy, tuy còn trẻ nhưng Tolstoï đã là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm chiến trường, bởi vì trước đó ông từng phục vụ trong một đơn vị pháo binh ở miền Cossack và từng lập được nhiều quân công, được thưởng nhiều huy chương. (Về sau Tolstoï lấy những kỷ niệm trong thời gian ông chiến đấu ở miền Cossack để viết thành truyện dài The Cossacks). Đầu năm 1851 Tolstoï tình nguyện gia nhập quân đội Nga đang chiến đấu với quân Thổ Nhĩ Kỳ ở mặt trận Wallachia. Rồi khi quân đội Nga phải rút lui từ những thành phố dọc theo sông Danube về nước và pháo đài Sebastopol bị địch quân bao vây, cần tiếp viện, Tolstoï lại tình nguyện đến Sebastopol.Trong khoảng thời gian này - những tháng cuối năm 1851 - chàng sĩ quan trẻ tuổi Tolstoï, dòng dõi quý tộc, cũng đang hăng say yêu nước như tất cả những người Nga trẻ tuổi khác trước cuộc chiến đấu anh dũng của quân đội Nga ở Sebastopol mặc dầu bị địch quân đông gấp bội bao vây. Tinh thần yêu nước lên cao độ của Tolstoï được diễn tả trong những bức thư ông viết từ Sebastopol về cho Sergei, em trai của ông. Trong thư, có đoạn ông viết: “Tinh thần của binh sĩ cao không thể tả được. Đời xưa, những chiến sĩ Hy Lạp cũng không thể anh hùng đến như thế. Đề đốc Hải quân Kornilov, khi đi thăm binh sĩ của ông, thay vì hỏi binh sĩ bằnq câu ‘Các bạn mạnh không?’, đã hỏi họ: ‘Nếu bạn phải chết, bạn có vui lòng chết không?’. Và binh sĩ của ông la lớn: ‘Chúng tôi vui lòng chết...’ Họ không nói như thế để tự kích động, nét mặt họ biểu lộ quyết định sẵn sàng chết cho tổ quốc. Và đã có 22.000 người thực hiện lời hứa ấy rồi”.Tolstoï ở lại trong Sebastopol cho tới hết tháng 11 năm 1855, ông dự chiến trận Chernaya cũng như ông từng sống và chiến đấu trong Pháo đài Số Bốn, chiến tuyến nguy hiểm nhất của vùng chiến hào dầy dặc bao quanh thành phố Sebastopol. Trong Pháo đài Số Bốn, Tolstoï giữ nhiệm vụ chỉ huy một dàn trọng pháo.Nhưng tinh thần yêu nước nồng nàn của Tolstoï chỉ kèo dài được có vài tháng mà thôi. Người ta có thể nhận thấy rõ ràng sự thay đổi của Tolstoï qua phần đầu tiên và phần thứ nhì của Truyện Ký Sebastopol. Phần đầu tiên của Truyện Ký này được đặt tên là “Sebastopol, Tháng Chạp năm 1854”. Trong phần này, Tolstoï quan sát những khuôn mặt binh sĩ Nga, những hành động và những ngôn ngữ của họ. Những gì ông trông thấy, nghe thấy cho ông tin rằng những binh sĩ Nga không chiến đấu vì mong đợi huy chương, vì mong được thưởng hoặc vì bị bắt buộc, họ chiến đấu vì “tình yêu tổ quốc”. Nhà văn đề cao hai cá tính căn bản tạo thành sức mạnh của dân tộc Nga, đó là “đơn giản và chất phác”. Sau khi phần đầu của Truyện Ký Sebastopol, tức phần “Sebastopol, Tháng Chạp năm 1854” trên đây được in lên báo, người ta đồn rằng Nga hoàng Alexander II, người kế vị Nicholas I đọc và xúc động, ra lệnh dịch truyện ra tiếng Pháp và mật khuyến các vị tướng Tư lệnh Nga ở Sebastopol: “Hãy bảo vệ người trẻ tuổi đó...” Người trẻ tuổi được nhà Vua quý trọng đây là Văn sĩ Leon Tolstoï.Nhưng tới phần truyện thứ hai “Sebastopol, Tháng Năm năm 1855”, lời văn của Tolstoï đã hoàn toàn đổi khác. Tinh thần yêu nước lý tưởng biến mất trong truyện. Nhà văn không còn ghi nhận “tình yêu tổ quốc” trong tâm hồn những người Nga ở trong thành phố hải cảng bị bao vây đó nữa. Ông chỉ còn thấy có “sự thật”. Ông viết trong thư gửi cho Sergei: “Nhân vật chính trong truyện tôi viết, nhân vật mà tôi yêu mến với tất cả tâm hồn tôi là... Sự Thật”. Hình ảnh những con người sống trong chiến tranh được diễn tả trong “Sebastopol, Tháng Năm năm 1855” trở thành những nhân vật điển hình trong tiểu thuyết của Tolstoï. Họ có những nét độc đáo mà chỉ riêng nhà văn nhận thấy. Những sĩ quan như Kalouguine và đồng loại được Tolstoï nhìn thấy như những kẻ kiêu ngạo, chiến đấu được nổi bật hơn người khác, vì hy vọng được tưởng thưởng và nổi tiếng. Tới đây, nhà văn bắt đầu định giá con người theo giá tri thực của họ và nhìn chiến tranh dưới những khía cạnh thực của chiến tranh. Đạo đức Thiên Chúa giáo trong tâm hồn Tolstoï phản ứng kịch liệt trước những cảh tàn sát vô lý, vô ích mà ông được chứng kiến. Nhà văn đau khổ trước những cái chết bi thảm của đồng loại song ông vẫn chưa dám chính thức lên án chiến tranh vì trận chiến tranh Sebastopol vẫn còn được coi là chiến trarh cần thiết của “dân tộc Nga chống lụi bọn xâm lăng, bảo vệ tổ quốc mến yêu”.Vì nhà văn thay đổi quan niệm không còn đề cao chiến tranh, không còn lý tưởng hóa những người dự chiến nữa, nên chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi biết rằng phần thứ hai của Truyện Ký được đặt tên là “Sebaslopol, Tháng Năm năm 1855” khi được gửi về cho Tập San Hiện Đại, đã bị rắc rối nhiều vì bị kiểm duyệt. Phần truyện này bị các viên chức kiểm duyệt Nga cắt xén mất nhiều đoạn đồng thời tác giả bị kết tội “lố bịch hóa những sĩ quan can đảm của quân đội Nga”. Vị Chủ bút Tập San Hiện Đại viết thư cho Tolstoï vào tháng Chín năm 1855: “Việc người ta phóng tay cắt xén tác phẩm của ông làm cho tôi bất mãn ghê gớm, mỗi lần nghĩ đến những đoạn thật hay bị cắt bỏ, tôi lại vừa giận vừa tiếc. Nhưng ông đừng lo, tác phẩm của ông sẽ không bị mất đâu. Nó sẽ vĩnh viễn là một bằng chứng ghi nhận sự thật. Xã hội Nga hiện nay đang cần có nhất là sự thật. Kể từ sau khi Gogol chết đi, trong văn chương Nga không còn thấy có sự thật nữa..”. Cũng trong tháng Chín này, Tolstoï ghi trong Nhật Ký của ông: “Hôm qua tôi được tin rằng ‘Sebaslopol Tháng Năm’ bị người ta cắt xén, viết lại trước khi cho in lên báo. Dường như tôi bị bọn ‘Áo Xanh’ (tức cảnh sát Nga) theo dõi, điều tra vì đoạn truyện này...” Số phận của Tolstoï là số phận chung của những người viết sự thật về chiến tranh.Khi đã nhận rõ sự phi lý của chiến tranh, Tolstoï bắt đầu ca ngợi sự hiền hòa của tinh thần Thiên Chúa giáo, tinh thần này ngự trị tâm hồn ông suốt từ đó cho tới phút ông nhắm mắt lìa đời. Điều đáng nói nhất về Truyện Ký Sebastopol là cách nhận xét, diễn tả chiến tranh trong truyện này của Tolstoï đã ảnh hưởng, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến những nhà văn viết về chiến tranh hay nhất thế giới sau này như Stephen Crane và Ernest Hemingway. Và chính Tolstoï cũng bị ảnh hưởng của Stendhal, ông tự nhận rằng Stendhal đã dạy cho ông biết chiến tranh là gì và làm ông hiểu được chiến tranh. Có lần, Tolstoï nói với một người bạn văn: “Hãy đọc kỹ đoạn Stendhal tả trận Waterloo trong La Chartreuse de Parme. Trước Stendhal, làm gì có ai tả chiến tranh như thế? Tôi muốn nói là tả chiến tranh theo đúng sự thực. Bạn hãy nhớ lại cảnh anh chàng Fabrice cưỡi ngựa chạy trên chiến trường mà hoàn toàn ‘không hiểu gì cả’...”Khoảng thời gian mười một tháng Tolstoï sống trong Sebastopol không phải chỉ hoàn toàn dành cho chiến tranh. Nhà văn còn có thì giờ và điều kiện để ghi rất nhiều sự kiện quan trọng, nhiều cảm nghĩ kỳ diệu về cuộc đời. Trong tập Nhật Ký này, vào ngày Năm tháng Ba, 1855, người ta thấy Tolstoï viết như sau:“Hôm nay tôi vừa thảo luận với một số người về Thần Linh và Đức Tin. Cuộc thảo luận này gợi cho tôi có một ý nghĩ lớn, tôi cảm thấy tôi có thể dành hết cuộc đời của tôi vào việc thực hiện lý tưởng này. Ý nghĩ đó là việc xây dựng một tôn giáo mới thích hợp với trạng thái tinh thần và nhu cầu hiện nay của con người: ta có thể dùng Thiên Chúa giáo nhưng bỏ đi những phần tín điều và bí tích - một tôn giáo thực tế, một tôn giáo không hứa hen hạnh phúc ở đời sau nhưng đem lại hạnh phúc cho nhân loại ở đời này. Tôi hiểu rằng muốn thành lập được một tôn giáo mới cần phải có nhiều thế hệ nối tiếp nhau xây dựng. Thế hệ này truyền tư tưởng cho thế hệ sau, cho đến một ngày nào đó nhà sự cuồng tín, hoặc nhờ lẽ phải, nhờ lý trí, con người thực hiện được nó. Tôi muốn tôi sẽ dâng hiến đời tôi cho ý tưởng này...”Lồi tuyên cáo can đảm này đuợc Tolstoï theo đúng trong suốt đời ông. Trong những năm cuối cùng của đời ông, nó thúc đẩy ông viết bản Tôi Thú Tội và quyết định từ bỏ tất cả những lạc thú ở đời, viết chúc thư chia gia sản cho người nghèo và bỏ nhà đi nằm chết lạnh lẽo trong một nhà ga vắng vẻ, tiêu điều. Nhưng giữa thời gian nhà văn sống trong thành phố Sebastopol bị bao vây và viết tập Tôi Thú Tội, còn có khoảng thời gian văn tài của ông lên tột độ khi ông viết Anna Karenina và Chiến Tranh và Hòa Bình. Tuy sống và viết, không lúc nào ông quên hoài bão thành lập một tôn giáo mới, thực tế, đem hạnh phúc đến cho con người ở ngay kiếp này đến với ông ở Sebastopol, vì tinh thần hiền hòa, yêu thương nhân loại, phản đối chiến tranh vẫn chan hòa trong hai tác phẩm lớn trên đây của ông.Philip Rahv