Thời gian cứ thế trôi đi. Đã có lúc tôi tưởng chừng như mình không thể chịu đừng nổi. Đã có lúc, từng vết khâu trên cánh tay bị thương của tôi lại buốt nhói như cơ thể đang lành lặn bỗng dưng bị một vết bầm. Ngày nối ngày trôi qua trong lặng lờ, trong bầu không khí thê lương, tròng trành những cảm xúc; nhưng mà thời gian vẫn cứ trôi. Tôi vẫn cứ phải tồn tại trên đời này như thế. Ngài cảnh sát trưởng dộng mạnh tay xuống bàn: -Thế đấy, Bella! Bố sẽ trả con về nhà. Tạm rời mắt khỏi tô ngũ cốc, tôi ngước mắt lên nhìn bố, sững sờ, chính xác thì từ nãy tới giờ, tôi đang chìm mắt trong suy tưởng hơn là tập trung cho việc xúc từng muỗng thức ăn đút lên miệng. Vậy là … từ nãy tới giờ, tôi cũng đã để ngoài tai những lời nói của bố, tôi quên mất là cả hai bố con tôi đang chuyện trò - Nhưng bố nói gì, sao nghe khó hiểu quá. -Con đang ở nhà mà – Tôi lí nhí đát, mắt trố ra vì ngạc nhiên. -Bố sẽ trả con về với Renée, tức là Jacksonville ấy - Bố giải thích rõ hơn. Và bố tức tối nhìn vẻ mặt ngù ngờ, chậm chạp của tôi khi hiểu ra ý tứ của bố. - Con đã làm gì sai hả bố? Tôi cảm nhận rõ ràng rằng mặt mình đang nhăn lại. Thật vô lý. Trong suốt bốn tháng qua, tôi chưa hề làm gì để cho ai phải phàn nàn kia mà, sau cuộc chia tay với Edward - cả hai bố con tôi, ai cũng phải tránh đề cập đến chuyện không vui này - điểm số của tôi ở trường vẫn cao. Tôi chưa hề vi phạm “giờ giới nghiêm” - tức chưa la cà ở đâu lâu tới mức phải về trễ giờ mà bố đã quy định. Và hoạ hoằn lắm tôi mới không ăn hết phần ăn. Gương mặt cau có của bố vẫn chưa giãn ra: -Con chẳng làm gì cả. Và đó mới là chuyện đáng nói. Con chẳng làm gì cả. -Bố muốn con dính lứu vô những thứ rắc rối ư? – Tôi không khỏi thắc mắc, đôi lông mày nhíu lại, nặng trịch những hoang mang khó hiểu. Tập trung lúc này, với tôi mà nói, quả là một nỗ lực lớn lao, Mọi chuyện thật không dễ chút nào. Chẳng gì thì tôi cũng đã bắt đầu quen với việc bỏ ngoài tai mọi thứ rồi, đôi tai của tôi bắt đầu lùng bùng. -Chẳng thà con mắc mứu với những rắc rối còn tốt hơn cái tình trạng hiện nay… Lúc nào cũng ủ rũ! Tôi thật sự bị chạm tự ái. Trong suốt quãng thời gian vừa qua, tôi đã cố gắn giữ gìn, và một chút dáng vẻ gọi là rầu rĩ, ủ ê kia đâu có lộ ra ngoài… -Con có ủ rũ gì đâu, bố. -Ừ, bố đã dùng từ sai - bố miễn cưỡng thừa nhận - Ủ rũ thấy còn tốt hơn, ít ra là còn có hoạt động này nọ. Còn con, con… như người chết biết thở ấy, Bella ạ. Có lẽ từ đó thì đúng hơn. Lời cáo buộc này thì đúng phóc rồi. Tôi thở dài, cố hết sức thổi vào giọng nói của mình một chút… sinh khí. -Con xin lỗi bố - Lời xin lỗi của tôi nghe có vẻ ngang phè, ngay cả tôi cũng còn nhận thấy nữa là. Tôi hoàn toàn ý thức được rằng bấy lâu nay mình đang đóng kịch trước bố. Không để bố phải suy nghĩ này nọ là cả một nỗ lực đang kể của tôi. Giờ đây, khi hiểu rằng tất cả công sức của mình đã đổ sông đổ bể, làm sao không buồn cho được. -Bố không cần con phải xin lỗi Tôi lại thở dài: -Vậy bố cho con biết là bố muốn con phải làm sao? -Bella à - Bố ngần ngừa trong giây lát, quan sát cặn kẽ phản ứng của tôi trước những lời lẽ tiếp theo của mình – Con gái, con không phải là người đầu tiên phải hứng chịu những chuyện như vậy, con có hiểu không. -Con biết mà – Câu nói hùa theo của tôi nghe sao yếu xìu và không đọng lại chút ấn tượng nào. -Con nghe bố này, con gái. Bố nghĩ là…là con cần được giúp đỡ. -Giúp đỡ ư? Bố dừng lại một lúc, ngẫm nghĩ để tìm từ diễn đạt. -Hồi mẹ con bỏ đi - Bố tiếp tục lên tiếnng, vẻ mặt tư lự - đưa con đi theo - Bố hít vào một hơi thật sâu - Ừm, khoảng thời gian đó với bố, thật tệ hại. -Con hiểu, bố ạ - Tôi lầm bầm. -Nhưng bố đã tự tìm cách xoay xở lấy - bố vạch ra vấn đề - còn con, con gái, con không tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Bố đã chờ đợi, đã hy vọng mọi chuyện rồi sẽ tốt hơn – Nói đến đây, bố lại chằm chằm nhìn tôi, nhanh như cắt, tôi cụp mắt xuống – Bố nghĩ là cả hai bố con ta đều biết mọi chuyện rồi sẽ chẳng tiến triển gì. -Con không sao mà bố. Nhưng bố phớt lờ tôi đi: -Có lẽ, ừm, có lẽ con nên tâm sự với ai đó, về vấn đề của mình… Một chuyên gia. -Bố muốn con đến gặp bác sĩ tâm lý ư?- Giọng nói của tôi cất cao, nghe có hơi the thé một chút, khi bất ngờ ngận ra bố muốn ám chỉ đến chuyện gì. -Biết đâu sẽ có ích. -Mà cũng có khi chẳng giúp được gì. Nói thực thì tôi không rành ba cái trò phân tích tâm lý, tôi chỉ biết đại khái là nếu không kể thật với người ta vấn đề của mình thì sẽ không thể nào có hiệu quả. Lẽ tất nhiên tôi có kể thật với họ - nếu tôi muốn dành cả quãng đời còn lại của mình trong căn buồng có bốn bức tường lót đệm (chuyên dùng để nhốt người điên). Sau một hồi quan sát, chắc hẳn bố đã nhận ra thái dọ khó bảo của tôi, bố đã nhận ra thái độ khó bảo của tôi, chẳng thế mà bố đã chuyển sang thế tấn công khác: -Chuyện này khó cho bố rồi, Bella. Có lẽ mẹ con… -Bố à – Tôi xẹt ngang, ngắt lời bố bằng cái giọng ngang phè - Tối nay con sẽ ra ngoài, nếu bố muốn vậy, con sẽ gọi cho Jess hoặc là Angela. -Nhưng bố đâu có muốn như vậy đâu - bố nạt lại tôi, trên mặt lộ rõ vẻ thất vọng - chỉ là bố không nghĩ rằng mình có thể sống vui vẻ được khi ngày ngày cứ phải thấy con nỗ lực thể hiện mình theo cái kiểu đó. Bố chưa từng thấy ai cố gắng như thế cả. Thấy con như vầy, bố đau lòng lắm, con có biết không? Làm ra bộ ngây ngô, tôi cúi mặt xuống bàn: -Con không hiểu gì hết, bố ạ. Đầu tiên thì bố giận điên lên vì con cứ ì ra đó, không chịu hoạt động, nhưng rồi bố lại nói rằng không muốn con ra ngoài. -Bố muốn con hạnh phúc… À không, không dám ao ước lớn lao như vậy. Và bố cho rằng nếu con ra khỏi Forks, con sẽ có một cơ hội khác tốt hơn. Mắt tôi tức thì bừng sáng, một chút xíu cảm xúc còn đọng lại của những ngày đầu tiên đến cái thị trấn nhỏ bé này bất chợt hiện về. Đã có cả một quãng thời gian tương đối dài tôi từng trù tính đến chuyện này. -Con sẽ không đi đâu cả - Tôi trả lời dứt khoát. -Tại sao không chứ? - Bố hỏi gặng. -Con đang học kỳ cuối mà, mọi thứ đã đâu vào đấy rồi, không thay đổi được đâu. -Nhưng con là học sinh giỏi, con theo kịp bài vở mấy hồi. -Con không muốn xen vào giữa mẹ và dượng Phil. -Mẹ đang sầu héo, mong mỏi còn về kia kìa. -Florida nóng lắm. -“Rầm”… bố lại dộng tay xuống bàn. -Cả bố và con đều biết điều gì đang diễn ra ở đây, Bella. Chúng ta đều biết nó không tốt cho con - Bố hít vào một hơi thật sâu – Đã mấy tháng trôi qua rồi. Không điện thoại, không thư từ, không liên lạc. Con không thể cứ mãi chờ đợi thằng nhóc đó. Tôi lừ mắt nhìn bố, cảm nhận rất rõ rệt gương mặt của mình đang dần dần nóng lên. Đã lâu lắm rồi, tôi chưa có dịp đỏ mặt vì một cảm xúc nào cả. Đây là chuyện nên tránh đề cập đến, và bố hoàn toàn biết rõ điều đó. -Con không chờ đợi gì cả. Con cũng không mong đợi gì cả - Tôi lí nhí trả lời bố, giọng nói vẫn đều đều. -Bella… Bố lại cất tiếng, giọng nói thật đanh. -Con phải đến trường đây – Tôi cắt ngang lời bố, đứng bật dậy, giặt phắt lấy phần ăn sáng còn nguyên mà đổ thẳng vào bồn rửa chén và hì hục rửa lấy rửa để bộ đồ ăn, không nói thêm một lời nào nữa. -Con có chút chuyện với Jessica - Vừa khoác túi xach vào vai, tôi vừa dõng dạc thông báo, không màng nhìn bố lấy một lần – Nên có lẽ con sẽ không ăn tối ở nhà. Tụi con sẽ đến Port Angeles xem phim. Rồi cứ thế, tôi xăm xăm bước thẳng ra củă, trước khi bố kịp có bất kỳ một phản ứng nào. Vội vội vàng vàng tránh mặt bố, tôi nghiễm nhiên trở thành một trong những học sinh đến trường sớm nhất. Đi học sớm có lợi lắm, ấy là tôi tìm được cho mình một chỗ đậu xe vô cùng ưng ý. Nhưng còn cái đáng phàn nàn là chẳng có việc gì làm, mà tôi thì lại dang muốn tránh để tay chân nhàn rỗi bằng mọi giá. Thật nhanh, trước kh trí óc kịp nghĩ đến những lời buộc tội của bố, tôi rút ngay quyển “ Tích phân - Vi phân” ra, loạt xoạt lật đến phần bài sẽ học hôm nay, tìm hiểu trước. Thật ra, cái việc đọc toán còn tệ hơn là nghe giảng về toán, nhưng hiện thời, tôi đang học rất khá môn này. Mấy tháng nay, tôi rất siêng học toán, tôi dành thời gian cho môn toán gấp mười lần bình thường. Và kết quả là những điểm A trừ. Tôi biết thày Varner cho rằng sự tiến bộ của tôi có được là nhờ ca vào phương pháp dạy học “siêu đẳng” của thầy. Và nếu điều đó khiến thầy vui vẻ thì tôi sẽ cố gắng không để thấy vỡ mộng. Cứ thế, tôi buộc mình phải dán mắt vào trang sách đến tận lúc bãi đậu xe bắt đầu đông người mới chịu dời bước đi đến lớp Quốc văn. Mấy hôm nay, chúng tôi đang thảo luận dở dang tác phẩm Trại súc vật của Georger Orwell, một đề tài tương đối dễ “tiêu hoá”. Cá nhân tôi chẳng nghĩ ngợi gì về chủ nghĩa cộng sản; đây chỉ là một sự thay đổi đề tài nhằm làm mới chương trình giảng dạy, hòng thay thế những tác phẩm lãng mạn dackhai thác đến cũ mòn là thôi. Tôi ngồi ngay ngắn ở giữa ghế, hài lòng để bài giảng của thầy Berty làm xao lãng tâm trí đang rối bời của mình. Khi tôi còn ở trường học, thời gian trôi qua có bớt nặng nề hơn. Chuông reo, dường như sớm hơn bình thường. Tôi lật đật sắp xếp lại sách vở, cho tất cả vào túi xách. -Bella,? Tôi nhận ngay ra giọng nói của Mike, và biết được liền lời lẽ tiếp theo của anh chàng, trước khi anh ta kịp chính thức đề cập đến: -Ngày mai có làm việc không? Tôi ngước mắt lên. Mike đang nhoài người qua lối đi, tâm trạng lo âu hiệ nrõ trên nét mặt. Thứ Sáu nào anh chàng cũng hỏi tôi một câu duy nhất như vậy. Không lẽ gương mặt tôi lại u ám đến vậy sao. Ừm, mà cũng có thể lắm, song, chỉ trong những tháng vừa qua thôi. Nhưng mà không có lý gì anh bạn này lại cứ nhìn tôi với cùng một kiểu mặt không hề thay đổi như vậy. Tôi là một nhân viên vô cùng gương mẫu kia mà. -Mai là thứ bảy, phải không nhỉ? – Tôi hỏi lại. Và đúng như ngài cảnh sát trưởng nhà tôi đã “phán quyết”, tôi nhận ra giọng nói của mình quả là uể oải va thiếu sức sống. -Ừ đúng rồi – Mike gật đầu đồng ý - Hẹn gặp cậu ở giờ học tiếng Tây Ban Nha né – Nói rồi, anh ta vẫy vẫy trươc khi quay lưng bỏ đi, không còn làm cái đuôi bám theo tôi đến các lớp học nữa. Còn tôi thì lầm lũi lê bước đến lớp Tích phân – Vi phân, trong lòng đã nung nấu sẵn quyết tâm. Chẳng gì thì đây là lớp học mà trong đó, tôi sẽ ngồi cạnh Jessica. Đã mấy tuần lễ, à không, hình như cả tháng trời đã trôi qua rồi, kể từ ngày Jess còn chào tôi, lúc tôi đi ngang qua cô bạn ở quán ăn. Tôi biết thái độ khó gần của mình đã khiến cho cô bạn bị tổn thương. Và Jessica đang giận. Giờ thì sẽ không còn sự dễ dàng khi nói chuyện, đặc biệt là khi nhờ vả cô ấy nữa. Trong lúc còn đang thơ thẩn ở bên ngoài lớp học, tôi cẩn trọng cân nhắc từng lựa chọn với ít nhiều ngần ngại. Đó là việc tôi lại tiếp tục không dám đối diện với bố, khi mà trong tay chưa có “thành tích” nào cho thấy là tôi đã hoà đồng với xã hội để trở lại mà “báo cáo”. Tôi biết mình không thể nói dối, dù cho lúc này, cái ý nghĩa ràng tôi sẽ phải một mình lái xe - về Port Angeles – đang sôi sục trong đầu (để phòng khi ngài cảnh sát trưởng có kiểm tra bảng đồng hồ sẽ hiển thị số dặm đã đi cho khớp). Nhưng khổ nỗi, trong cái thị trấn nhỏ bé này,mẹ Jessica lại là mọt cái “thông tấn xã” lớn nhất, không chóng thì chày, ngài cảnh sát trưởng cũng sẽ ào ào lao đến nhà bà Stanley thôi. Và như vậy thì làm sao mà ngài lại có thể bỏ qua cái chuyến đi kia. Trò dối trá thế là lòi đuôi. Khẽ thở dài, tôi đẩy cửa, bước vào lớp. Thầy Verner ném cho tôi một cái nhìn chứa đầy sấm sét - thầy dã bắt đầu bài giảng của mình từ lúc nào rồi. Tôi líu ríu bước chân đến chỗ ngồi của mình, lục tục ngồi vào ghế. Jessica vẫn không hề một lần ngước mắt, tỏ thái độ gì cho thấy là có quan tâm đến sự hiển diện của tôi. Kể ra cũng may, tôi dã có tới năm mươi phút để chuẩn bị tinh thần cho tình huống này rồi. Giờ Toán hoá ra còn trôi qua nhanh hơn cả giờ Quốc văn.Một phần cũng do tôi đã xem bài trước trong xe tải – Nhưng phần lớn là do sự thật đáng buồn rằng cứ hễ mỗi lần lòng tôi đang lo canh cánh phải làm việc gì là y như rằng bánh xe thời gian cứ thế quay tít thò lò. Rồi cuối cùng, thầy Verner cũng kết thúc bài giảng của mình, hôm nay thầy cho cả lớp nghỉ sớm năm phút.Thầy mỉm cười vì đã dễ dãi với học sinh, còn tôi thì không khỏi nhăn nhó, hiển nhiên rồi, chẳng phải bàn cãi gì nữa. - Jess này? - Sống mũi của tôi giần giật, cả người co rúm lại chờ đợi tín hiệu trả lời của cô bạn.