● ình hình từ tháng 12/1956 đến tháng 2/1958Nhân Văn Giai Phẩm xuất hiện từ tháng 8/1956 đến tháng 12/1956. Cuối tháng 12/1956, tất cả những tờ báo có khuynh hướng theo NVGP, đều bị đình bản.Từ 20 đến 28/2/1957, tại Đại Hội Văn Nghệ II, họp ở Hà Nội, có khoảng 500 đại biểu, Trường Chinh kêu gọi đấu tranh "đập nát" NVGP.Tuy nhiên Trung Quốc chưa dẹp phong trào "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", cho nên Đảng Lao Động chưa thể mạnh tay với trí thức văn nghệ sĩ: đầu tháng 4/1957, Hội Nhà Văn chính thức thành lập thay Hội Văn Nghệ, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh vẫn được bầu vào ban chấp hành. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 65 Nguyễn Du, do Tô Hoài, Hoàng Cầm, Đoàn Giỏi phụ trách. Hoàng Cầm đại diện miền Bắc, Đoàn Giỏi, nhà văn tập kết, đại diện miền Nam. Tô Hoài làm chủ nhiệm. Theo Hoàng Cầm, Tô Hoài thường lấy cớ đi sáng tác, để ông quán xuyến mọi việc, cho nên trong vòng mười tháng, ông đã in được tập Bài thơ trên ghế đá của Lê Đạt cùng với thơ Vĩnh Mai; tập thơ Quang Dũng và Trần Lê Văn. Vừa chuẩn bị xong tập thơ Hữu Loan, chưa kịp in, thì có lệnh đình chỉ để chuẩn bị cho một lớp học chính trị, nhưng thực chất là lớp học tập toàn thể văn nghệ sĩ để đấu -có thể nói là đấu hơn địa chủ nữa- đấu tư tưởng VGP150.Ngày 10/5/1957, Hội Nhà Văn ra tuần báo Văn, với Nguyễn Công Hoan, chủ bút, Nguyễn Tuân, phó chủ bút, Nguyên Hồng, tổng thư ký. Lúc đầu Văn theo đường lối chính thống, nhưng đến khi Thế Toàn trên báo Học Tập của Đảng lên tiếng chê báo Văn "nghèo nàn", "xa rời thực tế cách mạng", Nguyên Hồng bèn trả lời151 phê bình Thế Toàn "quan liêu", "trịch thượng".Cuộc bút chiến giữa Văn và Học Tập khiến Bộ Chính Trị chú ý. Rồi Văn dần dần thay đổi thái độ: một số cây bút cũ trong NVGP xuất hiện lại trên Văn. Văn số 21 ra ngày 27/9/1957 đăng bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán. Số 24, ra ngày 18/10/57 đăng kịch thơ Tiếng hát của Hoàng Cầm. Số 28, ngày 15/11/1957, bài thơ Hãy đi mãi của Trần Dần, và số 30, ngày 29/11/1957, hý hoạ của Trần Duy chế giễu chế độ văn nghệ của Đảng.Năm 1957, Hồ Chí Minh đi thăm Liên Xô, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, có ghé Bắc Kinh học hỏi kinh nghiệm. Cuối năm 1957, Mao Trạch Đông hạ lệnh đánh phái hữu. Tố Hữu, Huy Cận, Hà Xuân Trường152 được cử sang học tập Trung Quốc. Khi họ trở về, Đảng mới thực thụ áp dụng chính sách đàn áp của Bắc Kinh.Ngày 6/1/1958, Bộ Chính Trị ra nghị quyết số 30 về văn nghệ. Tinh thần nghị quyết dựa trên hai điểm chính:1- Trình bày các hiện tượng chống lại đường lối văn nghệ của Đảng:"Về văn học nghệ thuật, ranh giới giữa tư tưởng văn nghệ của Đảng và tư tưởng văn nghệ tư sản đã bị xóa nhòa. Trên tuần báo Văn và trong một số sách xuất bản hoặc tái bản, đã biểu hiện khuynh hướng xa rời thực tế đời sống của nhân dân lao động ở nông thôn và thành thị, thoát ly chính trị và không nhằm đúng những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng trong giai đoạn mới. Những tình cảm cá nhân chủ nghĩa đang có chiều hướng phát triển, những chủ đề lớn do đời sống thực tại đề ra không được chú ý. Hình ảnh công nông binh phấn đấu dũng cảm trong hòa bình mờ nhạt trong văn thơ và trong các tác phẩm nghệ thuật khác. Nhiều quan điểm văn nghệ của giai cấp tư sản lại được nêu lên.Cuộc tranh luận giữa tạp chí Học Tập và báo Văn gần đây lại là một biểu hiện cụ thể của cuộc đấu tranh giữa đường lối văn nghệ của Đảng với khuynh hướng chống lại hoặc xa rời đường lối đó. Tư tưởng chủ đạo biểu hiện trên báo Văn chính là tư tưởng tách rời đường lối văn nghệ phục vụ công nông binh, tách rời những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng trong giai đoạn hiện tại, tách rời sự lãnh đạo của Đảng."2- Phải tìm cách giải quyết ngay:"Rõ ràng những phần tử chống chủ nghĩa xã hội,chống Đảng đã nhân chỗ sơ hở của ta mà tiếp tục tiến công ta về mặt tư tưởng dưới hình thức văn nghệ. Sự hoạt động của những phần tử phá hoại trong giới văn nghệ là một hiện tượng hết sức nguy hiểm, một vấn đề cấp bách cần giải quyết (...) Chúng truyền bá những tài liệu và những báo chí phản động. Dưới chiêu bài "chống giáo điều, máy móc", chúng gieo rắc những nọc độc của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ, nhằm lôi kéo văn nghệ sĩ đi vào con đường nghệ thuật tư sản suy đồi. Trước những hoạt động có hại đó, số đông văn nghệ sĩ, kể cả một số văn nghệ sĩ đảng viên, đã mất cảnh giác hoặc bị động, không kiên quyết đấu tranh, thậm chí một số còn hùa theo chúng".Văn bị đình bản ở số 36, ra ngày 10/1/1958, trong có đăng bài Ông Năm Chuột của Phan Khôi.Tháng 2, 3 và 4/1958, Đảng Lao Động tổ chức hai "hội nghị" quan trọng ở ấp Thái Hà.● Biện pháp thanh trừng đối với văn nghệ sĩ: "Hội nghị" Thái HàThi hành tinh thần nghị quyết số 30, ngày 6/1/58 của Bộ Chính Trị, Đảng tổ chức hai lớp học tập đấu tranh "chống bọn Nhân Văn Giai Phẩm" ở Thái Hà ấp, chính thức gọi là hai "Hội nghị nghiên cứu nghị quyết của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, kết hợp với hai bản Tuyên Ngôn và Tuyên Bố của hội nghị các Đảng Cộng Sản và các Đảng Công Nhân họp ở Mạc Tư Khoa cuối năm 1957". Duy chỉ có Hồng Cương, gọi thẳng tên là hai lớp chỉnh huấn chính trị."Hội nghị" đầu, tổ chức tháng 2/58, dành riêng cho 172 đảng viên, theo Lê Đạt là để học tập cách "phát hiện" và "tố giác", chuẩn bị cho hội nghị sau, tháng 3-4/58, 304 người, gồm các đảng viên, quần chúng và những người ngoài đảng đã tham gia NVGP, dốc toàn lực đấu tranh chống NVGP. Phương pháp này đã áp dụng trong Cải Cách Ruộng Đất dưới hình thức khác: Giảm Tô là giai đoạn một, Cải Cách Ruộng Đất chính thức là giai đoạn 2. Và cũng đã áp dụng trong thời điểm đánh Trần Dần: Đại hội Tuyên huấn trước, rồi Đại hội Văn nghệ sĩ sau.Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Phùng Cung... "được" dự hội nghị đầu, vì là đảng viên. Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần, Tử Phác... chỉ "được" đi hội nghị sau, vì Lê Đạt đã bị khai trừ khỏi Đảng từ tháng 5/57, sau khi in bài thơ dài Cửa hàng Lê Đạt, bị cấm. Hoàng Cầm không ở trong đảng. Trần Dần, Tử Phác đã xin ra khỏi đảng từ trước. Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Duy, là những "phần tử xấu", không được dự cả hai "hội nghị". Ở "hội nghị" thứ hai, mọi người phải viết bài "thú nhận", sau đăng báo.Thành quả hai "hội nghị" được chính thức ghi lại trong bài Cái ổ chuột "Nhân Văn Giai Phẩm" bị vạch trần trước ánh sáng của dư luận", như sau:"Đầu năm 1958, có hai cuộc hội nghị của anh chị em công tác văn nghệ, nghiên cứu nghị quyết của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, kết hợp với hai bản Tuyên Ngôn và Tuyên Bố của hội nghị các Đảng Cộng Sản và các Đảng Công Nhân họp ở Mạc Tư Khoa cuối năm 1957. Hội nghị đầu, tháng 2 năm 1958, gồm 172 người dự. Hội nghị sau, tháng 3 năm 1958, gồm 304 người dự.Qua hai cuộc hội nghị ấy, tất cả những "nhân vật" bỉ ổi đã được phát hiện, tất cả nhũng âm mưu, luận điệu, thủ đoạn đều bị vạch trần. Những con chuột đã phải bò ra khỏi cống. Những người tự giác hay không tự giác gần gũi với những con chuột ấy cũng đã tự giác tự phê bình. Đây là bước cuối cùng của trận chiến đấu chống «Nhân văn-Giai phẩm» trong thời kỳ 1956-1958.Qua sự phát hiện của hai cuộc hội nghị nói trên, chúng ta được biết nhóm phá hoại "Nhân văn-Giai phẩm" bao gồm những tên "đầu sỏ", những "cây bút" đã viết "hoặc nhiều hoặc ít" cho "Nhân văn-Giai phẩm" như: Thụy An, Nguyễn hữu Đang, Trần thiếu Bảo, Trương Tửu, Trần đức Thảo, Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Đặng đình Hưng, Hoàng Cầm, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Văn Cao, Nguyễn văn Tý, Phùng Quán, Hoàng tích Linh, Trần Công, Trần Thịnh, Phan Vũ, Hoàng Huế, Huy Phương, Vĩnh Mai, Như Mai tức Châm văn Biếm, Hữu Thung, Nguyễn khắc Dực, Hoàng tố Nguyên, Hoàng Yến, Thanh Bình, Yến Lan, Nguyễn thành Long, Trần lê Văn, Lê đại Thanh v.v...Nhưng đó không phải là tất cả (còn những tên chưa ra mặt). Và cũng không phải tất cả những "cây bút" trên đây đều có những hành động phá hoại giống nhau, hoặc phá hoại với những mức độ giống nhau. Có bọn đầu sỏ, có bọn phụ họa, có người bị lôi cuốn vì ngây thơ chính trị...153.Những dòng đây trên đưa đến hai nhận xét:1- Những tên tuổi liệt kê trong danh sách, đã được xếp đặt theo trật tự "tội" nặng, nhẹ: trí thức đứng đầu, rồi mới đến văn nghệ sĩ.2- Tuy Hồ Chí Minh thân chinh và gửi thêm Tố Hữu, Huy Cận, Hà Xuân Trường đi học tập chính sách đàn áp ở Trung Quốc, nhưng khi thi hành, Đảng tránh nói đến Bắc Kinh, mà nêu cao việc "nghiên cứu nghị quyết của Bộ Chính Trị" và "hai bản Tuyên Ngôn và Tuyên Bố của Đảng Cộng Sản và Đảng Công Nhân Mạc Tư Khoa cuối năm 1957".● Hoàng Cầm thuật lại tổ chức "hội nghị" Thái HàTheo Hoàng Cầm trong băng ghi âm:Hội nghị Thái Hà được tổ chức tại trường Tuyên Huấn Trung Ương, trước là trường Đại Học Nhân Dân, gần lăng Hoàng Cao Khải, trên đường từ Gò Đống Đa xuống Ngã Tư Sở, trước cửa Đại Học Thủy Lợi.Giảng viên là cán bộ từ Trung Ương lên Bộ Chính Trị, các bộ trưởng... có Lê Duẩn, Hoàng Tùng... không thấy Trường Chinh. Lê Đức Thọ chỉ đến hôm khai giảng, không nói gì. Tố Hữu là giám đốc trường, ban lãnh đạo cạnh Tố Hữu có những tay chân đắc lực như Nguyễn Đình Thi, Huyền Kiêu, Chính Hữu, Vũ Tú Nam, Huy Cận, Xuân Diệu...Có khoảng 300 người, chia làm 15 hay 16 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng, một tổ phó, và một thư ký. Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Hữu Loan, Phùng Quán, Quang Dũng, Trần Lê Văn... mỗi người một tổ, anh em Nhân Văn không được 2 người ở chung một tổ, họ sợ để 2 người, sẽ hỗ trợ cấu kết với nhau khó điều khiển.Tổ của tôi có Nguyễn Khải là tổ trưởng. Lê Khang, tổ phó, Bàng Sĩ Nguyên, thư ký. Như vậy là họ đánh mình giáp là cà, chứ không đánh xa xôi gì, tức là họ để cho Nguyễn Khải, một đảng viên sắc sảo, trẻ tuổi, rất trung thành với xã hội chủ nghiã, làm tổ trưởng. Được chọn làm tổ trưởng thì phải là người chống bọn Nhân Văn một cách quyết liệt. Nguyễn Khải là tay mới nổi tiếng, được ông Tố Hữu thích lắm, mới viết một bút ký tên là Xung đột, đăng ở Văn Nghệ Quân Đội về cuộc đấu tranh chống những linh mục, giám mục mà người ta cho là những kẻ phản động, làm việc cho phòng nhì Pháp, vì là công giáo nên được ở lại miền Bắc. Một bên là chính phủ ta, đảng ta, một bên là công giáo. Nguyễn Khải viết truyện ấy được các cấp lãnh đạo ca ngợi lắm cho là người sắc nước trong cuộc đấu tranh. Tôi rất ngại Nguyễn Khải, ngại cái trò sắc sảo, mới lên, được Trung ương tín nhiệm.Anh Lê Khang, tổ phó, là người đã đi sát với tôi từ 1952, trước đó, anh là đoàn trưởng và là chính trị viên của đoàn văn công trường Lục quân Việt Nam đóng bên Trung Quốc. Anh Lê Khang là người thẳng thắn, tốt bụng.Tôi sợ và ghê tởm nhất là thư ký Bàng Sĩ Nguyên154, trước kia hắn là chính trị viên cho đoàn tôi ở Việt Bắc, lúc đó hắn là kẻ vô danh tiểu tốt, có viết lách vớ vẩn. Hắn có một vở kịch dở lắm, trong vòng thảo luận với anh em có lần tôi lấy ví dụ viết kịch như Bàng Sĩ Nguyên là dở, chuyện đến tai hắn, hắn thù tôi từ đấy, hắn bịa chuyện tôi đạo văn nhưng không có hiệu quả gì. Người xấu lắm, mắt lồi, trắng dã, mồm vêu, răng vẩu, người gầy đét, má hóp nhỏ tí, thấy cấp trên thì khúm núm, cổ rụt lại. Bây giờ hắn lại làm thư ký của tổ, thì mình vào tay nó rồi, tha hồ nó bới móc.Sau 15 ngày học "lý thuyết", bắt đầu vào kiểm điểm. Ban lãnh đạo cho 7 ngày để viết kiểm điểm, không phải lên lớp, mỗi người cứ lặng lẽ viết. Tôi viết khoảng 100 trang giấy học trò, có thể coi là bản hồi ký cực đúng về những việc đã diễn ra từ khi hoà bình lập lại. Viết tự kiểm điểm thì phải tự tố lên, tự mình xỉ vả mình, để trên người ta thấy mình "thành khẩn học tập", và như vậy là có kết quả.Vào giai đoạn phải đem bản khai của mình ra đọc cho tổ nghe, để tổ phê phán trước, giai đoạn này kéo dài độ nửa tháng; thì một hôm Quang Dũng đến tìm tôi, gọi ra chỗ kín đáo, anh bảo: Tôi bị nó đấu dữ quá, nó bảo tôi là bí thư Quốc Dân Đảng, chui vào làm chủ báo Nhân Văn để phá hoại toàn bộ văn nghệ sĩ. Tôi hỏi: Thế ai làm tổ trưởng bên ấy? Anh nói: Bùi Huy Phồn (hay ai tôi không nhớ rõ lắm, nhưng cũng vào cái loại ấy, tức là cực kỳ trung thành với Tố Hữu). Tôi bảo: Cái thằng ấy nó làm tổ trưởng thì nguy thật. Quang Dũng mặt tái đi, chắc sáng nay nó đấu anh ghê lắm, anh cầu cứu tôi: Ông nói làm sao cho cả lớp, cả trường biết, tôi có tham gia Nhân Văn đâu, tôi có bao giờ họp hành gì đâu, tôi đã nói tôi chẳng biết gì về Nhân Văn cả, anh Hoàng Cầm xin bài thì tôi đưa một bài thơ tình mà cũng chỉ đăng ở Giai Phẩm. Thương bạn quá, lúc đó mà bị kết án là trùm Quốc Dân Đảng thì sợ thật, có thể nó đem ra xử bắn ngay. Tôi an ủi anh: Anh yên chí, tôi đã viết tỉ mỉ, tôi báo cáo hết mọi việc Nhân Văn từ đầu đến cuối rồi. Hôm trước tôi đã đọc xong 100 trang báo cáo cho tổ rồi, còn đang trong tình trạng phê phán toàn tổ. Thế là tôi báo ngay cho Nguyễn Khải, bảo Khải chiều nay lên báo với lãnh đạo là tôi xin lên "báo cáo điển hình" vì tôi là người hoạt động số một, ngay từ khi chưa có Nhân Văn đến khi báo đóng cửa. Tôi xin báo cáo tất cả mọi hoạt động và ý nghiã của nó cho toàn trường. Nguyễn Khải hoan nghênh lắm, vừa mới bước vào kiểm điểm mà Hoàng Cầm đã xin lên nói điển hình như thế, giúp toàn trường đạt kết quả mau chóng.Ngày hôm sau tôi lên báo cáo từ 7g30 đến 11g30, nghỉ cơm trưa, rồi nói từ 2g đến 5g30, nghỉ cơm tối, rồi lại tiếp tục từ 7g30 đến 11g đêm, tổng cộng hơn 10 tiếng đồng hồ. Sau 11g30 trưa hôm đó, anh Quang Dũng đến tìm tôi vui vẻ: Ông cứu sống tôi đấy. Nó buộc tội Quang Dũng chỉ vì nó tìm được cái ảnh anh chụp bên Vân Nam, mặc áo đại cán Tôn Dật Tiên, lại chụp chung với Nhất Linh. Chụp ảnh với trùm Quốc Dân Đảng Nhất Linh là chết rồi! Tuổi trẻ, óc giang hồ, lại mê văn Nhất Linh, cho nên anh lấy tên Dũng, nhân vật của Nhất Linh mà đặt tên mình.Sau khi tôi đọc bài báo cáo điển hình rồi thì về lớp học đến phần phê phán tác phẩm. Nguyễn Khải lấy quyền tổ trưởng át giọng, trấn áp, tôi muốn phân trần điều gì, hắn cắt ngay: Im mồm đi! Hắn còn bảo tôi: Gái đĩ già mồm!, Bàng Sĩ Nguyên là tay khốn nạn nhất, chỉ bới lông tìm vết. Họ dành 5 ngày để phê phán tác phẩm của tôi. Phê phán ghê lắm, từng bài thơ một, phê phán cả ngày, từng câu, từng chữ, dùng đủ mọi danh từ, thơ đểu, vu cáo cho Đảng... Xong thơ đến văn, tên Bàng Sĩ Nguyên phê phán ghê nhất, rồi đến Nguyễn Khải sắc sảo ra cái vẻ có học hơn, anh Lê Khang chỉ ôn tồn nói rằng tôi không hiểu gì lắm về thơ, làm thơ không đúng với chính sách của Đảng. Anh đúng là con người có tình.Sau báo cáo của tôi thì có ba người mừng là Quang Dũng, Trần Lê Văn và Thanh Châu, nhưng ông Văn Cao bảo tôi hèn: Mày báo cáo như thế là hèn, việc gì mày phải khai hết ra? Mày bán anh em à?Không, tôi chỉ nói sự thật, tôi không bịa chuyện gì, tôi không vu khống anh em. Tôi đã có kinh nghiệm những lớp chỉnh huấn từ trước, họ biết hết, nếu mình giấu cái gì. Ngay hôm bắt đầu viết kiểm thảo thì ông Nguyễn Đình Thi đã loan tin cho cả trường biết anh Đang và "đồng bọn" đã bị bắt, gây chấn động hết cả, bởi vì lúc bấy giờ văn nghệ sĩ cũng như nhân dân, tất cả đều như con cá nằm trong cái rọ, họ muốn bắt con nào thì bắt. Vì vậy, tôi thấy không thể giấu họ bất cứ chuyện gì, kể cả những chuyện không cần phải nói như chuyện chúng tôi hút thuốc phiện ở nhà Tử Phác có cả Văn Cao. Vì thế mà anh Văn Cao cho là tôi hèn nhát, chưa bị đánh đã sợ run lên, phản bạn. Từ đó tôi và Văn Cao xa nhau và cuối cùng thì hầu như không còn là bạn nữa155.● Những lời buộc tộiĐể biết rõ tinh thần và phương pháp chỉnh huấn ở ấpThái Hà, chúng ta nên đọc qua bài viết của ba người trách nhiệm cấp lãnh đạo trong trường: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi và Võ Hồng Cương.♦ Tố Hữu trong bài "Ý nghĩa một cuộc đấu tranh trong văn nghệ" in trên báo Học Tập, dựa vào tinh thần nghị quyết 6/1/58, lên án gắt gao:"Dưới ánh sáng mới ấy156 đã bật rõ ranh giới giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa cái mới và cái cũ; mỗi người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội đều đã có thể nhìn thấy, phân biệt rõ ràng những con người và những con quỷ, những hoa thơm và những cỏ độc trong văn nghệ"157.Sau khi ca tụng "Hai văn kiện có ý nghĩa quốc tế lớn lao của Mạc Tư Khoa" đã giúp cho "Trung Ương Đảng ta" chuyển biến, "có con mắt sáng để nhìn đúng tình hình", Tố Hữu xác định:"Không thể nào khác, muốn là "kỹ sư tâm hồn" xã hội chủ nghĩa, không thể nào không tự cải tạo bản thân văn nghệ sĩ thành những tâm hồn xã hội chủ nghĩa thật sự (...) Càng không thể để lén lút vào trong hàng ngũ văn nghệ, những con rắn độc thù địch phun nọc giết người."(...) Đó là tiêu chuẩn chính trị để phân rõ ranh giới: ai là thù, ai là bạn. Không thể mập mờ".Rồi ông đe doạ:"Mỗi văn nghệ sĩ lại phải tự trả lời dứt khoát: ủng hộ hay phản đối đường lối văn nghệ của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối văn nghệ phục vụ công nông binh, phục tùng chính trị, theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và phục tùng sự lãnh đạo của Đảng?""Đã đến lúc cách mạng đòi hỏi mỗi văn nghệ sĩ và mỗi cán bộ văn hóa "duyệt lại" những tư tưởng, tình cảm của mình, những sáng tác và công tác trong ba năm qua, và dưới ánh sáng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa, làm một cuộc phê phán thật nghiêm trang, không khoan nhượng đối với mình, đối với bạn, đối với địch". (...)"Thông qua cuộc đấu tranh lần này mà lột trần bộ mặt gian ác của những phần tử phản cách mạng, chống chế độ, chống nhân dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Phải lôi chúng ra ánh sáng, xé toạc mặt nạ của chúng mà ném xuống đất."Rồi ông "vạch mặt" những "tên phản động":"Chúng là những tên phản trắc, có kẻ như Phan-Khôi một đời đã năm lần phản bội Tổ quốc, kẻ đã từng nhục mạ "người An-nam là chó, và đã là chó thì phải ăn cứt" để "thuyết phục" người khác đầu hàng địch, mà vẫn dương dương tự cho mình là "học giả tiết tháo", và được kẻ đồng bọn phong cho là "anh hùng của ba trăm nô lệ" (!)Chúng là những con buôn "mác-xít", "cách mạng" đầu lưỡi như Trương-Tửu, Trần-Đức-Thảo mà thực chất là những tên tơ-rôt-skit vô tổ quốc đã từng nấp dưới nách của địch chống lại cách mạng, suốt đời thù ghét những người cộng sản và tất cả những ai tin yêu (...) Chúng là những kẻ đầu cơ cách mạng, như Nguyễn-Hữu-Đang (...) Gặp nhau trong một mục đích chung, chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống chế độ, chống phe xã hội chủ nghĩa, chống Đảng lãnh đạo, tất cả bọn chúng đã liên minh thành một khối, phối hợp hoạt động phá hoại trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, trong các hội văn học nghệ thuật, một số cơ quan văn hóa, trong giới đại học, v.v¼ (...) Trên thực tế, rõ ràng chúng đã làm như những tay sai của địch thực hành kế hoạch phá hoại của Mỹ-Diệm ở miền Bắc là "chống cộng trong lòng cộng".Cuối cùng, Tố Hữu nhấn mạnh đến sự kiện:"Cuối năm 1956, nói đến báo Nhân văn và các tập Giai phẩm, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ: "Đó là những hạt giống xấu gieo trên miếng đất của những tư tưởng sai lầm". Bởi vậy, vấn đề không phải chỉ là vứt bỏ những hạt giống xấu, mà còn là dọn lại đất cho tốt158".Lời kết luận của Tố Hữu xác định hai điểm:- Khi Trường Xuân đến họp, tuyên bố bác Hồ cũng có "cảm tình" với Nhân Văn, bác nói: không nên dùng dao mổ trâu để giết gà, là Trường Xuân đã phản ảnh chỉ thị ở cấp trên cùng, bởi không ai dám bịa một chuyện như thế về "bác Hồ" dưới thời đại Hồ Chí Minh.- Khi Tố Hữu tuyên bố: Nhân Văn Giai Phẩm là những hạt giống xấu, không những phải vứt bỏ mà còn phải dọn lại đất cho tốt. Ông cũng phản ảnh trực tiếp chỉ thị của Hồ Chí Minh. Trường Xuân và Tố Hữu thi hành sách lược của vị lãnh tụ, riêng Tố Hữu thực hiện ý nghiã thâm sâu của cuộc thanh trừng: nhổ cỏ phải nhổ tận rễ.♦ Nguyễn Đình Thi tổng kết chủ trương của NVGP, cũng trên báo Học Tập, qua 6 điểm:1. Bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản là không "nhân văn", là "chà đạp con người", bôi nhọ những đảng viên cộng sản là "khổng lồ không tim", không phải là "cộng sản chân chính", xuyên tạc sự giáo dục của Đảng là "rập khuôn đầu óc và tâm hồn", văn học nghệ thuật xã hội chủ nghĩa là "công thức, giả tạo", đẻ ra những "thi sĩ máy". Dưới chiêu bài "đề cao con người", "chống công thức", báo Nhân văn, Giai phẩm đã đề cao chủ nghĩa cá nhân, "tự do" cá nhân, đòi quyền, "tự do" cho những lối sống và tình cảm ích kỷ trụy lạc.2. Phản đối chuyên chính, đòi "dân chủ", "tự do" theo lối tư sản trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Đả kích từ Mậu dịch, quản lý hộ khẩu, Bưu điện, cơ quan báo chí, bệnh viện, cho tới Quốc hội, nói chung là đả kích vào bộ máy Nhà nước của ta, đòi tự do đối lập với Chính phủ, trong lúc bọn phản động đang âm mưu phá hoại và một vài giới tư sản đang tiến công ta.3. Đưa ra chiêu bài "chống sùng bái cá nhân" để xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng là "đảng trị" (...) Đem đối lập quần chúng với lãnh đạo, khích quần chúng chống lãnh đạo (...)4. Phỉnh nịnh đầu óc quốc gia chủ nghĩa tư sản, đả kích Liên-xô, cho sự giáo dục con người ở Liên-xô là "rập khuôn", văn học nghệ thuật Liên-xô là "công thức", không có giá trị. Vin vào khẩu hiệu "trăm hoa đua nở" để xuyên tạc đường lối văn học nghệ thuật của Trung quốc (...)5. Phủ nhận những thành tích to lớn của nhân dân ta, của Đảng ta trong công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, phủ nhận những kết quả to lớn của Cải cách ruộng đất (...)6. Riêng về văn nghệ, thì trong Nhân văn, Giai phẩm đã đề xướng "trăm hoa đua nở" theo lối tự phát vô chính phủ, "hoa lành, hoa độc, hoa thối, hoa thơm" đều có quyền nở tự do như nhau. Thực chất là nó đòi hủy bỏ sự lãnh đạo của Đảng, nêu khẩu hiệu "trả văn nghệ về cho văn nghệ", "văn nghệ và chính trị vỗ vai nhau hai bên cùng có lợi" v.v...159Nguyễn Đình Thi luôn luôn có hành động của một thuộc hạ chân thành, ông áp dụng đúng chính sách đường lối của Tố Hữu, của Đảng, để tiến thân.♦ Võ Hồng Cương, Cục phó Cục Tuyên huấn, trong bài tổng kết "Cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận văn nghệ hiện nay160 tóm tắt toàn bộ hành trình đấu tranh của NVGP, chỉ "chân tướng phản động chính trị của những tên cầm đầu": Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Thụy An, Minh Đức, và coi phong trào NVGP là cuộc đấu tranh giai cấp giữa chủ nghiã xã hội và chủ nghĩa tư bản trên ba khái niệm chính:
- 1- Đấu tranh giữa hai đường lối chính trị khác nhau.
- 2- Đấu tranh giữa hai đường lối văn nghệ khác nhau.