hứ ba 22 Anh con trai thầy hiệu trưởng là quân chí nguyện khi anh hy sinh. Vì vậy mà người cha đáng thương thường đến quảng trường Coocxô, mỗi khi chúng tôi tan học, để xem quân lính diễu qua. Hôm qua, một trung đoàn bộ binh diễu qua. Độ năm chục đứa trẻ nhảy nhót quanh đội nhạc binh, lấy thước kẻđánh nhịp vào cặp sách. Chúng tôi thì đứng thành nhóm trên lề đường. Garônê bó người trong bộ áo quá chật, ngoạm vào một miếng bánh mỳ to tướng; Vôtini lúc nào cũng ăn mặc lịeh sự và chải chuốt, đứng cạnh Prêcôtxi, con ông thợ chữa khóa, mặc áo dài của cha, cậu bé người Calabria, cậu bé thợ nề, Crôtxi tóc đỏ, Phranti vẻ trâng tráo, Rôbetti con trai ông đại úy pháo binh (cái cậu đã cứu sống đứa bé dưới bánh xe ngựa và giờ phải chống nạng) tất cả chứng tôi đều ở đấy để xem quân mình diễu qua. Thấy một người mình đi khập khiễng, Phranti liền cười. Nó liền thấy một bàn tay đặt lên vai nó. Phranti quay lại và trông thấy thầy hiệu trưởng của chúng tôi. Này, Phranti, chế một người lính đang ở trong đội ngũ và không thểđáp lại, cũng không thể tự vệ, thế khác nào chửi một người đang bị trói: như thế gọi là hèn nhát.! Phranti liền lỉnh mất. Quân lính đi qua, xếp hàng bốn, nhễ nhại mồ hôi và đầy những bụi bậm, súng ống lấp lánh dưới ánh mặt trời. Thầy hiệu trưởng nói với chúng tôi: “Phải yêu những quân nhân, các con ạ, đó là những người bảo vệ chúng ta. Ngày mai họ sẽ ra trận, tự hy sinh vì chúng ta, nếu có một đạo quân nước ngoài đe dọa lãnh thổ của ta. Chính họ cũng là những cậu bé! Họ chỉ hơn các con vài tuổi thôi; họ cũng đang đi học, học trong trung đoàn; và họ cũng như chúng ta, là người từ khắp tất cả các miền của nước Ý đến. Nhìn xem, người ta có thể nhận ra gần đúng dáng người của họ: nào người Xixilia, người Xacđênha, người Napôli, người Lômbacđia. Trung đoàn này là một trung đoàn đã lâu năm,đã chiến đấu từ năm 1848, tuy không còn là những chiến sĩ ngày ấy nữa, nhưng vẫn là lá cô ấy Biết bao nhiêu người đã chết vì đất nước quanh lá cờ này, hai mươi năm trước khi các con ra đời! - Lá cờđấy! - Garônê nói. Quả thật, người ta thấy lá cờđỏ, trắng và lục phất phới trên đầu các chiến sĩ. Thầy hiệu trưởng lại nói: Nào, các con, hãy tỏ lòng kính mến quân đội đi, các con hãy chào theo cách chào của học sinh, đưa tay lên trán, khi ba màu cờ đi qua! Lá cờ, do một sĩ quan vác, đi qua trước mặt chúng tôi đã sờn và rách nát, một chiếc huân chương dính ở cán cờ. Tất cả chúng tôi cùng một lúc đưa tay lên trán chào. Người sĩ quan nhìn chúng tôi, mỉm cười, và chào lại chúng tôi theo kiểu nhà binh. “Hoan hô, các con?”, một giọng nói phía đằng sau chúng tôi. Quay lại, chúng tôi thấy một cụ già, ve áo dài đeo tấm huân chương. Đó là một sĩ quan hưu trí, - “Hoan hô, các con, - cụ lại nói - các con làm thế là tốt! Kẻ nào lúc bé tôn trọng lá cờ lớn lên sẽ biết bảo vệ lá cờ!” Và trong lúc con người trung hậu ấy nói thì lá cờ của trung đoàn phất phới bay ở đấy, trên quảng trường Coocxô, chung quanh là một dám trẻ con vui vẻ reo hò nhịp theo điệu huân nhạc. NGƯỜI BẢO VỆ NENLl Thứ tư 23 Hôm qua, Nenli cũng đi xem quân đội diễu hành. Là một đứa bé gù lưng tội nghiệp, Nenli có vẻ buồn, và tự nhủ: “Mình sẽ không bao giờ được đi bộ đội!”. Cậu béđáng thương ấy rất chăm học, nhưng thân hình gầy gò và xanh xao đến nỗi được một lát là mệt hết hơi. Mẹ cậu là một bà tóe vàng, mặc quần áo đen, hàng ngày đến đón con vào giờ tan học, để con khỏi bịđámđông xô đẩy. Cứ xem cách bà vuốt ve con! Những ngày đầu, học trò chế nhạo Nenli, lấy cặp sách thúc vào lưng nó; nhưng nó không bao giờ chống lại, và cũng không cho mẹ biết; nó muốn tránh đừng để mẹ buồn vì con mình bị chúng bạn hành hạ. Người ta chế nhạo Nenli và đứa bé đáng thương chỉ khóc thầm, đầu gục trên mặt bàn. Một hôm, Garônê can thiệp và bảo đám học trò: “Ai đụng đến Nenli thì sẽ lôi thôi với tớ; tớ sẽ giã cho một trận cạch đến già!” Phranti không thèm đếm xỉa đến sự đe dọa của Garônê, và đã bị ăn trận đòn ấy, một trận đấm đã làm cho hắn ta lăn quay ba vòng. Từđó không còn ai làm cho Nenli phải lo ngại nữa. Thầy Pecbôni đã xếp Garônê ngồi một bàn với Nenli, và hai cậu đã thành đôi bạn thân. Nenli rất hâm mộ Garônê. Bước vào lớp là đưa mắt tìm xem có Garônê không. Ra về không bao giờ quên chào tạm biệt, và Garônê cũng làm như vậy. Khi Nenli đánh rơi ngòi bút hay quyển sách xuống dưới ghế, Garônê liền cúi xuống nhặt lên ngay cho, sợ bạn phải khó nhọc; còn giúp bạn xếp sách vào cặp và mặc áo choàng. Vì vậy Nenli rất yêu Garônê, và rất vui mừng mỗi khi Garônê được thầy giáo khen. Người ta tưởng như chính Nenli được khen vậy! Tôi chắc là Nenli đã kể hết cho mẹ cậu: những sự trêu chọc trong những ngày đầu, và việc can thiệp của Garônê vì sáng nay đã xảy ra việc như sau: Thầy Pebôni bảo tôi đưa lên cho thầy hiệu trưởng bản chương trình học tập, khoảng nửa giờ trước khi tan lớp; tôiđang ở đó thì bà mẹ Nenli bước vào. Bà hỏi thầy hiệu trưởng: - Thưa thầy, trong lớp của con tôi có một học sinh tên là Garônê phải không ạ? - bà ta hỏi thầy hiệu trưởng. - Thưa bà, có đấy ạ. - Xin thầy làmơn cho gọi cậu ấy đến đây một lát. - Tôi muốn nói với cậu ấy mấy lời. - Thầy hiệu trưởng bấm chuông cho người gác cổng vào, và bảo đi gọi Garônê. Sau một phút thì Garônê đến, vẻ ngạc nhiên vì thầy hiệu trưởng gọi mình. Vừa thấy cậu bé to lớn ấy, bà Nenli liền chạy lại ôm lấy đầu cậu và hôn luôn mấy cái liền. - Chính cháu là Garônê, bạn thân của con cô, người che chở cho đứa con tộI nghiệp của cô, phải không, cháu thân yêu? Rồi tháo ở cổ mình ra một sợi dây chuyền vàng có buộc một cái thánh giá, bà đeo vào cổ Garônê và nói: - Hãy giữ lấy vật kỷ niệm nhỏ này, cháu thân yêu, nhận nó từ tay một người mẹ đã cầu phúc cho cháu và biết ơn cháu. NGƯỜI ĐẦU LỚP Garônê chinh phục tất cả mọi tấm lòng, thì Đêrôtxi chinh phục tất cả các điểm tốt. Đêrôtxi đã được huy chương thứ nhất; và năm nay rồi cậu lại sẽđứng đầu lớp nữa. Chẳng có ai địch nổi cậu, người ta phải công nhận cậu trội hẳn về tất cả mọi môn học. Nhất về toán, về ngữ pháp, về tập làm văn, về vẽ; cậu hiểu mọi bài một cách dễ dàng vô cùng và có một trí nhớđáng kinh ngạc. Đâu cậu cũng đạt kết quả tốt mà chẳng phải cố gắng gì cả, và hình như việc học đối với cậu chỉ là một trò chơi. Hôm qua thầy giáo còn bảo cậu: “Thiên tư của con rất lớn; cố gắng đừng hoang phí một cách vô ích”. Thực ra cũng không thể nào mà không đố kỵ với cậu được, khi mà người ta tự thấy mình kém cậu về mọi mặt. Ôi, tôi cũng như Vôtini, tôi cũng sinh lòng đố kỵđối với Đôrôtxi Tôi thấy cay đắng, gần như cay cú; khi tôi ở nhà làm bài, tôi nghĩ rằng Đôrôtxi chắc đã làm xong bài dễ dàng và chẳng chút sai nào cả; thế nhưng, khi đến lớp, trông thấy bạn tôi tươi cười,đẹp trai và đắc thắng, khi nghe cậu trả lời những câu hỏi của thầy giáo, những câu trả lời lúc nào cũng rõ ràng, chính xác, thì tự nhiên tất cả nỗi cay đắng, tất cả long cay cú đều tiêu tan hết; và tôi tự lấy làm xấu hổ vì đã có những nỗi lòng ti tiện ấy! Tôi muốn luôn được ở cạnh Đôrôtxi, cùng được học tất cả các lớp với cậu; vì sự có mặt của cậu đem cho tôi lòng can đảm và ham học; nhiệt tình của cậu đã chia sẻ sang cho tôi. Mai, thầy Pecbôni sẽ đọc cho chúng tôi nghe truyện hàng tháng mà thầy đã đưa cho Đôrôtxi chép, truyện nhan đề Cậu bé trinh sát người Lômba. Sáng nay, chép sự tích anh hùng ấy, Đôrôtxi rơm rớm nước mắt và run run đôi môi. Tôi nhìn cậu và tôi rất sung sướng nếu có thể nói với cậu rằng: “Đôrôtxi, cậu hơn tôi nhiều, cậu là một người lớn so với Enricô bé nhỏ. Enricô kính trọng cậu và muốn noi gương cậu”.