Tự Đức được xem là một ông vua thông minh, có tâm hồn thi sĩ. Ông đặt tên cho cái lăng của mình là Khiêm Lăng, ý ông muốn tỏ cho người đời thấy rằng ông rất khiêm tốn. Nhưng thật sự Ông rất kiêu, tự cao, tự đại. Có lần ngồi trước mặt các ông Hoàng giáp Thám hoa, nhà vua đã biểu lộ rằng:- Trẩm bất ưng thí, nhược ứng thí, tất trúng Trạng nguyên! (Trẫm không đi thi, nhưng nếu đi thi tất Trẫm sẽ đỗ Trạng nguyên).Tuy tự nhận thế nhưng ông cũng biết chắc không có một người nào giỏi hơn mình công nhận rằng Tự Đức đáng đỗ Trạng nguyên. Như thế thì ông có thi thố tài năng đến mấy cũng không thể làm cho quần thần khuất phục. Tự Đức bèn nảy ra một "sáng kiến" cùng các ông đại khoa như Giao, Hàm, Đạt... làm một bài luận rồi rọc phách gởi qua Trung Quốc, nhờ vua Thanh lập một ban giám khảo chấm giúp.Ít lâu sau, vua Tàu gởi trả lại bài đã chấm. Tự Đức giở ra xem với ý nghĩ thế nào mình cũng đỗ đầu. Nhưng không ngờ đầu cũng không phải Tự Đức, thứ hai không, thứ ba, thứ tư, cũng không nốt. Chỉ còn một bài nữa là bài thứ năm sau cùng là của Tự Đức. Ông đã đậu bét. Trên đầu bài của ông có một lời phê:- "Bài này tỏ ra tác giả là một người học rộng, khí phách không phải là một người thường, nhưng một người không có tài mấy!"Ý nghĩ của những người có quyền cao chức trọng thường có một khoảng cách khá xa với thực tế như thế.