Dịch giả: Sơn Lê
H

Chị hộ lý đến hỏi tôi tối nay ăn gì, chị nói: em có chè vừng và mì ăn liền nhãn hiệu Đầu bếp Khang. Chị ta nói thêm: em rửa mặt không? Có cần lấy cho em ít nước nóng không? Tôi mở mắt nhìn người ngồi bên giường, một chị phụ nữ chừng bốn mươi tuổi, gò má thô và nhô cao, sắc mặt đỏ gắt, mặc áo bông, quần bông đỏ thẫm, xem ra là một phụ nữ lao động. Tôi hỏi, tại sao chị lại là hộ lý của em? Tại sao ngoại trừ em ra, còn ở đây đều mặc đồng phục? Chị nói, vì chị là bệnh nhân. Tôi hỏi: chị cũng đến cai nghiện à? Miệng chị hé mở, chị nói, em không biết người bệnh ở đây bị bệnh gì à? Tôi hỏi, bệnh gì? Chị trả lời: đây là trung tâm cai nghiện, chẳng phải thế hay sao? Chị lắc lư tấm thân, thân thiết nói, chúng ta đều là những người phạm sai lầm và bị bệnh thần kinh. Tôi hỏi, gì cơ? Bệnh thần kinh? Chị nhìn thẳng vào mắt tôi, chị nói, chị đã giết bố chồng. Tôi nói: giết người ư? Tại sao chị lại giết ông ta? Chị nói, vì ông ta chửi chị, cho nên chị cho thuốc trừ sâu vào cơm của ông ta.
Tôi là người sống dựa vào thuốc, là ác mộng của tất cả các bà mẹ. Tôi đã từng dốc sức vào rượu và âm nhạc, sau đấy lại hiến thân cho ma túy và chocolate, tôi nghĩ mình là kẻ điên cô đơn. Chiều hôm nay tôi bị bố tôi đưa vào đây, mọi phản ứng của tôi vào lúc này rất chậm chạp, vì tôi bắt đầu dùng thuốc. Tôi nghĩ, thần kinh mình cũng không rõ ràng, nhưng tôi đang sợ những gì diễn ra ở trước mắt đây. Tôi nghĩ, cái trại giam này thật đáng nể, để người cai nghiện ma túy sau khi được ra trại không còn dám nghiện nữa. So với họ, tôi thật đáng xấu hổ, vì tôi bắt đầu cảm thấy xấu hổ. Ma túy làm tôi thành kẻ ngớ ngẩn. Hồi chiều vào đây tôi còn nghĩ, tại sao căn phòng chỉ có một mình tôi? Tại sao người nghiện ở Thượng Hải lại già thế?
Suốt bảy mươi hai tiếng đồng hồ bức bối, vì cái bệnh hen chết tiệt của tôi, bác sĩ không dùng biện pháp gây mê đối với tôi. Chị phụ nữ trông coi tôi hàng ngày giúp tôi đi nhà vệ sinh, rửa mặt, đánh răng, chị còn giúp tôi quét nhà. Có lần, chị dìu tôi vào nhà vệ sinh, một người bệnh nói với tôi, em thấy người em đấy, thôi nhé, ra trại rồi đừng nghiện nữa!
Cái nhà lớn vô cùng, trong nhà lớn còn có cái nhà nhỏ là phòng ngủ của bệnh nhân thần kinh và người cai nghiện. Có vô số giường, trên mỗi giường đều có tấm chăn trắng như tuyết. Tấm chăn trông giống như một cuốn tạp chí, tôi chợt nhớ đến sách trắng ở Bắc Kinh. Có cả nhà vệ sinh và bồn rửa tay, ở đấy luôn luôn tối. Chỉ có một chút ánh trăng, ánh sáng ban ngày cũng như ánh trăng, lạnh như băng. Trong căn phòng nhỏ nhất có bốn cái giường đôi, đấy là phòng của người tự nguyện cai nghiện.
Con nghiện ngồi dưới nắng làm quân bài hoặc gỡ sợi. Họ vừa làm vừa nói chuyện với nhau, có lúc nói chuyện với bác sĩ, tiếng nói như tiếng chim. Tôi ngồi trong phòng xem họ làm việc, xem ra tất cả đều yên tĩnh. Sau bữa trưa, họ cậu ta hát, hát tập thể, đó là những bài tập mà họ phải thực hiện. Ngoài việc phải hát bài hát cũ Trên đỉnh núi vàng Bắc Kinh, họ còn phải hát những bài mới, ví dụ Hãy thanh thản bước đi, Cảm ơn tình yêu của anh. Đó là những bài hát mà người cai nghiện vào trại viết lên bảng dạy họ hát. Hát xong, mọi người lại xếp hàng lĩnh thuốc, rồi đi ngủ trưa.
Dùng nhiều chất kích thích khiến tôi như kẻ ngớ ngẩn. Người cai nghiện ở cả kia, họ ngồi làm con bài giấy dưới nắng, cửa lớn khóa trái. Mất sức kiềm chế cuộc sống là thế, giống như mùa đông của thành phố này, như một cái máy chém ẩn trong giá buốt. Đầu óc tôi trống trải. Tôi nghĩ, có thể không phải vì dùng thuốc. Tôi ngừng hút heroin trong một thời gian dài, tôi không còn hiểu nội dung cuộc sống của mình là gì. Ngừng giây lát, tôi ra phơi nắng. Chợt có người đụng vào tôi, nó nói, cho mình miếng bánh quy nhé? Mắt nó nhìn đi chỗ khác, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn vào hộp bánh quy của tôi. Lúc tôi đưa bánh cho nó thì có mấy người nhìn tôi, nhưng chúng nó rất mau chóng lảng nhìn chỗ khác. Tôi phát hiện, những người cai nghiện ở đây đều có thói quen lắc lư tấm thân, vừa lắc lư vừa đổi chân đứng.
Tôi được phép gọi điện cho bố tôi. Tôi nói, bố ơi, con khỏe lắm, con cần một cái gương. Quản lý trại thu mất gương của con rồi. Con nghĩ, họ sẽ trả lại, nhưng con cần một cái gương. Bác sĩ gọi con lên văn phòng, bảo với con, sở dĩ không cho con giữ gương vì sợ con tự sát, hoặc để người khác gây tai nạn, bây giờ thì cháu lấy về đi.
Tối hôm ấy có một người cai nghiện trong nhà vệ sinh hỏi mượn gương của tôi. Nó bảo chỉ dùng chốc lát rồi trả ngay. Tôi nhìn nó, bảo chỉ được mượn năm phút thôi nhé. Tôi đưa cái gương chỉ lớn bằng bàn tay ra, mọi người chuyền nhau soi. Buổi tối hôm ấy ồn ào cả lên. Con nhỏ mượn gương soi lâu nhất. Một người bảo với tôi nó là con gái còn trinh, ở trong này mười lăm năm rồi. Tôi nói, chẳng trách, trông đằng ấy trẻ thế. Nó nói không còn trẻ nữa đâu, già rồi, già rồi. Lúc nó nói già rồi, già rồi, tôi bỗng ứa nước mắt. Lúc cai nghiện rất dễ khóc. Có những lúc vô cớ, tôi rất lúng túng vì nước mắt của tôi, nhưng không ai chú ý đến chuyện đó. Để che dấu sự lúng túng, tôi hỏi, đằng ấy tại sao lại phải vào đây? Một người bảo, nó gây tội ác, giết con của chị nó. Tôi kêu lên, trời ơi, trời ơi! Nó soi gương, sờ mặt. Có người bảo nó là ma, cho nên nó giết trẻ con. Lại có người bảo, vì chị nó ăn ở không tốt với nó.
Tôi lấy cái gương về. Đêm hôm ấy tôi cứ nghĩ, tại sao có người phát điên đến nỗi giết người, tại sao trước đấy nó không bị đưa vào bệnh viện để chữa trị? Dưới ánh trăng, tôi cảm thấy mình may mắn, chợt tôi nhận ra mình không phải là con điên hóa chất, chỉ là đứa nhát gan như chuột, hoặc như bố tôi vẫn nói: con gái tôi là đứa trẻ ngoan, chẳng qua nó đi lạc đường.
Tôi ăn uống như những người khác. Thức ăn ở đây không sao nuốt nổi. Tôi có thể nhờ nhân viên ở đây mua giúp thực phẩm đóng gói. Hộ lý chăm sóc tôi ngày nào cũng nấu giúp thức ăn cho tôi. Lần nào tôi cũng cho chị ta ăn, nhưng không bao giờ chị ăn, trừ những lúc bác sĩ bảo tôi ăn thì chị mới ăn. Một bệnh nhân bảo tôi, chị ta giết bố chồng, cho nên người nhà chị không đến thăm, cũng không chịu chi tiền thuốc men. Bởi vậy, hàng ngày chị chăm sóc giúp người khác, còn xuống nhà ăn làm việc. Chị rất thích làm việc, làm việc khiến chị nhanh nhẹn, vui vẻ. Có người vừa cười vừa nói với tôi, chị ta làm việc để có tiền chi cho những khoản chi cần thiết, chị không có tiền mua nổi giấy vệ sinh, xà phòng. Lúc nào chị cũng cầm một tờ giấy vào nhà vệ sinh, lúc ngồi xuống chị lại bỏ tờ giấy vào túi.
Một người bệnh đứng úp mặt vào tường. Tôi phát hiện đó là người bệnh “còn trinh”. Tôi đứng với nó, nó cúi đầu, không nhìn tôi. Một người khác nói với tôi, nó đang bị phạt đứng, vì nó bị bệnh thần kinh, nhận ông Trại trưởng ở đây là chồng nó.
Một người bị gọi lên văn phòng, tôi nghe quản giáo hỏi, cô lấy cắp gì của người cai nghiện? Sau đấy, tôi nghe thấy nó nhắc đi nhắc lại: dưa muối, Trái táo, chuối tiêu, chuối tiêu, Trái táo, dưa muối,…
Cuối cùng thì ngày tôi được ra trại đã đến. Sau khi cảm ơn mọi người, tôi bảo bố tôi đưa cho bác sĩ một trăm đồng, tôi bảo tiền này để giúp người trông coi tôi mua gì đó, cảm ơn chị đã giúp đỡ tôi.
Khi bối tôi lần thứ hai đưa tôi đến trại, đầu tôi cạo trọc, vì hút ma túy, tôi ngẩn ngơ loạng choạng đụng xe. Tôi mất mái tóc dài, hơn nữa người gầy không còn ra hồn người, mình không còn nhận ra mình nữa.
Không ngờ, khi đến gần hàng rào sắt của phòng bệnh, một người bệnh gọi lớn tên tôi và nói: nó đến rồi kìa, lại đến rồi, lần này thì bị cạo trọc đầu!
Bố tôi vẫn nói con gái tôi ngoan, chỉ có tính tình ương bướng, chúng tôi có trách nhiệm, xin sẵn sàng trả giá. Bác sĩ bảo, ông ấy đã làm chúng tôi xúc động, cô cứ nghĩ mà xem. Thế rồi tôi bị đưa đi kiểm tra HIV và giang mai. Thế rồi bác sĩ cho thuốc. Lần này bác sĩ không cho loại thuốc như lần trước, họ thay đổi phác đồ điều trị. Họ bảo phải để tôi chịu khổ, nếu không tôi sẽ không sửa chữa được.
Ngày nào tôi cũng được phát những viên thuốc nhỏ màu vàng, màu hồng, màu trắng. Uống những thuốc này tôi đâm mất ngủ, toàn thân nóng rực, cứ đi đi lại lại trong phòng, có lúc miệng nói lảm nhảm, lẫn lộn lung tung. Một đêm, có một bệnh nhân xông vào phòng tôi, nó nói, nếu muốn ra trại sớm thì đừng uống thứ thuốc màu vàng. Tôi vừa ngước lên thì không thấy nó đâu. Nó làm tôi sợ quá, tôi khóc, rồi sau đấy không uống thuốc màu vàng kia nữa. Tôi bảo với bác sĩ, tôi không uống thuốc màu vàng đâu.
Sau nhiều cơn ác mộng, tôi khỏe dần, bắt đầu lao động với mọi người. Một bệnh nhân bảo tôi cách làm những quân bài giấy. Tôi nghĩ đến mẹ, mẹ tôi làm thức ăn, nghĩ mọi chuyện của mẹ tôi. Ngày nào tôi cũng cùng mọi người nhìn vào tấm bảng đen để hát. Có điều, tôi vẫn không làm sao nuốt nổi những thức ăn ở đây. Mỗi tháng, có một bữa trưa được ăn thịt xá xíu, đó là lúc mà bệnh nhân ở đây vui vẻ nhất. Có một bệnh nhân hỏi tại sao tôi không ăn thịt? Tại sao cậu không ăn thịt? Bác sĩ nghe được câu nói ấy. Bác sĩ của tôi là một phụ nữ rất đẹp, một trí thức rất mốt. Bác sĩ nói, tại sao em không ăn thịt? Tôi nói, tôi ăn vào buồn nôn lắm. Đúng là buồn nôn. Bác sĩ nói, em nghĩ mình là ai? Hôm nay tôi bắt em phải ăn. Tôi bảo, em không ăn nổi. Bác sĩ hỏi, vậy em không muốn sớm xuất viện à? Tôi bảo có. Bác sĩ lại nói, vậy phải ăn đi. Em không có gì khác với những người bệnh khác, em phải nhớ điều ấy. Tôi bảo, em không ăn. Bác sĩ nói, thôi được, tôi sẽ gọi bố em đến, xem em có ăn hay không. Rồi bác sĩ ngồi nhìn tôi ăn những miếng thịt kia, rồi nhìn tôi nôn oẹ từng chập. Tôi vừa nôn vừa khóc. Bác sĩ nói, em như những người khác, đừng để tôi thấy em lãng phí. Lần trước em cho người trông nom em một trăm, một trăm ấy bị tịch thu, em biết không? Em như những người bệnh khác. Với lại, em làm hại chị ấy không còn được làm người chăm sóc nữa, em nhớ điều ấy.
Một người bệnh bị bệnh ngoài da, cho nên không được lao động với chúng tôi, ngồi một mình trên tấm ghế dài nhìn chúng tôi lao động. Khi tôi đến bên, nó hỏi tôi ở ngoài kia tôi sống ở đâu? Nó nói, tớ ở JJ, nhảy Disco. Rồi nó nhìn tôi, tôi không thể nào nghĩ nó có bệnh, nhưng nó có thói quen lắc lư người và đổi chân luôn luôn.
Xe cảnh sát lại đưa đến một lũ nghiện hút nữa. Trại bắt đầu ồn ào, đây là bọn bị cưỡng chế cai nghiện. Một người bệnh đột nhiên nói với tôi, huyết quản của cậu tốt lắm, không có vấn đề gì, tiêm vào nhất định dễ chịu lắm. Bỗng tôi nhớ câu nói “em giống như những người khác”. Tôi vội về phòng mình.
Sắp đến cuối năm, mọi người được đưa đi thăm Phố Đông trên một chuyến xe buýt du lịch rất đẹp. Lúc về, một người bệnh nói với tôi, cậu biết không, ngoài kia bây giờ tuyệt lắm!
No¸l, chúng tôi có buổi dạ hội. Một người bệnh ăn chocolate của tôi đang hát cho mọi người nghe. Nó là người bệnh duy nhất đeo kính ở đây, nó hát như người ta hát thánh cậu ta. Giọng thật và giả của nó trộn lẫn rất nhuần nhuyễn, giọng cao và đẹp. Nó hát xong, tôi nói, sao cậu biết bài này? Nó nói, mình là cô giáo. Tôi hỏi, tại sao cậu vào đây? Nó nói, tớ giết chồng. Tôi hỏi, tại sao lại giết chồng? Nó nói, chồng tớ bé quá. Nó nói xong, mặt tỉnh khô.
Tôi bắt đầu giận mình. Tôi nghĩ, ma túy làm đầu óc tôi hư hỏng, nếu không tại sao tôi cho rằng mình có quyền hỏi nó tại sao lại vào đây?
Tôi thề, từ nay trở đi sẽ không hỏi những chuyện ấy nữa.
Tối hôm ấy, mọi người hát tập thể một bài tình cậu ta. Mấy chục bà già cùng lớn tiếng hát cho em nhớ anh, nhớ anh, nhớ anh, lần cuối cùng nhớ anh, vì ngày mai em sẽ lên xe hoa, cho em mãi nhớ về anh… Tiếng hát đều đều, vô cảm, nhưng lại rất xúc động lòng người, xúc động lòng tôi. Lần đầu tiên tôi tìm thấy tâm hồn mình.
Những ngày sau đấy, tôi lại gặp bài hát này. Tôi biết đấy là bài hát Lời trái tim. Mỗi lần gặp bài hát, tôi như sụp đổ, tôi ngừng mọi động tác để nghe hết bài hát. Bài hát nhắc nhở tôi từ đâu tới đây.
Buổi sáng sau hôm No¸l, tôi dậy rất sớm. Một người bệnh đến lấy cái bát ở phòng tôi, nói hỏi tôi, bánh bao ngon thế tại sao không ăn? Ngày nào nó cũng hỏi tôi câu ấy. Ngày nào tôi cũng trả lời nó một câu, tớ không ăn, bạn ăn đi! Hôm nay tôi vừa nói xong, nó cầm luôn cái bát của tôi đi, rồi nó đem cái bàn lau nhà vào chuẩn bị lau nhà. Tiếp theo, nơ dựa vào tường, sùi bọt mép. Tôi không dám kêu, chỉ nhìn nó, nhìn vào lò sưởi của mình. Tôi sợ nó đá cái lò sưởi về phía tôi. Đúng lúc ấy, một chị y tá đi qua, tôi khẽ nói, chị ơi, chị xem nó thế nào đây này? Y tá vào, giúi cái bàn lau nhà vào tay nó, bảo nó cầm lấy, rồi nói, không sao, khỏi ngay thôi mà! Chỉ mấy phút sau, nó ngồi dậy, tiếp tục lau nhà. Mặt nó nhợt nhạt, đầu tóc như búi dây thép. Tôi rất muốn lau nhà cho nó, nhưng không dám động. Lát sau, chị y tá vào, nói, nó lên cơn vì ăn cái bánh bao của em đấy. Hôm nay, nhiều bệnh nhân phê bình nó, nên nó lên cơn. Sau này nếu em không ăn bánh bao, em nên lần lượt chia đều cho mỗi người.
Sắp đến đầu năm, mọi người sửa soạn sạch sẽ, vì sắp được người nhà vào thăm. Một người bệnh ăn bánh kem với con. Một người khác đang nói chuyện với chồng. Một người nữa đang ngồi với mẹ, bà mẹ già lắm rồi. Một người bệnh đang chờ đợi. Tôi hai tay cho vào ống tay áo, ngồi ở giường, nhìn những thanh chocolate mẹ tôi đưa đến. Mẹ tôi chỉ ngồi trong phòng tôi chừng mười phút. Mẹ tôi bảo, nhân viên gác cửa ác lắm, họ bảo việc gì phải thăm nom những người nghiện ngập. Mẹ tôi có cảm giác như bị xúc phạm, cho nên bà phải nhanh nhanh ra về để khỏi bị mắng.
Ngày ra viện đến gần. Tôi được đưa đến ngủ chung với nhiều người khác trong một căn phòng lớn, tối nào bọn chúng cũng nói mê, tôi không làm sao ngủ được. Bụng đói, nửa đêm dậy ăn bánh quy. Một người nằm trong chăn nhìn tôi và cười. Nó nói, tớ không hiểu nổi, tại sao cậu lại ngủ ở đây?
Về đến nhà, tôi đòi tắm, đã lâu tôi không tắm. Tôi nói, phòng tắm của nhà ta lạnh quá. Tôi sợ lạnh, phải đi tắm ở nhà tắm công cộng. Mẹ tôi cho tôi một đồng, bà bảo đủ rồi. tôi nghĩ, mẹ tôi không dám cho tôi nhiều tiền, bà sợ tôi lại đi hút hít.
Tôi về nhà, về với nhà tắm công cộng mà hồi nhỏ tôi vẫn tắm. Tôi đội mái tóc giả mà bố tôi mua cho. Tôi vừa tắm vừa thở phì phò. Vì thể lực không chống đỡ nổi, tóc giả rơi xuống đất. Mọi người nhìn bộ tóc giả của tôi, rồi nhìn cái đầu mượt tóc, cuối cùng nhìn vào người tôi.
Tắm xong, tôi lấy hai hào mua bánh rán. Bánh nóng hôi hổi, đường dính cả vào răng. Bánh ngon quá, lại rẻ. Tôi nghĩ, mình không còn phải ăn mì ăn liền nhãn hiệu Đầu bếp Khang và nhai bánh quy không chút hứng thú. Đời tôi không còn phải ăn những thứ đó nữa. Có thể, cuộc đời sẽ bắt đầu lại từ khoảnh khắc này. Tôi nhớ nhà, từ nay trở đi tôi không còn lạnh lẽo, nghĩ đến cái trung tâm cai nghiện mà tôi vừa rời khỏi, rồi tự nhủ: đúng vậy, ma túy đúng là thứ rác rưởi siêu cấp.