Chương 11

Bầu trời xám xịt mây đen, báo hiệu một cơn giông lớn sắp ập xuống. Quốc Minh đứng xớ rớ trước cổng trường. Trễ gần nữa tiếng rồi, sao không thấy chị Hai đến? Chị có kẹt công việc thì cũng kêu xe ôm tới đón cậu kia mà!
Trời càng lúc càng tối. Quốc Minh sợ lắm, nó chưa biết làm sao thì cơn mưa đã trút xuống xối xả.
Bác bảo vệ kêu to:
- Minh à! Vô đây kẻo ướt cháu.
Quốc Minh chạy nhanh vào phòng bảo vệ cổng trường. Vẫn bị những giọt nước mưa vương trên tóc, trên quần áo.
Ông Hải bảo vệ nhìn Quốc Minh hỏi:
- Không ai đón cháu à?
Quốc Minh cắn môi:
- Cháu không biết nữa. Chị Hai cháu luôn đúng giờ giấc và không bây giờ để cháu phải lo lắng.
- Hay nhà cháu có chuyện gì?
Quốc Minh mếu máo:
- Có khi nào chị Hai gặp điều không hay không hả bác? Cháu sợ quá!
Ông Hải vỗ về:
- Trời đang mưa cũng không về được. Chốc nữa, không ai đón cháu, bác sẽ điện cho cô gái cháu ra đưa cháu về. Bác có cơm đây, cháu ăn tạm cho đở đói nha.
Quốc Minh lắc đầu:
- Cháu cám ơn bác. Cháu chưa thấy đói ạ.
Thêm mười phút nữa trôi qua trên cái đồng hồ điện tử của Minh. Mưa bắt đầu bớt hạt. Một chiếc moto chợt dừng trước cổng trường, Quốc Minh kêu to:
- Anh Thường!
Thường dắt xe đến sát phòng bảo vệ, gật đầu chào bác bảo vệ, bác lắc đầu:
- Nãy giờ thằng bé chỉ muốn khóc đó. Sao hôm nay chị nó không đi đón hả cậu?
Thường cười gượng:
- Cô đi công tac đột xuất. Người giúp coi nhà không nghĩ ra phải đi đón thằng nhỏ bác ạ. Xin phép bác, cháu đón nó về.
Đưa chiếc áo mưa cho Minh, nó lắc đầu:
- Em có rồi!
Và nó mặc thật nhanh áo mưa vào người, loáng cái nó đã ngồn lên phía sau Thường. Quốc Minh cười tươi:
- Cháu về nha bác!
Ông Hải trìu mến:
- Vế đi cháu!
Dọc đường, nó hỏi Thường:
- Chị Hai em đi công tác thật hả anh Thường?
Thường bối rối:
- Không! Chị em bị bệnh, sốt dữ quá nên thiếp đi, quên mất em. May mà anh tới.
Quốc Minh lo lắng:
- Bây giờ chị em đỡ chưa anh?
Thường cười:
- Chắc ngủ rồi, sau khi bác sĩ chính thuốc. Em muốn ăn gì không?
- Thôi đi anh, em muốn về nhà ngay.
Thường không nói nữa, anh tăng ga cho xe chạy nhanh hơn. Mưa dứt hẳn, thì Thường cũng đã đưa Quốc Minh về đến nhà.
Bà Bân vẻ biết lỗi:
Thi Hai cháu sốt, dì quýnh quá auên mất tiêu phải đón cháu. Dì dọn cơm cháu ăn nha.
Quốc Minh cười cười.
- Từ từ đi dì Bân, cháu phải thăm Hai đã. Rồi tắm rữa mới ăn cơm được dù cháu đang đói ngấu.
Dứt câu, qm chạy nhanh vào phòng Nghi Miên.
Thằng bé thận trọng bước về phía giường thật nhẹ. Bàn tay bé xíu của nó đặt trên trán Nghi Miên. Nó chau mày khi nhận ra chị vẫn còn nóng sốt. Quốc Minh ngồi xuống nền nhà, chống tay vào cằm nhìn chị đăm đăm. từ khi nào đến giờ nó không thấy chị Hai đau bệnh sao hôm nay lại sốt nhỉ? Ngồi mãi nó không biết giúp chị ra sao, đành đứng dậy đi về phòng mình. Tắm xong, nó mới nhớ đến anh Thường. Quốc Minh vội chạy ra phòng khách. May quá anh Thường vẫn ngồi nói chuyện với dì Bân và hút thuốc.
Thường ngẩn lên hỏi nhẹ:
- Em có thăm chị Hai em không? Chị thế nào '
Em nhỏ giọng:
- Em sờ lên trán chị ấy thấy còn nóng quá anh ạ, liệu phải kêu bác sĩ không?
Thường lắc đầu:
- Bà Bân sẽ chườm đá cho chị em, một lát sẽ đỡ thôi. Em ăn cơm đi.
Quốc Minh chót chét:
- Ăn cơm với em cho vui nhạ Ăn một mình buồn lắm.
Thường đùa:
- Ăn thi ăn, nhưng có đủ cơm không đấy mà mời. Mời ngoài miệng, bụng thi khuấn trời anh đừng ăn!
Quốc Minh cong môi:
- Anh làm như em láo ăn lắm vậy. Hồi ở nhà, em chỉ ăn có nữa tôi cơm thôi. Bây giờ Hai bắt em mỗi bữa hai chén, chưa kể đồ ăn và canh. Em nó muốn chết. Phần ăn có cả của Hai nữa, sợ anh ăn chưa hết kìa.
Tối đó, Thường ở lại nhà Nghi Miên vì sợ cô trở bệnh lại.
Lửa cháy rần rật, cháy to và nhanh như muốn nuốt chững chiếc xe đò năm mươi chổ ngồi, Nghi Miên vừa dập lửa và cố thét lên để chui ra. Cô nhìn thấy Giang Nam qua ánh lửa bập bùng. Cô gọi anh cứu cô nhưng Nam quay đi, kéo một cô gái khác mà không hề nghe tiếng kêu cứu của cộ Tận cùng trong nỗi tuyệt vọng đau đớn, cô thu hết can đảm để nhảy qua thành cửa xe. Lửa đang mờ mịt, bàn tay ai đó kéo cô về phía mình, Nghi Miên kêu thét lên vì lửa đang bắt cháy quần áo của cộ Cô hận anh, hận số phận long đong của mình. Cô nhất định phải vương lên, phải sống...
- Nghi Miên!Nghi Miên!Nghi Miên!
Tiếng gọi khi gần khi xa, cùng cái lắc vai cô gọi gật. Không có chiếc xe, không có lửa cháy. Chỉ có căn phòng sánh ánh điện và khuôn mặt của dì Bân, cả Thường nửa đang lo lắng cho cộ Thì ra, cô vừa trải qua một cơn mợ Giấc mơ mà trong cơn đau đớn cuồng loạn, trong cận kề cái chết, cô đã không được Nam cứu.
- Nghi Miên! Em thấy trong người sao rồi.
Giọng Thường ấm áp và đầy lo lắng. ánh mắt anh cũng đầy ắp như lời nói của anh. Nghi Miên cắn môi:
- Em không còn đâu bụng nữa, nhưng mệt quá!
Thường gật đầu:
- Không còn đau thì tốt rồi. Anh pha cho Miên ly sữa nha.
- Miên không đói.
Thường dỗ dành:
- không đói cũng phải ăn Miên ạ. Bác sĩ súc ruột Miên sạch sẽ, còn gì trong đó nữa đâu, đừng sợ.
Di Bân cũng nói:
- Phải đó Miên, ráng uống một chút cho khỏe. Cậu Thường pha rồi, đổ đi uổng lắm.
Nghi Miên đành uống vài muỗng sữa. Sữa nóng vào bụng vẫn nhói đau, khó chịu. miên xua tay.
- Ăn vô đau, em không sao nữa.
Thường thở dài:
- Chắc tại xúc ruột xong, ruột mỏng ra nên nhói đau.
Nghi Miên mệt mỏi:
- Quốc Minh về chưa dì Bân?
Bà Bân gật đầu:
- Cậu Thường đón nó về lâu rồi, nó vào thăm cô, nhưng lúc ấy cô đang ngủ. Chắc bây giờ nó cũng ngủ rồi.
Bà nói nhỏ:
- May mà có cậu Thường đón cô về nhà, chứ bệnh viện đông nghẹt người là người. Tôi sợ đến nổi da gà. Rau cỏ bây giờ người ta làm ăn ẩu tả ghệ Thuốc vừa xịt, đã cắt rau đi bán. Kiểu này tôi hết dám mua rau quá.
Nghi Miên nhợt nhạt:
- Đấy là cháu ăn sau cùng, mới ăn được chén cơm thì Tony chạy xuống giựt chén cơm trên tay cháu hét nhỏ đừng ăn nữa. Công nhân phân xưỡng bị ngộ độc hết rồi. Cháu cũng không tránh khỏi con choáng và và từng cơn đau quặn thắt ở ruột. Chả biết có ai thiệt mạng không?
Thường chậm rãi:
- Nghe dì Bân gọi điện thoại kể, tôi vô bệnh viện. Miên và một số ít bị nhẹ thì gia đình nhận về. Hơn chục ca nặng phải chuyển viện. Lúc ấy tôi cũng rối lắm vì người bệnh đã đông, thân nhân còn đông hơn, ai cũng khóc sướt mướt khiến tôi bối rối ghệ May sao anh Chuẩn biết tôi, nên khi tôi hỏi thăm Miên, ảnh đưa tôi đến chổ Miên nằm.
Nghi Miên cười héo hắt:
- Cám ơn anh nha, Không có anh, chắc dì Bân không biết làm sao mà xoay xở.
Bà Bân cười trừ:
- Nghe báo cô bị ngộ độc, cả khu này người chen nhau kéo về nhà máy. Hồn vía tôi bay tứ tung. Còn mưa nữa mới ác chứ.
Thường cười nhẹ:
- Mọi chuyện không còn nguy hiểm nữa. Miên ráng ngủ cho khõe.
Nghi Miên chớp mắt:
- Anh cũng về nghĩ đi anh thường. Ở đây có dì Bân, bé Hà rồi.
- Đừng lo cho tôi. Tôi sẽ ngủ ở phòng khách. Miên chưa dứt cơn sốt, tôi chưa yên tâm.
- Nhưng mà...
Thường trầm giọng:
- Miên yên tâm, tôi là đàn ông mà, lăn lộn nhiều rồi, tôi thức vài đêm còn không sao mà. Nào, nhắm mắt ngủ đi.
Miệng nói, tay Thường buông mùng xuống và thật tự nhiên anh cẩn thận trèo lên giường, gắt mùng lại.
Một thoáng xôn xao ùa vào trong trái tim cộ Những lúc cô đau ốm thế này, cô mới nhận ra sự cô đơn, nhỏ bé của mình. Giá mà có Phượng, có Giang Nam nhỉ. tại sao cô lại nghĩ đến Nam, khi bảy tháng qua, cô không một lần gặp lại anh. Lời yêu vừa thốt trong trái tim bướng bỉnh của cô, thì cũng là lúc cô phải chia xa anh. Có lẽ cô nên cho nam biết chỗ ở của mình, cả ba cô nữa. Làm người chẳng nên khu khư ôm nỗi buồn hận mãi, khi sự thật không là như ta nghĩ!
Nghi Miên chìm vào giấc ngủ đầy mệt mỏi:
Qua ngày sau, sức khỏe của Miên đã đở nhiều. Tony đến thăm cô từ sáng. Cô áy náy nhìn bọc quà lỉnh kỉnh đường sữa, trái cây nơi tay Tony.
- Anh học cách thăm bệnh của người Việtnam chúng tôi nhanh thật. anh mua gì nhiều thế, tôi ăn tới khi nào mới hết.
Tony cười, nói tiếng Việt khá chuẩn:
- Cô thấy khỏe chưa? Có cần chích thêm thuốc hay truyền dịch không? Hôm qua người ta nháo nhào vì lo sợ, sáng nay tôi thấy ai cũng có quà vào thăm bệnh nhân, nên bắt chước.
Nghi Miên cười nhẹ.
- Tôi đỡ nhiều rồi. Hôm nay không có tôi, chắc anh vất vả với mấy người đối tác Hàn Quốc đấy. Lần nào họ cũng khó khăn chê bai cả. Chê mà hàng không có trả lại mới lạ. Anh nhớ yêu cầu thanh toán hết tiền đợt trước, có gối đầu cũng ít thôi.
Ông Chuẩn cười ha hả:
- Cậu thấy chưa, đâu dễ kiếm được nhân viên hết lòng vì công việc như vậy, có chịu ở lại Việtnam không, tôi đứng chủ hôn cho.
Nghi Miên nóng bừng mặt, cô đẫu môi:
- Chú này chỉ nói linh tinh. Cháu nghĩ chơi chú luôn đó.
Tony cười:
- Việtnam và Nhật có bao nhiêu đường đất đâu chú. mẹ cháu từng sống ở Việtnam, bà thích con gái ở đây lắm, Nghi Miên giỏi việc, thông minh. Cô ấy còn tiến xa hơn công việc thông dịch đấy chứ ạ.
Ông Chuẩn cười ngất.
- Cậu nói thì cứ lo giữ lời của mình để tôi xem lại đã, Nghi Miên là người của nhà máy khác nhận hồ sơ và gởi cô ấy qua đây. Đầu năm, nó không còn là nhân viên của cậu nữa. Nếu thật sự thương nó, thì tôi bảo đảm giúp cho.
Trời ạ, hôm nay chú Chuẫn làm sao vậy. Khi không đòi luôn làm chủ hôn, nói chuyện của Miên cứ y như cô là con gái chú vậy, có là con gái ruột Miên cũng đâu bị chú áp đặt. thật là hết biết!
Thấy vẻ mặt chàu quạ của Miên, ông Chuẩn háy mắt với Tony:
- Mình về thôi. Hôm nay tiếng là được nghĩ, mà cực hơn làm việc. Nội ba cái tiếp phóng viên, lo thủ tục nhập viện phờ người.
Tony:
- Tôi về nghe Miên. Ráng ăn uống cho mau khỏe. Công Ty được nghĩ hai ngày, mốt thứ bảy coi như Miên có ba ngày nghĩ xả hơi. khi nào rãnh tôi ghé. Miên còn mệt, đừng tiễn.
Hai người đi ra ngoài thì gặp Thường xách cà mèn đd vào. Tony cứ nhìn mãi theo anh, vẻ thắc mắc.
Nghi Miên nhận thấy hết, cô chỉ cười đứng yên một chỗ. Thường vào đặt cà mèn trước mặt cô, giọng thật nhẹ:
- Em ăn chút nghe Miên?
Dạo này Thường xưng hô lẫn lộn, chứng tỏ tình cảm của anh cũng đang rối rắm. Miên cười hiền:
- Anh vất vả suốt tối. Về nhà không lo nghĩ, còn mua cháo cho Miên nữa. Dì Bân cũng biết chăm sóc cho Miên mà.
Thường hiền lành:
- Thấy dì ấy tất bật, lại gặp cháo sường ngon, tôi mua cho Miên ăn dễ nuốt. Ăn cháo này vẫn tốt hơn Miên ạ. Công nhận cháo rất ngon và Thường biết chăm sóc người bệnh. Nhìn dáng lầm lì phớt đời của anh, thoạt tiên cô ớn muốn chết. Quen rồi mới biết. Anh sống giàu tình cảm. Luôn đến cho quà trẻ em làng SOS, trường giáo dưỡng. Một con người như thế, mà cha mẹ anh đuổi khỏi nhà thì lạ thật. Thường vẫn lặng lẽ chăm sóc cho cộ Anh đâu biết, cô đang nghĩ về anh thật nhiều! Giá như cô chưa yêu Nam, có lẽ cô chẵng từ chối Thường. Đàn ông dám từ bả tất cả, để tự lập và đứng vững được trong cuộc đời này sẽ là người đàn ông biết yêu thương trân trọng những gì trong tâm tay mình.