Mấy ngày liền sau đó, Tiểu Song sáng đi tối mịt mới về. Chúng tôi ít khi gặp được Tiểu Song. Ngay cả tôi cũng vậy. Khi Tiểu Song ra cửa, tôi còn ngủ. Còn đến lúc Tiểu Song về thì tôi đã ngủ khò. Đôi lần gặp nhau, khi nghe tôi hỏi "Sao bận rộn gì thế?" Thì Tiểu Song chỉ trả lời ngắn gọn: - Không có gì cả Nghe vậy, là không có lý do nào tôi hỏi thêm. Tuy không hỏi nhưng tôi cũng biết rằng dù cho bầu trời đã vào đông dù lò sưởi đã bắt đầu được khởi nóng đêm đêm và bên ngoài mưa lạnh lất phất, thì ở tận cùng của ngôi lầu bốn tầng nọ, trong ngôi nhà gỗ lụp sụp, mùa xuân vẫn ngập đầy, vẫn ấm áp. Tiểu Song vắng nhà suốt ngày làm cho cha tôi không vui, người nói với mẹ, với Nội: - Có chuyện gì mà con bé vắng nhà suốt ngày thế? Quý vị làm bà, làm bác đừng bao giờ nghĩ là nó họ Đỗ chớ không phải họ Chu mà hất hủi nó nghe. Nôi tôi kêu lên. - Làm cái gì có chuyện đó, Nó đáng tội đáng thương hơn lũ trẻ nhà này nhiều, ai lại không thương. Có điều con gái lớn rồi có bạn trai thì tính tình đương nhiên đổi khác. Nó cũng nào phải họ Chu đâu mà dám mang bạn trai về nhà như mấy đứa trong nhà này. Đó còn chưa nói là tại vì... tại vì... Nội chỉ nói đến đó rồi thở dài. Tôi hiểu tiếng thở dài đó, nó phải là "Tại vì trong nhà này còn có một thằng đang thất tình" đó là ông anh tôi. Đâu phải Thi Bình, Thi Tịnh đâu. Mang bạn trai về nhà làm nhà vui hơn. Còn Tiểu Song mang về chỉ tổ làm cho một người thêm đau khổ. Đó là lý do Tiểu Song phải mang "nguời ta" đi nơi khác. Cha tôi nhìn mọi người hỏi: - Sao? Có bạn trai rồi ư? Tiểu Song đã yêu? Ai vậy? Lư Hữu Văn ư? Vũ Nông đáp. - Vâng, Đúng là Lư Hữu Văn. Cha tôi gật gù, một chút nói tiếp. - Ai chứ thằng đó cũng được, tuy nghèo nhưng có ý chí, có tài, lại chịu khó. Với những đứa như vậy sẽ làm nên. Một đứa thì mồ côi cha mẹ không chịu tìm chỗ giàu sang nương tựa, mà lại yêu một thằng rớt mồng tơi như thế, cũng hiếm có. Tôi nghĩ. - Dĩ nhiên như vậy thôi. Không yêu một phó giám đốc đài truyền hình, trẻ tuổi tài cao, lại yêu một tay như vậy. Hạnh phúc ư? Phép lạ. Nhưng dù sao cũng mong là họ sẽ hạnh phúc. Mấy ngày đó, gia đình tôi đều bận rộn, tôi cũng lo thi học kỳ nên không còn thời gian đâu lưu ý chuyện Tiểu Song. Một buổi tối Tiểu Song nói. - Hôm nay, anh Hữu Văn dọn nhà. - Hử Tôi ngạc nhiên. Tiểu Song nói tiếp: - Lúc này, trời lạnh quá, cái nhà nhỏ lại nằm tuốt trên sân thượng khiến cho mỗi lần gió thổi vào là giống như ngồi trong tủ đá, nếu cứ ở mãi trong tình trạng đó rất dễ sinh bệnh. Tiểu Song ngần ngừ một tí rồi lại tiếp: - Vì vậy, không thể không dọn đi chỗ khác được. Anh Văn sẽ dọn đến ở gần khu Đại học sư phạm, nơi ấy có một ngôi nhà nhỏ, lúc đầu chủ nhà định phá vỡ để xây cất chung cư nhưng đất hẹp quá mà nhà kế bên lại không hợp tác nên đành bỏ trống, bỏ trống thì uổng nên họ lại cho thuê. Anh Văn mướn được nơi này tuy hẹp nhưng vẫn tốt hơn nơi ở cũ, bây giờ chỉ cần sắp xếp lại, trồng thêm một ít hoa là khung cảnh sẽ hết sức thích hợp cho việc viết lách. Tôi hỏi: - Tiền nhà mỗi tháng là bao nhiêu? - Tám trăm đồng, thế chân thêm năm ngàn đồng nữa. Tám trăm đồng! Đối với nhiều người đó là một con số nhỏ. Nhưng đối với Lư Hữu Văn là một con số rất to, đó là chưa kể năm ngàn tiền thế chân. ở đâu Lư Hữu Văn có? Nhưng rồi tôi nhớ đến Tiểu Song. Số tiền mười ngàn đồng tác quyền của bản nhạc. Vậy là Tiểu Song có cách sử dụng. Của anh hoặc của em cũng thế. Có điều tôi chợt thấy buồn. Cái ông anh khờ khạo của tôi khéo lo, anh đã nghĩ sai khi tưởng rằng với số tiền đó Tiểu Song sẽ được ăn ngon hơn, lên xe xuống ngựa đỡ phải vất vả. Nhưng số tiền đó đã được sử dụng bằng phương thức khác. Nhừng ngày kế tiếp, Tiểu Song tỏ ra bận rộn hơn. Một bữa tối dưới ánh đèn, tôi thấy Tiểu Song đang may màn cửa bằng kim tay, màn cửa màu đỏ bằng một loại vải dày. Tôi nói: - Sao không đem cho mẹ may bằng máy? Tiểu Song đỏ mặt: - Cũng không cần, em may xong rồi. Thì ra cô nàng vẫn ngại. Ngôi nhà mới của Lư Hữu Văn với toàn bộ thiết kế đều là do Tiểu Song đích thân bày trí. Nhìn cô bé tôi thấy tội nghiệp quá! Tôi mong rằng Lư Hữu Văn sẽ không để cho Tiểu Song dọn dẹp cả đống cỏ ngoài sân. Nhưng rồi hai hôm sau khi Tiểu Song trở về tôi thấy trên ngón tay nàng được băng kín bằng vải. Tôi hỏi: - Sao thế? Tiểu Song cười nói: - Cũng không có gì, em không ngờ cái liềm nó lại bén như vậy. Hôm ấy cũng thật tình cờ anh Thi Nghiêu tan sở sớm. Anh với Tiểu Song chạy đụng nhau tại phòng khách, đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau, kể từ khi có chuyện xảy ra trong phòng ngủ. Họ muốn tránh né nhau, nhưng bất ngờ lại đụng vào nhau và thật tình cờ anh Nghiêu lại đụng trúng ngón tay bị thương của Tiểu Song, cô nàng đau quá hét lên "Ui da" một tiếng. Anh Thi Nghiêu hết hồn nắm lấy ngón tay bị thương của Tiểu Song: - Làm sao thế? Em bị thương à? Tiểu Song đỏ mặt rút tay lại: - Cũng không có chi. Rồi nhanh chóng Tiểu Song bỏ về phòng ngủ, anh Thi Nghiêu đứng ngần ngừ một chút mới lê gót về phòng riêng. Tôi nghe có tiếng thở dài của mẹ và tiếng ho của Nội trong phòng khách. Tối hôm ấy tôi kiếm cớ vào phòng của anh Thi Nghiêu thấy anh nằm trên giường mắt dán lên trần nhà. Tôi thở dài nói: - Anh Nghiêu này đừng ngớ ngẩn nữa, cô ấy vì người khác mà bị thương mắc mớ gì anh phải đau lòng cho cô ta. Anh Thi Nghiêu cắn nhẹ môi nói: - Cái thằng Lư Hữu Văn chết bầm kia, không biết sao lại để cho Tiểu Song bị thương như vậy. Tôi thấy tội nghiệp cho ông anh của tôi. - Kỳ cục không? Chuyện đó không lẽ Lư Hữu Văn cố tình muốn, đó chẳng qua chỉ là một sự xui xẻo, có ai thích vậy đâu. Anh Thi Nghiêu vẫn có vẻ buồn buồn: - Không cần biết, tôi không muốn thấy Tiểu Song bị thương. Nếu Tiểu Song là người yêu của anh, thì anh sẽ không bao giờ để cô ấy bị đau đến một cọng tóc. Tôi nhìn anh Nghiêu rồi đột nhiên nhớ đến chuyện không thể cứu chữa nữa rồi. Mấy hôm sau rồi tôi khám phá ra là trên mái tóc dài của Tiểu Song không còn kẹp đóa hoa trắng. Tôi tròn mắt: - Ủa bộ mãn tang rồi à? Tiểu Song nói khẽ. - Đủ một năm rồi. Em đã đến chùa lạy ba lạy coi như xong lễ. Em không biết là người chết rồi sẽ đi dâu, chỉ mong rằng dưới suối vàng cha sẽ hiểu cho và ở cạnh em để giúp đỡ chỉ bảo, để đời em không còn khiến ai buồn nữa. Nghe Tiểu Song nói. Rồi nhìn vào mắt nàng, tôi cảm thấy như Tiểu Song có rất nhiều tâm sự, nhưng chờ mãi vẫn không thấy nàng nói gì nữa. Và rồi những ngày thi cuối năm cũng trôi qua và một buổi tối chủ nhật Tiểu Song đột ngột cùng Lư Hữu Văn đến nhà. Đó là một chuyện lạ, cũng tình cờ hôm ấy cả nhà đều đông đủ. Anh Thi Nghiêu thì vừa nhìn thấy Lư Hữu Văn là miễn cưỡng gật đầu rồi dự tính rút lui. Không ngờ Tiểu Song đưa tay ngăn lại với nụ cười: - Anh ở lại. Anh Nghiêu, được chứ? Nụ cười của Tiểu Song rất dịu dàng khiến anh Thi Nghiêu không thể không ngồi xuống ghế trở lại và đốt một điếu thuốc. Tiểu Song hôm nay mặc rất đẹp chiếc robe màu phấn hồng, mặt trang điểm khéo, còn Lư Hữu Văn trong bộ âu phục màu đen, áo chemise trắng trông rất lịch sự, hai người như đi dự dạ hội và tôi liếc khéo về phía anh Thi Nghiêu, hình như anh có vẻ bối rối, Tiểu Song đứng giữa phòng khách trịnh trọng nói: - Thưa Nội, thưa hai bác cùng các anh chị, trước hết con xin rất cám ơn tất cả đã giúp đỡ và nuôi nấng con trong một năm qua. Ơn đó con không bao giờ quên... Nội có vẻ không hiểu được: - Tiểu Song, làm gì con trịnh trọng thế. Con định đóng phim ư? Tất cả chúng tôi đều kinh ngạc. Tôi không hiểu Tiểu Song định làm gì, chỉ có mẹ là có vẻ hiểu tâm lý đàn bà. Người nói. - Tiểu Song có chuyện gì con cứ nói. Gia đình này rất thoải mái con đừng ngại gì cả. Tiểu Song đỏ mặt - Con biết hai bác đều rộng rãi. Vì vậy có gì không phải xin hai bác tha thứ cho. Cha tôi khuyến khích. - Thì con cứ nói đi. Tiểu Song nhìn hết mọi người trong phòng rồi nói: - Thưa bác, con và Hữu Văn mới ký giấy hết hôn chiều nay. Cả phòng khách chợt nhiên chùng hẳn xuống, mọi người nhìn nhau, chẳng ai tin đó là sự thật nhất là anh Thi Nghiêu. Tôi ở chung một phòng với Tiểu Song lại thân nhau thế mà tôi chẳng hay biết gì cả. Tôi thấy tức giận bước tới nắm tay Tiểu Song, nói: - Sao làm chuyện kỳ cục vậy? Song muốn lấy chồng có ai cấm đâu. Nhưng Tiểu Song phải biết là Song đã vào đây ở với chúng tôi, đã là một thành viên trong gia đình chúng tôi vậy mà cái chuyện kết hôn Tiểu Song lại lén lút không cho chúng tôi biết. Chúng tôi không đáng được uống một ly rượu mừng ư? Thật là kỳ! Nội cũng có vẻ không vui: - Tiểu Song, chuyện hôn nhân là chuyện hệ trọng chứ không phải là một trò đùa. Sao con lại làm như thế? Lư Hữu Văn bước tới, cúi đầu chào cha mẹ rồi nói: - Xin hai bác hãy bớt giận, tất cả là đều do tôi xướng cả, hai bác có trách, trách tôi chứ không phải Tiểu Song. Nội nói: - Có nghĩa thật sự hai người đã lấy nhau? Lư Hữu Văn nói: - Vâng. Tụi con đã đăng ký kết hôn tại Toà án điạ phương. Nếu quí vị không tin, chứng thư đây nè. Chúng tôi nhìn thấy chứng thư kết hôn mới tinh, là sự thật. Lập tức cả phòng vang lên tiếng xì xào bình luận. Tôi quay sang nhìn anh Thi Nghiêu hình như anh đang bối rối và tôi quay sang Vũ Nông. - Hay thật! Anh Nông làm việc ở toà án điạ phương vậy mà họ đến đấy đăng ký kết hôn anh lại không biết hay là anh muốn giấu? Vũ Nông kêu oan: - Em lầm rồi, toà án nó rộng như vậy. Anh lại bận ghi ở phiên toà xử, trong khi họ đăng ký kết hôn ở phòng khách, thì làm sao anh biết được. Tiểu Song bước tới bên tôi: - Chị Thi Bình chị đừng giận anh ấy. Nghe em nói này, ngày em mất cha, bác Chu đã đem em về đây nuôi, một năm qua về phương diện ăn mặc em đều được sung sướng với chị và chị Thi Tịnh. Đó là một năm mà mãi mãi không bao giờ quên, em thật có lỗi, em là đứa vô tình vô nghĩa được cư xử đầy như thế mà chuyện lớn như lấy chồng em lại không hỏi ý kiến hai bác, lại tự ý đi làm, xin hai bác và tất cả anh chi. thứ lỗi. Có điều em thấy sau khi quen với Lư Hữu Văn định mệnh đã an bày. Anh ấy cv style='height:10px;'>
- Em đã hứa là sẽ phổ lời vào nhạc của cha em, để anh đem lên đài trình diễn? Bản “Bên Giòng Nước” bây giờ nổi tiếng em biết không? - Thế à? Em thì suốt ngày trong nhà, nên chẳng biết gì hết. Thi Nghiêu say sưa nói: - Rồi ngày nào đó, đầu đường xó chợ đâu đâu Tiểu Song cũng nghe hát bài đó. Do tình trạng hiện nay, đi chấn chỉnh phong hóa. Nhà nước đã cấm hết mấy bản nhạc có lời ca thô tục, kém văn hoá. Nên nhạc hay nhạc tốt rất hiếm. đây là cơ hội. Tiểu Song nên bắt tay vào việc, vừa có thêm thu nhập lại làm vui lòng cha Tiểu Song nơi chín suối. Tiểu Song chăm chú nghe, nàng gật gù tán đồng: - Vâng, bây giờ em đã có đàn, em sẽ cố soạn nhạc, có thời gian là em sẽ bắt tay vào việc ngay. Thi Nghiêu nói: - Em nên nhớ là lúc nào tôi cũng theo dõi, em phải bắt tay ngay vào việc. Tiểu Song cười, tôi nắm lấy chéo áo của Vũ Nông kéo mạnh, anh Vũ Nông như chợt tỉnh, hỏi: - Chị Tiểu Song, lúc này anh Hữu Văn thế nào? Mà chẳng thấy cùng đi với chị vậy? Câu hỏi của anh Nông đột ngột làm anh Nghiêu mất vui. Sự say sưa thảo luận biến mất, anh lặng lẽ rút lui về phía ghế salon ngồi xuống. Tiểu Song thì lúng túng: - Ờ! Anh ấy rất bận, lúc nào anh ấy cũng rất bận. Tôi chen vào: - Quyển “kẻ điên loạn với thiên tài” anh ấy viết tới đâu rồi? Tiểu Song nhìn tôi cười: - Đến giờ này em cũng không rõ anh ấy là thiên tài hay chỉ là kẻ điên loạn. Nội không hiểu gì cả nói: - Tiểu Song nầy. Nhà này thì chỉ mua mỗi ngày có một tờ Liên Hiệp. không biết Hữu Văn nó đăng tiểu thuyết ở báo nào, mà Nội chẳng thấy cái tên nó ở đâu cả. Vũ Nông phải nói: - Tại Nội không hiểu, chứ viết tiểu thuyết, mấy ông nhà văn thường sử dụng bút danh chứ đâu để tên thật đâu? - Vậy bút danh của Hữu Văn là gì? Nó có viết báo Liên Hiệp không? Nội hỏi, khiến Tiểu Song đỏ mặt: - Dạ, Nội ơi! hiện nay anh ấy bận viết một truyện dài. Mà chuyện dài không phải là một sớm một chiều, có khi phải viết từ tám tới mười năm. Trong khi viết, anh ấy cũng không dám bàn chuyện gì khác, vì như vậy khi nguồn cảm hứng bị phân tán, không tập trung... Chính vì thế mà Nội sẽ không thấy bất cứ bài nào của anh ấy trên báo cả. Nội thở ra: - Trời! Rồi nhà báo họ có phát lương cho nó không? Tôi vội đỡ lời cho Tiểu Song: - Nội không hiểu gì cả. Nhà văn ai lại lãnh lương? Người ta chỉ lãnh tiền nhuận bút thôi, mà tiền nhuận bút thì có bài đăng ra mới có tiền. Nội vẫn thắc mắc: - Vậy thì ngồi đó tám năm, mười năm mới viết xong một cuốn truyện rồi lấy gì mà ăn? Lấy gì sống? - Bởi vậy làm nhà văn đâu phải dễ? Phải chịu khó, nhẫn nại và can đảm. Tôi nói, nhưng Nội vẫn chưa hiểu: - Như vậy làm nhà văn làm gì? Bao nhiêu công việc khác không làm, đút đầu vào cái nghề khổ như vậy làm chi? Mẹ tôi nói với Nội: - Mỗi người họ có cái chí riêng của họ cả. Mẹ ạ, mẹ không nghe ngày xưa người ta hay nói "Thập niên song hạ vô nhân tri, nhất cử thành danh thiên hạ hiểu" Hữu Văn hiện đang ở giai đoạn "Thập niên song hạ" đấy, rồi sẽ có ngày cậu ấy nổi danh. Nội tôi như giác ngộ ra: - À, thì ra cậu ấy định làm quan chứ gì? Tiểu Song cười, chúng tôi cũng không nhịn được cười. Nội lẩm bẩm, nhìn chúng tôi qua đôi kính lão. - Tưởng tao không biết ư? Nó muốn được làm Quan No bị ở mà? - Quan No Bị ở? Tiểu Song không hiểu, tôi chợt nhớ ra cười lớn: - Giải Nobel ấy! Thế là tiếng cười rộ tiếp theo, tôi nhìn Tiểu Song và thấy ra trong cái cười kia có một chút gì ngượng ngập. Hay là Tiểu Song hiểu lầm là chúng tôi đang cười ngạo Hữu Văn. Tối hôm ấy, sau khi Tiểu Song về rồi, tôi vào phòng anh Thi Nghiêu. - Chiếc đàn dương cầm đó sao vậy? Anh nói thật em nghe đi? Anh Thi Nghiêu nhìn tôi chậm rãi: - Thì cô không giúp được, tôi một mình hành động thôi. Tôi nói: - À thì ra đó là chiếc đàn dương cầm Yamaha! đương nhiên không phải là giải rút thăm của đài truyền hình. Nhưng anh lấy tiền ra mua vậy? Anh Thi Nghiêu yên lặng, tôi nổi nóng: - Một chiếc đàn dương cầm không phải rẻ. Hay là anh thâm lạm công quỹ? Anh Thi Nghiêu châu mày: - Không bao giờ có chuyện đó. Chẳng qua mấy năm rồi, tiền thưởng của công ty hơi khá... Tôi cắt ngang: - Hèn gì nghe mẹ than, năm nay khó khăn quá, ngay tiền thưởng cuối năm của anh cũng không có. Anh Thi Nghiêu chỉ ngồi yên lặng, anh lấy viết ra nguệch ngoạc trên giấy. Tôi nhìn qua, không phải là những con số mà chỉ là câu: Sóng nước mây mù cỏ non xanh Có người con gái đứng bên dòng. Đứng bên dòng... bên kia dòng. Rõ ràng người đẹp của anh Thi Nghiêu nhà tôi đang đứng ở bên kia dòng nước. Một khoảng cách thật xa lắc xa lơ. Đầu tháng năm, đám cưới của chị Thi Tịnh với anh Lý Khiêm. Ngôi nhà mới của họ là apartment rộng khoảng ba mươi mét gồm năm phòng cả thảy, trang trí ĩng là một đứa con mồ côi không cha không em., con may tốt phước hơn anh ấy nhưng dù sao cũng chỉ là một đứa con côi, lúc nào cũng mặc cảm với thân ăn nhờ ở đậu, giữa hai đứa trẻ mồ coi chúng con đã cảm thông và đến hôn nhân. Con biết bác rất thương anh Hữu Văn và con nghĩ chắc bác cũng không phản đối chuyện con lấy anh Văn chứ? Cha tôi nhìn Tiểu Song gật đầu và Tiểu Song lại tiếp: - Bác thử nghĩ xem, hai bác đã coi con như con ruột thì con đưa ý kiến lập gia đình bác sẽ không bao giờ để con kiếm hai người chứng đến toà án làm hôn thú một cách đơn giản như vầy chắc chắn là bác sẽ làm linh đình hơn bác mới yên tâm. Nhưng nếu làm như thế con sẽ bứt rứt. Hơn một năm qua tình cảm bác dành cho con từ tinh thần đến vật chất, nghĩa nặng ân dày, bây giờ để bác phải nặng lo chuyên. hôn nhân nữa làm sao con yên tâm. Anh Văn cũng nghĩ như con. Hôn nhân là chuyện riêng của hai người yêu nhau lấy nhau, niềm tin với lời thề cộng thêm thủ tục pháp lý cho hợp lệ là đủ. Chúng con không cần hình thức. Tình yêu trên hết và tình yêu mới vĩnh cửu. Xin hai bác hãy tha thứ cho chúng con về tội qua mặt. Nếu bác và anh chị đây hãy còn thương con thì đừng trách mắng gì con, mà hãy chúc mừng hai con. Tiểu Song nói một hơi, chúng tôi cứ ngẩn ra nhìn mà không biết xử trí ra sao. Cuối cùng cha là người phá vỡ cái không khí ngỡ ngàng đó: - Thôi được rồi, ta xin chúc mừng các con, ta cũng mong hai đứa nên phấn dấu để vươn lên và yêu nhau đến lúc bạc đầu. Tiếp theo lời cha tôi là những tiếng vỗ tay. Tôi kéo Tiểu Song về phía mình nói: - Mi hư thật, chuyện quan trọng vậy mà dám giấu giếm cả nhà. Trong khi Vũ Nông kéo Hữu Văn qua một bên nói: - Ê, Hữu Văn, mày chưa trả lễ cái công làm mai của tao nhé. Chị Thi Tịnh thì hỏi: - Nhà mới ở đâu vậy? Tại sao không đưa tụi này đến xem. Anh Lý Khiêm cũng nói vào: - Chúng ta không được uống rượu, không được tham gia nghi thức hôn lễ. Vậy thì kéo nhau đến phá nhà mới đi! Giữa tiếng cười nói ồn ào thì Nội chen vào nắm tay Tiểu Song nói: - Tụi bây bậy quá. Nội chẳng hài lòng tí nào trước một lễ cưới đơn giản như vậy nhưng lỡ rồi, Nội cũng không thể trách các con. Nội chỉ biết mừng cho các con, con có nhớ ngày đầu tiên con đến đây, lúc đó Nội đã nói con là đứa cháu thứ ba của Nội. Khi Nội còn trẻ gia đình rất dư giả nhưng sau cuộc chiến chạy đến Đài Loan này Nội hoàn toàn tay trắng. Tài sản của Nội chỉ vỏn vẹn có một đôi xuyến và một chiếc mặt ngọc. Đôi xuyến thì Nội đã định cho Thi Tịnh và Thi Bình mỗi đứa một chiếc còn mặt ngọc này Nội dành cho con. Nói xong Nội tôi tháo sợi dây chuyền trên cổ và mở ra lấy chiếc mặt ngọc gói vào miếng bông đưa cho Tiểu Song. Đó là chiếc mặt ngọc cẩm thạch khắc hình hai chú cá. - Đây là món nữ trang rất cổ. Nội tôi mang trong người đã mười mấy năm, Nội không biết với trào lưu hiện đại nó có còn đáng giá không, nhưng Nội có cái tin tưởng là nó có thể trừ được tà ma, vì vậy Tiểu Song hãy mang nó trong người Nội mong rằng nó sẽ vĩnh viễn trên người con, đừng làm mất, coi như là một vật kỷ niệm. Tiểu Song cầm chiếc mặt ngọc có vẻ bối rối: - Nội ơi không được đâu... Nội hãy giữ lấy nó mà mang. Nội tôi nghiêm giọng: - Con không muốn coi Nội là Nội của con ư? Tiểu Song xúc động, nàng chỉ kêu lên một tiếng: - Nội! Rôì không nói được nên lời và sà vào lòng người. Nội tôi vuốt lấy tóc Tiểu Song nói: - Tội nghiệp cháu tôi vô phước, không mẹ không cha, bây giờ lại lấy chồng, một cuộc đời mới đang bắt đầu, mong rằng từ đây về sau con sẽ không còn khổ nữa. Và hai người cứ thế ôm nhau với nước mắt, mẹ tôi bước tới gỡ tay Nội ra nói: - Thôi hôm nay là ngày vui không được phép khóc, dù gì cũng là ngày lấy chồng của Tiểu Song, chúng ta không có chuẩn bị gì hết nhưng cơm tối qua cũng lâu rồi. Tôi đề nghị cả nhà đến nhà hàng Cành Mai kêu một chai rượu và vài món ăn gọi là để mừng cho Tiểu Song, mọi người thấy thế nào? Đề nghị của mẹ lập tức được mọi người hoan hô, tôi nhìn sang anh Thi Nghiêu người từ đầu đến cuối chỉ yên lặng hút thuốc, bây giờ đã đứng dậy. Anh Nghiêu nói: - Mẹ nói đúng, chúng ta phải ăn mừng. Phải ăn mừng cái vui từ trên trời rớt xuống. Tôi cảm thấy lời nói của anh Thi Nghiêu không được tự nhiên, chưa biết làm gì, thì mẹ đã lên tiếng: - Này, Thi Nghiêu, hình như sáng mai con bận việc, vậy con ở nhà trông cửa nhé? Thi Nghiêu ngạc nhiên nhìn mẹ rồi bước đến trước mặt Tiểu Song: - Có phải là tôi không có quyền uống rượu mừng của cô phải không? Tiểu Song bối rối: - Sao lại có chuyện đó. Anh Thi Nghiêu đưa mắt nhìn mọi người hỏi. - Vậy thì... Còn ai phản đối chuyện tôi đi uống rượu nữa không? Không khí có căng thẳng, Nội đã gỡ rối bằng cách vỗ tay nói: - Thôi chúng ta đi nào. Hôm nay là ngày mà không cho phép bất cứ một ai vắng mặt. Thế là chúng tôi ùa nhau về phòng riêng sửa soạn, và kéo rốc đến nhà hàng, tổng số cũng vừa ngồi đủ chật một bàn. Vừa an vị thì anh Nghiêu gọi cô hầu bàn lại: - Cho tôi năm chai rượu Chiêu Hưng. Tối nay ai không say không cho phép về. Tôi nhìn mẹ không biết tình hình rồi sẽ diễn biến ra sao, cô hầu bàn đã mang rưọu ra, anh Nghiêu lập tức rót cho mỗi người một ly, nâng lên anh nhìn về phía Lư Hữu Văn nói: - Tại sao? - Vì tôi cũng đọc qua một số tạp chí văn học trong và ngoài nước. Tôi thấy Văn nên chọn một đề tài nào cụ thể. Ví dụ như hiện nay thì tốt nhất nên viết về tình yêu. Miêu tả được cái tình yêu say đắm thánh thiện mà Tiểu Song đã dành cho anh ấy nó sẽ tuyệt vời hơn, là mô tả "Cái thọc tay vào ngực của một người phụ nữ". Tiểu Song cười: - Em đã nghĩ là chị không thích, vì chị là người yêu cái đẹp, cái thánh thiện, nhưng cuộc đời đâu phải thế... Tôi nổi nóng. - Cuộc đời thì sao? Có phải lần đầu Lư Hữu Văn gặp cô đã thọc tay vào ngực cô à? - Chị này, lúc nào chị cũng nghĩ xấu cho người khác, dù sao thì người ta cũng là nhà văn. Tôi nhún vai. - Thì nhà văn mới cần phải hiện thực, tôi còn nhớ lần Lư Hữu Văn đến nhà nói chuyện văn chương anh ấy đề cập đến "Văn chương cần phải sinh động hoá" thì ra là như vậy. - Tôi không ngờ Thi Bình lại nghiên cứu về văn chương thế.Có tiếng của Lư Hữu Văn. Anh ta đứng ngay cửa như vậy là nãy giờ đã theo dõi cuộc nói chuyện giữa tôi và Tiểu Song. Tôi nói. - Có nghiên cứu gì đâu? Biết lõm bõm cho vui với đời vậy mà. Tiểu Song trông thấy Hữu Văn, nét vui thoáng hiện, nàng như một cánh én lượn ngay đến bên Văn. - Anh viết xong rồi à? Để em rót ly trà nóng cho anh nhé! Và Song biến ra khỏi phòng. Hữu Văn nhìn theo lắc đầu. - Tiểu Song dại quá! Lấy chi một thằng điên như tôi để cho cuộc đời phải khổ. Tôi cười. - Anh là thằng điên à? - Vâng, có hàng trăm công việc hái ra tiền mà chẳng làm, để ôm bụng đói viết lách không phải điên thì là gì? Có tiếng Tiểu Song dịu dàng ở phía sau. - Anh không phải là điên, anh là một thiên tài. Hữu Văn nhún vai, với thái độ tự hào. - Giữa thiên tài với người điên khoảng cách không lớn lắm. Tôi nghĩ là chắc có lẽ mình nên viết một quyển sách có tựa đề là Thiên tài và điên loạn biết đâu chả đoạt được giải Nobel. Tiểu Song nhìn tôi với nụ cười kiêu hãnh. - Đó chị thấy không? Đầu ông ấy lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc viết với viết. Chợt Lư Hữu Văn nghiêm mặt. - Không phải vậy đâu Tiểu Song. Trong đầu anh còn có hình bóng của em. Ngày mai anh phải đi tìm việc làm, chuyện viết lách không đổi được gạo mà ta cần sống, phải ăn... Tiểu Song cắt ngang. - Anh Văn. Anh hãy lo việc viết lách của mình, đừng bân. tâm chuyện đó. Và để làm loãng cái không khí căng thẳng, Tiểu Song nói: - Anh Văn này, cả nhà của Thi Bình góp lại cho chúng ta một vạn đồng quà cưới và sợi dây chuyền này. Lư Hữu Văn nhìn sợi dây chuyền ngớ ra, nụ cười biến mất, chàng lầu bầu cái gì trong miệng rồi bỏ đi về phòng viết. Tiểu Song cũng có vẻ bối rối. Tôi hỏi: - Tiền nhuận bút của anh ấy có khá không? Tiểu Song nhìn về phía tờ tạp chí ban nãy thở dài. - Loại tạp chí này không cho tiền nhuận bút. Tôi ngạc nhiên: - Thế các nhà văn tên tuổi lúc chưa nổi danh họ sống bằng cách nào? Tiểu Song nói. - Thì cũng giống như Văn thôi. Anh Văn lại kén viết lắm, nên tác phẩm cũng chẳng nhiều. Rồi quay sang tôi, đột nhiên Tiểu Song hỏi: - Chị biết ở đâu có bán đàn dương cầm cũ không? Em định dành dụm tiền mua một chiếc, để ở nhà thu dạy học trò. Tôi ngạc nhiên: - Thế còn trường dạy nhạc, cô nghỉ rồi à? Tiểu Song nói. - Trường dạy học cuối tháng này đóng cửa. Ông chủ bảo là lời ít quá nên dẹp tiệm và em coi như thất nghiệp. - Hèn gì! Họ có vẻ túng quẫn. Tiểu Song cười gượng với tôi. - Đúng ra em cũng không khổ thế này. Nhưng chị biết anh Hữu Văn, trước kia sống độc thân không làm ra tiền, anh ấy lại nợ tùm lum. Gần ngày cưới em mới biết được chỗ này một trăm chỗ kia hai trăm, nhưng em đã trả được tất. Tôi gật gù, còn biết nói gì hơn, mỗi người có một định số, một sự lựa chọn. Tiểu Song đã chọn Văn nếu đạt được niềm vui thì đã là hạnh phúc. Tối hôm ấy trở về nhà, lòng tôi mênh mang bao thứ đi ngang qua phòng anh Thi Nghiêu tôi lẳng lặng đặt phong thư lên bàn, anh đưa mắt nhìn tôi thăm dò. - Họ cũng không buồn xé ra xem ư? - Vâng. Suýt chút họ đã giận cả tôi. Anh Nghiêu im lặng lấy phong thư xé ra, bên trong là một xấp giấy giống như giấy hoa đổ xuống sàn nhà, trong đó có một mảnh giấy lớn đẹp mắt, tôi tò mò cầm lên. Đó là đơn đặt hàng của hãng dương cầm Yamaha bên trên có dòng chữ nhỏ của anh Nghiêu. Người xưa tặng kiếm báu cho hiệp sĩ Phấn hồng cho giai nhân. Còn tôi xin tặng chiếc đàn dương cầm này cho người tri âm. Anh Thi Nghiêu giật lấy đơn đặt hàng đó và xé nát ném tung qua cửa.