hi Phi về đến trường, mọi chuyện đã song xuôi. Tân đang ngồi khật khừng ở câu lạc bộ, một bên mí mắt còn sưng vù. Phi đứng như chôn chân xuống đất trước mặt Tân, chàng không nói được một tiếng. Tân ngước nhìn Phi rồi mỉm cười hớp nốt ngụm la de: - Sao, có chuyện gì đó? Phi không trả lời câu hỏi của Tân, chàng hỏi Tân một câu khác, gịong nói buồn nản: - Đánh lộn thật đấy à? - Ừ. - Thằng cha đó đâu? Tân khẽ nhấc một cánh tay rồi nhún vai: - Nó ăn đòn đau quá đang đi thưa. - Thưa ai? - Ông sĩ quan trực. Phi dùng chân kéo chiếc ghế đẩu ra ngồi, chàng gọi một đĩa cơm gà rồi quay sang Tân: - Nó xuống đây à? - Tao lên kêu nó. Thực tình tao chỉ muốn nói chuyện với nó thôi không ngờ nó sấn sổ đấm tao trước. Bắt buộc tao phải đập nó. Nói đến đây Tân xoa nắn tay mặt của mình: - Thật ra tao đánh nó hơi đau. Tao đấm trúng mồm nó hai cú ngã sấp xuống, máu chảy khá nhiều. - Tao đã bảo mày thôi đi kia mà. Đánh lộn có được cái gì không rồi bây giờ nó đi kiện có phải phiền cho mình bao nhiêu. Mày kỳ khôi quá, máu du côn vẫn còn nhiều. - Ồ, nổi nóng lên rồi thì tao cóc cần. Nó đấm mình mà tha được à! Thà là đuổi tao ra đơn vị làm lính uýnh giặc còn khoái hơn chịu ức hiếp. Cùng lắm đuổi tao về, tao đi ăn cướp. - Mày sẽ hối hận cả đời! Đồ điên! Tuy nói vậy, song thực ra tự trong thâm tâm Phi thích Tân vô cùng. Cái máu ngang tang đó, là trai trẻ ai cũng thích. Chỉ có điều có dám làm hay không bởi số tuổi đời có chín chắn hay không. Phi bỗng thấy mình hơi già đi trong chuyện này. Trước đây vài năm chắc chắn Phi đã đánh lộn với người hạ sĩ quan trực rồi chứ không đợi tới lượt Tân. Chàng thở dài rất nhẹ. Chàng biết là đã tới lúc chàng phải làm một cái gì để cứu Tân. Lẽ dĩ nhiên ông sĩ quan trực sẽ phạt cả hai, nhưng hình phạt cho một sinh viên sĩ quan sẽ nặng nề hơn và sẽ quan hệ vô cùng tơi cuộc đời binh nghiệp, Phi nghĩ đến việc phải gặp ông sĩ quan trực để trình bày mọi chi tiết và năn nỉ ông bỏ qua mọi chuyện mới mong cứu được Tân. Bữa cơm Phi ăn nghẹn đắng không nuốt trôi. Chàng chợt nghĩ đến Toàn. Nếu cần lắm, có lẽ chàng phải nhờ Toàn hoặc chính chàng phải trình bày thẳng với Đại tá chỉ huy trưởng. Nhưng nếu phải nhờ Toàn chuyện này, Phi thấy là một điều sỉ nhục không bao giờ nên làm. Chàng nói với Tân bằng một giọng băn khoăn: - Có lẽ tao phải gặp ông sĩ quan trực. Mày có biết hôm nay tới phiên ông nào không? - Trung úy Vinh thì phải. Phi ngây người: - Trung úy Vinh thì tàn rồi. Ông ấy cùng làm ở văn phòng Trung tá chỉ huy phó. - Tao cũng nghĩ thế. Giọng Tân đã có vẻ lo lắng chứ không còn ngang bướng như lúc nãy. Phi càng thương Tân hơn, chàng phải kiếm lời an ủi Tân ngay: - Yên trí, tao có cách khác. - Cách gì? Phi yên lặng một lát rồi ngước mắt nhìn Tân, ánh mắt reo vui hả hê: - Mày có biết Đại tá kêu tao có chuyện gì không? Tân thoáng một chút huy vọng lóe sang: - À, mày quen biết Đại tá à? Phi lắc đầu: - Không. Tân ngẩn mặt: - Vậy tại sao mày lại hỏi tao như thế trong khi mình đang tìm cách đối phó với vụ này. - Thế mới ly kỳ, hai việc đó liên quan mật thiết với nhau. Tân cau mày suy nghĩ một chút rồi lắc đầu: - Như vậy nghĩa là thế nào? Nụ cười của Phi trở nên hóm hỉnh: - Người đẹp của chúng mình lên rồi và hiện đang ở nhà Đại tá. Chính vì thế mà tao vừa phải ra “trình diện” và cũng định vì chuyện trình diện của tao mà mày và lão Thượng sĩ úynh lộn. Tân cười ha hả, bàn tay đập xuống bàn cái ầm: Trung tá Lạc quay sang vỗ vai Phi: - Cậu trả lời tôi đi. Phi gật đầu thú nhận: - Có lẽ Trung tá nói đúng. Tiếng Trung tá Lạc cười khanh khách, tiếng cười đầy thú vị và giọng nói đầy mãn nguyện: - Tôi biết tâm trạng các cậu quá mà. Cậu nên nhớ tôi có trên hai mươi năm thâm niên quân vụ và từ Hạ sĩ lên tới Trung tá. Để tôi kể cho cậu nghe câu chuyện của đơn vị tôi cách đây trên mười năm. Cậu uống nước đi, tôi thì về nhà là phải có cà phê. Cậu uống cà phê luôn với tôi nhé. - Dạ, cảm ơn Trung tá, tôi không quen uống cà phê vào buổi chiều. Trung tá Lạc nâng ly cà phê do Loan vừa rón rén mang tới, ông ngồi bật ngửa ra ghế, hai chân duỗi dài. Lúc này ông có dáng của một ông nội ngồi kể chuyện cổ tích cho lũ cháu nhỏ vây quanh. Giọng ông trầm trầm: - Hồi đó đơn vị tôi cũng được cử người đi học lớp sĩ quan, đó là lớp đào tạo sĩ quan đầu tiên ở Việt Nam Trong số những hạ sĩ quan trẻ tuổi, chưa có gia đình không anh nào thiết nghĩ đến việc trở thành sĩ quan cả. Trừ hai người có gia đình là tôi và Đại tá Hoàng hăng hái và phấn khởi khi được gọi tên. Có một anh Thượng sĩ trẻ tuổi, cũng... ngang tàng như cậu bây giờ, được gọi theo học nhưng tình nguyện làm đơn xin rút tên. Mười năm sau, khi tôi mang lon Đại úy, anh Thượng sĩ vẫn là Thượng sĩ thêm được một chữ “nhất” sau cùng. Anh ta đâm ra bất mãn. Cậu nên nhớ là quân đội mình không có quy chế cho việc này vì chưa được tổ chức quy củ như bất cứ một quân đội nào trên thế giới tự do bây giờ. Một mặt khác tàn tích của quân đội viễn chinh còn rơi rớt lại chưa xóa bỏ được hết mặc dù toàn thể quân đội mình đang cố gắng. Nếu nói sự trưởng thành, chỉ có một trưởng thành đáng ghi nhớ, đáng kính phục là lòng hy sinh của những người lính ngoài mặt trận, họ biết chết cho ai, chết vì cái gì. Nói đến đây Trung tá Lạc thở dài rất nhẹ, ông nâng ly cà phê uống cạn rồi đưa mắt nhìn ra ngoài khung cửa khi buổi chiều sắp hết, những tia nắng cuối cùng như cố bám lấy ngọn cây xoan tây già. Loan và Phượng cũng đã ngồi ở trong phòng từ bao giờ. Hai người con gái đó ngoan ngoãn thu hình trên hai chiếc ghế để sát góc nhà như hai con mèo con ngồi tròn mắt nhìn những biến chuyển ngoài đường phố mà không hề hiểu gì. Phi liếc nhìn chị em Loan thật nhanh, rồi cất giọng rụt rè: - Nếu Trung tá đã dạy là chỉ có sự trưởng thành về tinh thần và lý tưởng chiến đấu thì tôi nghĩ tôi không cần đi học lớp sĩ quan làm gì cả. Xin lỗi Trung tá cho phép tôi được nói là giá trị tinh thần đều bằng nhau. - Tôi đồng ý hoàn toàn với anh, những cấp bậc trong quân đội vẫn là cấp bậc, tuy rằng cấp bậc không làm nên giá trị của con người. - Nếu vậy càng có lý do để từ chối những may mắn đến với cá nhân tôi. Người ta có hiểu lầm là tôi may mắn hay là tôi tệ hơn nữa, người ta sẽ hiểu một cách khác... Tiếng nói của Phi thoáng một chút hằn học mà Trung tá Lạc có thể hiểu là sự tức giận. Ông mỉm cười dịu giọng: - Tôi xác nhận với anh là trong quân đội chúng ta không thiếu gì người may mắn hay là không hiểu gì những hiện tượng không đẹp đẽ như ý anh vừa muốn nói. Nhưng không phải những hiện tượng ấy xuất hiện ở mọi nơi, mọi người và không phải trường hợp nào người ta cũng có thể hiểu như vậy. Trường hợp của anh, tôi thành thật muốn nghĩ đến ba điều cần thiết. Thứ nhất là quân đội luôn luôn phải phát triển mọi khả năng tiềm tàng trong hàng ngũ, rèn luyện cho mọi người tiến bộ về mọi mặt. Thứ hai là quân đội cần chính những cấp chỉ huy xứng đáng. Thứ ba là tương lai của chính anh hay của mỗi người trong quân ngũ chúng ta cũng vậy. Đó là một điều cần thiết, một nhu cầu của quân ngũ muốn tồn tại, muốn chiến thắng và cũng là một bổn phận cấp chỉ huy như tôi. Anh có thể hiểu lầm, người khác có thể hiểu lầm nhưng tôi biết rõ tôi không lầm về anh, thế là đủ rồi. Phi ngước lên nhìn Trung tá Lạc, chàng thoáng thấy một chút tự kiêu qua lời giãi bày của vị chỉ huy nhiều tuổi đã từng có những bài học xương máu và những kinh nghiệm dày dạn trong cuộc đời binh đội, kinh nghiệm đó có thể trả bằng tim bằng óc trong suốt cuộc đời. Chàng dịu dàng nói với Trung tá Lạc: - Nếu có thể tôi xin trở lại gặp Trung tá sau khi nghỉ phép dưỡng bệnh? Trung tá Lạc thẳng thắn lắc đầu, giọng ông ôn tồn nhưng cứng rắn như khi ông ra một mệnh lệnh cho bộ tham mưu: - Anh chỉ có hai mươi bốn tiếng nữa để quyết định. Nếu anh không quyết định thì tôi sẽ l&agravx;'>
- Nếu đúng như vậy thì chấp nó kiện, nó kiện tới đâu mình cũng không cần. - Đừng tưởng dễ dàng như vậy. Dù sao mình cũng nên gặp Trung úy Vinh và giảng hòa với anh Thượng sĩ đó đi cho vui vẻ, nếu không xong rồi mình hãy tính đến chuyện khác. Tân vẫn mỉm cười nhơn nhơn đầy vẻ tự tin: - Không cần, tội gì mình làm như vậy mình quen với cỡ lớn hơn, điều đình với mấy anh nho nhỏ làm gì cho mệt xác. Ít nhất mình cũng cho các anh ấy biết là mình “ra gì” các anh ấy mới sợ, trò đời vẫn thế. Phi lắc đầu quầy quậy đập nhẹ lên tay Tân: - Mất gì một tiếng nói, mình cứ thử coi. - Đừng thử, vô ích. Mình phải hách mới được. Mình xuống nước nhỏ, các anh càng làm phách. Mình cứ lờ đi rồi tính ngầm có lẽ hay hơn. Phi chua chát mỉm cười. Chàng biết là Tân quá tự phụ và không chịu bỏ lỡ một cơ hội nào để thắng người khác. Bản chất đó là bản chất thông thường của những người trẻ tuổi như Tân. Phi thở dài: - Tôi không nghĩ như cậu. Cậu để yên mặc tôi thu xếp thì tiện hơn. Cậu dính vào là hư hết. Tôi không thích có những chuyện lộn xộn nữa. Nhìn vẻ mặt trang nghiêm của Phi, Tân cũng thấy hơi ngán, chàng hậm hực: - Cậu cứ làm thế để chúng nó không coi mình ra gì cả. Mình đâu có hèn như thế. - Còn hơn là gây thù oán để rồi suốt ngày phải bận tâm đề phòng. Mình đâu có thì giờ. Tân yên lặng và Phi cũng yên lặng. Cả hai đều mang cái cảm tưởng là ghét bỏ nhau, thù hằn nhau vì một chút bất đồng nho nhỏ vừa qua. Nhưng cảm tưởng đó chỉ trong vài phút rồi qua đi rất nhanh. Cho đến khi Phi đứng dậy bảo Tân: - Cậu về phòng thay quần áo đi chút nữa tôi trở về đón cậu ra ngoài Palace ngủ. Tân lừng khừng đứng lên đi theo Phi. Cho tới bây giờ tình tương thân tương ái giữa những người bạn đồng đội lại sống dậy mãnh liệt trong lòng hai người sinh viên trẻ tuổi, tuy nhiên họ chỉ cảm thấy thân yêu mà không nói ra. Tân lẳng lặng rẽ sang con đường tay mặt trở về phòng. Phi trùm áo đi mưa băng qua con đường ướt sũng đến phòng trực. Vừa đến nơi Phi đã nghe thấy tiếng người hạ sĩ quan trực oang oang tố cáo những cử chỉ bất chấp kỷ luật của Tân. Trung úy Vinh ngồi đăm chiêu trên chiếc ghế bành, có vẻ là ông ta cũng đang bực bội vì những lời tố cáo của người hạ sĩ quan trực. Vì thế vừa thấy Phi đứng chào, ông ta đã hỏi ngay: - Anh trình diện Đại tá chưa? - Thưa trình diện rồi. - Chuyện gì vậy? Câu hỏi của Trung úy Vinh khiến Phi bối rối, chàng trả lời ậm ừ: - Dạ, thưa chuyện... thường thường thôi. Trung úy Vinh quắc mắt: - Chuyện thông thường là nghĩa lý gì? Là sinh viên sĩ quan anh không biết trả lời thế nào cho dứt khoát rành mạch được chút nữa sao. Bị mắng oan, Phi hiểu Trung úy Vinh đang bực mình, đang tìm cách trút hết bực dọc nên Phi thận trọng trả lời: - Thưa Trung úy, tôi muốn nói là chuyện đó không có liên quan gì đến nhà trường cả. Trung úy Vinh tròn mắt nhìn Phi rồi cười hực lên một tiếng ngắn, cất giọng mỉa mai: - Anh định nói là chuyện riêng chứ gì? - Thưa đúng. Đôi vai Trung úy Vinh co cao: - Anh lầm, nhà trường có mọi trách nhiệm đối với các anh từ đời sống vật chất, tinh thần, đến đời sống tình cảm. - Tôi hiểu như vậy nên khi trình diện Đại tá rồi tôi muốn lên trình diện với sĩ quan trực để báo cáo là Đại tá kêu tôi lên vì chuyện riêng. Trước câu nói lễ độ vừa đúng phép song không giấu nổi một ý định cứng rắn của Phi, Trung úy Vinh gật gù ngồi im. Một phút sau Vinh ngước nhìn Phi khẽ hỏi: - Anh quen Đại tá à? - Thưa không, tôi là bạn của Toàn, con trai Đại tá. - Oai nhỉ. Bị mỉa mai câu đó Phi tức uất cổ họng chàng nghẹn đắng, chàng đứng sững và đỏ mặt không biết phải đối đáp ra sao. Phi thấy ở hoàn cảnh mình lúc này có nói điều gì cũng bằng thừa, dù là một điều nhũn nhặn nhất. Chàng đứng im chờ đợi, Vinh thản nhiên rút thuốc lá ra hút, thở khói lên không rồi vẫn giữ vẻ châm chọc quay sang Phi: - Chỉ vì con Đại tá muốn anh ra chơi mà người ta ra lệnh cho phòng trực đi kiếm anh rồi lấy xe nhà binh cho anh đi phải không? Phi ngập ngừng: - Tôi không rõ điều đó, xin Trung úy hỏi lại ông hạ sĩ quan trực, trách nhiệm đó không phải của tôi mà là ở người ra lệnh và nhất là người nhận lệnh. Tôi chỉ biết được liv style='height:10px;'>
Phi lắc đầu: - Không thể trả lời ngay bây giờ, Trung tá còn cho tôi hai mươi bốn tiếng đồng hồ kia mà. Tôi không lựa chọn gì lúc này được cả. - Anh ăn gian. Tiếng Phượng đuổi theo khi Phi bước lên xe. Buổi trưa không mưa, trời Đà Lạt hửng nắng, những cụm mây xám còn lảng vảng giữa khung trời thấp. Mặt hồ gợn một chút sóng nhỏ lăn tăn. Phi dừng ra lại trước vườn hoa: - Chúng mình xuống đây nhé? - Đi quá chút nữa, chỗ này đông người. Ngoan ngoãn như một “anh tài xế” lành nghề, Phi lái xe đi xích lên một đoạn nữa. Tiếng Liên nồng ấm: - Hôm nay mình lên đồi nghe anh. Phi gật đầu rất nhẹ. Con đường lên đồi mấp mô. Liên ôm lấy cánh tay Phi vượt qua một con rạch nhỏ. Sườn dốc thoai thoải, cỏ dại lên tới quá đầu gối. Liên vượt lên trước, mái tóc bay lay động theo gió, màu áo chemise đỏ nổi bật trên nền cỏ xanh, chiếc quần “din” chuyển động theo chân khỏe mạnh. Nàng bứt một chiếc cỏ dài, xoay lại mỉm cười: - Trưa nay đẹp quá, chúng mình cất một căn nhà trên đồi này ở với nhau, em muốn quên tất cả. Phi bước nhanh thêm chút nữa để ghì lấy vai Liên, tiếng chàng dịu xuống: - Anh cũng muốn quên. Và, Phi nhìn thật lâu trên đôi môi Liên, chàng cúi xuống, nhưng Liên đẩy chàng ra rồi vùng chạy, Phi đứng lặng nhìn theo. Kỳ thật Phi muốn đuổi theo nàng như trong lứa tuổi ngây thơ hồn nhiên ngày xưa chàng chơi “cút bắt” với các bạn học trò. Phi cũng không hiểu tại sao chàng lại không đuổi theo Liên. Bởi chàng nghĩ rằng Liên vừa trốn chạy một sự thực chăng? Sự thực đó chính Phi nói là “anh cũng muốn quên” nhưng Phi biết rõ chàng không quen được gì cả, Liên cũng không quên được gì cả. Sự thực còn đó, Phi sẽ phải trở về với cuộc sống chiến binh và Liên không thể làm gì khác hơn trở lại với ánh đèn màu xẫm tối. Có cái sự thực nhức nhối đó người ta chỉ có thể quên khi muốn quên. Phi thở dài rất nhẹ, điếu thuốc lá cháy đỏ trên môi. Tiếng Liên gọi nhọn hút như một tiếng chim kêu giữa khoảng đồi mênh mông rộng vắng: - Anh ơi, lại đây em chỉ cho anh coi cái này. Phi bước nhanh theo con đường mòn nhỏ: - Gì đó em? - Một đàn bò, anh thấy khung cảnh này giống khung cảnh Mễ Tây Cơ? Giá chúng mình là những đứa trẻ chăn bò kia thì thú vị bao nhiêu, phải không anh? Phi mỉm cười trước cái ý nghĩ ngây thơ đó của người yêu, chàng âu yếm cầm tay nàng: - Em trẻ con hơn cả trẻ con. - Thật hả anh? Bao giờ ở bên anh em cũng muốn là đứa trẻ con ngoan ngoãn và thần phục. Em muốn được sống mãi mãi như thế này. Tiếng nói lúc đó như lời ca êm đềm, như tiếng ru thần tiên. Phi nhớ rằng ngày xưa chàng đã nghe tiếng ru của mẹ chàng mà chàng còn nhớ mãi từ khi chàng còn nhỏ cho đến nay thì bây giờ tiếng nói của người yêu cũng sẽ mãi mãi vang vọng trong tiềm thức không bao giờ chàng quên được. Chàng ghì người yêu trong tay... Một đợt mây xám vượt khỏi ánh mặt trời, bóng nắng chạy vun vút trên thảm cỏ xanh chụp kín lấy hai người trong nụ hôn nóng bỏng. Phi kéo người yêu vào trong bóng rợp của một ngọn thông non có những cành thấp nhất không vượt khỏi đầu người, chàng cởi chiếc blouson trải trên nệm cỏ: - Chúng mình nằm đây nghe em. - Dạ khỏi cần trải áo, em muốn nằm trên thảm cỏ này. Chúng mình xa rời thiên nhiên nhiều quá, suốt ngày sống với xe cộ, với thành phố, em thích có những ngày sống với anh và với khung trời. Ý tưởng lãng mạn đó của Liên quả thật là điều Phi không thể ngờ tới được. Mỗi lần sống bên Liên là mỗi lần Phi như người khám phá ra được những bí ẩn tiềm tàng ở một thế giới xa lạ. Mỗi ý nghĩ của Liên là một sự suy luận sâu kín của một bộ óc tinh tế và một tâm hồn đa cảm. Phi không hề muốn “thần thánh hóa” một người con gái tầm thường cũng mang trên hình hài một khuôn mẫu của người đàn bà quyến rũ, cũng mang trong tâm tư một tham vọng giản dị như bao nhiêu người con gái khác. Song sự thật hiển hiện trước mắt. Phi không ngờ người con gái tầm thường đó lại nghĩ những điều mà ít người con gái thường nghĩ. Một cánh tay Phi vòng lại làm gối cho người yêu, chàng nằm nghiêng, im lặng nhìn những sợi tóc trên khuôn mặt người yêu. Đôi mắt Liên mở rộng nhìn Phi, đôi mắt đắm đuối người ta chỉ có thể tìm thấy ở tình yêu. Đôi mắt giờ nồng cháy mà đã có lần Phi tưởng mình đánh mất, bây giờ chàng mới lại tìm thấy được. Chàng muốn đóng vai “người thứ ba” đi khám phá những tình ý trong ánh mắt kỳ lạ đó. - Anh đố em biết có gì trong đôi mắt em? Má Liên đỏ lên, nàng mỉm cười: - Có anh. - Và gì nữa? Liên nhìn qua vai áo Phi lên không trời: - Và... và... những chiếc lá thông xanh, một khoản trời có mây xám. - Không đúng, có cả một cây thông xanh và cả một bầu trời nắng nhiều mây xám. Liên chui đầu vào ngực người yêu, nàng ghì chàng, đôi mắt khép lại: - Mình nói dối. Phi cười, chàng biết Liên tin chàng, nhưng đàn bà thường muốn nói ngược lại với lòng mình, nhất là khi họ sung sướng và cảm động. Bây giờ thì Phi quên hết, Phi không nghĩ gì cả. chàng chỉ còn biết có chàng và Liên với buổi trưa Đà Lạt yên tĩnh vô cùng. - Anh nghĩ gì đó? - Không, anh không nghĩ gì cả. Lòng anh là cả bầu trời tan loãng này với tình yêu em cao rộng vời vợi. Anh chỉ biết có thế mà thôi. - Em cũng vậy. Sao chúng mình thường giống nhau từ mỗi ý nghĩ. - Tại chúng mình yêu nhau. - Không phải, tại chúng mình hiểu nhau. - Em có nghĩ tới một ngày nào đó chúng mình sẽ xa nhau không? Anh sẽ nhớ mãi những giây phút này. Mỗi năm anh về tới đây một lần để nghĩ đến em, để sống cho em trọn vẹn một ngày. Liên cười, đôi mắt thoáng một chút u buồn: - Không biết khi xa nhau em có thể sống cho anh trọn vẹn một ngày nào đó hay không, nhưng bây giờ thì em cũng nghĩ như anh. - Lúc đó em sẽ sống bên người đàn ông khác? - Còn anh? Chẳng lẽ anh sống như thế này suốt đời sao? Phi nhún vai: - Anh không rõ, nếu anh mất em chắc chắn anh không chịu nổi, anh sẽ đi tìm quên ở bất cứ một hình bóng nào mà anh có thể chắp nhận được. - Tỷ dụ như Thanh, như Hà, như Huyền, như Yến? - Có thể lắm. Liên choàng dậy, mười đầu ngón tay xiết mạnh trên vai, trên cổ, trên lưng Phi, Nàng ghen, ghen với tất cả, dù chỉ có câu chuyện nói đùa, dù chỉ là một câu chuyện vẩn vơ không đâu. Phi cũng choàng dậy, tiếng “kêu cứu” của chàng vẳng lên xen lẫn tiếng cười sung sướng. Mồi lần như vậy là mỗi lần Phi lại phải trở hết tài “hùng biện” dùng mọi cách khôn ngoan để đối phó với cuộc “chiến tranh cân não” này. Sau đó bao giờ Liên cũng khóc. “Người đàn bà trẻ con” ấy thường khóc đấy để rồi lại cười ngay đấy. Có những lúc nàng vô tư như một đứa trẻ, đôi môi mím lại giữa chiếc lưỡi đỏ hỏn làm vẻ nhạo báng. Có những lúc nào suy tư như một đứa trẻ khổ sở như một người đàn bà luống tuổi từng chịu rất nhiều khổ đau đến độ tuyệt vọng, ngay cả nụ cười tiếng nói cũng như đậm vẻ chán chường, Phi không tin rằng đó là đặc tính cố hữu của tất cả những người con gái sống với ánh đèn đêm, thường phải va chạm với đủ mọi hạng người trong cái xã hội phức tạp này. Phi tin rằng cuộc sống đã từng trải qua nhiều sóng gió với một tâm hồn nhạy cảm, một sự hiểu biết tinh tế, một cái nhìn vào cuộc đời mà xét đoán mọi sự việc một cách tế nhị đã tạo nên con người đó. Phi thường muốn nhìn Liên thật lâu để nghĩ về nàng, ngay cả trong những lúc xa nhau Phi cũng đã dành rất nhiều thì giờ để khám phá thêm những đặc tính gần như lạ lùng của người yêu, cho đến bây giờ Phi vẫn không quyết đoán được rõ lý do, chàng chỉ biết mình mỉm cười nói với nàng: - Em kỳ khôi lắm. Liên cười bằng đôi mắt mở rộng, tiếng nàng chân thật: - Em nhiều mặc cảm, anh nên cẩn thận với em từ mỗi lời nói, mặc dầu em biết mặc cảm đó sẽ phá vỡ tình yêu của chúng mình bất cứ giờ phút nào, nhưng cho đến bây giờ em vẫn không từ bỏ được. Em sẽ cố từ bỏ bởi ở bên anh, em thấy anh sống thật phóng túng, thật hồn nhiên, em muốn sẽ được sống như vậy. Phi khoác chặt cánh tay người yêu đi ra ngoài nắng. Ánh nắng cao nguyên bao giờ cũng ấm, thảm cỏ lướt mình theo cơn gió nhẹ mơn man. Phi thương Liên vô cùng bởi chàng biết tại sao người con gái như Liên thường mang nhiều mặc cảm. Chàng yên lặng, tầm mắt nhìn hút sâu vào chân trời xa tít dưới thung lũng xanh thẩm. Chàng ghé sát vào tai Liên: - Màu xanh kia có phải là màu xanh của em không? Liên nhìn theo cánh tay Phi, nàng gật đầu: - Màu xanh của em đó, nhưng còn màu đỏ của anh đâu? - Trên áo em. - Còn màu tím của chúng mình? - Trên đường tới chân trời, ngoài biển cả. Rồi hai người lại nhìn nhau để thấy màu mây trong ánh mắt, nắng vàng trên đôi môi, thời gian ở đây chuyển mình thật chậm, thật êm. Hơn năm giờ họ mới đưa nhau trở lại khách sạn. Ngồi ở ngoài hàng hiên rộng, có thể nhìn thấy qua một cái dốc sâu tới mặt hồ. Những bông hoa mimosa nở đầy ngoài vườn hoa. Gió bắt đầu trở lạnh. Phi ôm vai người yêu: - Em đi lấy áo lạnh mặc đi. - Anh lên phòng với em. Phi mỉm cười. Hai người dắt nhau trở lại phòng. Căn phòng của hai người trên lầu hai và ở tận cuối dãy. Căn phòng này có lẽ là một trong những căn nhỏ người ta có cảm tưởng thu hẹp cả thế giới lại, thu hẹp cả tình yêu lại gói ghém trong sàn gạch kẻ ô vuông. Đứng ở đây, họ có thể nhìn trời mưa mù trên con đường ngựa bóng nhẫy chạy ngoằn ngoèo như con rắn dưới chân đồi men theo hồ Đà Lạt. Một bên cửa sổ khác, họ có thể nhìn thấy rừng thông già xanh biếc phơi mình dưới nắng sớm mưa chiều. Khung cảnh ấy khiến Phi thường quên rằng mình là một chiến sĩ và Liên thường không nghĩ tới những buổi tối chen chân dưới ánh đèn màu. Họ đã sống với nhau trọn vẹn năm ngày và hôm nay là buổi chiều cuối cùng. Họ đi tìm kỷ niệm để ghi nhớ sau vào tâm khảm những giây phút đáng ghi nhớ nhất này. Năm tiếng đồng hồ trên đồi hoang tuy ngắn ngủi song họ biết không bao giờ có thể quên. Liên đứng lặng trước khuôn cửa kính: - Mai mình về hả anh? Phi trốn không nhìn Liên: - Ừ, mai mình về. - Buồn quá, em muốn ở lại đây. Bao giờ mình lại lên hả anh? Phi lắc đầu cười buồn: - Chưa biết, nhưng có lẽ là lễ Giáng Sinh. - Thật nhé? Lễ Giáng Sinh nhé anh? - Ừ. Lễ Giáng Sinh... Và rồi Phi nói lảng: - Chúng mình xuống phòng trà ngồi đi em. Anh viết thư cho Điền. Có lẽ hôm nay Điền đi rồi. - Anh ấy đi đâu hả anh? - Trở lại tiền đồn. Tuy là tiền đồn mới, kiên cố hơn, ở phía bên kia đường, nhưng nhiệm vụ vẫn không thay đổi. Liên khoác chiếc áo len màu xám, đôi má hồng rực lên, đôi môi đỏ tươi, cặp mắt long lanh ướt, nàng mang vẻ đẹp khỏe mạnh của một thiếu nữ Tây phương. Nàng nghiêng đầu vào vai Phi: - Về Saigon chắc lũ chúng mình buồn lắm. Phi cũng đã nghĩ như vậy và không hiểu tại sao Phi bỗng có cảm tưởng chuyến đi của hai người là một chuyến đi vĩnh biệt, chuyến đi tìm kỷ niệm để rồi không bao giờ còn gặp nhau. Tại kỷ niệm quá đẹp hay là tại hoàn cảnh của hai người? Phi vuốt lại cổ áo len cho Liên, tiếng chàng nghẹn lại: - Anh hy vọng chúng mình sẽ không buồn, chúng mình sẽ yêu nhau hơn. Liên cố mỉm một nụ cười: - Em cũng hy vọng như vậy. Hai người lại choàng lấy nhau giữa cầu thang. Khi họ xuống đến phòng trà của khách sạn thì ánh nắng đã tắt, khung trời mờ nhạt, chỉ còn lại một thứ ánh sáng dịu dàng. Liên chạy tung tăng xuống vườn hoa. Phi ngồi trước một chiếc bàn gỗ, đôi mắt lơ đãng nhìn về phía rặng thông bên kia mặt hồ. Trái đồi cỏ mướt chạy dày, mất hút vào chân trời, Phi có nghĩ đến Điền, cố hình dung ra mái tóc xoăn xoăn, chiếc mũi dọc dừa của Điền. Ngòi bút nguyên tử xanh chạy thoăn thoắt trên trang giấy mỏng. Ký ức Phi sống lùi lại với khoảng thời gian nửa tháng về trước. Mới có nửa tháng! Thế mà bao nhiêu sự việc đã xảy ra, bao nhiêu thay đổi. Từ một tiền đồn hẻo lánh, bao nhiêu người bạn của Phi đã gục ngã, bao nhiêu khuôn mặt quen thuộc đã vĩnh viễn bỏ đi để rồi không bao giờ trở lại. Mới có mười lăm ngay, Phi đang sống với nỗi nhớ nhung ray rứt để rồi qua một đêm chiến đấu như chiêm bao, chàng ngã xuống và bây giờ thì ở đây sống cái cuộc sống cực kỳ lãng mạn, cực kỳ sung sướng của những người giàu sang bên người yêu. Chàng đã có đủ tất cả, không thiếu thứ gì. Ngày mai khi trở về Saigon chàng sẽ lên đường, chàng sẽ bỏ lại đằng sau tất cả, chàng sẽ mất tất cả và con đường chàng đi chưa biết sẽ là con đường. Phi đã viết cho Điền tất cả những ý nghĩ chân thành đó. Thỉnh thoảng Liên trở lại với chàng, nàng nhặt đủ các màu hoa ướp trong một cuốn tiểu thuyết. Những lúc này nàng có cái vui thích hồn nhiên của những cô học trò mới lớn, những cô học trò mới biết đọc thơ tình lần thứ nhất. Phi dừng bút nhìn người yêu thật lâu. Liên cũng nhìn chàng say đắm và hỏi chàng như lời hỏi của một đứa em bé nhỏ: - Hoa này là hoa gì hả anh? - Hoa mimosa, hoa hồng, hoa pensée, hoa cúc... Rồi Phi bậm môi suy nghĩ: - Còn những hoa này anh quên mất tên. - Thôi, gọi là hoa tình yêu cho xong. Nói rồi Phi cười hì hì, chàng bung mẩu thuốc lá xuống mặt đường đầy bọt nước đỏ ối vì bánh xe lăn ngang qua, thủ hai tay vào túi áo: - Chút nữa bọn tôi lại ra ngủ ngoài nhà Đại tá với thằng con trai ông ấy. Sự thật là bọn này thân nhau từ hồi học chung ở Saigòn chứ không phải bây giờ mới ngủ chung với nhau. Phi nói như vậy là cố ý cho người hạ sĩ quan trực hiểu là có cả Tân trong bọn đó, ra cái điều Tân cũng thân với gia đình Đại tá chỉ huy trưởng. Người hạ sĩ quan trực đã dìu dịu, anh ta hỏi nho nhỏ: - Cậu Toàn phải không? Phi reo lên vui vẻ: - Ừ, thằng Toàn, anh cũng biết nó? - Biết chứ, cậu ấy về chơi luôn và quen với con em vợ tôi. - Vợ Thượng sĩ đẹp thế thì chắc em vợ cũng phải đẹp lắm đấy. Người hạ sĩ quan trực cũng cười hì hì: - Cũng tàm tạm thôi. - Chắc là thằng Toàn yêu cô đó? - Ừ, nhưng con nhỏ đó không chịu cậu Toàn. Nó xách quần áo đi theo một anh Trung sĩ làm phòng năm. Thằng đó đánh đờn hay, đẹp trai nhưng... ít học, gia đình tôi không chịu, chúng nó cứ đi chơi với nhau. Năm nay có đứa con trai rồi. Con gái bây giờ chúng nó làm cái gì nó thích, cấm cũng chẳng được. Tôi không ngờ chúng nó hạnh phúc với nhau. Phi gật gù: - Trong mười trường hợp như vậy, ít ra cũng có vài ba trường hợp người ta tìm được hạnh phúc chứ. Tôi không phản đối mà cũng không đồng ý. - Tôi thì tôi phản đối, làm vậy không được - Nhưng nếu được thì sao? Người hạ sĩ quan trực nhăn răng cười, lơ đãng nhìn những hạt mưa nhỏ giọt từ trên mái ngói phản chiếu ánh đèn như một sợi dây kim khí óng ánh. Phi nói tiếp: - Trong thời buổi giao thời nhố nhăng này chính tôi cũng không biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Nếu tôi có một đứa em gái trong trường hợp đó, tôi không biết phải xử trí ra sao. - Cậu sẽ không làm gì được cả khi nó đã cuốn gói ra đi. Phi mời thêm người sĩ quan trực một điếu thuốc lá nữa rồi vỗ vai bạn: - Thôi, tôi ra phố kẻo trễ. Còn chuyện thằng Tân thì bỏ qua đi. Hôm nào tôi sẽ bảo nó tới gặp Thượng sĩ, anh em cả mà, đằng nào mình cùng quen nhau rồi. Mai mốt mình nhậu với nhau một bữa hay là đi nhảy với nhau. Tôi kêu cả Toàn đi cho vui. - Tôi không biết nhảy, nhưng chuyện lỡ rồi. Đã quen nhau thì thôi. - Thượng sĩ rút đơn ra nhé, làm vậy người ta cười cho. Người sĩ quan trực gật đầu: - Được rồi, huề nghe không. Phi cười ha hả xiết chặt tay người hạ sĩ quan trực rồi băng ra ngoài mưa. Sáng hôm sau Phi dậy trễ. Buổi sáng ở khách sạn này thật yên tĩnh. Nhìn đồng hồ, Phi giật mình vì đã chín giờ sáng. Đêm qua chàng định là sáng nay sẽ dậy sớm đến kiếm bọn Toàn, Loan và Phượng đi ăn sáng. Chàng tung chăn trở dậy đẩy cửa vào phòng rửa mặt. Chàng thấy Tân trong chiếc áo may-ô phong phanh đang nâng chiếc then chặn cửa làm vài động tác thể dục. Chàng nói với Tân: - Mày ở nhà, chiều nay tao sẽ mời người đẹp đến chơi, nếu mày không thích đến nhà Đại tá với tao bây giờ. Tân hiểu là Phi muốn đi một mình nên chàng gật đầu: - Được rồi mày cứ đi đi. Lát nữa tao ra phố, khéo không gặp nhau ở ngoài đó cũng nên. Một lát sau Phi đến nhà Toàn, bữa ăn sáng đã dọn sẵn. Phượng nhanh nhẩu nói ngay: - Đợi anh hoài, đói quá; anh chưa ăn sáng đấy chứ? Phi nhìn Loan cảm động: - Chưa, tôi cũng định tới đây để rủ nhau đi ăn sáng. Trời Đà Lạt mà ăn phở tái nạm dòn thì tuyệt, sau đó uống một ly cà-phê thật đặc. Toàn mời mọi người ngồi vào bàn ăn, bữa ăn kéo dài thật vui vẻ. Chàng tự hỏi: “Loan vui vì sự có mặt của mình hay là vì... một lý do nào khác?” Thực ra cái lý do đó Phi vừa chợt nghĩ đến, nhưng chàng không dám thú nhận với mình. Phi không nghĩ rằng có thể Loan vui vì cái cảm tưởng được sống trong nhà Toàn. Dù chỉ là một ý nghĩ chợt lóe lên rồi tắt ngấm nhưng dường như còn le lói một vài hình bóng nào đó khiến Phi cảm thấy buồn, nỗi buồn mỏng manh. Chàng rủ mọi người đi phố. Toàn lái xe, Phượng ngồi băng trên, Loan và Phi ngồi băng dưới. Chiếc xe thả dốc từ từ rồi vượt qua một cây cầu xi-măng, Loan nói nhanh: - Ba Loan gửi lời thăm anh. Phi nhìn Loan trìu mến, chàng muốn nói một lời cảm ơn thật chân thành mà không nói được. Chàng thở dài rất nhẹ: - Trung tá đối với tôi tốt qua... Cả Loan và Phượng nữa. Biết làm gì để cảm ơn bây giờ. - Anh khách sáo lắm, Loan không bao giờ muốn nghe những câu như thế. Phi cười, chàng nhìn nghiêng trên vai Loan, bộ ngực Loan căng đầy, chàng vội nhìn ra ngoài khuôn cửa kính. Đường Đà Lạt vào những ngày này đông kín xe cộ. Phi bỗng mang cái cảm giác lạ lùng là chính mình cũng là một du khách đi với gia đình lên đây chứ không phải là người đã từng sống ở đây mấy tháng trời ròng rã, tuần nào cũng lê mòn gót giầy trên hè phố. Phi thấy mọi thứ đều đổi khác, đều rực rỡ hẳn lên cả từ một gốc hoa Anh Đào đến một khóm cỏ. Vì ngày lễ Giáng Sinh hay là vì có Loan ngồi bên chàng? Thật tình lúc này Phi không hiểu rõ lòng mình. Toàn vòng xe chen lấn để đậu vào khu để xe trước chợ. Thành phố này hôm nay nhộn nhịp lạ thường, mặc dầu trời mưa, người ta đi trong mưa, mang cái thích thú được đi trong mưa. Cả bốn người trùm áo mưa đi trên hè phố nhìn ngơ ngác vào những cửa hiệu chăng đèn kết hoa. Đi được một đoạn, Phượng dừng lại ở một góc phố, vừa cười vừa nói với Toàn: - Đề nghị ăn bắp nướng. Toàn đưa mắt nhìn Loan và Loan nhìn Phi để ngầm hỏi ý kiến. Phi đồng ý ngay: - Ý kiến xây dựng lắm, ăn “cơm tây tay cầm” là sở trường của chúng tôi. Phượng sà ngay xuống chọn bắp nướng. Những chiếc bắp thơm phưng phức chỉ cần ngửi đã thấy ngon miệng rồi. Bốn người vừa đi diễu phố vừa ăn tỉnh không, bấp chấp thiên hạ. Ngay cả Loan, nàng thấy Toàn, Phượng và Phi tự nhiên quá nên nàng cũng hết mắc cở. Phi ghé vào tai nàng hỏi nhỏ: - Em thấy Đà Lạt thế nào? - Đẹp và vui vô cùng, em muốn được ở trên này nhiều hơn nữa. - Bao giờ em về? - Ba em chỉ cho đi đúng ba hôm, ông bô ở nhà một mình chắc là buồn lắm. Phi mỉm cười nói đùa: - Vậy em tính ở nhà luôn với ông bô hay sao đây? Lớn rồi chứ bé bỏng gì? Đôi má Loan càng hồng lên, đôi mắt nàng long lanh nhìn Phi, tiếng này thật nhỏ: - Chưa biết chừng. Phi cười nhẹ và Loan cũng cười. Toàn nhìn hai người thật nhanh rồi quay đi. Toàn nói lảng: - Xong chầu “cơm tây tay cầm” này tôi đề nghị chúng mình vào hàng cà phê. Loan nhìn Phi: - Chắc anh Phi bằng lòng trước tiên? - Nhất định rồi. Phượng hồn nhiên nói đùa: - Hai người hiểu tính hiểu nết nhau lắm. Câu nói đó khiến Toàn cúi đầu, Phi và Loan cũng làm như không hề nghe thấy, quay vội đi nơi khác. Phượng có vẻ thú vị hơn cất tiếng cười khanh khách giòn tan. Từ đó cho đến khi vào tiệm cà phê, Toàn không nói một tiếng, Phi không hề chú ý đến cử chỉ đó, nhưng Loan thấy và Loan muốn kiếm cách gợi chuyệng nói với Toàn nhưng nàng không biết phải nói như thế nào. Hơn nữa có Phi ở bên, Loan thấy mình mất tự nhiên, nàng cũng im luôn. Vừa bước chân vào trong tiệm cà phê bỗng Phi đứng sững, chàng nhìn thấy Liên đang ngồi bên một người con trai khác. Mái tóc vẫn che gần kín nửa khuôn mặt và màu áo đỏ bây giờ khiến Phi choáng váng. Những giây phút ngỡ ngàng này, lòng Phi nhói đau như có hàng ngàng mũi kim xuyên thẳng vào ngực chàng. Hình như Phi cảm thấy mặt mình nóng ran. Nhưng những giây phút đó qua đi thật nhanh, Phi trấn tĩnh ngay được, chàng bắt gặt đôi mắt Liên nhìn chàng, đôi mắt đen nhánh và ấm áp vô cùng. Phi cảm thấy được an ủi rất nhiều. Chàng cúi đầu đi thẳng vào một chiếc bàn trống phía trong cùng. Chàng quan sát thật nhanh người con trai đi bên Liên. Người đó trông mặt quen quen không xa lạ gì trong giới ăn chơi ở Đô Thành, chắc chắn Phi đã gặp một vài lần, nhưng tất nhiên những lần đó Phi không ngờ và chính Liên cũng không thể nào ngờ có những ngày như ngày hôm nay. Loan ngồi bên cạnh Phi, nàng chú ý đến cử chỉ sững sờ của Phi ngay từ phút đầu, khi bước chân vào đây và bây giờ thì Loan nhìn rõ Liên đang ngồi ở góc ngoài. Mới xa cách vài tháng, Liên hình như già đi, song Liên bao giờ cũng mang cái vẻ kênh kiệu lành lạnh của tất cả những người con gái biết rằng mình đẹp. Thỉnh thoảng Loan bắt gặp đôi mắt Liên liếc nhanh về phía mình. Loan cũng không kém, nàng giữ một vẻ mặt thật trang nghiêm lạnh lùng nhìn thẳng ra ngoài cửa. Nhưng Loan vẫn cảm thấy một cái gì như sự ấm ức vì vẻ mặt mất bình tĩnh của Phi. Nàng thấy giận và ghét Phi vô cùng. Nàng không kịp giữ gìn nữa nên buộc miệng nói ngay: - Ừ, hoa tình yêu. Liên cười khanh khách mãn nguyện, nàng lại cúi xuống xếp những cánh hoa mang đủ các màu sắc xanh đỏ vàng tím trắng thành một bông hoa ép vào giữa cuốn sách. Nàng tham lam đến nỗi những cánh hoa làm cuốn sách dầy gần gấp đôi. Phi cúi xuống trang giấy, những những lúc có Liên ở bên chàng không viết được giòng nào cả, nhất là thèm được thấy những dáng dấp thơ ngây hồn hậu, những cử chỉ chuyên cần trong vui thích y hệt một cô học trò lớp ba cắt những tấm giấy bóng màu dán trên trang giấy trắng làm thủ công. Chàng vui cái vui của Liên và chàng tự hào là chính chàng đã mang đến cho Liên những giây phút hoàn toàn sung sướng đó. Chàng tin rằng rồi đây mãi mãi, không một người nào có thể mang đến cho Liên những giây phút hoàn toàn thoải mái, hoàn toàn vui thích trẻ con như bây giờ. Phi cố tin như vậy. Những hoàng hôn không mưa, ở thành phố cao nguyên, bóng tối xuống thật chậm. Gần tám giờ mới biết ánh sáng. Thế mà Phi vẫn chưa viết hết lá thư cho Điền. Chàng buông bút thở ra một hơi dài, Liên âu yếm nhìn chàng: - Xong chưa anh? Phi lắc đầu: - Chưa. Anh muốn viết tất cả cho Điền về những ý nghĩ của anh lúc này và cả ý nghĩ của em, cả những gì em đang làm. Liên nũng nịu hơn cả một đứa trẻ, nàng lắc nhẹ đôi vai: - Em không chịu đâu. - Tại sao em không chịu? - Em không thích bất cứ ai biết chuyện chúng mình. Em muốn chuyện mình chỉ có hai đứa biết với nhau thôi. Phi cười: - Anh thì anh muốn cho mọi người cùng biết là chúng mình yêu nhau, chúng mình thương nhau. Nếu anh là nhà văn, anh viết thành một cuốn tiểu thuyết thật dày. Liên cũng cười: - Anh viết cho ai đọc? - Anh viết cho anh và cho em. Đủ rồi. Vả lại anh viết chuyện một người lính biết chiến đấu bằng tất cả xương máu, tim óc mình, biết yêu thương mãnh liệt bằng tất cả những đam mê bùng cháy của mình, anh tin là sẽ có nhiều người đọc. Anh chỉ cần viết một cuốn sách và không cần là nhà văn. - Em sẽ kêu anh là nhà văn. Phi đứng dậy, choàng lấy vai Liên: - Vậy thì bây giờ cho phép nhà văn vào trong chỗ có ánh đèn kia viết tiếp lá thư tình này cho một thằng bạn độc giả trung thành nhất của mình. Chịu không? - Chịu. Hai người chọn một góc phòng có ánh đèn ở trên tường cao vừa đủ hắt xuống mặt bàn. Phi lại cắm cúi trên trang thư, Liên tiếp tục đọc cuốn tiểu thuyết đọc dở từ hai ngày nay. Phòng trà của khách sạn rộng, ngoài cặp của Phi ở một góc phòng đối diện, một cặp khách ngoại quốc đang âu yếm ngồi đọc báo. Tiếng nhạc “âm thanh nổi” vẳng lên dìu dịu, thật nhẹ và thật ấm. Tiếng ca Francoise Hardy rồi tiếng Trompette Louis Amstrong, rồi tiếng vĩ cầm réo rắt nhạc Tristesse de Chopin... Không một tiếng động nào khác, cả từ một tiếng bước chân. Bóng tối vây kín ngoài những khuôn kính. Hơi lạnh cao nguyên ban đêm len lén lùa về, cho tới khi Phi dừng bút thì trời tối hẳn. Một nỗi buồn vô cớ trùm kín lấy căn phòng rộng, tỏa ngát ra không gian Phi đưa lá thư cho Liên: - Em đọc đi, chúng mình cùng viết thư cho Điền. Liên lắc đầu: - Một mình anh viết cũng đủ rồi. Chúng mình đi ăn, em không thấy đói nữa anh ạ. Phi dắt tay người yêu ra ngoài hành lang. Sương mù trắng xóa, ánh đèn đỏ từ Night Club phía bên kia đường nhòa đi. Gió hun hút. Sàigon tháng 6 năm 196... Mình, Lần trước mình đi, mình trách mãi tại sao em không viết thư cho mình. Đó chính là điều em cũng không hiểu rõ tại sao, vì thế em không thể trả lời mình. Nhưng bây giờ thì em biết tại sao. Mỗi lần viết thư cho mình là mỗi lần nhớ mình khinh khủng, em chưa từng nhớ ai đến như vậy. Có những lá thư viết dở cho mình, còn cả những lá thư viết trọn vẹn rồi, bì thư đề tên mình, địa chỉ của mình nhưng rồi em không gửi. Tại sao vậy mình? Lá thư này nữa, liệu có viết trọn cho mình, và có gửi đi không? Em sẽ cố gửi tới cho mình với tất cả những nhớ mong tha thiết nhất của em. Saigòn từ độ mình đi, buồn vô kể. Có những đêm mưa, lầm lũi về một mình, em khóc. Em thầm nghĩ giờ đó mình làm gì? Ở ngoài bãi tập hay là ở trong phòng để viết thư cho em, để sống trọn vẹn cho em? Những đêm lạnh như đêm qua, em thường mặc chiếc áo len xẩm, mình nhớ chiếc áo len đó chứ? Em cố tạo nên cái cảm tưởng là mình ôm em trong vòng tay từ trong ánh đèn màu tối thẩm đến ngoài đường phố và trở về căn nhà của chúng mình... Thôi, em style='height:10px;'>
Ngay lúc đó tiếng ly kêu keng keng ra dấu gọi bồi bàn do chính bàn tay Liên gõ. Phi liếc sang bàn Liên thật nhanh, chàng cảm thấy như sắp sửa mất mát một cái gì. Loan theo dõi chàng từng động tác nhỏ, nàng muốn kiểm soát Phi cả từ một ánh mắt. Phi cũng hiểu như vậy, song chàng vẫn nhìn Liên, chàng có cảm tưởng như nhìn Liên một lần cuối cùng rồi thôi, rồi mất. Một hai ngày nữa chàng sẽ trở về với mái trường, với mồ hôi, súng đạn và chuỗi ngày cô đơn dài đằng đẵng, hai người sẽ biền biệt tin xa nhau không còn mong gì gặp lại.. Cho đến khi bóng Liên và người đàn ông khuất sau khung cửa, Phi vẫn còn nhìn đăm đăm ra ngoài đường phố. Trời Đà Lạt vẫn mưa, vẫn lạnh. Phi rùng mình, chàng cúi đầu trốn tránh những tưởng tượng ghê gớm vừa thi nhau ùa đến. Chàng nghĩ đến những ngày còn sống bên Liên. Chàng đã có lần tưởng mất Liên và hình dung ra cái cảnh Liên đi bên người đàn ông khác trước mắt chàng nhưng quả thật chàng không tưởng tượng nổi cái cảnh đó lại xảy ra ở đây, vào trường hợp này. Chàng đã câm nín, đã phải coi Liên như người xa lạ. Tiếng Phượng nửa riễu cợt, nửa thật thà: - Anh Phi làm thơ tình đấy à? Uống đi chứ kẻo nguội hết cà phê bây giờ. Từ nãy Phi đã bỏ quên Phượng và Toàn, chàng không hề chú ý đến họ. Có lẽ hai người cũng có thể đoán ra chuyện Phi và Liên, nghĩ vậy Phi hơi ngượng. Chàng chưa kịp trả lời thì Loan đã nói trước: - Anh ấy làm thơ... thất tình! Phượng cười giòn, Toàn cố tình làm ra vẻ lơ đãng bởi Toàn biết rõ Loan đang ghen vì thái độ đau đớn của Phi. Câu nói gần như tàn nhẫn mang một thái độ hậm hực của Loan càng tố cáo rõ điều đó. Vì bực mình bị Loan chọc tức, Loan đã đụng tới tâm sự sâu kín mà đáng lẽ Loan phải hiểu là không bao giờ nên nói ra, Phi thản nhiên thú nhận: - Đúng vậy, khi thất tình người ta mới muốn làm thơ mà thôi. Nhưng ngay bây giờ thì chưa, còn đau quá làm thơ gì nổi. Loan cũng cười, rõ rang là tiếng cười mỉa mai đầy gắng gượng, giọng nàng nặng trĩu: - Còn gì buồn hơn nhìn thấy người đẹp đi bên cạnh một người con trai khác, phải không? Phi nhìn Loan bằng đôi mắt thật buồn ngụ ý một lời trách móc: - Anh xin Loan đừng nói nữa. Loan quay ngoắt ngay đi: - Vậy Loan xin im lặng, Loan không dám nói một câu nào nữa cả. Mỗi một lời của Loan bây giờ đều... vô duyên nhất. - Lại giận rồi. - Loan không có quyền giận anh. Phi cảm thấy bực bội, khó chịu, chàng uống một hơi hết nửa ly cà phê. Cà phê đắng ngòm như thuốc độc. Chàng muốn ra khỏi nơi này, không khí thật là ngột ngạt, khó thở. Chàng muốn kiếm cách nào để thoát ra phố một mình, chàng ngồi lầm lì không muốn nói một tiếng. Phượng ghé sang vai Toàn nói nhỏ một câu gì nghe không rõ, nhưng Phi và Loan đều có cảm tưởng là hai người nói chuyện của mình, họ ngượng ngập nhìn vơ vẩn đi nơi khác. Toàn nhìn Phượng cười đồng lõa, song nụ cười đó cũng chỉ là nụ cười ngượng ngập mà thôi. Chính Toàn cũng nhận thấy không khí giữa ba người đã có vẻ căng thẳng - ngoài trừ Phượng. Chàng giục mọi người uống rồi gọi bồi tính tiền. Phi tranh lấy phần trả. Toàn cười nhẹ: - Chút nữa cho phép tôi được mời anh Phi về nhà ăn cơm luôn cho vui. Phi lắc đầu: - Tôi đang định mời mọi người đi ăn, nhưng thú thật là bây giờ thì no quá. Để đến chiều vậy. Toàn đứng dậy: - Bọn này thì bắt buộc phải về vì bà cụ sắp dọn cơm rồi, trước khi đi, bà cụ cứ dặn mãi thế nào cũng phải về ăn cơm. Rồi Toàn quay sang Loan và Phượng kéo thêm bè cánh: - Có đúng vậy không? Loan chỉ nhìn Phi không đáp, Phượng gật đầu: - Đúng. Bữa của anh Phi để đến chiều. - Tôi đặt bàn ăn ở Palace, tối nay chắc đông vui lắm đấy. Bây giờ thì tôi để anh Toàn đưa Loan và Phượng về. Chiều đến tôi chơi nhé. Phượng hỏi ngay: - Mấy giờ? Phi nhìn Loan rồi nhìn Toàn: - Càng sớm càng tốt. Nói rồi Phi giơ tay bắt tay Toàn, nghiêng đầu chào Loan và Phượng rồi đi ngược trở lại con đường Duy Tân. Đi một mình Phi cảm thấy dễ chịu, chàng được tự do suy nghĩ không còn bị “kiềm chế” vì bất cứ một người nào khác. Chàng muốn được chứng kiến nỗi buồn đau của chính mình, nỗi buồn đau đã đi hút vào vô tận, đã tỏa rộng ra vô cùng. Phi thấy người mình nhẹ bổng như tan loãng vào không trung. Chàng muốn được đi mãi như thế này cho tới khi nào mệt mỏi rời rã chàng sẽ ngã quỵ xuống không còn biết gì nữa, lúc đó sự đau đớn hay sung sướng đều ngang nhau cũng như ở ngoài chiến trường sự chiến đấu có hăng say hay không khi ngã xuống đều như vậy mà thôi. Nhưng Phi mỉm cười ngay với ý nghĩ đó của mình. Chàng cúi đầu nhìn mũi giầy trên hè phố ẩm ướt. Con đường chàng đi tới không thể mãi mãi như ngày hôm nay, chàng nhớ rõ ràng là chàng còn những bổn phận khác. Có lẽ cuộc đời quân ngũ, cuộc sống trong kỷ luật sắt của một sinh viên sĩ quan đã rèn luyện cho Phi cái tâm hồn cứng cỏi đó. Mỗi khi buồn nản, mỗi lần chán chường, người ta nghĩ đến con đường phải đi tới với một tương lai chờ đón ở cuối đường. Phi trở Lại dốc chợ để đi kiếm xe về khách sạn. Chàng không muốn nhìn thấy bất cứ một cặp tình nhân nào ở xung quanh, chàng thường đưa mắt nhìn lên những nóc nhà, những ngọn cây và lơ đãng ngắm mặt hồ mưa bụi phủ kín. Tuy vậy chàng vẫn nhớ con đường này đã có những buổi chiều mưa bụi và những đêm tối đầy sương mù gió lạnh, chàng đã đưa Liên đi và đưa Liên về. Liên thường nép sát đầu vào vai áo chàng, mùi mái tóc thơm phảng phất mà tưởng là mùi rượu nồng. Cảm giác đó như còn đọng lại trong tâm khảm Phi. Bây giờ Liên cũng sẽ ngồi như vậy bên một người đàn ông khác. Tưởng tượng đó khiến lòng Phi ứa máu, chàng gục đầu bên cánh cửa xe. Về đến khách sạn, Phi bước xuống với một vẻ rời rã chán chường. Lê gót giầy lên hai từng lầu, Phi tưởng mình đi không nổi. Chàng đẩy cửa bước vào buồng nhưng cánh cửa đóng kỹ. Bực mình chàng đấm cửa ầm ầm. Một vài phút sau mới có tiếng Tân vọng ra: - Chờ một tí. - Làm gì mà lâu vậy? - Ngủ. Sau đó Tân ló đầu ra. Phi định bước vào song Tân đã đẩy chàng ra ngoài, Tân cũng bước ra đứng chắn trước cửa: - Mày xuống dưới nhà chơi một chút đi. Phi ngây mặt: - Gì vậy? Tân cười, vẻ mặt trơ trẽn: - Có chuyện... Gặp con bồ cũ ở Saigon lưu lạc lên đây... Mày cho chúng tao tâm sự với nhau một chút tao sẽ đi với nó bây giờ. Phi xòe hai cánh tay chán nản: - Mấy giờ xong? - Ba giờ. Phi xem đồng hồ rồi kêu giẫy lên: - Trời ơi! Mày định bắt tao ngủ ở dưới nhà sao? Lẹ lên rồi biến đi cho tao nhờ. Tân vẫn cười hì hì: - Thì hai giờ vậy. Bây giờ gần một giờ rồi, mày đọc hết tờ báo, tao chuồn là vừa chứ gì. Phi lại lừng khừng xuống thang. Chàng thấy chán ngấy tất cả. Lúc này chàng nghĩ đến cuộc sống của Tân, tâm hồn của Tân và những trò chơi ái tình của Tân. Gặp nhau, yêu nhau, bỏ nhau, để rồi khi gặp lại nếu còn thích nhau vì một lý do cỏn con nào đó lại đến với nhau rồi lại bỏ nhau. Cuộc sống đó thật là giản dị, khỏi cần phải buồn khổ nhiều; khỏi cần phải đau đớn vì tưởng tượng và có thể tìm quên ở bất cứ cái gì có thể quên được. “Sống như vậy chắc sướng hơn”. Phi nghĩ như vậy và chàng kiếm một chiếc ghế ở góc khuất ngồi nhìn ra ngoài vườn hoa. Ở đâu Phi cũng tìm thấy kỷ niệm. Phi hối hận vì đã dại dột trở lại khách sạn này, chàng ngồi không yên chỗ, chỉ mười phút sau chàng đã đứng dậy bỏ ra ngoài. Phi ghét cái nhộn nhịp của những cặp “tài tử giai nhân” dập dìu cho chàng cái cảm tưởng là căn nhà chật chội, người ta chen chúc nhau đi tìm hạnh phúc mà hạnh phúc chỉ là một giấc mơ mong manh tan biến bất cứ lúc nào. Cả đến cái vẻ thơ mộng ở đây cũng không còn nữa. Phi đứng tựa lưng vào một góc nhọn hợp bởi hai chiều của hành lang phía sau. Mưa ngớt nhiều Phi cũng không biết mình đứng đó từ lúc nào và được bao lâu. Cho đến khi chàng nghe tiếng gót giầy dừng về phía sau, chàng mới giật mình ngoảnh lại. Liên đứng sững trước mặt chàng. Bộ ngực khỏe mạnh vươn lên sau lần áo “puy lô” màu đỏ - màu đỏ là màu của chàng. Liên thường chỉ mặc cho chàng - bắp chân dài khiêu gợi bởi chiếc quần “din” chật. Đôi mắt nàng nhìn chàng đăm đăm thoáng một vẻ trang nghiêm như giận dỗi. Phi đứng im như chôn chân xuống đất, chàng vừa thích thú vừa kinh ngạc, vừa giận hờn nhè nhẹ. Chàng bật lên một tiếng ngắn: - Em! Tức thì chàng được trả lời bằng một nụ cười và một giọng nói thật lạnh: - Anh đứng có một mình thôi à, người đẹp của anh đâu rồi? Phi hiểu là Liên muốn nói đến Loan song chàng làm bộ không hiểu: - Người đẹp nào? Liên nhún vai: Cuộc sống mới của em thật ra cũng không có gì khác lạ, cũng chỉ là những lo sợ, và những bấp bênh. Nhưng anh thừa rõ, cuộc sống của chúng em bao giờ chẳng là con đường trên miệng hố sâu. Chỉ có điều khác là con đường đó rộng hay hẹp, đổ dốc hay lên dốc, trời mưa hay trời nắng mà thôi. Em dọn nhà đi nơi khác rồi, nhưng nếu nhớ em, nếu còn có thể viết thư cho em, anh hãy viết về nơi em làm, nơi em thường tới mỗi đêm để chứng kiế những tàn phá cuộc đời mình từ mỗi nét nhạc, mỗi bước chân, mỗi bàn tay, mỗi khuôn mặt. Làm sao mà thoát nổi những nanh vuốt kinh hoàng của căn nhà tù túng đó. Em rùng mình không biết thoát ra bằng cách nào và bao giờ cũng vậy, mỗi khi nghĩ đến điều đó, em muốn buông trôi tất cả. Em đang buông trôi. Ngày xưa anh thương nói: “Bao giờ chúng mình xa nhau anh sẽ đi tìm quên ở bất cứ người con gái nào dù có yêu hay không” Bây giờ em không tin và không mong như vậy. Em tin là anh sẽ tìm được người yêu anh xứng đáng. Đó là lời cầu chúc cuối cùng của em. Hôn anh. LIÊN KBC... tháng 12 năm 196... Loan mến, Viết cho Loan lá thư này khi hoa Anh Đào nở trắng lối đi, thành phố Đà Lạt rét mướt, buồn hoang vắng lạ lùng, còn hai mươi ngày nữa lễ Giáng Sinh rồi, nhưng người sinh viên sĩ quan ở đây mang một tâm sự náo nức chờ đợi, Họ chờ đợi vì mấy ngày phép hay là vì một cái gì khác. Đó là điều anh không muốn tìm biết làm gì bởi anh không hề mong đợi. Lễ Giáng Sinh này mình sẽ làm gì? Câu hỏi đó anh đã tự hỏi nhiều lần mà không bao giờ trả lời được. Anh muốn hỏi Loan và Phượng: Lễ Giáng Sinh này sẽ làm gì? Bỗng dưng anh nổi lên một ước muốn là sẽ được thấy Loan và Phượng ở đây. Không còn gì thú vị hơn được mong đợi, được chờ đón một hy vọng nào lòe sáng. Ước muốn tha thiết nhất của anh bây giờ là chơ đón Loan và Phượng trong khung cảnh này. Nếu không được, những ngày nghỉ phép cuối năm đó anh sẽ về Saigon và chúng mình sẽ đi chơi với nhau. Nếu Loan và Phượng nhận lời, nhớ đánh điện tín cho anh biết ngay. Được chờ đợi phút nào vui thêm phút đó. Nhớ mượn “ba Trung tá” chiếc 403. Xe anh bán từ lâu để tiêu dần cho tới món tiền chót anh sẽ tiêu vào dịp lễ Giáng Sinh. Hồi này anh khỏe và mập hơn trước nhiều. Anh mong sẽ được tin Loan thật sớm. Nhớ Loan nhiều. PHI Ngồi im trước bàn viết. Phi vừa gặm chiếc bánh mì vừa nhìn những bạn mình lăng xăng sửa soạn cho ngày đi phép. Thực ra họ đã sửa soạn ngay từ buổi tập chấm dứt chiều tối hôm qua. Ba lô đã sẵn sàng, va-li đặt trước đầu giường. Cuộc sống này bao giờ cũng ngăn nắp từ một mép giường vuông vắn đến một góc tủ, một chiếc mùi xoa cho đến khi sửa soạn quần áo hành lý đi phép. Còn một phút ở trong trường là một phút xếp hàng. Thật vậy, bất cứ cái gì cũng xếp hàng. Quần áo xếp hàng trong tủ, súng xếp hàng trong kho; quần xếp hàng dưới chân giường, người xếp hàng ngoài sân... Phi đã quá quen thuộc với nếp sống ấy. Người bạn nằm giường bên cạnh chàng - Dũng - ngồi thố lên mặt bàn viết cười hì hì: - Mày không đi phép thật à? Phi lắc đầu: - Không. - Vậy mày lấy giấy phép Saigon làm gì? - Lấy để phòng xa, bốc đồng lên biết đâu chẳng về. Dũng vỗ vai Phi: - Biết đâu mày chẳng bốc đồng ngay khi chúng tao đi. Phải không? - Hy vọng thế. - Mày có nhắn gì về Saigon không? - Có. Hôn tất cả. Dũng cười như phá: - Làm cái điệu đó chắc có phen tao vỡ mặt quá. Gặp ai cũng hôn sao? - May đứng trước Quốc hội la lớn là thằng Phi hôn tất cả là đủ. - Tao sẽ làm như mày nói nhưng cho phép tao nói thầm, được không? - Được, cảm ơn mày. Phi đứng dậy bỏ ra ngoài hành lang. Chàng ăn nốt mẩu bánh mì cuối cùng. Màn mưa bụi làm trắng xóa giải vũ đình trường rộng vắng. Hàng xe GMC đã sắp sẵn trước lối ra. Tiến - một họa sĩ khá nổi danh ở ngoài đời và cũng là một bạn tâm sự của Phi từ lúc nhập học - bước tới bên Phi: - Các em hẹn hôm nào lên? - Không hẹn chắc, nhưng thế nào cũng lên v&'>
- Hai cô đi với anh ở tiệm cà phê lúc nãy. - Không phải của anh. Còn... đức lang quân của em? - Ngủ ở trên lầu. Phi tiến lên một bước, chàng thấy Liên vẫn không có gì thay đổi và chàng vẫn có cái rung động gờn gợn của những lần gặp nhau khi mới bắt đầu yêu nhau. Chàng muốn ghì lấy vai Liên, nhưng chàng biết rõ ràng đó chỉ là một ước muốn nằm sâu trong tiềm thức cựa mình thức dậy, cái hố xa cách đã biểu hiện trước mắt, chàng sẽ không thể nào làm cái hành động như ý muốn đó được. Chàng mỉm cười: - Em bỏ “hắn” nằm trên đó để xuống đây à? Liên thản nhiên gật đầu: - Em xuống tìm anh. Chỉ cần một câu nói đó thôi, lòng Phi như dại đi, chàng tưởng như giữa chàng và Liên chưa bao giờ xa cách cả, tình yêu ngày xưa vẫn còn nguyên vẹn chưa mất mát một mảy may. Chàng muốn nói với Liên một câu cảm ơn mà không nói được. Chàng chỉ biết nhìn Liên bằng ánh mắt gói trọn niềm thương nhớ đã tới vô cùng vô tận. Chàng cúi đầu tránh cái nhìn muốn hút của Liên, tiếng chàng lẫn trong tiếng thở: - Em thế nào? - Em vẫn thường. Rồi hai người lại đứng lặng nhìn nhau. Một vài tiếng giầy lạo xạo trong phòng khách, Liên quay nhanh lại rồi nói với Phi: - Em muốn gặp anh ở chỗ khác. - Ngay bây giờ? - Dạ, ngay bây giờ. Suy nghĩ một chút, rồi Phi gật đầu: - Vườn hoa trước ngọn đồi chúng mình đã sống với nhau một buổi chiều. Có lẽ hết mưa rồi. Đôi mắt Liên long lanh thoáng một nét reo vui, nàng cười nhẹ: - Trời mưa em cũng tới. Anh có xe không? - Anh bán xe rồi. - Hồi này nghèo lắm sao? - Không nghèo nhưng cần tiêu nhiều và xa gia đình nên không xoay sở vào đâu được. - Anh liều lĩnh lắm, thôi đi trước đi, chút nữa em tới ngay. Phi nắm nhẹ bàn tay Liên rồi vội vã rời xa ngay, chàng nhìn thấy toàn mình rung động mạnh như bị điện giật và chàng nhanh nhẹn vượt khỏi hành lang xuống khu sân đậu xe của khách sạn. Lòng Phi vui như mở hội, chàng mang nguyên vẹn cái cảm giác của một buổi chiều hẹn với người tình đầu. Leo lên xe taxi rồi, Phi hôn nhẹ lên lòng bàn tay mình để tìm một chút dư hương mùi nước hoa ngày xưa Liên vẫn quen dùng, nhất là ở mùi xoa. Phi bật ngửa người ra nệm xe, đôi mắt khép lại, chàng đang cố quên rằng chàng đang lén lút hẹn với Liên sau một thời gian dài xa cách và Liên đã có chồng. Chàng cố tưởng tượng ra những buổi đi chơi đầu tiên với Liên và chàng ở trên con đường thành phố đến nhà Liên. Phi cố đánh lừa mình. Nhưng chỉ được vài phút, gió lạnh và đồi dốc cao nguyên khiến chàng không thể đánh lừa mình được nữa. Sự thật hiển hiện lại trở về với chàng: Chàng đang lén lút hẹn với Liên tìm lại kỷ niệm xưa. Chàng đã đến nơi hẹn với cái tâm trạng của một kẻ lẩn tránh, sợ sệt, tội lỗi! Chàng có tội thật ư? Hay là Liên có tội? Tự hỏi mình như vậy và Phi đã tự trả lời ngay trong câu hỏi là chàng không hề có tội. Liên cũng không hề có tội. Thế mà hai người vẫn sợ một người, hai người vẫn là những kẻ ngoại tình lén lút. Mười lăm phút sau Liên ra đến nơi, nàng lái chiếc Flcon màu trắng. Phi đứng im nhìn nàng, bỗng dưng Phi thấy ghen tức với chiếc xe sang trọng đó, Phi mỉm cười: - Em chơi sang quá. - Không phải của em. Phi cười chua chát: - Của chồng em thì cũng vậy. - Cũng không phải chồng em đâu. Em chỉ là một thứ nhân tình... Câu nói mỉa mai đó đáng lẽ chính Liên phải đau mà Phi đau hơn. Chàng thương Liên và tủi cho thân phận mình không lấy được Liên để đến nỗi Liên phải sống như ngày nay. Chàng ôm tay Liên lên đồi. Con đường dốc thoai thoải, cỏ ướt đầm và bùn đỏ bám đầy gót giầy. Những cây cỏ dại xõa tóc làm rụng những hạt nước mưa còn đọng đầy. Phải cố gắng Liên và Phi mới đi lần tới ngọn thông xanh hồi xưa họ đã nằm với nhau suốt một buổi chiều. Liên vuốt lại mái tóc nói trong hơi thở mau: - Mệt quá anh ạ. Phi nghe rõ hơi thở của Liên, mùi thơm da thịt đàn bà tỏa lên mặt chàng. Tiếng chàng đằm thắm: - Đi tìm kỷ niệm trọn vẹn ngày xưa không phải là dễ. Đã có nhiều buổi chiều anh tới đây, những buổi chiều đầy nắng mà không buổi chiều nào giống như buổi chiều của chúng mình ngày xưa. Bây giờ mùa mưa lại càng khó kiếm hơn. Liên thở rất nhẹ. Nàng vơ vẩn nhìn lên trời cao, nàng nhớ đến câu hỏi ngày xưa nàng đ&atight:10px;'>
Phi ngồi vài phút ngoài hàng lang rồi vừa định vào phòng thì chàng để ý đến gian nhà của Trung đội bên cạnh. Một người đứng dựa lưng vào khung cửa, đăm đăm nhìn ra ngoài sân với nét mặt thật buồn. Chàng nhận ra người đó là Tân. Từ lâu, giữa lúc Phi và Tân vẫn ghét nhau ra mặt vì một vụ xô xát nho nhỏ trong trận đấu bóng chuyền giữa hai Trung đội chọn cầu thủ cho Đại đội tranh giải trong dịp lễ Quốc Khánh. Suýt nữa Phi và Tân đánh nhau, họ hẹn nhau ra bãi cỏ phía sau câu lạc bộ, nhưng đêm đó vì có buổi thuyết trình bất ngờ nên “cuộc đánh nhau” phải hoãn lại tới ngày hôm sau và hôm sau có một cuộc bầu cử chung để chọn tuyển thủ môn nên “cuộc đánh lộn” không thành. Từ ngày ấy, hai người thường không bao giờ nói chuyện với nhau.