Sau khi cưới, vợ chồng Hoàng đế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu sống rất hạnh phúc, đi đâu cũng có nhau. Hàng tuần, Bảo Đại đích thân lái chiếc xe hơi thể thao đưa Nam Phương Hoàng hậu lên núi nghỉ mát, hay tắm biển và câu cá. Cũng có lúc đi săn trong rừng có cả Nam Phương đi cùng. Theo hồi ký của ông Phạm Văn Bính, cựu Bí Thư của Bảo Đại trước đây (Sau đó ông Bính ra làm báo) xuất bản trước năm 1975, ông Bính đã viết về những ngày ở bên cạnh Bảo Đại và bà Nam Phương như sau: “Những năm đầu Bảo Đại rất quý trọng bà Nam Phương. Hàng tuần đích thân Hoàng đế lái chiếc xe Mercury bỏ mui màu nâu nhạt đưa Nam Phương đi lên khu bạch Mã ở Huế hay vô Nha Trang hoặc lên Đà Lạt thăm phong cảnh hoặc đi săn thú ở Buôn Mê Thuột, Bảo Lộc … Nhưng từ khi Nam Phương Hoàng hậu sanh hạ Hoàng tử Bảo Long thì Hoàng đế hay vắng nhà để đi du hý một mình”. Ba năm sau ngày lấy nhau, Nam Phương mới sinh con đầu lòng, lại là con trai nên vua và hoàng hậu cũng như triều đình rất vui mừng vì sẽ có người kế vị sau này. Hoàng tử Bảo Long: Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân kinh đo Huế nghe thấy tiếng súng đại bác bắn mừng báo tin Nam Phương Hoàng hậu đã hạ sanh hoàng tử. Tiếng súng chào mừng bắn vào ban đêm nên người dân không đếm được bao nhiêu phát. Nhưng đến tờ mờ sáng người dân kinh thành Huế lại nghe thấy tiếng súng thần công bắn lần thứ hai. Họ lắng tai nghe và đếm từng phát một. Bảy phát súng thần công bắn đi đã lay động cả kinh thành Huế, người dân biết ngay là Hoàng Hậu đã hạ sinh Hoàng Nam chứ không phải Hoàng nữ. Vì nếu sanh Hoàng nữ Công chúa thì sẽ có 9 tiếng đại bác. Theo như lệ cổ người ta tin rằng đàn bà có 9 vía còn đàn ông thì có 7 vía.Rồi ngày hôm sau những tờ báo trong nước đã loan tin nước nam đã có một hoàng tử để sau này kế nghiệp vua cha. Tiếp theo là những bức điện của Thượng thơ thuộc địa, của Toàn quyền Robin, Khâm sứ Trung, Nam và bắc kỳ gửi vào Huế với lời chào mừng Hoàng hậu hạ sanh mẹ tròn con vuông, và nhất là sanh Hoàng Tử. Hoàng tử mới sanh được đặt tên là Nguyễn Phúc Bảo Long (ở ngoài đời người ta vẫn viết và nói là Hoàng Tử Bảo Long). Theo tư liệu của một giáo sư sử học Công giáo cho biết “Bảo Long đã được chịu phép rửa tội (âm thầm) và được đặt tên theo bổn mạng (tên Thánh) là Phillipe. Có lẽ vì lý do chính trị nên người ta đã không công khai việc Bảo Long đã được phép rửa tội nhập Công Giáo, nhất là phải giữ kín không có những người trong hoàng tộc biết việc này, mà chỉ có bà Nam Phương được biết thôi. Vì vậy nên có nhiều người thân cận trong Hoàng tộc không dám khẳng định việc Bảo Long nhập đạo Công Giáo có hay không? Nhưng chúng tôi đã đến hỏi một trong ba sư huynh Lasan là thầy dạy (Thái phó precepteur du prince) Bảo Long, từ 4 tuổi cho tới khi khôn lớn, tại trường D’Adran Đà Lạt, sư huynh dạy Thái tử đã khẳng định sự việc nói trên là đúng” (G.H.C.G.V.N – 19977 – của linh mục Bùi Đức Sinh). Về việc Bảo Long được rửa tội giữ kín, nên bà Nam Phương theo hình thức vẫn để bảo Long được giáo dục theo tinh thần Phật giáo, nhưng đã khéo léo không để cho Bảo Long xuất hiện tham dự nhiều trong các lể nghi cổ truyền trong triều theo Phật giáo và Khổng giáo. Và bà Nam Phương còn phản đối kịch liệt không chấp nhận để Bảo Long đeo bùa ở cổ tay mà bà Thái hậu từ Cung bắt đeo, vì dù sao bảo Long cũng là đứa cháu nội cưng của bà và Hoàng tộc. Chính vì vấn đề trên nên đã gây ra mối bất hòa giữa mẹ chồng và một nàng dâu theo tây học và lại có đạo thiên chúa nhiều đời. Cuộc chiến tuy bề ngoài không ồn ào nhưng bên trong vẫn âm ỉ, vì giữa hai bà: một là bà Thái Hậu, một là bà Hoàng hậu. Vì cả hai bà đều có quyền nhất trong hoàng gia, nên không ai chịu ai. Cũng vì vậy sau này bà Từ Cung mới chấp nhận bà Mộng Điệp làm thứ phi của Bảo Đại, vì bà Mộng Điệp ăn nói khéo lại mộ đạo Phật. Những nghi lễ trong hoàng cung sau này đều do bàn tay bà Mộng Điệp lo cả. Theo một vị cận thần của Bảo Đại người Công Giáo là cụ Nguyễn Đệ, nguyên Đổng lý văn phòng của Bảo Đại, và con gái của cụ là nữ tu Nguyễn Thị Nghĩa, dòng kinh sĩ Thánh Augustino (Ở Việt Nam người ta quen gọi là dòng các mẹ trường Couvent des Oiseaux, và các nữ tu được gọi là Mẹ - tu phục là màu trắng toàn thân từ khăn trùm đến áo choàng, trông như con chim câu). Bà Nam Phương, vốn là cựu học sinh Couvent des Oiseaux nên rất mộ đạo. Hàng ngày bà bắt Hoàng tử Bảo Long tối đến phải vào phòng bà để đọc kinh cầu nguyện, và hàng tuần có linh mục tới làm lể riêng cho Nam Phương Hoàng hậu dự lể cùng Hoàng Tử Bảo Long. Vì vậy ngay từ nhỏ Bảo Long đã thuộc kinh bổn đạo Chúa rất thành thạo, và siêng năng đọc kinh cầu nguyện với mẹ. Những lúc ở trong nhà, hai mẹ con Nam Phương và Bảo Long nói chuyện với nhau đều dùng tiếng Pháp, vì vậy bà từ Cung cũng chẳng hiểu hai mẹ con nói chuyện gì. Những lúc nói chuyện bằng tiếng Pháp là những lời bà Nam Phương dạy con về luật giữ đạo, về tín điều của Đạo công giáo. Nếu các quan trong triều muốn nói chuyện với bà Nam Phương và Bảo Long cũng phải dùng tiếng Pháp vì bà Nam Phương rất ít dùng tiếng Việt. Bảo Long cũng ít thích dự những nghi lễ Phật Giáo trong triều mà chỉ thích đi dự những nghi lể theo lối Tây phương để Bảo Long còn được nói tiếng Pháp với các quan Tây. Bảo Long là người trầm tĩnh nên cũng ít thích nói chuyện với mọi người, chỉ khi có ai hỏi thì mới trả lời mà thôi. Sau năm 1945 vì xảy ra cuộc cách mạng tháng 8, Bảo Đại thoái vị và được Hồ Chủ Tịch của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa mời ra Hà Nội làm cố vấn nên bà Nam Phương cùng các con ở lại Huế. Rồi cuộc chiến tranh Việt – Pháp xảy ra, tới năm 1947 bà Nam Phương đưa các con sang Pháp tránh chiến tranh. Khi đến Pháp, bà Nam Phương đã cho Bảo Long học ở College des Roches tại Maslacq, thành phố Paul. Đây là một trong hai trường nổi tiếng ở Pháp, nơi đã đào tạo những nhân tài sau này. Tại đất Pháp, bảo Long cũng đã tới tuổi trưởng thành nên cũng ham ăn chơi, lại sẵn gia đình bà Nam Phương giàu có do ông bà Lê Phát An tài trợ những số tiền rất lớn nên Bảo Long đã đòi thân mẫu phải sắm cho một chiếc xe hơi thể thao đời mới hiêuJaguar XK 120. Năm 1950 Bảo Long đúng 14 tuổi đang ở với gia đình ở thành phố Cannes thì tờ báo L’Aurore đã đăng tin ngày 2 – 3 – 1950 có một tổ chức bí mật đã âm thầm bắt cóc thái tử Bảo Long, con trai trưởng của quốc trưởng Bảo Đại. Vụ bắt cóc xảy ra tại Thành phố Paul (Pháp. Nhưng nhà chức trách địa phương này đã kịp thời can thiệp nên Bảo Long đã thoát nạn. Sau đó mỗi khi Bảo Long ra khỏi nhà là có một toán an ninh Pháp bảo vệ với đoàn xe hộ tống chặt chẽ. Những giờ đi học, Bảo Long không sử dụng chiếc xe hơi thường ngày mà phải thay đổi xe luôn luôn để tránh bọn bắt cóc mai phục. Sau khi tốt nghiệp trung học tại Paul thì Bảo Long được nhập học Lycee Condoreet, khoa Science – Politique (Khoa học chính trị và Luật). Trường này cũng là trường mà thân phụ khi sang Pháp học “nghề làm vua”. Người Pháp cũng có ý đồ đào tạo để Bảo Long sau này trở nên một ông vua Tây học như thân phụ, và cũng theo đường lối của nước Pháp. Nghĩa là mẫu quốc Pháp muốn duy trì cái chế độ thực dân tại Việt Nam lâu dài để đè đầu cởi cổ dân Việt. Đang khi theo học thì Bảo Long được lệnh nhập ngũ quân đội Pháp, vì Bảo Long mang quốc tịch Pháp như thân mẫu (Có nhiều người đã nói, chính Bảo Đại cũng có quốc tịch Pháp – nhưng vì vấn đề chính trị nên không được công khai nói ra – cũng vì vậy nên sau này Bảo Đại lấy bà đầm Baudot thì Bảo Đại chính thức tuyên bố gia nhập Công Giáo và mang tên quốc tịch Pháp là Jean Robert). Năm 1953, Bảo Long được phong là Hoàng Thái Tử Bảo Long để sửa soạn kế vị khi vua cha tạ thế. Sau đó, nhân dịp Elisabeth được phong nữ hoàng Anh quốc, Bảo Đại đã cử Hoàng thái tử Bảo Long sang Luân đôn dự lễ đăng quang nữ hoàng Anh Elisabeth II ngày 2 – 6 – 1953. năm nay Bảo Long đã 17 tuổi. Năm Bảo Long 18 tuổi đã có lần ngỏ lời với thân phụ và thân mẫu là muốn gia nhập trường Võ bị Đà Lạt của người Việt Nam tại Việt Nam. Nhưng Bảo Đại không cho và bắt phải nhập ngũ trường võ bị của người Pháp. Tuy vậy bảo Đại cũng cho Bảo Long vận quân phục ngự lâm của Việt Nam và mang hàm đại tá để chụp ảnh in lên con tem phát hành tại Việt Nam vào năm 1953. Sự thật Bảo Long chưa là sĩ quan Ngự Lâm Quân bao giờ, mà chỉ bận quân phục có một giờ chụp ảnh để cho oai thôi. Đến tháng 10 – 1954, Bảo Long mới chính thức nhập ngũ trường võ bị Saint Cyr ở Coetquidan (Pháp). Bảo Long theo học tại trường võ bị của Pháp, nhưng với tư cách là sinh viên của quân đội Việt Nam nên sau khóa học mãn khóa có thể tự chọn đơn vị mà không phải gửi ra mặt trận chiến đấu. Bảo Long những ngày học ở quân trường vì thích môn cưỡi ngựa nên khi mãn khóa Bảo Long học tiếp khóa tu nghiệp về ngành thiết kỵ của trường Saumur. Theo những tư liệu và người thân kể lại: Những ngày còn học ở quân trường, Bảo Long tỏ ra rất buồn và chán đời. Bảo Long rất ít trò chuyện với những sinh viên đồng khóa. Rồi khi mãn khóa, đã lặng lẽ xin tình nguyện gia nhập binh đoàn Lê dương ngành thiết kỵ để sang chiến đấu ở Algerie, nơi đang diễn ra cuộc chiến sôi động năm đó. Tại chiến trường Algerie khi đó, bảo Long đã chỉ huy một chiến xa trinh sát trong đoàn EBR (Engins Blindes raconnaissance) và có hai tấm huân chương lục lạc được Pháp trao tặng. ở quân ngũ gần 10 năm tới khi bị thương thì bảo Long được giải ngũ, nhưng Bảo Long vẫn ngõ ý muốn ở lại quân ngũ để được ra mặt trận, có chết cũng chẳng ân hận gì, vì Bảo Long có một ẩn ức gì trong lòng mà những người trong gia đình cũng không hiểu nổi. Sau năm 1954, bảo Đại trao quyền cho Ngô Đình Diệm về làm Thủ Tướng và có ý định để sau đó sẽ cho Bảo Long về nắm ghế Quốc trưởng do Bảo Đại tuyên bố nhường ngôi. Nhưng ý định chưa thành thì Ngô Đình Diệm đã cho tổ chức cuộc trưng cầu dân ý phế bảo Đại khỏi ngôi Quốc trưởng để anh em nhà họ Ngô năm toàn quyền và suy tôn Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống miền Nam từ năm 1956 đến 1963, sau đó bị nhóm tướng tá người Việt làm tay sai cho ngoại bang được Mỹ cho đô la và hứa hẹn chức vụ để đảo chánh chế độ Ngô Đình Diệm rồi hạ sát ba anh em nhà họ Ngô (1 – 11 – 1963). Còn Bảo Long khi biết thân phụ đã bị truất phế thì xin vào làm ở một ngân hàng. Bảo Long cũng giống thân phụ chỉ mê gái, nhưng cái số Bảo Long lại không được hưởng thụ gái đẹp như thân phụ mà lại lấy phải một gái góa người Pháp, không có gì là đẹp đẽ cho lắm. Bà này có một đời chồng rồi nên khi lấy bảo Long cũng chẳng có thêm đứa con nào cho Bảo Long. Theo một người thân trong hoàng tộc ở Pháp về thăm gia đình đã cho chúng tôi biết: Bảo Long đã lấy một bà Đầm tên Isabel Ebey, bà này đã có 2 con, là gái nạ dòng, làm nghề trang trí nội thất ở Paris Những năm sau này vì Hoàng tử bảo Long ăn chơi quá đà nên nên ông phải nghĩ đến việc phân chia gia tài giữa thân phụ (Bảo Đại) và ông lấy tư cách là con trưởng nên được quyền thừa kế những báu vật của cha để lại. Hơn nữa, sau này vì Bảo Đại chính thức kết hôn với một cô đầm nên bảo Long sợ những báu vật của triều Nguyễn lọt vào tay người ngoại quốc. Những ngày Bảo Long còn ở chung với thân mẫu thì không có chuyện gì xảy ra. Nhưng từ khi ông bảo Đại chính thức ở với bà M.Baudot thì trong gia đình đã xảy việc rối rắm. Nào các con ông phản đối cha lấy vợ kế, rồi những báu vật như thanh kiếm, quốc ấn … mạnh ai người đó giữ. Khi Bảo Đại in cuốn “Con rồng An Nam” gọi điện thoại đến Bảo Long cho ông mượn chiếc ấn để ông in lên trang bìa và trong sách, nhưng Bảo Long nhất quyết không đưa cho mượn. Vì vậy, quan hệ giữa Bảo Long với thân phụ cũng tet nhạt từ đó, không ai liên lạc với ai nữa. Mạnh ai người đó sống và Bảo Long cũng chẳng mấy khi gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe thân phụ. Sau đó ít lâu, các báo tại Paris đưa tin: Tại địa chỉ nhà Binche ở đường Boetie thuộc quận 8 Paris, Bảo Long có bán đấu giá 306 món cổ vật do thân mẫu để lại (sau khi bà Nam Phương tạ thế). Những cổ vật này gồm có nào là thẻ bài, vương miện, kim khánh, ngân tiền rồi các vòng ngọc, bạc rồi các bình men sứ. Các bức ảnh, tranh của các nhíp ảnh gia, họa sĩ tên tuổi trong và ngoài nước chụp, vẽ hoàng gia từ những ngày Bảo Đại mới sinh, lên ngôi … Những bức tranh đáng giá và quý hiếm như tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ, Lê Phổ … là những bức tranh không thể có bức thứ hai. Trong những cổ vật, có cuốn cổ thư đáng quý nhất là cuốn “Cathechismus” của linh mục Alexandre de Rhedes in cách đây mấy thế kỷ, được một người ngoại quốc tặng cho vua Khải Định làm kỷ niệm. Rồi đến bức tượng gỗ hình một người Việt Nam có tựa là “Người đàn ông đeo sắc và chóng dù”. Nhưng không rõ bức tượng này do ai tạc? Một bức ảnh đáng quý nữa là bức chụp Hoàng hậu Nam Phương với hoàng tử Bảo Long do nhà Ora chụp. Bức này chỉ bán với giá bèo là 600 quan Pháp (Nếu tính tiền Việt Nam chỉ có gần 1tr đồng). Bức tranh sơn dầu của các họa sĩ tên tuổi như Mai Trung Thứ vẽ một người phụ nữ ngồi. Rồi một bức tượng Chàm có từ thế kỷ 12 là tượng Bodhisattva. Mấy thứ này ucngx bán quá rẻ có hơn trăm ngàn quan Pháp. Cả những món quà mừng đám cưới, mừng sinh nhật của Nam Phương, của bảo Long cũng được đem ra bán tuốt luốt để gom tiền sinh sống cuối đời, vì lúc này Bảo Long cũng đã “Thất thập cổ lai hy” rồi. Về cặp kiếm của bảo Đại thì theo bà Mộng Điệp tiết lộ với nhà nghiên cứu Huế ông Nguyễn Đắc Xuân như sau: “Hiện nay hai báu vật (Cặp kiếm và chiếc ấn Nguyễn triều Chi bảo đang nằm trong tay Bảo Long. Nhiều lần cựu hoàng Bảo Đại muốn lấy lại một cái dấu ấn để in vào cuốn “con rồng An Nam (Hồi ký của Bảo Đại, nhưng ông bảo Long vẫn không cho. Có tin đồn Bảo Long đã bán cái kiếm rồi, người ta kể có một người Pháp mua cái kiếm ấy. Người mua cầm cái kiếm đứng giữa, bắt hai vợ chồng Bảo Long đứng hai bên chụp ảnh. Còn cái ấn nghe nói Bảo Long sẽ bán trong cuộc đấu giá sắp tới” Tất cả những bảo vật của Bảo Đại mà Bảo Long có được là do bà Nam Phương gìn giữ. Nay bà Nam Phương tạ thế và bảo Long có quyền thừa kế nên muốn làm gì thì làm. Và theo liệt kê trong cuốn “Art du VietNam”, Colletion de S.A.I.Le prince Bao Long, Binoche 22, Novembre 1955, có rất nhiều bảo vật quý giá của Hoàng gia mà gia đình Bảo Đại mang ra nước ngoài. Nếu bây giờ nhà nước ta mua lại những báu vật trên để mang về trưng bày trong Viện bảo tàng Việt Nam thì quý giá biết mấy. Dù những bảo vật trên là của thời quân chủ phong kiến, nhưng đó là những cổ vật của triều Nguyễn một thời trị vì nước Việt. Công chúa Phương Mai: Sanh hoàng tử Bảo Long được 1 năm thì năm sau ngày 1 – 8 – 1937 Bảo Đại – Nam Phương sanh người con thứ nhì là Phương Mai. Công chúa Phương Mai đã lấy một người chồng Pháp gốc Do Thái, và đã sanh được một đứa con có tên là Benjamin Phương. Nhưng người chồng Do Thái này đã chia tay với Phương Mai vì không moi được của “hồi môn” của gia đình vợ. Chắc tại cái anh chàng Do Thái này nghĩ rằng lấy con của cựu hoàng lắm của nhiều tiền nên mới lao đầu vào lấy. Nhưng không ngờ Cựu hoàng cũng rách “bao tử” phải sống nhờ bạn bè. Theo tư liệu của ông Nguyễn Đắc Xuân, thì Phương Mai đã lấy anh tài xế lái máy bay của Bảo Đại, sau đó anh phi công này đã để lại một giọt máu rơi cho Phương Mai nuôi. Phương Mai lại đi bước nữa lấy một người trong hoàng tộc Ý. Nhưng cái số Phương Mai lận đận trong việc chồng con, nhưng chỉ ít lâu sau người chồng thứ nhì này lại tạ thế và cũng để lại cho PHương Mai mấy người con. Hiện nay Phương Mai là một quả phụ nuôi mấy người con không cha. Kể cũng tội một cô công chúa hết thời và hết tình! Công chúa Phương Liên: Cũng một năm sau, ngày 3 – 11 – 1938, nam Phương lại hạ sinh một cô công chúa và đặt tên là Phương Liên. Công chúa Phương Liên kết hôn với một người Pháp tên Bernard Soulain làm ở ngân hàng và đồng lương khá giả nên hai vợ chồng Phương Liên cũng gửi tiền về biếu thân phụ (Bảo Đại). Hai vợ chồng Phương Liên làm việc ở tận Hồng Kông nên cũng ít có dịp về thăm thân phụ và thân mẫu ở Pháp. Công chúa Phương Dung: Đến 5 năm sau, 5 – 12 – 1942 Nam Phương mới sanh thêm một công chúa và đặt tên là Phương Dung. Công chúa Phương Dung làm nghề giữ trẻ ở Paris với đồng lương chẳng có thể dư dã được nên đã không thể trợ giúp thân phụ. Không rõ chồng con của Công chúa ra sao? Hoàng tử Bảo Thắng: Một năm sau, 9 – 12 – 1943, nam Phương sanh thêm một Hoảng tử đặt tên bảo Thắng. Bảo Thắng ngay từ nhỏ đã có thân hình to béo, lớn lên càng ngày càng béo phì nên ông không lấy vợ mà chỉ thích chơi nhạc và vẽ tranh. Hiện Bảo Thắng sống ở Paris. Nỗi lo của Nam Phương hoàng hậu sau Cách mạng Tháng 8 – 1945 Nam Phương là một phụ nữ, từ khi lọt lòng mẹ đến khi đi học rồi lấy chồng làm vua, lên ngôi Hoàng hậu đều được sống trong nhung lụa, kẻ hầu người hạ. nên khi Cách mạng Tháng 8 nổ ra, toàn dân đứng lên lật đổ ngai vàng, lật đổ chế độ phong kiến và kháng chiến chống Pháp để dành độc lập tự do thì bà Nam Phương rất lo sợ. Khi nghe tin phái đoàn Chính phủ Lâm thời Việt Nam vào Huế để yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và phải nộp ấn kiếm cho Cách Mạng thì bà Nam Phương lại càng lo sợ hơn nữa. Đến 2 giờ chiều ngày 26 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại đã loan báo việc đồng ý thoái vị và trao ấn kiếm cho phái đoàn Chính phủ tới tiếp nhận. Bảo Đại triệu tập các quan trong triều đúng giờ trên phải có mặt ở Thế Miếu, nơi thờ tiên đế nhà Nguyễn để vua báo cáo trước tổ tiên. Nhưng tới giờ phút chót các quan văn võ đều lẫn tránh, chỉ có 4 người tới dự. Khi lễ báo cáo yết Liệt Thánh tất, thì quan văn võ mới lục đục kéo nhau vào điện Kiến Trung để làm lễ bái biệt vua và hoàng hậu. Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương đều đứng, còn các quan văn võ đều xếp hàng ngang và chấp tay cúi đầu vái ba vái. Lúc đó, Bảo Đại mặt lạnh như tiền, còn bà Nam Phương thì tỏ vẻ buồn, hai hàng nước mắt nhỏ từng giọt xuống gò má. Lễ xong mọi người ra về, không ai nói với nhau đều gì, chỉ cúi đầu im lặng lủi thủi đi. Đến sáng ngày 27 – 8, ông Phạm Khắc Hòe vẫn đến văn phòng làm việc như thương lệ. Nhưng độ mươi phút sau thì có người thị vệ của bà Nam Phương khệ nệ bê cái khay có phủ tấm vải vàng và để chiếc mũ Cửu Phượng của bà trên đó, chiếc mũ này có đính 9 con Phượng bằng vàng ròng. Chiếc khay đặt trước mặt ông Phạm Khắc Hòe và người thị vệ thưa: -Dạ bẩm, Ngài Hoàng ban đưa mũ Cửu Phượng “trả” lại cho cụ. Ông Hòe ngơ ngác hỏi: -Sao lại “Trả” cho tôi, ông đưa về tâu với Ngài rằng tôi không dám nhận và xin phép Ngài cho tôi qua chầu để nói rõ lý do. Độ hai mươi phút sau, bà Nam Phương tiếp ông Hòe ở điện Kiến Trung. Và bà hỏi: -Tại sao tôi cho người đưa cái mũ Cửu Phượng qua trả mà ông lại không nhận? Ông Hòe thưa lại: -Tâu, chúng tôi không dám nhận, vì đó không phải là của ngự tiền văn phòng, và hơn nữa cũng không phải là của riêng chúng tôi. Theo thiển ý chúng tôi, thì từ nay, trừ những cái thật sự là của riêng Ngài, của Hoàng đế, của Đức Từ và các quan chức nhân viên thường trú trong đại nội, tất cả mọi thứ trong hoàng thành này từ cung điện, nhà cửa, ngọc ngà, châu báu, kiệu, xe, tán, lọng, áo xiêm, hài cho đến bàn ghế, giường tủ, hồ sơ, sách báo, dụng cụ văn phòng, dụng cụ nhà bếp … đều là của chính quyền nhân dân, phải được kiểm kê đối chiếu sổ sách và bàn giao lại đầy đủ cho các nhà chức trách mới … Vậy, cho nên đối với tất cả những tài sản, những vật dụng ở điện Kiến Trung mà không phải của riêng Hoàng gia, xin đề nghị Ngài ra lệnh cho người chầu hầu phải xếp đặt lại mọi thứ đúng theo chỗ của nó, chớ không nên mang đi nới khác, lỡ ra mất phải truy cứu trách nhiệm thì phiền lắm. Cuộc nói chuyện giữa bà Nam Phương với ông Phạm Khắc Hòe đang diễn ra thì Bảo Đại ở trong đi ra. Nhìn thấy Bảo Đại xuất hiện ông Hòe vội đứng dậy, nhưng Bảo Đại vẫy tay bảo ông Hòe cứ ngồi, rồi Bảo Đại cùng ngồi bên cạnh bà Nam Phương, bảo bà cứ tiếp tục câu chuyện. Bà Nam Phương nhìn ông Hòa và nói: -Qua những lời ông nói, tôi càng thêm trách ông. Ông Hòe thưa: -Tâu, chúng tôi chưa hiểu ý Ngài muốn nói chi? Nếu chúng tôi có lỗi lầm chi đáng trách, thì xin Ngài cho biết rõ để chúng tôi nhận lỗi. Bà Nam Phương thong thả và chậm rãi nói: -Tôi muốn nói rằng, ông là người của Việt Minh cài vào Đại Nội đã từ lâu. Điều này, tối hậu thư ngày 23 – 8 của Việt Minh đã thể hiện khá rõ. Hôm nay, qua cách ông sắp xếp và bàn giao tài sản cho Việt Minh, tôi càng thấy rõ hơn vai trò của ông. Ấy thế mà ông không hề nói cho tôi biết trước một chút xíu chi cả. Việc chi cũng phải nước đến chân mới nhảy … Nhưng ông Hòe nói: -Tâu, nếu chúng tôi quả thật là “người của Việt Minh cài vào Đại Nội đã từ lâu” thì đó là một vinh dự cho chúng tôi. Chúng tôi không can chi mà phải chối. Nhưng sự thật chúng tôi không có chân trong tổ chức Việt Minh, chúng tôi chỉ làm việc theo mong muốn của Tổ Quốc, theo sự thúc dục của lương tâm và với tấm lòng thiết tha mà chúng tôi đã tích cực vận động Hoàng đế thoái vị và chúng tôi vô cùng sung sướng khi ngài chấp nhận lời khuyên của chúng tôi. Theo lương tâm của chúng tôi thì cuộc vẫn động kéo dài gần hai tuần lễ là cả một quá trình báo cho hoàng gia biết trước những gì sẽ xảy ra để hoàng gia khỏi bị bất ngờ, tránh được tình trạng nước đến chân mới nhảy. Nếu chúng tôi cứ để cho hoàng đế ngã theo những người như Phạm Quỳnh, Nguyễn Duy Quang … thì chắc chắn chúng tôi đã chẳng có hạnh phúc được ngồi hầu chuyện với hai Ngài một cách thân mật và thẳng thắn như ngày hôm nay. Vợ chồng Bảo Đại, Nam Phương nghe ong Hòe nói như trên thì ngồi im và tỏ vẻ cảm động cùng nhìn nhau. Sau đó, bà Nam Phương quay sang nhìn ông Hòe và nói “Câu chuyện hôm nay đã làm cho tôi hiểu và quý ông hơn. Để tỏ mối thiện cảm ấy, tôi có một vật kỷ niệm nhỏ tặng ông”. Sau đó, bà Nam Phương trao cho ông Hòe một chiếc cặp da bóng loáng, và còn liếc nhìn Bảo Đại. Thấy bà vợ có hành động như vậy, Bảo Đại vội đứng dậy đi vào trong nhà và mấy mấy phút sau trở ra nói: “Tôi cũng tặng ông một chút kỷ niệm nhỏ” rồi trao cho ông Hòe một bộ nút áo chẽn bằng đá xanh có núm bịt vàng Ông Hòe cảm động, cảm ơn Bảo Đại và Nam Phương rồi cáo từ ra về.