Chương 9
Chương trình Việt hóa chiến tranh

    
ì sự liên hệ quá sâu xa của Hoa Kỳ nên kể từ 1968, chiến tranh Việt Nam đã trở thành đề tài chính trong các cuộc vận động tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Việc các ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ triệt để khai thác chiến tranh để vận động tranh cử là một hiện tượng hết sức tự nhiên, vì người Mỹ diều hâu hay người Mỹ bồ câu thì tựu trung vẫn không muốn thấy con em họ phải xa lìa quê hương, phải uổng mạng trong một cuộc chiến mà theo ý họ dân bản xứ giết nhau với dân bản xứ cũng đã đủ bảo vệ quyền lợi Hiệp Chủng Quốc rồi.
Như vậy, chấm dứt chiến tranh tại một nơi xa xôi ngoài lãnh thổ Hiệp Chủng Quốc mà các ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ cam kết trong khi vận động chỉ có nghĩa là làm thế nào để máu thanh niên Mỹ không phải trực tiếp đổ ra, để công dân Hoa Kỳ không bị bắt làm tù binh, và quyền lợi Hoa Kỳ tại nơi đó vẫn được duy trì bảo đảm.
Trong chiều hướng đó, khi ra tranh cử Tổng thống hồi tháng 11 năm 1968, ứng cử viên đảng Cộng hòa Richard Nixon đã nêu lên chủ thuyết Nixon với Chương trình Việt hoá. Chương trình này nhằm rút hơn nửaa triệu quân Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam, chấm dứt việc tác chiến trên bộ của quân đội Mỹ, vì tác chiến trên bộ rất nguy hiểm đối với binh sĩ Mỹ, chỉ giữ lại vai trò cố vấn và yểm trợ bằng Không-Hải lực mà thôi.
Chương trình Việt hóa chiến tranh của Tổng thống, Nixon đã gây nhiều luồng dư luận sôi nổi trong 4 năm qua. Những người Việt Nam chất phác thì hiểu đơn sơ rằng Việt hóa có nghĩa là Hoa Kỳ rút hết quân, chỉ để lại một số cố vấn giống như tình trạng trước 1964. Một số khác, cách đây hai năm, đã tỏ ra lo lăng hoang mang trước các đợt rút quân của Hoa Kỳ, vì tưởng rằng miền Nam tự do chỉ có thể tồn tại với sự hiện diện của hơn nửa triệu quân Mỹ; này bếu số quân đó rút đi, chắc Cộng sản Bắc Việt sẽ tràn đến.
Đến nay, thực tế cho thấy Việt hóa chiến tranh không bao giờ có nghĩa Hoa Kỳ sẽ phủi tay, vĩnh viến bỏ bê tất cả mọi quyền lợi tại Việt Nam, hay để mặc cho Cộng sản muốn làm gì thì làm trên phần đất được coi như pháo đài quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á.
Muốn hiểu ý nghĩa đích thực của chương trình Việt hóa thì phải phân tích Chủ thuyết Nixon, tức là đường lối đối ngoại mới của Hoa Kỳ đối với toàn thế giới nói chung, và đặc biệt đối với Đông Á cũng nhưThái Bình Dương nói riêng, vì chương trình Việt hóa là một phần trong toàn bộ chính sách đó.
Như chúng ta đã biết, chiến tranh Việt Nam không thuần tuý là một cuộc tranh chấp cục bộ giữa những người Việt theo chủ nghĩa Cộng sản và những người Việt theo chủ nghĩa Quốc gia. Bề ngoài, cuộc chiến đó tuy có vẻ bị đóng khung nhỏ hẹp trong phạm vi của một quốc gia, nhưng thực tế bên trong, nó lại có sự liên hệ sâu xa với các siêu cường, vì là chỗ khởi điểm cho sự tranh chấp giữa các hệ thống: Cộng sản với Tự do, Cộng sản với Cộng sản, đế quốc với đế quốc, Kinh tế tư bản với kinh tế vô sản v.v... thành thử nó làm rúng động cả thế gioi; và trở nên một bộ phận chính yếu trong việc châm ngòi lửa chiến tranh khắp toàn vùng Đông Nam Á.
Sự liên hệ nêu trên là do tình hình thế giới biến chuyển qua mau lẹ tạo thành, và trước những biến chuyển đó, dù muốn hay không, phe tư bản - dẫn đàu là Hoa Kỳ - bắt buộc phải thay đổi chính sách, nếu không sẽ phải hứng chịu phần thiệt.
Tại khu vực Đông Nam Á, cách đây 15, 20 năm, còn bị đế quốc tư sản Âu-Mỹ coi là vùng lạc hậu chậm tiến, kém văn minh, thiếu khai hóa và lúc bằng, dù Cộng sản đã thôn tính trọn Hoa Lục, nhưng chưa phải là một địch thủ đáng sợ của Hoa Kỳ.
Ngày nay, tất cả các dân tộc châu Á đều vươn mình lên, đều trưởng thành trong những điều kiện mà người Âu - Mỹ không ngờ, đặc biệt sự lớn mạnh của Trung Cộng đã trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ chẳng những trong phạm vi quân sự, mà còn cả trong phạm vi kinh tế.
Khách quan mà nhận xét, dân số Trung Cộng đông gấp 5 lần dân số Hoa Kỳ và ngày nay đã chế tạo được bom nguyên tử lẫn hỏa tiễn liên châu lục mang đầu đạn nguyên tử, thì phải là một đối thủ đủ sức đương đầu với Hoa Kỳ về mặt quân sự.
Tuy nhiên, về mặt kinh tế, việc hàng hóa Trung Cộng càng ngày càng tràn ngập thị trường châu Á là mối quan tâm lớn lao của tư bản Hoa Kỳ, và cứ theo đà phát triển đều đều - không cần bước tiến nhảy vọt - thì chỉ trong vòng vài chục năm nữa, có thể đi đến chỗ Trung Cộng làm chủ thị trường khu vực này, đến cả tư bản Nhật cũng không thể đương đầu nổi.
Cần nhận định rằng hệ thống phát triển kinh tế giữa Mỹ và Trung Cộng hoàn toàn trái ngược nhau. Một đằng, Hoa Kỳ chuyên về kỹ nghệ nặng và kỹ nghệ quốc phòng (tức chế tạo những thứ gây chiến trannh như súng ống, đạn dược, máy bay, tầu chiến, quân trang quân cu v.v...), còn một đằng thì Trung Cộng chuyên về kỹ nghệ nhẹ và sản xuất những thứ hàng hóa thích hợp với người châu Á.
Giữa hai hệ thống kinh tế tư bản và vô sản đó, người ta thấy có một sự va chạm mạnh mẽ lúc đầu, nhưng càng ngày chúng lại biến chứng, đi đến chỗ cần phải kết hơhp với nhau để bổ túc cho nhau, vì nếu riêng rẽ, cả hai đều bị tê liệt.
Vô sản đối kháng tư bản, đó là một định luật tự nhiên từ khởi thủy có con người trên quả địa cầu, không phải đợi đến lúc Các Mác - Lê Nin hô hào người ta mới biết. Nhưng đối kháng là một việc, phải dựa vào nhau để phát triển, để sinh tồn là một việc khác, và vấn đề sinh tồn mới là vấn đề thiết yếu quan trọng.
Vì sinh tồn nên Nga Sô, mặc dầu sau 50 năm cách mang vô sản, ngày nay vẫn phải tính tới chuyện sinh sống với tư bản Hoa Kỳ, phải ký kết với Hoa Kỳ những thỏa ước hết sức quan trọng về vũ khí chiến lược, về thương mại v.v...
Cả Trung Cộng nữa, cũng vì vấn đề sinh tồn nên Mao Trạch Đông, nhân vật từng tuyên bố coi Mỹ là “con hổ giấy” hồi tháng 2-1972 phải mời Tổng thống Nixon qua thăm Bắc Kinh, và sau đó, đặt mua của Mỹ nhiều máy móc dụng cụ, nhiều phi cơ phản lực thương mại Boeing 707, nhiều vạn tấn lúa mi v.v...
Chính vì chỗ hai hệ thống kinh tế tư bản và vô sản cần kết hợp với nhau để bổ túc cho nhau nên Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon - nhân vật được dư luận quốc tế coi là đại diện cho phe tư bản Mỹ - phải đề ra chính sách đối ngoại mới ở châu Á, nơi Trung Cộng đang lớn mạnh, và sự thay đổi chính sách này được gọi là “Chủ thuyết Nixon”.
Chương trình Việt hóa là một phần trong toàn bộ chủ thuyết Nixon, mà chủ thuyết này thì lại muốn phản ánh những thực tại:
- Rằng vai trò quan trọng của Hoa-Kỳ là điều cần thiết đối với nền hòa bình thế giới;
- Rằng những quốc gia khác có thể, và phải đảm trách lấy những phần vụ lớn lao của mình cho chính quyền lợi họ, và cho cả quyền lợi Hoa Kỳ.
Trong bản tương trình gửi đến Quốc hội Hoa Kỳ ngày 25-2-1971, Tổng thống Nixon khẳng định rằng chủ thuyết của ông, trước hết không thể coi như là một sự san sẽ gánh nặng hay làm nhẹ bớt gánh nặng của Hoa Kỳ. Chủ thuyết này có một ý nghĩa tich cực hơn đối với các quốc gia khác và đối với chính Hoa Kỳ nữa.
Do đó, Hoa Kỳ đang khuyến khích các quốc gia hãy tận lực tham gia việc thiết lập những kế hoạch, và trù liệu những chương trình, ấn định rõ tính chất của nền an ninh riêng, và quyết định đường lối tiến hành.
Với chiều hướng đó, tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã tuần tự chuyển giao nhiệm vụ tác chiến cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong khi chiến tranh còn đang tiếp diễn, và triệt thoái gần hết trên nửa triệu quân, chỉ để lại khoảng hơn 30 ngàn người với nhiệm vụ cố vấn.
Tại Triều Tiên, Hoa Kỳ cũng hành động tương tự, vừa giảm quân số ở Nam Hàn, vừa khuyến khích việc Hán Thành - Bình Nhưỡng thảo luận với nhau để đi đến cho hiệp thương.
Tại nhiều nơi khác trên thế giới, Hoa Kỳ cũng giảm bớt sự hiện diện chính thức của họ, cả dân sự lẫn quân sự. Riêng tại Nhật Bản, Hoa Kỳ đã trả lại quyền hành chính trên đảo Xung Thằng.
Nói một cách tổng quát, trước đây, trong chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ cáng đáng lấy tất cả, từ việc gửi vũ khí, chiến cụ, quân đội qua tham chiến, và Hoa Kỳ cũng định làm như vậy tại nhiều nơi khác trên thế giới. Nhưng ngày nay, qua chủ thuyết Nixon, Hoa Kỳ không làm như vậy nữa, họ giao trách nhiệm đánh nhau lại cho người địa phương, còn họ đứng ngoài hỗ trợ bằng uy lực riêng và bằng cách tích cực viện trợ tiền bạc, vũ khí.
Việc trao trách nhiệm cho dân bản xứ, được chủ thuyết Nixon gọi là “một sự hợp tác”, “một sự đóng góp” của các quốc gia đồng minh để “đạt đến một đường lối hữu hiệu hơn và bớt lộ liễu hơn”.
Thực ra ra từ trước tới nay, tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, người ta cũng than phiền về sự hiện hữu quá lộ liễu các vị quan chức dân sự và quân sự Mỹ và sự kiện quá lộ liễu này nên bất cứ biến cố chính trị nào xảy ra ở đâu, phản ứng rất tiên vẫn là là việc dư luận nghi ngờ và kết án sự trực tiếp nhúng tay của người Mỹ.
Từ sau ngày chiến tranh thế giới II kết thúc đến nay, tinh ra trên 5 châu thế giới, đã xảy ra khoảng hơn 150 vụ đảo chính. Riêng tại châu Á, những vụ đảo chính quan trọng nhất như ở Thái Lan (lật đổ Thống chế Phibul Songgram), ở Nam Dương (lật đổ Tổng thống Sukarno), ở Miến Điện (lật đổ Thủ tướng U-Nu), ở Cao Mên (truất phế Quốc trưởng Sihanouk) ở Việt Nam (lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm) v.v... đều bị coi là do người Mỹ trực tiếp gây nên, và trong tất cả những vị bị lật đổ đó, vị nào cũng kết án là độc tài, măhc dầu họ đã chứng tỏ nhiều thành tích đấu tranh chống tlực dân cũ xâm lăng, giành độc lập chủ quyền cho đất nước.
Điều đặc biệt đáng chú ý là sau mỗi vu đảo chính như thế, chế độ dân sự gián đoạn để cho chế độ quân sự lên thay, và mức độ ảnh hưởng của Mỹ cũng tăng cao.
Ngày nay, tại khu vực Đông Nam Á, hầu hết các quốc gia đồng minh Hoa Kỳ đều do phái quân nhân cầm quyền. Với phái này, lẽ đương nhiên việc tăng cường quân lực và những vấn đề thuộc phạm vi chiến tranh được đặc biệt củng cố. Một bằng chứng điển hình là trước ngày 18-3-1970. quân đội Hoàng gia Cao Mên chỉ vào khoảng 30 ngàn người. Nhưng sau ngày Quốc trưởng Sihanouk bị truất phế, Thống chế Lon Nol lên cầm quyền thì quân lực Cộng hòa Khmer ngày nay đã có hơn 200 ngàn người, và được huấn luyện tác chiến theo chiến thuật - chiến lược của Mỹ, được Mỹ trang bị và viện trợ.
Những sự kiện trên chứng minh cho chúng ta thấy chủ thuyết Nixon muốn tiến tới giai đoạn nào, và chủ thuyết đó phải chăng là sản phẩm rieng của cá nhân Nixon, hay nó nằm trong một quá trình tiến triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ? Chủ thuyết đó, đúng như lời của ông William H. Sullivan, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách Đông Nam Á và Thái Bình Dương sự vụ, tuyên bố trong cuộc họp báo tại Hoa Thịnh Đốn ngày 3-12-1971, rằng “Mặc dầu Hoa Kỳ đang triệt thoái quân lực ra khỏi Đông Dương - nghĩa là khỏi Việt Nam - nhưng không có một sự triệt thoái hoàn toàn của Hoa Kỳ khỏi châu Á”.
Ông Sullivan nhán mạnh rằng chủ thuyết Nixon vẫn còn một khoản về sự viện trợ của Hoa Kỳ đối với mối đe dọa nguyên tử. Nói cách khác, Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng những khả năng riêng để bảo vệ các quốc gia Đông Nam Á chống bất cứ một đe dọa nguyên từ nào nhằm vào họ. Như vậy, đó là một bảo đảm quân sự quan trọng nhất mà các quyết định nhận được từ Hoa Kỳ.
Chủ thuyết Nixon đã có những nét gì nổi bật tại các quốc gia Đông Nam Á và lực lực lượng nguyên tử Trung Cộng có thực sự đe dọa trực tiếp các quốc gia này không? Điều này chưa thế trình bày khách quan ngay bây giờ. Riêng trong chiến tranh Việt Nam, chủ thuyết Nixon, qua chương trình Việt hóa, đã có nhiều điểm đáng lưu ý.
Trước hết, cho tới hiện nay, mặc dầu Hoa Kỳ đã triệt thoái nửa triệu quân, nhưng cộng sản Bắc Việt vẫn không nuốt nổi miền Nam, trái lại, còn bị tàn phá kinh khủng ở miền Bắc vì những cuộc oanh tạc dữ dội của Không lực Mỹ. Những cuộc oanh tạc này xảy ra triền miên từ tháng tư 1972, sau ngày Bắc Việt xua quân vượt tuyến, với mức độ trung bìinh khoảng 300 phi vụ mỗi ngày, trong số có những phi vụ đặc biệt do pháo đài bay khổng lồ B-52 thuộc Không quân Chiến lược thực hiện.
Ngoài những trận oanh tạc khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh từ xưa tới này, Bắc Việt còn bị Hoa Kỳ phong tỏa bở biển và vòm trời. Cuộc phong tỏa này, chẳng những ngăn chặn không cho vũ khí - chiến cụ từ ngoài lọt vào, đến nguyên liệu và thực phẩm cũng không tới tay Bắc Việt, dồn họ vào tình thế thiếu thốn hết sức nguy ngập.
Trong khi đó, chiến sự tiếp tục bùng nổ ác liệt tại miền Nam Việt Nam, nhưng đặc biệt số thương vong của binh sĩ Mỹ chỉ đếm được trên đầu 10 ngón tay và tuyệt đối không có một cuộc đụng độ trực tiếp nào giữa những đơn vị Mỹ còn lại tại Nam Việt Nam với bộ đội Bắc Việt.
Số thương vong của binh sĩ Mỹ tại Nam Việt Nam không phải chỉ mới giảm sút gấp đây, mà ngay từ năm 1970, khi bắt đầu thực hiện lịch trình rút quân, đã giảm sút trông thấy.
Theo bản phúc trình của Tổng thống Noxon đọc trên hệ thống vô tuyến truyền thanh và truyền hình ngày 30-6-1970 thì trước khi thực hiện chương trình Việt hóa, số thương vong của binh sĩ Mỹ trong khi chiến đấy, trung bình mỗi ngày tuần là 278 người. Năm 1969 đã giảm xuống 180 người, Năm 1970, số đó còn lại 80 người rồi 51 người.
Cũng theo bản phúc trình này thì trước 1969 (khi chưa có chương trình Việt hoá), Hoa Kỳ phải chi tiêu khoảng 22 tỷ Mỹ kim hàng năm cho những đòi hỏi gia tăng chiến cuộc Việt Nam. Qua năm 1970, số chi tiêu giảm xuống còn phân nửa.
Những tổn thất của binh sĩ Hoa Kỳ sở dĩ cứ càng ngày càng giảm sút như vậy, theo Tổng thống Nixon là nhớ những cuộc hành quân càn quét của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa vào các mật khu Cộng sản ở Kampuchea, Tổng thống Nixon nói: “Tổn thất của binh sĩ Mỹ giảm sút rất nhiều. Sáu tháng trước khi có cuộc hành quân vào các mật khu địch, thì tổn thất trung bình mỗi tuần lễ là 93 người. Sáu tháng sau, tổn thất này chỉ còn 51”.
Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu mở các cuộc hành quân vượt biên kể từ tháng 5-1970, sau khi một biến cố chính trị lớn lao bùng nổ ở Kampuchea, đó là việc Thống chế Lon Nol đứng lên chủ xướng cuộc truất phế Thái tử Sihanouk để thành lập chế độ Cộng hòa Khmer.
Mặc dầu Tổng thống Nixon tuyên bố rằng “Sự truất phế ông hoàng Sihanouk vào ngày 18 tháng 3 năm 1970 hoàn toàn bất ngờ đối với Hoa Kỳ cũng như đối với bất cứ người nào khác”. Nhưng ông lại phải công nhận rằng “Nếu Hoa Kỳ muốn tiếp tục chính sách trao trảch nhiệm chiến tranh lại cho Nam Việt Nam, và triệt hồi binh sĩ Mỹ, thì cần phá vỡ các mật khu của địch. Không theo đường lối đó mà để cho địch tự do gia tăng sư đe dọa mà không bị trả đũa như thế, không sớm thì muộn, Hoa Kỳ sẽ phải lựa chọn, hoặc ngừng triệt hồi, hoặc tiếp tục triệt hồi những sẽ có hại cho sinh mạng những binh sĩ còn ở lại”.
Như vậy, phải nói rằng biến cố chính trị xảy ra ở Kampuchea hồi tháng 3-1970 là nằm trong thắng lợi mới của Tổng thống Nixon. Biến cố đó giúp cho việc triệt thoái quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam được an toàn và đưa chiến tranh Việt Nam vào một khúc quanh mới.
Kampuchea là một quốc gia nhỏ bé nằm trên bán đảo Đông Dương, dân số chừng sáu triệu người, trước ngày 18-3-1970 theo chính sách trung lập thiên tả, do Thái tử Sihanouk lãnh đạo.
Vì trung lập thiên tả nên hồi Sihanouk còn cầm quyền, ảnh hưởng Cộng sản tại Kampuchea, để thiết lập nhiều mật khu, nhiều căn cứ hậu cần quan trọng, xâm nhập và tấn công miên Nam Việt Nam.
Chính phủ hoàng gia Kampuchea của Thái tử Sihanouk từng ký nhiều hiệp ước với Bắc Việt, trong số đó có hiệp ước Kampuchea phải cho bộ đội Bắc Việt sử dụng lãnh thổ và phải tiếp tế lương thực cho số binh sĩ này.
Dựa vào những hiệp ước “thân hữu” đó, Bắc Việt thiết lập tại Nam Vang một Tòa đại sứ nhiều Tòa lãnh sự ở những tỉnh đông Việt kiều.
Ngoài những cơ sở ngoại giao đó, Bắc Việt còn cho xuất bản tại thủ đô Nam Vang tờ nhật báo Trung Lập làm cơ quan tuyên truyền trong giới Việt kiều, đồng thời đưa vào Kampuchea nhiều sách vở báo chí ấn hành tại Hà Nội cùng những tài liệu tuyên truyền xuất xứ từ các quốc gia Cộng sản khác trên khắp thế giới.
Bắc Việt còn sử dụng các rạp chiếu bóng, các hí trường tại Cao Mên để chiếu những cuốn phim do chính họ hay Trung Cộng sản xuất. Những cuốn phim này, hoặc màu hay đen trắng, nói tiếng Việt, tiếng Trung Hoa có phụ đề.
Hầu hết các gia đình Việt kiều ở Kampuchea còn được cán bộ Cộng sản phát không ảnh Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông để treo trong nhà, ngang với chân dung Quốc trưởng Sihanouk; một số gia đình còn trưng cả cờ đỏ sao vàng thường xuyên hay trong các ngày lễ lớn.
Tại Kampuchea cũng như tại Ai Lao và Thái Lan, có rất đông Việt kiều. Riêng tại Kampuchea, ở thủ đô Nam Vang và một vài thị trấn lớn như Svay-Rieng, số Việt kiều có phần lấn lướt dân chúng Cao Mên, và họ chiếm đến khoảng sáu, bảy chục phần trăm mọi hoạt động nghề nghiệp.
Bay giờ tình hình đã đổi khác nhiều, nhưng thời kỳ Thái tử Sihanouk còn trị vì, những ai lên viếng thăm Cao Mên, sau khi vượt biên giới Gò Dầu Hạ thuộc tỉnh Tây Ninh, chắc chắn không có cảm tưởng mình đã ra nước ngoài, mà vẫn nghĩ mình đang ở một tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam, bởi lẽ số Việt kiều quá đông và hầu như nắm trọn mọi ảnh hưởng.
Ngay tỉnh địa đầuu Svay-Rieng, từ chợ búa, trường học, nhà thờ, chùa chiền và các tiệm buôn toàn do Việt kiều làm chủ. Linh mục, sự sãi, dì phước, ni cô, thợ thuyền, phu phen, cảc chị bán hàng... đều là người Việt Nam, nên cái gì cũng mang hình ảnh và mầu sắc Việt Nam.
Đến thủ đô Nam Vang, tuy có người Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp chia xớt bớt ảnh hưởng, nhưng mầu sắc Việt Nam vẫn còn nổi bật. Đa số các tiệm lớn nhỏ là của người Việt Nam, 80 phần trăm các gian hàng ở chợ mới và chợ Boong do người Việt Nam làm chủ. Công tư chức làm việc tại bưu điện, ngân hàng và những cơ sở khác, người Việt Nam cũng chiếm đa số. Các bảng hiệu, những tấm bích chương quảng cáo... được viết bằng chữ Việt, đặc biệt tiếng Việt là tiếng phổ thông nhất ngay giữa thủ đô Nam Vang.
Người Việt ở đây nói tiếng Việt đã đành, nhưng người Tàu, người Ấn Độ và cả chính người Cao Mên cũng nói tiếng Việt luôn, vì hầu hết khách hàng của họ là người Việt, còn ngôn ngữ Cao Mên thì chỉ có dân chúng Mên dùng để nói chuyện riêng với nhau, người ngoại quốc ít ai sử dụng tới.
Chung quanh ngoại ô Nam Vang, ảnh hưởng của Việt kiều nhiều hơn, có những xóm làng hoàn toàn do người Việt Nam trú ngụ, không một công dân Cao Mên nào có thể chen lấn vào, và các nghề nghiệp làm ăn sinh sống hàng ngày, từ nghề cao đến nghề thấp, thượng vàng hạ cám đều do người Việt chiếm hết.
Ảnh hưởng người Việt trên Cao Mên cũng giống như ảnh hưởng người Trung Hoa ở Chợ Lớn, có điều người Trung Hoa chỉ tập trung vào một Chợ Lớn, còn người Việt trên Cao Mên tỏa ra khắp nơi, từ trung tâm thành phố đến ngoại ô, dồn đa số dân chúng Cao Mên vào cái thế chỉ có thể sinh sống bằng hai nghề: hoặc cày cấy trồng trọt ở thôn quê, hoặc làm phu phen tại thành thị.
Người Việt Nam sang Kampuchea sinh cơ lập nghiệp bắt đầu từ lúc các vị vua triều Nguyễn - nhất là thời Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức đưa quân chinh phục nước này. Thời Gia Long, Đức Tả quân Lê văn Duyệt từng sang trấn nhậm Cao Mên và đắp thanh Nam Vang ngày nay.
Vì những cuộc chinh phục triền miên đó, và vì việc vượt biên giới giữa Việt Nam và Kampuchea quá dễ nên số người Việt sang Cao Mên ngày càng đông. Thêm vào đó, hồi Pháp thuộc, vì chính sách chia để trị, dùng người xứ nọ, hà hiếp xứ kia, nên dân chúng và thầy chú người Việt được khuyến khích lên Cao-Mên, càng khiến cho số Việt kiều tăng cao, và tạo cho họ mặc cảm coi thường, khinh rẻ dân bản xứ. Mặc cảm này đã đào sâu hố xa cách giữa người Việt với người Miên, và tạo nên mối thâm thù, gây vụ qua tai hại trong phong trào “cáp duồn” hồi 1970.
Vì nhận thấy ảnh hưởng người Việt ngày càng gia tăng nên Thái tử Sihanouk ngả theo chủ nghĩa trung lập thiên tả, dựa vào sự ủng hộ của Trung Cộng - Nga Sô để làm khó dễ Việt kiều, cấm Việt kiều làm nhiều nghề và ban hành đạo luật buộc người Việt phải gia nhập Miên tịch.
Tâm trạng của Quốc trưởng Sihanouk cũng là tâm trạng của đa số dân chúng Mên, oán ghét và căm thù người Việt.
Vì oán ghét người Việt nên hồi Đệ nhất Cộng hòa ở Việt Nam, Quốc trưởng Sihanouk đã gây khó khăn đủ điều và coi miền Nam Việt Nam cũng như Ai Lao là những nước láng giềng thù nghịch.
Vì coi Nam Việt Nam là quốc gia thù nghịch nên Quốc trưởng Sihanouk mới cho Bắc Việt sử dụng lãnh thổ Kampuchea lập căn cứ tấn công Việt Nam Cộng hoà, đồng thời đòi Việt Nam Cộng Hòa vẽ lại đường ranh biên giới, giao đảo Phú Quốc cùng một số tỉnh Hậu Giang cho Cao Mên.
Hồi này, giữa Kampuchea và miền Nam Việt Nam chỉ trao đổ đại diện chứ không có Đại sứ, và tuy chấp nhận ông Ngô Trọng Hiếu làm đại diện cho miền Nam Việt Nam, nhưng nhiều khi vị đại diện này không được đối xử theo đúng luật lệ ngoại giao quốc tế, trái lại còn gây trở ngại và đôi lúc tỏ thái độ khinh mạn.
Một trong những thái độ khinh mạn, vi phạm nghiêm trọng luật lệ ngoại giao quốc tế của Quốc trưởng Sihanouk đối với vị đại diện Việt Nam Cộng Hòa là chặn xe riêng ông Ngô Trọng Hiếu trên quốc lộ số 1 nối liền Nam Vang - Sài gòn để xét hỏi giấy tờ và lục lọi hành lý. Có khi Quốc trưởng Sihanouk còn cấm, không cho phép ông Ngô Trọng Hiểu đi thăm Việt kiều.
Nguyên nhân của những vụ rắc rối biên giới, rắc rối ngoại giao giữa Việt Nam Cộng Hòa và Kampuchea, một phần do chủ trương của Chính phủ Pháp, phần khác do cộng sản Bắc Việt đứng sau lưng giật dây, nhưng chắc chắn Hoa Kỳ cũng có trách nhiệm, vì chính sách của Mỹ hồi bấy giờ là gây rối ở Đông Dương để loại bỏ ảnh hưởng cùng quyền lợi kỳ cựu của thực dân Pháp.
Những rắc rối giữa hai phe quốc gia cùng nằm chung trên bán đảo Đông Dương càng ngày càng biến thành một ngòi nổ nguy hiểm, và đến nay thì nó thực sự bùng nổ, gây nên cuộc chiến toàn diện.
Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy lãnh thổ Kampuchea giống như một quả banh, nằm lọt giữa những đôi chân của các đấu thủ Việt Nam, Ai Lao và Thái Lan, tất cả mọi ngã thông thương ra nước ngoài đều phải qua lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa hoặc Thái Lan, nếu hai quốc gia này đóng cửa biên giới thì Kampuchea hoàn toàn lâm cảnh bế tắc.
Trong hoàn cảnh đó, vì vấn đề sinh tồn, dĩ nhiên Kampuchea phải lựa thế đứng và phải tìm cho mình một hướng đi. Thế đứng và hướng đi đó là chính sách trung lập thiên tả, nhận viện trợ của cả ba bốn phe, vừa của Nga Sô - Trung Cộng, vừa của Pháp và Hoa Kỳ.
Pháp xây cho Kampuchea hải cảng Silianoukville nhằm giúp Kampuchea thát khỏi thế kẹt với Sài gòn, trong trường hợp hai nước gây hấn và Sài gòn đóng cửa thủy lộ Cửu Long giang và giòng sông Cửu Long vốn là thủy lộ chính chở đồ tiếp liệu lên Cao Mên.
Vì sự quan trọng của sông Cửu Long đối với Kampuchea nên hồi Đệ nhất Cộng hoà, tuy dự án xây cất cầu Bắc Mỹ Thuận đã hoàn thành, song rốt cuộc không thể thực hiện, bởi Kampuchea nhất quyết phản đối.
Việc thiết lập hải cảng Sihanoukville, tuy nói để tránh cho Kampuchea khỏi thế kẹt, nhưng ẩn khúc bên trong thì đã là một hải cảng chiến lược quan trọng, và càng quan trọng hơn, nếu sau khi chiến tranh lan rộng khắp Đông Nam Á.
Trong khi người Pháp thiết lập hải cảng Sihanoukville thì Hoa Kỳ lại giúp Cao Mên đắp xa lộ nối liền hải cảng đó với thủ đô Nam Vang. Xa lộ này dài trên 200 cây số, và là một trong những xa lộ quan trọng bậc nhất châu Á về phương diện chiến lược, chẳng kém gì xa lộ Biên Hòa tại Việt Nam Cộng Hòa hay xa lộ tại vùng Đông Nam Thái Lan (cũng do Hoa Kỳ xây đắp), vì hiện nay, dọc theo những xa lộ này, có nhiều căn cứ quân sự của Mỹ, trong số có căn cứ Utapao ở Thái Lan, chứa pháo đài bay khổng lồ B-52 thuộc Không quân chiến lược Mỹ.
Trung Cộng - Nga Sô cũng góp phần vào công cuộc viện trợ cho Kampuchea, nào trường học, nào nhà thương, và cả vũ khí, đạn dược. Đặc biệt Trung Cộng, qua ngả Bắc Việt, đã chở giúp Kampuchea những loại vũ khí mới như các kiểu súng AK mà hiện nay người ta thấy bộ đội Cộng sản thường sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Một nước nhược tiểu, dân số quá ít, có một vị trí địa lý không mấy thuận lợi, lại nhận viện trợ của hai ba phe nên nền trung lập của Kampuchea chỉ nên trung lập giả tưởng, do các cường quốc cố ý tạo ra để ảnh hưởng của mình chen lấn và khi thế lực quốc tế mất thăng bằng thì biến cố bùng nổ.
Quốc trưởng Sihanouk dù được mô tả như thế nào, thì tựu trung ông vẫn là một nhà lãnh đạo bị đôi bên giằng níu.
Đối với Cộng sản, dĩ nhiên ông không phải là hạng giai cấp được dung nạp, và bản chất của ông cũng không thể trở thành con người Mác-xit thuần tuýy, nhưng ông phải bám níu vào họ để giữ thế quân bình.
Đối với phe tư bản Hoa Kỳ, tuy thường lên tiếng đả kích, những chỉ là một thứ đả kích để lấy lòng Cộng sản, ông vẫn không dám buông rơi, vì một phần, ông vẫn được Mỹ viện trợ đều đều, phần khác, Hoa Kỳ là cái bình phong, là chiếc khiên giúp ôngg chống đỡ một cách hiệu quả qua các chưởng phong của Cộng sản.
Nếu Quốc trưởng Sihanouk có phần nào tự bảo đã lợi dụng được cả Pháp lẫn Trung Cộng, Nga Sô và Hoa Kỳ thì trái lại, những cường quốc này cũng không phải thực tâm giúp Kampuchea xây dựng một nước trung lập cường thịnh với đầy đủ chủ quyền và nền độc lập.
Phía Cộng sản - đặc biệt là Cộng sản Bắc Việt, đã lợi dụng nền Trung lập giả tưởng của Kampuchea để xâm nhập người và vũ khí, biến lãnh thổ Kampuchea thành một căn cứ địa vững chắc, chẳng những đe dọa Nam Việt Nam mà còn đe dọa cả Thái Lan và khắp vùng Đông Nam Á.
Phía Hoa Kỳ, vin vào cớ Cộng sản Bắc Việt, đã thường xuất phát từ lãnh thổ Kampuchea để tấn công Nam Việt Nam, gây nguy hiểm đến tính mạng của hơn nửa triệu binh sĩ Mỹ, nên họ phải rch đảo chính và sau đó, hợp lực với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa mớ các cuộc hành quân vượt biên.
Trước kia, dân chúng Cao Mên đã có ác cảm rất nhiều với người Việt Nam, những kể từ khi bộ đội Bắc Việt xâm nhập vào thì mọi ác cảm này giống như lửa đỏ bỏ thêm dầu, soi sục lên và biến thành phong trào “cáp duồn” người Việt.
Trước 18-3-1970 là ngày Quốc hội Cao Mên ra quyết nghị truất phế Quốc trưởng Sihanouk, dân chúng Cao Mên đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình tràn vào các căn cứ quân sự Cộng sản Bắc Việt cướp giật vũ khí, căng biểu ngữ, hô khẩu hiệu “đả đảo Việt Cộng bẩn thỉu”.
Tại thủ đô Nam Vang, dân chúng, học sinh, sinh viên và thanh niên cuồng nhiệt tràn vào Tòa đại sứ Bắc Việt và Việt Cộng đập phá tan hoang, hành hung các nhân viên, gây thương tích trầm trọng cho một cán bộ Cộng sản.
Trước sự phẫn nộ tột độ của quần chúng, tối 11-3-1970, Quốc hội Cao Mên họp khẩn cấp, ra quyền nghị hoàn toàn ủng hộ các cuộc biểu tình, và đòi Chính phủ hoàng Gia phải áp dụng những biện pháp cứng rắn, bảo vệ lãnh thổ Kampuchea khỏi bị Cộng sản Bắc Việt xâm lấn.
Giữa bầu không khí sục sôi căm thù đó, Hoàng thái hậu Kampuchea cũng lên tiếng trên đài phát thanh, nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình đầp phá cơ sở ngoại giao và quân sự cộng sản Bắc Việt là một sự phát triển của lòng phẫn nộ của quần chúng Cao Mên trước những hành động cố ý xâm lăng của cộng sản Bắc Việt.
Nghị quyền của Quốc hội với những lời tuyên bố của Hoàng thái hậu như liều thuốc kích thích, càng làm cho phong trào quần chúng Cao Mên lan tràn và lên cao tột độ, họ lăn xả vào các căn cứ Cộng sản Bắc Việt, khiến quân Bắc Việt phải nổ súng, đi đến đổ máu.
Xác người Kampuchea ngã gục, máu dân Kampuchea đã đổ vì súng đạn ngoại bang, thế là tấn bi kịch ở Kampuchea bắt đầu, gây hậu quả nghiêm trọng đến chiến tranh Việt Nam.
Ngày 12-3-1970, trước áp lực của quần chúng và Quốc hội, Chính phủ Hoàng gia Cao Mên gửi hai tối hậu thư cho Bắc Việt và Việt Cộng, ra hạn ba ngày phải rút hết tất cả bộ đội khỏi lãnh thổ Kampuchea, nhưng Bắc Việt và Việt công chẳng những không thèm trả lời tối hậu thư mà còn gửi giác thư buộc Chính phủ Hoàng gia Cao Mên phải bồi thường mọi thiệt hai vì các vụ đập phá của dân chúng Mên.
Trước thái độ khinh mạn của Bắc Việt và Việt Cộng. Chính phủ Hoàng gia cùng dân chúng Cao Mên đâm ra căm thù tất cả người Việt, không phân biệt cộng sản hay quốc gia, và phong trào “cáp duồn” nổ bùng, khiến hàng chục ngàn Việt kiều bị tàn sát đã man, hàng trăm ngàn người khác phải hồi hương về Việt Nam Cộng Hòa.
Thảm cảnh người Việt bị dân chúng và quân đội Hoàng gia Cao Mên “cáp duồn” hồi tháng 3-1970 đã được nhiều thông tín viên quốc tế mô tả là kinh khủng chưa từng thấy, kinh khủng hơn cả những cuộc tàn sát giữa người da trắng với mọi da đỏ bên châu Mỹ.
Ngứci Mên giết người Việt bằng nhiều hình thức, có nơi, dân chúng Mên tự động tràn vào các xóm Việt kiều, lôi cứ từng người ra thọc huyết hoặc thiêu sống.
Có nơi, người Mên trói quặt người Việt thành từng chùm rồi dùng cây tre nhỏ vót nhọn, đâm suốtt người nọ qua người kia, đem thả sông, và trên đầu cay tre treo tấm bảng viết những dòng chữ bộc lộ căm thù.
Chẳng những dân chúng Mên tự động “cáp duồn” Việt kiều mà cả Chính phủ Hoàng gia Mên và quân đội Kampuchea cũng tổ chức những vụ giết tập thể người Việt, giống như Quốc Xã Đức giết người Do Thái trong thế chiến II.
Hồi đó, Chính phủ Hoàng gia Cao Mên cho quân đội đi ruồng bố trong các thôn áp, bắt Việt kiều về tập trung vào một nơi, dùng dây kẽm gai căng chung quanh và đặt trạm canh gác nghiêm ngặt, rồi chờ đêm tối, vừa phóng hỏa vào đốt trại để thiêu sống Việt kiều, vừa ném lựu đạn tới tấp, vừa xả súng trung liên bắn bừa trong khi chính miệng họ hô to: “Việt Cộng!”
Một số lớn xác Việt kiều bị tàn sát, được thả xuống giòng sông Cửu Long, khiến một dạo, những làng sống dọc hai bên bờ không dám dùng nước còn sông ấy.
Mấy phóng viên quốc tế săn tin trên đất Mên, hồi tháng 3-1970, khi đi ngang bến phà Net Luông, vì tò mò, đã đếm một lúc được khoảng bốn, năm trăm xác Việt kiều trôi lềnh bềnh, tay chân bị trói và bị giết bằng nhiều hình thức.
Phong trào “cáp duồn” Việt kiều là màn đầu của biến cố 18-3-1970, và khi biến cố này bùng nổ thì Cộng sản Bắc Việt không còn tôn trọng luật pháp, chủ quyền cùng nền độc lập của Kampuchea, dồn Chính phủ Hoàng gia Cao Mên vào chân tường, đi đến chỗ quyết định vô hiệu hóa tất cả những hiệp ước ký kết với Bắc Việt và Việt Cộng từ trước đến nay, trong đó có hiệp ước buộc Cao Mên phải cung cấp lúa gạo, thực phẩm cho bộ đội Cộng sản Bắc Việt trú đóng trên đất Miên. Điều bất hạnh cho quốc gia nhỏ bé này là sau biến cố 18-3-1970, dân chúng Kampuchea mới thực sự phải nếm mùi chiến tranh, và mới biết cái nhục của một cuộc chiến cốt nhục do các thế lực ngoại bang chủ ý gây nên.
Không hiểu có phải là một sự tình cờ hay do bàn tay ai sắp đặt trước mà trong khi Quốc trưởng Sihanouk mở cuộc công du qua Pháp - Nga Sô và Trung Cộng, thì tại quốc nội Kampuchea, ngọn gió chính trị bỗng xoay chiều, đi đến chỗ bắt buộc Quốc hội phải nhóm họp khẩn cấp suốt buổi chiều 18-3-1970, và đến tối, đài phát thanh Nam Vang bất thần loan tin Hội đồng Hoàng tộc và Quốc hội Kampuchea đã truất phế Thái tử Sihanouk khỏi chức vụ Quốc trưởng và Chủ tịch Quốc hội Cheng Heng được chỉ định làm quyền lãnh đạo quốc gia cho tới khi có cuộc bầu cử.
Biến cố này xảy ra đúng lúc Thái tử Sihanouk vừa từ Ba Lê qua Mạc Tư Khoa để chính thực mở cuộc viếng thăm Cộng hòa Liên bang Sô Viết, và ông được Chủ tịch nhà nước Liên Sô thông báo tin này với thái độ bình tĩnh.
Khi hay tin bị truất phế, Thái tử Sihanouk vẫn tươi cười tuyên bố hy vọng Nga Sô và Trung Cộng giúp sức, ông sẽ có thể lật ngược thế cờ, và trở về nước nắm chính quyền.
Tuy nhiên chỉ mấy ngày sau, khi ông từ Mạc tư Khoa tới Bắc Kinh, ông mới cảm thấy r rằng mọi hy vọng về cướp lại chính quyền đều tiêu tan, và bắt đầu tố cáo Hoa Kỳ đã nhúng tay vào vụ truất phế.
Lời tuyên bố của Thái tử Silianouk hoàn toàn mâu thuẫn với lời khẳng định của Tổng thống Nixon trong bản phúc trình gửi Quốc hội Mỹ ngày 25-2-19.71, cho rằng “Sự truất phế ông Hoàng Sihanouk vào ngày 18-3-1970 là một sự hoàn toàn bất ngờ đối với chúng ta”.
Tuy nhiên, cũng trong bản phúc trình này, Tổng thống Nixon lại cho biết rằng phản ứng đầu tiên của Hoa Kỳ sau khi ông Hoàng Sihanouk bị truất phế là khuyến khích những thương thuyết mà Chính phủ Kampuchea đang tìm kiếm với Cộng sản, nhưng Hà Nội thẳng tay bác bỏ mọi cuộc thương thuyết như vậy, và đã tức tốc điều động binh sĩ để nối liền những mật khu của họ, tạo nên sự đe dọa gia tăng đối với Chính phủ trung lập Kampuchea.
Hoa Kỳ có nhúng tay vào vụ truất phế ông Hoàng Sihanouk hay không? Điều này, đến nay chưa một tài liệu chính thức nào tiết lộ, chỉ biết rằng trước biến cố 18-3-1970, Cộng sản Bắc Việt ở Kampuchea chỉ tập trung vào những mật khu lớn, dài khoảng 600 dặm dọc biên giới Việt - Miên, nhưng sau biến cố, họ đã tỏa ra khắp nơi như kiến vỡ đàn, như ong vỡ tổ, đưa Kampuchea vào tình trạng nguy ngập.
Chính Tổng thống Nixon cũng nhìn nhận rằng Hoa Kỳ phải đối phó với viễn ảnh mật khu rộng lớn đó của Cộng sản Bắc Việt, và một đường tiếp tế vững chắc từ hải cảng Sihanoukville mà địch đã sử dụng suốt trong sáu năm qua để chuyển vận phần lớn chiến cụ vào miền Nam Việt Nam. Với mật khu và đường tiếp liệu đó, bộ đội Cộng sản Bắc Việt có thể tấn công quân đội Đồng minh rồi rút lui mà không bị trả đũa. Như thế có nghĩa là cuộc tấn công mà địch sẽ gia tăng, và tổn thất của Hoa Kỳ cùng quân đội Đồng minh cũng sẽ lên cao, sự việc đó còn là một đe dọa rõ ràng cho công cuộc Việt hóa, cho chương trình triệt hồi binh sĩ Mỹ, và cho an ninh Nam Việt Nam.
Qua những lời khẳng định của vị lãnh tụ Hoa Kỳ, người thấy rõ rằng biến cố 18-3-1970 xảy ra ở Kampuchea, không phải là một thúc bách của chương trình Việt hóa. Nhờ biến cố đó, quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ mới có thể hành quân vượt biên, càn quét các mật khu Cộng sản, bảo đảm an toàn cho lịch trình rút dần binh sĩ Đồng minh ra khỏi Việt Nam.