ù Hoa Kỳ là một siêu cường quốc, quân đội cờ giới của họ dư phương tiện, nhưng vẫn phải tuân theo nguyên tắc thông thường của binh pháp. Binh pháp tự cổ chí kim đều dậy rằng tiến quân thì dễ, nhưng rút lui lại rất khó, vì địch có thể lợi dụng trong lúc triệt binh để tấn công. Việc Hoa Kỳ đổ hơn nửa triệu quân vào miền Nam Việt Nam chẳng có gì khó khăn nguy hiểm, nhưng chỉ triệt thoái vài chục ngàn thôi, đã thấy tạo nên một khoảng trống trong công cuộc phòng thủ. Muốn khuất lập khoảng trống này, việc mở các cuộc hành quân sang Kampuchea là điều tối cần thiết. Trước kia, hồi Thái tử Sihanouk còn là Quốc trưởng Kampuchea, các cuộc hành quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa dọc biên giới gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì Kampuchea không công nhận đường ranh biên giới cũ từ hồi Pháp thuộc, nên thường tố cáo sự vi phạm biên giới của các cuộc hành quân đó Lợi dụng sự tranh chấp này, bộ đội Cộng sản Bắc Việt thường từ bên kia lãnh thổ Kampuchea tràn qua tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và khi bị phản công thì họ tức tốc rút lui. Những vụ tấn công này có tính cách khiêu khích nhiều hơn, và có ý làm cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa đuổi theo để Kampuchea tố vi phạm biên giới, hầu tạo thêm tình trạng căng thẳng giữa Nam Việt Nam với Kampuchea. Tình trạng biên hiới thực sự chấm dứt sau khi Quốc trưởng Sihanouk bị lật đổ, và kể từ ngày đó Bắc Việt mở nhiều cuộc tấn công lớn vào quân đội Khmer trên khắp lãnh thổ, khiến tân Chính phủ Kampuchea do Thống chế Lon Nol lãnh đạo phải hốt hoảng yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ kéo quân sang giải vây. Đầu tháng 5-1970, trước lời yêu cầu khẩn cấp của tân Chính phủ Kampuchea, quân lực Việt Nam Cộng Hòa với sự yểm trợ của lực lượng Hoa Kỳ, đã chính thức vượt biên, tiến vào mật khu Cộng sản Bắc Việt ở Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu, và lên sát thủ đô Nam Vang. Những cuộc hành quân này trước hết đã giúp cho việc triệt thoái binh sĩ Mỹ khỏi Nam Việt Nam được an toàn, không sợ bị vvộ đội Cộng sản Bắc Việt đánh tập hậu. Ngày 25-5-1970, một phái đoàn Chính phủ Kampuchea do Phó Thủ tướng kiêm ngoại trướng Yem Sambaur cầm đầu, chính thức viếng thăm Sài gòn trong 3 ngày. Phái đoàn này xác nhận với Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rằng Kampuchea đã cắt hẳn mọi quan hệ chính thức với Bắc Việt và Việt Cộng. Phái đoàn cũng cam kết bảo vệ sinh mạng và tài sản Việt kiều, đông thời hứa giải quyết càng sớm càng tốt những vấn đề còn đang gây cuộc tranh chấp giữa hai nước. Dầu vậy, sinh mạng và tài sản Việt kiều còn lại ở Kampuchea vẫn bị đe doạ, quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu trên đất Kampuchea vẫn bị tố cáo và tướng Đỗ Cao Trí bị yêu cầu thay thế, vì lẽ “ông là đã tỏ nhiều thái độ khinh miệt quân đội Miên”. Trong khi đó, bộ đội Cộng sản Bắc Việt vẫn không ngớt mở các cuộc tấn cong trực tiếp đe dọa cả thủ đô Nam Vang, khiến các quan sát viên quốc tế phải nhận định rằng nếu quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút lui thì chỉ 48 giờ sau là Nam Vang thất thủ, và 72 giờ kế tiếp là toàn thế lãnh thổ Kampuchea lọt vào tay Cộng sản Bắc Việt. Trước tình trạng đó, một mặt Thủ tướng Lon Nol vẫn gởi khẩn điện tới tấp xuống Sài gòn, yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa mang quân tiếp viện, giải vây và giải tỏa các trục giao thông chính yếu, nhất là quốc lộ số 4 nơi nối cảng Sihanoukviile với thủ đô Nam Vang. Ngay những ngày đầu, khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa vượt biên, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã phải giải quyết 6 trong 12 vụ mà kháng thư Kampuchea nhắc tới. Cách giải quyết của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là giam cầm người phạm tội, và quyết định trong tương lai, nếu những chuyện như vậy còn xảy ra thì tiền bồi thường thiệt hại sẽ được thanh toán ngay tại chỗ. Theo Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần văn Lắm thì giữa Việt Nam Cộng Hòa và Kampuchea vẫn có những khó khăn mới về mặt ngoại giao. Những khó khăn này có lẽ là việc tân Chính phủ Kampuchea lại muốn nêu lên vấn đề biên giới và dự kiến kiện Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra tòa án quốc tế La Haye về chuyện binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã cướp của họ ba ngàn chiếc xe hơi du lịch cùng nhiều tài sản khác. Tân Chính phủ Lon Nol còn manh nha làm sống lại phong trào chống đối Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong hàng ngũ người Việt gốc Mên đa số cư ngụ tại các tỉnh thuộc Quân kh lV. Ba ngàn chiếc xe du lịch mà Chính phủ Lon Non đề cập, không hẳn là của dân chúng Kampuchea mà là tài sản riêng của các Việt kiều, khi bị “cáp duồn”, họ phải theo quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi hương về Sài gòn và mang theo những gì của họ. Còn về phong trào người Việt gốc Mên đòi tự trị thì đã được nuôi dưỡng từ lâu, nhưng chỉ âm thầm, mãi tới 1966-1967 mới thực sự bùng nổ, và sau biến cố 18-3-1970 ở Kampuchea thì tạm yên. Giữa lúc có những khó khăn mới về ngoại giao như thế thì Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lại lên tiếng yêu cầu Chính phủ Kampuchea phải gánh chịu một phần về những phí tổn do các cuộc hành quân vượt biên gây ra. Phí khoảng này lên tới 6 tỷ bạc Việt Nam trong vòng 4 tháng cho 20 ngàn quân sang đánh nhau bên Kampuchea, chưa kể súng ống đạn dược và nhiên liệu. Tuy nhiên, lời yêu cầu trên đây của Việt Nam Cộng Hòa đã bị Chính phủ Kampuchea bác bỏ, viện lẽ rằng các cuộc hành quân vượt biên, nếu giúp Kampuchea một phần thì cũng có lợi cho miền Nam Việt Nam một phần, vì nhờ đó mà lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, nhất là những tỉnh dọc biên giới có an ninh. Các cuộc hành quân vượt biên của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trên lãnh thổ Kampuchea cũng như ở Hạ Lào hồi tháng 2.1971, dầu ai lợi, ai hại, nhiều hay ít, thì nó vẫn là một khúc rẽ quan trọng trong chiến tranh Việt Nam. Từ lâu rồii, người ta vẫn không muốn tách rời chiến tranh Việt - Mên - Lao ra riêng biệt. Hơn thế, nhiều người còn nghi ngờ rằng chiến tranh Đông Dương hiện nay và chiến tranh khắp vùng Đông Nam Á sau này, thực chất chỉ là một, vì những cuộc chiến tranh tại vùng này, rốt cuộc sẽ chẳng có kẻ thua người thắng, và chính những quốc gia bị chiến tranh tàn phá lại là những quốc gia chẳng bao giờ được toàn quyền giải quyết với nhau theo ý riêng mình. Từ cuối 1969, người ta đã bấy giờ nghe nói tới chủ thuyết Nixon, nhất là sau khi Trung Cộng được thừa nhận vào Liên Hiệp Quốc thay thế Trung Hoa Quốc Gia, và việc Tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa hồi tháng 2 và tháng 5-1972, lại càng khiến dư luận nghĩ rằng thế nào cũng có một sự đổi chác hay một sự sắp đặt cho số phận những nước nhược tiểu trong vùng Đông Nam Á, dù những nước đó theo phe Cộng sản hay phe Tự do. Điều dư luận suy đoán trên đây là dựa vào những biến chuyển lớn lao của tình hình thế giới cho rằng chiến tranh theo quan niệm thực dân cũ đã lỗi thời, và trước mắt các siêu cường quốc hiện nay, không còn ai là cộng sản, ai là quốc gia, cũng chẳng có đồng chí, đồng minh, mà chỉ có duy nhất một đối tượng là “thị trường” và “người tiêu thụ”. Vì thực chất chiến tranh hiện nay là như vậy nên tất cả những biến cố xảy ra tại ba quốc gia nằm chung trên bán đảo Đông Dương đều ràng buộc và mật thiết liên quan với nhau, chẳng hạn biến cố 18-3-1970 ở Kampuchea và các cuộc hành quân ở Hạ Lào hồi tháng 2-1971 là để giúp cho chương trình Việt hóa thành công, đồng thời bảo đảm an toàn cho công cuộc triệt thoái binh sĩ Mỹ. Về mục đích chương trình Việt hóa chiến tranh, tuy Tổng thống Nixon đã nói rõ là “Những quốc gia đang hoàn toàn sống nhờ vào viện trợ Mỹ, và đang có sự hiện diện của quân đội Mỹ trong các cuộc hành quân, phải tự đảm nhận lấy những trọng trách lớn lao hơn cho quyền lợi của chính mình, cũng như quyền lợi của Hoa Kỳ”, nhưng chương trình đó vẫn là cốt tránh cho thanh niên Mỹ khỏi mọi sự chết chóc hay bị bắt làm tù binh trong khi cầm súng chiến đấu ở ngoài, và vẫn bảo đảm được thực chất chiến tranh theo đúng chính sách của Mỹ định thi hành ở Đông Nam Á. Điều này thật rõ ràng vì sau biến cố chính trị 18-3-1970 ở Kampuchea, chiến tranh Việt Nam mở rộng và leo thang đến mức kinh khủng, nhưng nhìn vào con số tổn thất và bị thương của binh sĩ Hoa Kỳ ai cũng nhận thấy xuống thấp tới mức chưa từng thấy. Chương trình Việt hóa chiến tranh quả là một thành công lớn lao về phía Hoa Kỳ, đặc biệt riêng đối với Tổng thống Nixon, vì với chương trình này, ông vừa tự hào trước Quốc hội là giữ lời hứa khi ra tranh cử hồi 1968 rằng sẽ tìm cávh giải quyết kết thúc chiến tranh Việt Nam, vừa chứng minh cho dư luận quần chúng Mỹ cũng như dư luận chung toàn thế giới thấy rõ thái độ thiện chí hòa bình của Hoa Kỳ, vừa trút phần lớn trách nhiệm gây chiến tranh lên đầu Cộng sản Bắc Việt. Kết quả là tối 25-1-1972, Tổng thống Nixon công bố trên hệ thống truyền thanh và truyền hình Hoa Kỳ đề nghị mới 8 điểm trong đó có điểm đặc biệt là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu từ chức giao quyền xử lý lại cho Chủ tịch Thượng nghị viện Nguyễn văn Huyến và thành lập Ủy ban bầu cử với sự tham dự của phe bên kia. Sáng 26-1-1972, tại Sài gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu cũng tuyên bố sẵn sàng từ chiếc theo như đ!!!13861_12.htm!!!
Đã xem 50515 lần.
http://eTruyen.com