ác bạn đã biết chúng tôi có việc điều đình hợp nhất với anh em Thanh Niên, nghĩa là Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội. Các bạn cũng đã biết việc ấy không thành, vì cớ anh em Thanh Niên nhãt định muốn Tổng bộ ở ngoài. Cố nhiên như vậy thì có một cái lợi: Tổng bộ không bao giờ bị đối phương động chạm đến. Dù chúng tìm hết cách đàn áp nữa, lúc nào cũng có một sức trung kiên để chỉ huy công tác của anh em. Nhưng chúng tôi thì cho rằng như thế có nhiều việc bất tiện tôi thôi! Việc bất tiện nhất là sống xa dân chúng ở quê hương, các lĩnh tụ khó lòng biết cách chỉ huy cho đúng hoàn cảnh. Vả chăng, sự liên lạc của ngoài với trong chỉ bằng cứ vào một số rất ít các người giao thông. Những người ấy có thể lạm quyền, có thể bán anh em, một khi họ là những người xấu. Mà dù họ là những người tốt nữa, nếu họ bị bắt, bị tra tấn, cũng gây cho toàn đảng vô cùng nguy hiểm. Mà việc họ bị bắt là việc lúc nào cũng có thể xảy đến. Nói rút lại, chúng tôi thì chủ trương phải để Tổng bộ ở trong nước. Ý kiến đã xung đột, điều đình đã không xong, mà việc bàn luận có nhiều khi trở nên quá khích. Có lần, anh Lê Văn Phúc, đại biểu cho chúng tôi, trước mặt các anh em Thanh Niên, đã lớn tiếng mà thét: - Đã chắc gì Nguyễn Ái Quốc cách mệnh hơn Nguyễn Thái Học? Mà nếu không chắc, thì lấy cớ gì mà các anh bảo cái đa số bên trong lại phải nhắm mắt mà theo cái thiểu số bên ngoài? Trước sự tức giận của anh Phúc, đại biểu bên Thanh Niên đấu dịu ngay. Anh này không dám bên vực chủ trương của mình nữa, chỉ nói là mình không đủ quyền để bàn đến một vấn đề như thế. Muốn giải quyết chuyện ấy, anh yêu cầu chúng tôi phái người sang Xiêm, đúng ngày kỷ niệm Phạm Hồng Thái. Tổng bộ các anh, giữa hôm ấy cũng phái người về U đôn, để gặp nhau mà bàn việc hợp nhất. Vì thể mà ngày 22 tháng 5 năm 1928, Tổng bộ họp ở Nam Đồng thư xã đã quyết nghị phái ba đại biểu sang Xiêm: Nguyễn Ngọc Sơn. Hồ Văn Mịch và Phạm Tiềm. Mồng 2 tháng sáu, phái bộ đi xe lửa từ Thanh Hoá vào Đông Hà. Sớm hôm sau đợi ô tô qua Savannakhet rồi xuống tầu thuỷ lên Viên Chiên. Ở đấy, anh Tiềm có quen một người bên Thanh Niên, chủ một cửa hàng thợ may. Ông bạn ấy đã đón tiếp anh em, và thuê thuyền đưa các đồng chí qua sông Mekong vào một buổi trời vừa sẩm tối. Bên kia sông Mekong là Nòng Khay. Do tin đưa sang trước, phái bộ vừa lên bến đã được có người hướng dẫn, trong bóng tối dày đặc của một đêm hè về cuối tháng, người ấy đưa anh em lặng lẽ đi lên một con đường vắng. Rồi lại vào nằm trong một hiệu thợ may! Thật là gặp những may là may. Có ai ngờ kết quả nó lại không may chút nào… Sớm hôm sau, bọn anh Mịch đi U Đon. Ở đó ba ngày mới đến ngày mồng hai tháng năm (19 tháng sáu Dương lịch) là ngày các kiều bào kỷ niệm liệt sĩ của chúng ta ở Sa Diện. Thay mặt cho người trong nước ra, Phạm Tiềm đã làm Văn tế và Sơn, Mịch có lên đàn diễn thuyết. Các kiều bào ở Xiêm, những kẻ nhiệt tâm đều đã vào hội Thanh Niên cả. Phái bộ có ý đợi các đại biểu của Tổng bộ ở Quảng Đông cử về, nhưng ngày một, ngày hai, bặt không tin tức. Mấy ngày sau, anh em đành trở lại Viên Chiên, lấy đường về Hà Nội. Do việc “đi không lại về không” ấy, anh Phúc đã cự anh em Thanh Niên một trận kịch liệt. Chúng tôi thấy họ không thực lòng muốn hợp nhất. Từ đó, thôi hết thẩy mọi cuộc điều đình. Ngoài việc liên hiệp các đảng, chúng tôi còn gánh sức liên lạc với các nhà ái quốc trong giới trí thức như Nguyễn An Ninh ở Nam, anh em Nguyễn Thế Truyền ở Bắc. Nhưng không được việc gì cả. Họ văn nhược quá! Họ không biểu đồng tình với lối cách mệnh gậy gạch của chúng tôi!