gồi bên trong phòng khách nhà bà Mountford thấy thật ấm cũng. Chiếc bàn tròn được trải khăn, mấy chiếc ghế bành kiểu xưa, chiếc ghế sofa nệm lò xo kê sát vách tường. Trên bếp sưởi bày mấy món đồ chơi làm vật trang trí, một bức tranh màu đóng khung công chúa Elizabeth và Margaret Rose. Nhìn sang bên kia treo hình nhà vua trong bộ quân phục hải quân, một bên là hình chụp ông Mountford chung với thợ làm bánh mỳ, mứt kẹo. Còn một bức nữa làm bằng vỏ sò, một tranh màu nước cảnh bãi biển Capri xanh rờn. Còn nhiều thứ nữa không phải là những món trang trí cao cấp nhưng đẹp mắt. Bà Mountford, tên khai sinh là Pagett, người thấp béo tròn, mái tóc đen lốm đốm mấy sợi bạc. Bà có một người chị là Edith Pagett, người cao gầy, da ngăm đen. Dù tuổi gần ngũ tuần tóc vẫn chưa thấy một sợi bạc. “Nghĩ lại coi”, Edit Pagett vừa lên tiếng, “cô em Gwennie phải xin lỗi ta mới phải nhưng mà làm sao bắt buộc được. Hồi đó em hay xuống nhà bếp. Như mọi khi em hay gọi “Winnies”. Em gọi “Winnes” là trái nho khô, ta chả hiểu nghĩa là gì. Nho khô là theo ý em muốn gọi vậy, còn mọi khi ta cho em những trái nho sultane, là những hạt ngọc quý”. Gwenda nhìn chăm chăm vô gương mặt người đàn bà đối diện hai bên má hồng lên, đôi mắt đen láy. Nàng cố nhớ lai, nhớ cho được, nhưng không sao nghĩ ra. Trí nhớ người ta sao phiền phức! “Để em cố nhớ xem nào” nàng lên tiếng. “Em muốn cũng không thể được. Thuở đó em mới là một cô bé. Tới giờ không có ai dám bước vào ngôi nhà nơi nuôi dưỡng bọn trẻ. Tôi không thể tới đó một mình. Có thêm bọn trẻ làm vui cửa vui nhà, đến bữa ăn thì rối tung cả lên. Em hiểu ý ta muốn nói do lỗi mấy bà vú em, bọn trẻ đâu có tội tình gì. Nghề nuôi trẻ nó vất vả, dọn mâm ra lo phục vụ đủ thứ. Cô em còn nhớ Layonee chứ, cô Gwennie? Xin lỗi cho tôi nói lại, bà Reed? ” “Leonie? Bà vú em của tôi đấy hở?”. “Bà ấy người Thụy Sỹ, nói tiếng Anh nhưng vững, đầu óc rất nhạy bén. Mỗi khi nghe Lily nói móc họng bà hay la làng. Bà Lily làm nghề dọn phòng. Tên bà là Lily Abbott. Lilly lúc đó còn con gái nói năng bộp chộp, tính thích bay nhảy, hay bày trò chơi đuổi bắt dưới cầu thang với Wennie”. Gwenda chợt rùng mình không hiểu vì sao. Cầu thang… Chợt nàng nói ngay ra. “Em còn nhớ Lily. Bà hay giỡn với con mèo”. “Đúng thế, kể ra em còn nhớ mới là lạ! Đến ngày sinh nhật em Lily lo hết, con mèo Thomas phải có chiếc nơ. Tháo ra khỏi hộp Socola nó lồng lên bỏ chạy ra sau vườn của mình”. “Một con mèo nhị thể”. “Em muốn nghe kể mấy chuyện ngày xưa”, Gwenda nói. “ Em muốn nghe lắm đó, từ nhỏ em được mấy người bà con bên New Zeaeland nuôi nấng, và chẳng có ai kể cho em nghe – chuyện cha em, chuyện bà mẹ kế. Bà ấy có tử tế không?”. “Bà thương cô em lắm, dắt em đi dạo biển, dạo chơi trong vườn. Lúc đó bà còn trẻ đẹp, con gái mới lớn mà, bà cũng thích chơi trò thể thao như cô em đây. Bà lúc nào cũng như đứa trẻ. Còn người anh là bác sĩ Kennedy trông già hẳn, suốt ngày chúi mắt vào chồng sách. Hôm nào không đi học, bà chơi một mình…”. Marple ngồi dựa lưng vào tường cất tiếng hỏi nhỏ: “Bà từ nhỏ tới lớn sống quanh Dillmouth hay sao?”. “Dạ, đúng thế, trang trại cha tôi nằm bên kia đồi – trang trại Rylands, ở đấy ai cũng biết. Cha tôi không có con trai, đến lúc cha mất đi mẹ tôi không kham nổi việc nhà. Bà bán lại cho người khác, sắm một cửa hàng nho nhỏ cuối High Street. Tôi sống quanh đó cả đời?” “Chắc bà quen mặt dân ở quang Dillmouth”. “Ờ, nhìn quanh chỉ là cái xóm thưa người. Cứ đến hNGà là khách đi dạo hay ngồi xe dạo quanh như ngày nay. Khách du lịch hồi đó đến ở lại cả gia đình, lúc về cũng muốn đi tới ở chỗ cũ”. “Chắc bà”, Giles lên tiếng “Biết mặt Helen Kennedy lúc chưa làm vợ ông Halliday”. “Ờ, có tôi biết mặt bà ấy, thỉnh thoảng bà lui tới đây chơi. Biết vậy thôi nhưng không thân lắm cho đến khi tôi xin vào làm việc nhà”. “Bà thấy mến bà ấy không?” Marple hỏi, Edith Pagett quay lại nhìn. “Dạ có, tôi thấy mến bà ấy”, bà kể. “Bà không còn giữ kẽ như lúc đầu không như lời người ta đồn đại. Tôi hãy còn nhớ bà là một phụ nữ duyên dáng. Còn tôi thì không thể tin được những gì bà đã làm. Nghe muốn nín thở. Nhưng mà đã có chuyện xầm xì bàn tán”. Bà thôi không kể nữa. Gwenda lấy làm tiếc vội lên tiếng. “Bà kể cho nghe nữa đi”, nàng nói. “Bà đừng lo tôi nghĩ này nọ. Bởi bà ra không phải là mẹ ruột tôi”. “Vâng, tôi hiểu”. Rồi bà nói tiếp: “Bà giã từ nơi đây ra đi – từ đó biệt tăm luôn. Không ai biết hiện bà ở đâu, sống chết ra sao. Có nhiều lý do …”. Bà ngần ngừ, Giles nhanh miệng nói: “Lý do luật lệ. không ai dám nói bà ấy đã chết – hay là thế nào đó”. “Ồ, tôi biết chứ, thưa ông. Người bà con của chồng tôi bị mất tích, trong trận Ipres, từ đó đến nay không ai biết sống chết ra sao. Buồn thay cho bà. Hẳn nhiên nếu còn nhớ tôi sẽ kể ra hết – các bạn đây đâu phải ai xa lạ gì. Cô em Gwenda đây hay được gọi đùa “Winnie”. “Bà thật là tử tế”, Giles nói. “Nếu bà không ngại tôi sẽ đặt câu hỏi. Bà Halliday bỏ nhà ra đi bất thình lình sao?”. “Vâng – đấy thật sự là một cú sốc, tội nghiệp cho ngài thiếu tá, ông ấy mất hết tinh thần”. “Tôi muốn hỏi bà có biết mặt người đàn ông bà ta đã bỏ đi theo không?” Edith Pagett lắc đầu. “Ông bác sỹ Kennedy có hỏi qua chuyện đó, tôi không biết nói ra sao. Bà Lily cũng chẳng biết gì hơn. Còn bà Layonee là người nước ngoài đâu biết gì mấy chuyện đó”. “Bà không biết”. Giles nói. “Nhưng bà có thể đoán ra được chứ. Bởi câu chuyện đã qua đi lâu lắm, không nghe ai nhắc tới. Ngay cả bà đây còn chưa tin hư thật ra sao”. “Đúng thế, ai mà dám tin… Nhưng ông nhớ cho còn hơn thế nữa kia. Ngay chính tôi còn chưa nghe thấy gì. Còn Lily thì nhạy bén, con bé đó may ra còn nhớ - dù tháng ngày xa xôi. Tôi đã kể ra, bà ráng mà nhớ nó nhắc hoài. “Anh chàng mê mệt bà Halliday. Chỉ cần thấy anh chàng đứng nhìn bà rót trà, vợ anh chàng phải giận sôi gan cho mà coi!”. “Tôi hiểu. Anh chàng đó… là ai vậy?”. “Tôi không biết, tôi không nhớ tên. Từ đó tôi không nhớ gì nữa. Một ông đại úy tên là Esdale – để coi, không phải – Emery – chưa hẳn. Hình như là cái tên với chữ E đứng trước. Lạ lắm. Mười sáu năm nay tưởng đâu quên mất. Hai vợ chồng ở lại khách sạn Royal Clarence”. “Hay là khách du lịch nghỉ hè?”. - “Ồ, không chừng, cả hai vợ chồng, quen biết bà Halliday từ trước, thấy họ hay lui tới ngôi nhà. Theo lời kể của Lily Abbott Chàng sỹ quan say mê bà Halliday”. “Vợ ông ta không ưa chuyện đó?”. “Ồ, không … ông hiểu giùm cho, tôi thấy chẳng có việc gì xấu xa. Tôi không biết nói sao”. Gwenda hỏi lại: “Cho đến lúc bà Helen – mẹ kế của tôi bỏ đi thì hai vợ chồng kia còn ở lại không?”. “Tôi còn nhớ là họ đi khỏi đây cùng lúc đó - trước hay sau một bữa gì đấy – dù sao chuyện đó giữ kín, không ai nói tới. Tôi chẳng nghe ai xì xầm, mọi chuyện coi như bỏ qua. Mọi người còn bàn tán với nhau tính cách của bà thích bay nhảy, tôi thì chưa thấy ai như bà. Nếu thích ngay tôi cũng không muốn đi theo tới Norfolk”. Ba vị khách vội chăm chú lắng nghe. Nghe tới đây Giles quay qua hỏi lại: “Norfolk?. Họ bỏ đi Norfolk thật không”. “Thật đó. Qua mua nhà. Ba tuần trước đó tôi có nghe bà Halliday kể - trước cả lúc kể ra chuyện này. Bà hỏi tôi có muốn đi, tôi trả lời là muốn. Làm sao có thể bỏ cái xứ Dillmouth mà đi được, nhưng phải đổi đời – tôi muốn có một gia đình của mình”. “Mua nhà ở Norfolk thì tôi chưa nghe nói”. Giles kể. “Thế đấy nghe ông kể tôi lấy làm lạ, còn bà Halliday muốn giữ kín chuyện này. Bà dặn đừng kể cho ai nghe, thế nên tôi phải kín miệng. Thiệt tình bà muốn bỏ Dillmouth đi xa một thời gian, bà đòi ngài thiếu tá Halliday phải đi theo, ông thì muốn ở lại Dillmouth. Ông còn biết ngài viết thư cho bà Findeyson là chủ ngôi nhà St.Catherine, hỏi bà có muốn bán lại. Bà Halliday thì không chịu. Bà không thích ở Dillmouth, nghĩ tới lúc còn ở lại đó bà bủn rủn tay chân”. Cứ như thế bà kể ra một mạch, ba vị khách ngây người ra ngồi nghe. Giles mới hỏi: “Vậy sao bà không nghĩ tới chuyện bà ấy muốn qua Norfolk để được gần gũi cái anh chàng tới giờ này vẫn chưa nhớ ra tên”. Vẻ mặt Edith Pagett khổ sở. “À, thật mà, tôi cũng không nghĩ vậy đâu, dù chỉ là thoáng qua. Hơn nữa, tôi không ngờ cho tới giờ này- hai ông bà từ miền Bắc tới đây, có thể là Northumberlan. Đúng ra họ thích đi nghỉ ở miền Nam, khí hậu dễ chịu hơn”. Gwenda hỏi lại: “Bà còn lo sợ chuyện gì đó phải vậy không? Hay là một kẻ lạ mặt. Bà mẹ kế của tôi đó”. “Tôi còn nhớ - vừa nghe nhắc lại chuyện cũ”. “Thế à?” “Một bữa Lily xuống nhà bếp. Con bé lo chùi cầu thang chợt buột miệng nói “gì mà ồn ào thế!”. Tính nó quen mồm hay nói nhảm. Ông bỏ lỗi cho, Lily nói ra vậy?”. “Tôi hỏi cái gì vậy, nó bảo hai ông bà ngoài vườn vào nhà và vào trong phòng khách, cửa ngoài nhà, nó bảo hai ông bà ngoài vườn vào nhà và vào trong phòng khách, cửa ngoài nhà trước còn mở, lúc đó Lily để tai lắng nghe”. “Tôi sợ ông quá”, bà Halliday nói vậy. Edith Pagett bỏ lửng vẻ mặt biến sắc đến lạ lùng. “Không đâu, tôi xin thề”, bà nói tiếp. “Xin lỗi, thưa bà, tôi cứng cả họng”. Giles thong thả nói: “Edith, bà cứ nói đi, chúng tôi muốn được nghe cho hết. Dù câu chuyện đã đi qua rất lâu, chúng tôi muốn được biết”. “Tôi không thể nói ra được, tôi xin thề”, Edith không còn cách nào khác hơn. Marple lên tiếng: “Lily thì sao đáng tin – hay là không muốn tin?”. Edith Pagett phân trần: “Lily nghe thì hiểu cả. Tôi không để ý mấy việc đó. Nó hay đi xem hát nên thường nghĩ vẩn vơ trong đầu. Bữa tối đó nó đi xem hát – lại rủ thêm Layonee – tôi nói ngay là không được. “Ôi, tôi biết mà” nó nói. “Không sợ bỏ con bé một mình đâu. Bà xuống nhà bếp, khuya hai ông bà mới về, tới giờ đó con bé chưa thức”. Tôi la rầy, mãi về sau mới biết hôm đó Lyonee đi theo chơi. Nếu tôi biết tôi đã đến trông chừng cho đứa bé – là cô Gwenda đây, nhưng cửa đóng kín mít ngồi dưới nhà bếp có ái mà nghe thấy gì được”. Một lát sau Edith Pagett kể tiếp. “Tôi đang là quần áo, mới đó mà trời đã sụp tối, lúc đó tôi nghe thấy bác sỹ Kennedy từ nhà bếp trở lên hỏi có thấy Lily đâu không. Tôi thưa lại tối nay tới phiên được nghỉ ở nhà, nếu cần tôi nhắn gọi tới ngay. Lúc vừa tới nơi, ông chủ dẫn nó lên gác vào phòng bà chủ. Chắc là ông xem thử bà có dọn hết quần áo theo không? Lily nhìn quanh thưa lại cho ông nghe rồi chạy xuống nhà. Nó bồn chồn. “Bà theo trai”, con bé nói. “Bà theo anh chàng nào rồi. Ông chủ muốn xỉu, ông ngất đi. Ông bị lừa, chuyện gì sẽ tới”. “Đừng có nói dại”, tôi bảo nó: “Sao mày biết bà bỏ theo trai? Bà đi nhận điện tín của người thân đang ốm nặng”. “Ốm cái con khỉ”, Lily nói (tính nó trẻ con, nói năng bộp chộp). “Bà viết thư bỏ lại”. “Bà đi theo ai?” Tôi nói. “Có biết là ai không mà hỏi”. Lily quất lại. “Hay anh chàng Sobersides Fane, anh chàng đeo bám theo bà sát gót”. Tôi bảo nó. “Hay là ngài đại úy – tên là gì nhỉ”. Con bé lại nói, “Tôi đoán. Hay anh chàng lái chiếc ô tô mới cáu cạnh” (Bọn tôi cũng biết đùa chút chơi). Tôi nói “Không phải đâu, Không phài bà Halliday. Bà đâu phải hạng người đó. Lily mới nói lại. “Thế mà bà đã tính tới chuyện đấy”. “Đó mới là kể ra thôi. Còn nữa, là chuyện trong chỗ bọn tôi ngủ. Lúc đó Lily lay tôi dậy. “Coi này”, con bé nói. “Không phải mấy thứ này”. “Cái gì không phải”. Tôi hỏi lại. Con bé nói: “Mấy bộ quần áo đây”. “Cậu nói gì lạ vậy?” Tôi hỏi “Edith, nghe này”. Nó kể “Bác sỹ dặn tôi về lục quần áo bà chủ xem. Chiếc va li đâu mất với mấy món đồ - nhưng mà không phải mấy món đó”. “Cậu nói sao?” Tôi hỏi. Lily kể ngay “Bà mặc áo đi chơi buổi tôi, bộ màu xám bạc – không thắt dây nịt không mặc áo ngực, chân mang giày thêu kim tuyến không phải đôi thắt nơ bạc như mọi bữa. Bà mặc chiếc quần vải len màu xanh lá cây – nhằm dịp mùa thu mới đây bà mặc thử, bà không mặc chiếc áo pull nhiều màu mà lại khoác chiếc áo bờ lu thêu đăng ten, chỉ hôm nào mặc vét bà mới khoác lên. À, mấy món đồ lót toàn là hàng rẻ tiền. Edie, nhớ cho kỹ đây này”, Lily nói. “Bà không bỏ đi đâu hết. Ông chủ giết bà chết rồi”. “Nghe xong tôi tỉnh dậy luôn, ngồi trên giường tôi hỏi lại nó nói gì vậy”. “Y như chuyện trong chương trình Tin Thế Giới tuần rồi”, Lily kể lại. “Ông chủ nhìn thấy bà bỏ đi, tức quá, ông giết chết kéo xuống tới hầm rượu chôn lấp dưới sàn sở dĩ không nghe tiếng động bởi căn hầm nằm phía ngoài nhà trước. Xong xuôi ông sửa soạn một chiếc vali lập mưu giả như bà xếp quần áo bỏ đi. Bà còn đấy – bị giấu dưới căn hầm rượu. Bà không thể còn sống mà bỏ chỗ này đi được. Tôi cố nghe kể nhưng làm gì có mấy chuyện vậy. Sang bữa sau tôi mày mò chui xuống hầm rượu, tới nơi chẳng thấy gì khác thường, không thấy dấu vết đào bới – tôi chạy lên cho Lily hay đừng tưởng tượng chuyện tầm bậy, nó đập lại một câu ông chủ giết bà đó”. “Nhớ này”, con bé nói, “bà lo sợ ông giết chết. Tôi lén nghe được bà nói với ông câu đó”. “Vậy là cậu nói tầm bậy rồi”, tôi nói. “Không phải ông chủ đâu. Nhớ lại hôm nọ lúc vừa nghe cậu kể lể, tớ nhìn ra cửa sổ thấy ông chủ đang xuống dốc đồi vai mang túi đồ chơi golf, vậy thì đâu phải ông chủ còn ở bên trong phòng khách với bà. Chắc là người khác rồi đó”. Giọng bà kể còn nghe vang vang bên trong căn phòng ấm cúng. Giles nói thoảng qua hơi thở: “Chắc là người khác…”.