ùa Đông, Bay giờ tối. Môt cái ô-tô hòm kính theo đường quanh vào phủ, ngọn đèn pha sáng quắc như đưa một vùng ngọn chổi quét đến tận chân trời. Cánh cổng vòm mớ toang, một chiếc xe sình sịch tiến vào, đến giữa sân nhà tư thì đỗ. Thằng Vũ quắt như con cá mắm, ở trong nhà chạy ra, hai tay thu trong bọc, hai hàm răng cầm cập, đứng giún giảy cạnh một tên lính cầm một chiếc đèn tây. Cửa xe mở, ba thằng bé con, quần áo tây, mú đồng màu cánh chả, thoăn thoắt nhảy tót ra, ríu rít như đàn chim non, xúm quanh thằng Vũ mà kể lể chuyện trò; rồi đến một ông nhỏ nhắn, ước độ năm mươi tuổi, lủng lẳng cái thẻ bài ngà trước ngực, nhẹ nhàng bước xuống, và giơ tay vào trong níu một bà… Bà ấy trông to tướng trong bộ áo lót lông cừu, không gài khuy và cái khăn quàng đầu bằng len màu xám, lòe xòe, lệnh khệnh, dò dẫm mãi mới đặt được cái chân xuống bực, và vịn vào cánh cửa, rồi sợ vướng ngã, bà ấy kêu rầm lên soi đèn. Đèn đã gìơ cao, bà ấy mới dám để nốt một cẳng nặng nề nữa vào bực xe, mé xe trĩu hẳn xuống, rồi bật lên, bà ấy đă xuống đến đất!- Lạy thầy ạ, lạy mẹ ạ.Đáp lại tiếng chào có vẻ đậm đà, mừng rỡ của thằng Vũ, ông Phủ bà Phủ… không trả lời, mà cũng không nhìn nó. Rồi mọi người đi vào nhà tư, ông Phủ lên buồng giấy.Trời rét lắm! Bà Phủ ngồi xếp bằng tròn trên sập gụ có giải đệm, xuýt xoa đắp kín áo vào chân đưa hai tay lên hơ trên cái hóa lò than hồng. Một chốc bà mới tháo cái khăn quàng, rồi nhìn sang phản gian bên, bốn đứa trẻ đang xúm quanh ngọn đèn trò chuyện.Bà Phủ năm nay ngoài ba mươi, nhưng bà cứ thích làm như bà cụ, bởi vì bà là bà lớn. Bà béo lắm, nhưng vì mới có việc phải lo nghĩ, nên bà sút đi mất đến bốn cân, chứ độ hai tháng nay, bà còn chê bà Bố Tuyên là không được bằng nửa bà, vị này chỉ được ngót bốn mươi ky-lô thịt.Bà trông sang chỗ lũ con, thấy thằng Vũ đang há hốc miệng ra nghe ba thằng bé khoe bộ áo mới, bộ giầy đẹp, và các đồ chơi mua về'! Bà nhìn, bà nhìn mãi thằng Vũ, rồi bỗng dưng nét mặt bà hầm hầm, như muốn cố tìm kiếm lấy được một câu gì để mắng. Bà gắt:- Thằng Vũ! Mày không biết lấy giầy cho chúng nó thay à!- Thằng Vũ?Hoàng Trần Vũ, ngay từ năm nó mới lên mười tuổi, nó đã sớm biết hơn các trẻ khác, vì nhờ trời, nó khổ hơn các trẻ cùng tuổi, tuy địa vị nó là con quan.Thực vậy, nó là con ông Phủ Hoàng Xuân Long; nhưng mà ông quan hay ông dân thì cũng là người cả; nên ông Hoàng Xuân Long là cha thằng Vũ, cũng có thế đối với thằng Vũ như những người cha ghét con khác. Thằng Vũ không được cha mẹ nó yêu như ba em của nó, là thằng Hoàng Mạnh Ly, Hoàng Trọng Quy và Hoàng Quý Phượng. Mấy hôm nay cha thằng Vũ về nhà quê có kỵ ông nội nó. Cả nhà được theo về, duy một mình nó phải ở lại. Nó cũng muốn về, vì tính trẻ con thấy được đi thì thích, nhưng cha mẹ nó không bảo nó sắm sửa quần áo, nên nó không dám xin. Cái không dám đã là cái đặc tính của nó từ thuở nó biết nói, biết đòi, bởi vì nó xin cái gì cũng không được bao giờ, nó lại còn phải mắng phải đánh nữa. Cha mẹ nó bắt nó bày đình bày chùa cho các em nó chơi, vì không có nó chơi với các em nó, thì các em nó buồn. Đến mái mãi không thuộc được hai mươi bốn chữ cái, mới bắt nó học theo, để em nó ganh đua cho chóng nhớ mặt chữ. Nó nhiều trí khôn hơn thằng Ly, nên mau biết hơn, bài nào cũng học trơn. Như thế đáng lẽ nó được cha mẹ khen, nhưng trái lại, nó phải đòn, vì mẹ nó bảo:- Mày chỉ ích kỷ.Thành ra nhiều lúc nó không dám thuộc dám hiểu nữa.Bây giờ nó với thằng Ly được ra trường Pháp-Việt để học, hai đứa cùng ngồi lớp đồng ấu. Nhưng thế nghĩa là nó đóng một vai đi hầu em nó hơn là vai học trò, vì nó phải cắp sách, mang mực cho thằng Ly, mà động thằng Ly bẩn áo, hay nhọ tay, thì y như đít nó bị nổi mấy con trạch đỏ hỏn!Nó chỉ được ăn mặc vừa đủ mà thôi, cho nên những ngày đông tháng giá như thế này, nó không thích tí nào cả, vì nó thấy rét lắm. Các em nó, mỗi mùa một bộ quần áo tây mới, nhưng nó thì chỉ có đến cái áo láng kép là sang trọng nhất. Cha mẹ nó yêu nuông ba em nó, ba em nó làm lỗi, nhưng tội thì đến nó phải chịu.Một hôm mẹ nó đi tỉnh về, không biết có chuyện gì mà gắt cả với cha nó, và mắng cả thằng Ly, thằng Quy. Đến thằng Phượng giơ tay đòi bế, mẹ cũng quát con vú em bắt cho đi chơi xa. Nó biết ngay hôm ấy thế nào cũng không thoát được trận đòn, nên nó phải tránh. Nhưng đến tối, thì nó không trốn vào đâu được nữa. Nó phải lên nhà tư, ngồi từ bi từ tại. Tuy thấy ba em xúm quanh ngọn đèn cười đùa với nhau, nó cũng không dám nghịch, dám nói. Lúc ấy, cha nó đương nói chuyện với mẹ nó, mà các em nó cười đùa rầm rầm, mà loạn cả nhà, át cả câu chuyện, nên mẹ nó quát:- Im cả đi.Thì nó vẫn im, vì nó biết thân nó như con cá nằm trên chốc thớt! Ba em nộ phải mắng, yên lặng được một lát, nhưng rồi lại nhìn nhau mà rúc rích. Tức thì: đến một chục cái phất trần vút đen đét vào lưng nó, nó đau thon thót! Nó oan mà không dám khóc, vì càng khóc, càng phải đòn.Mẹ nó đánh xong, còn bắt nó quỳ quay mặt vào tường nữa, và cho các em nó đi ngủ.Lúc ấy, trong nhà im phăng phắc, nó mới để tai đến câu chuyện cha mẹ nó đang nói cùng nhau. Mẹ nó nhăn nhó, quật cái tráp tròn xuống sập nói:- Chỉ tại ông nên tôi mới phải bực mình!Cha nó cười, làm lành:- Thì ai để ý mà nhớ được tên nó! Tôi có ngờ là chính nó đâu!- Thế thì ông xin đổi đi. Tôi không thế nào chạm trán nó ở trên tỉnh luôn luôn được.- Làm quái gì cái vặt ấy. Kệ nó! Mình có việc gì can thiệp đến nó đâu mà cần!- Thế ngộ trong phủ có án mạng, nó không về khám được à? Ông làm tôi suýt ê mặt. Giá tôi không cẩn thận mà hỏi han như trước, cứ như mọi khi, xồng xộc vào rồi gặp mặt nó, thì thực là mất hết sĩ diện. Tôi bảo ông đưa tiền lên tiêm trên đốc-tờ tây Hà Nội thì ông tiếc! Thế thì ông làm quan để làm gì! Ông làm quan mà để vợ con phải khổ, thà cáo về còn hơn!Cha nó lại dỗ:- Thôi, bà…- Tôi thu xếp, mai tôi về nhà quê, tôi không ở đây nữa. Tôi không muốn lỡ ra phải nhìn mặt nó. Tôi không muốn cho nó biết tôi là vợ ông.- Bà gàn quá. Bà hèn mọn gì mà sợ?- Không phải tôi sợ nó. Nghĩa là tôi không muốn nhớ đến chuyện cũ mà thôi.Thằng Vũ nghe lõm bõm, cũng đoán ra được cớ, nhưng rồi câu đốì đáp mỗi lúc xa trí hiểu biết của nó, nên nó không để tai vào nữa. Nguyên hôm nọ mẹ nó phàn nàn với cha nó là độ này gầy, bảo cha nó đưa một trăm bạc để lên Hà Nội nằm bệnh viện của ông Đốc-tờ tây tiêm thuốc. Cha nó không đưa, nói rằng ở trên tỉnh mới có ông bác sĩ người Việt Nam. thì nhờ ông trông nom cho cũng được cẩn thận, và chỗ các quan, chắc ông ấy không lấy nhiều tiền. Mẹ nó đi, tưởng rằng bận này vắng nhà hàng nửa tháng, ai ngờ đến chiều về ngay, rồi ngầy ngà với cha nó. Chỉ có thế mà nó cũng phải vạ lây. Nhưng thế là thường.Cha nó thích nuôi khướu. Cái lồng khướu bao giờ cũng treo ở trước nhà. Thằng Phượng cứ đòi mang xuống để chơi. Nó không dám lấy, thằng Phượng mách mẹ nó, nó liền phải đòn vì không biết chiều em. Hôm khác, thằng Phượng cũng đòi lấy lồng khướu, vì sợ phải đòn như lần trước, nó bèn bắc ghế để đứng, khi đang giơ hai tay nâng cái lồng, thì một cái bạt tai làm cho nó choáng óc ngã lăn xuống đất. Thì ra cha nó ở đằng sau, mà nó không biết. Một cái tát mạnh vào thái dương non nớt của nó, làm nó phát sốt, lử thử đến hai hôm; nhưng nó không dám nằm, vì nó sợ phải đòn nữa. Nó phải đòn trận này, vì cái tội làm đầu têu cho em nó bắt chước.Lại một hôm, không biết đứa nào nghịch tinh, đổ mực vào lỗ tai thằng lính nhà chè đương ngủ ngày. Thằng lính mách mẹ nó, mẹ nó cũng bắt nó nằm và đánh cho năm roi quắn đít. Nó oan, đương tấm tức một mình, thì con vú già ở đàng sau bếp đã gọi om cả nhà lên rằng:- Cậu Ly ngã xuống ao!Người ta vội nhảy ùm xuống nước vớt được thằng Ly lên, thì thấy tay thằng Ly vẫn còn đen nhoèn những mực. Hỏi thì thằng Ly nói rằng chính nó đã nghịch thằng lính, vì thấy anh Vũ phải đòn đau quá nên nó sợ phải trốn ra ao rửa tay một mình.Việc như thế mà mẹ nó chẳng mắng thằng Ly đến nửa lời, lại toan nhè nó ra đánh một trận nữa, vì tội làm thằng Ly sợ quá đến nỗi suýt chết oan!Cho nên thằng Vũ sợ cha mẹ nó, sợ các em nó, sợ cả bọn kẻ hầu người hạ, bởi vì hết ngày ấy đến ngày khác, hết tháng ấy đến tháng khác, hết năm ấy đến năm khác, nó sống để chịu mắng, chịu chửi và chịu đòn.Của đáng tội thằng Vũ chỉ thấy có mỗi một lần là mẹ nó nhân từ với nó, thưởng cho nó cái áo sa tây cũ của cha nó. Tuy cái áo ấy đã rách nhiều chỗ, nhưng từ thuở bé nó mới có cái áo này là đẹp nhất, vì thấy chi chít những hoa là hoa. Mẹ nó bảo con vú chữa lại cho nó, để nó mặc. Song nó chưa được xỏ tay vào bận nào, vì nó có được đi đâu đâu? Đến ngay quê nội nó, nó cũng không được về mấy khi, quanh năm nó chỉ ở nhà, trừ việc đi học một ngày bốn lượt, còn thì nó không được bước chân ra khỏi cổng.Sở dĩ nó được cái áo sa tây, vì hôm ấy nó thấy cha nó hớn hở đưa tờ nhật trình mới và nói gì với mẹ nó. Mẹ nó tươi cười trả lời:- Thế là trời cũng có mắt lắm.Rồi mẹ nó cầm tờ báo xem, nhưng xem xong, quẳng toạt xuống đất, tức giận, nói:- Nó đi thì kệ cha nó, làm gì mà nhà báo cũng tiếc với chúc! Rõ tờ lá cải này không còn chuyện gì mà đàng nữa hay sao? Thôi, hết năm nay không thèm mua báo này nữa.Đến tôi, nó đọc cả tờ báo để biết về việc gì mà nó được hưởng sung sướng lây như thế, nhưng tìm cả bốn trang, nó không thấy có việc gì can hệ đến cha hoặc mẹ nó cả.Nhưng cũng chỉ một lần ấy thôi, còn sau nó vẫn thấy cha mẹ nó quá cay nghiệt với nó, cho nên nó rất tủi thân. Giá nó khôn lớn tý nữa, hoặc nó là người ngoài, trông thấy những sự áp chế bất công ấy, hắn đã tự hỏi:- Nó là con đẻ hay con nuôi của ông Phủ Hoàng Xuân Long?Nhưng giá có câu hỏi ấy thực, thì cái giấy khai sinh của nó có ba người làm chứng hẳn hoi đã trả lời chắc chắc rằng:- Con đẻ.Nhưng sao thằng Vũ bị nhiều nỗi đắng cay khổ sở, thằng Ly, thằng Quy, thằng Phượng lại được sung sướng lạ lùng thế? Sao thỉnh thoảng nó nhận thấy nó như đầy tớ mà ba em nó như con chủ nhà? Sao một đôi khi các em nó hỗn với nó, bắt nạt nó, mà cha mẹ nó để yên? Sao họ hàng nội ngoại đối với nó rất thờ ơ lãnh đạm? Sao động nó sai bảo người nhà làm hộ cái gì, thì mẹ nó đã quắc mắt lên mà mắng:- Mày làm lấy không được à? Con nhà lính tính nhà quan vừa chứ!Nó chẳng con quan là gì? Cha nó trước khi làm tri phủ, chẳng làm tri huyện là gì? Chứ có phải đi lính đâu?Rồi dần dần nó lớn, nó nghe thấy đích một hôm cha nó nói chuyện với một người rằng:- Cái năm tôi học hậu bổ…Thế thì cha nó cũng đi học đấy chứ? Nó hỏi nghĩa tiếng hậu bổ, thầy giáo nó giảng là trường học làm quan.Nó học sáng dạ và ngoan ngoãn hơn các em nó, nó được thầy giáo khen luôn. Nhưng việc đến tai cha mẹ nó thì nó bị hất hủi, từ đó cha mẹ nó coi nó như người ngoài, nó nghịch gì cũng kệ thây không mắng không đánh nó nữa.Có một lần thầy giáo ra bài làm đến chứ “tứ linh”, và cắt nghĩa rằng:- Tứ linh là bốn con vật thiêng: long, ly, quy, phượng. Long là rồng, ly là long mã, quy là con rùa, phượng là chim phượng.Hiểu nghĩa chữ tứ linh, nó nhớ đến bức vẽ ở tường đền Bách Linh, cũng có bốn con vật ấy; rồi nghĩ ngay đến cách đặt tên của cha nó và ba em nó. Cha nó tên là Long, ba em nó tên Ly, Quy và Phượng. Sao nó thì cha nó không đặt tên ngay là Ly, lại chờ cho nó có em đặt cả cho ba đứa nối vào tên cha nó. Sao cha nó lại hẩy nó ra ngoài làm vậy? Rồi tò mò, nó hỏi người bạn bên lớp nhất rằng:- Tại làm sao tên anh lại lót chứ mạnh?- Tại tôi là con cả.- Thế em thứ hai của anh lót chữ gì?- Lót chữ trọng.- Thế em thứ ba?- Lót chữ quý.Nó càng ngạc nhiên. Đáng lẽ nó là Hoàng Mạnh Ly mới phải, vì nó là con cả, mà chữ Ly liền ngay với chữ tên của cha nó.Những sự lạ lùng ấy làm cho nó phải khám phá cho ra cái sự vô lý trong chỗ đặt tên nó và các em nó; nó hỏi dò nghĩa tên nó, thì người ta bảo:- Vũ là mưa, vũ là lông chim, vũ là trái, vũ là vú trụ, vũ là văn vũ, vũ là họ Vũ, vũ là vua Vũ, vũ là có tâm địa hèn mạt.- Vậy tên tôi có liên can gì với tên thầy tôi không?- Không.Thế rồi thôi, nó chịu chôn sự hồ nghi vào bụng, vì nội người nhà nó không dám hỏi ai cả.Đến tận năm nó mười ba tuổi, nó cũng không hiểu thêm được tên nó nghĩa là gì. Nhưng nó chắc rằng hẳn là đối với cha mẹ, nó có một việc gì khiến cho cha mẹ phải phiền lòng mà nó không biết đấy thôi. Cớ làm sao cha mẹ nó coi nó như thù hằn, ghét bỏ nó như con ai ấy, đến nỗi nó cực khổ hơn hết cả những đứa trẻ có cha mẹ, cực khổ hơn cả những đứa trẻ bồ côi, bởi vì nó không thấy nó được là con ai cả! Những sự âu yếm, những sự săn sóc của cha mẹ, nó chỉ được biết ở trong các bài học nhà trường, nên nó đau lòng, nó thèm thuồng, nhưng nó không dám oán cha mẹ nó tí nào.Có một hôm nó thấy người bạn học có tên lót chữ Trần. Cái tên giống nó, nó liền hỏi, thì bạn đáp:- Chứ Trần là họ mẹ tôi, nên cha tôi lấy làm chứ lót cho tên tôi, có gì làm lạ? Như thế thì ba chữ tên tôi vừa có họ cha tôi, vừa có họ mẹ tôi.Thằng Hoàng Trần Vũ bấy giờ mới hiểu thêm được một tí nữa. À, ra nó cũng lót bằng họ mẹ nó. Bởi vì mẹ nó cũng họ Trần. Mẹ nó tên là:Trần Thuý Liễu.