ác Thảo thú nhận là minh lúc đầu vì còn trẻ, quá ngây thơ, nên đã kỳ vọng nhiều vào tình cảm của “ông cụ”. Cứ tưởng đấy là một con người bình thường, dễ kết thân, mà không hiểu được là trong thực tại cách mạng, đã có một khoảng cách khó vượt qua để tới gần được lãnh tụ! Bởi chung quanh lãnh tụ là cả một thành luỹ bè phái vây quanh, bao phủ, với những con mắt, nhũng cái tai, những bàn tay của những thế lục nghỉ kỵ nhau, kình chống nhau rất phức tạp. Trong chế độ tương tự, trong đường lối hành động và tổ chức cứ như vậy, ngay từ thời Lénỉne, cho tới Stalin, cho tới Mao và nay tới thời “bác Hồ”, đã hình thành cả một truyền thống đối xử rất nghiệt ngã giữa các “đồng chí” ở cấp lãnh đạo, ở cấp Trung ương. Họ đã từng hạ bệ nhau, từng chèn ép nhau không chút nương tay, không chút thương hại, để qua mặt nhau, để gạt bỏ nhau! Nói chi tới những kẻ bị xếp vào loại “đối thủ tiềm ẩn”, loại “có vấn đề”, loại phản động, kẻ thù…- Vì thế càng về sau này, tôi càng khám phá ra rằng mọi cuộc gặp với “ông cụ” đều đã được chuẩn bị rất máy móc, đã qua sàng lọc kỹ lưỡng, trong quy trình làm việc của lãnh tụ. Vì bắt buộc phải giữ khoảng cách như thế, mà những lần gặp đã không tạo ra một cởi mở tự nhiên, cũng không thì có một quan hệ hay trao đổi gì về mặt tư tưởng, cũng không có một xúc động tình cảm nào, ngoài sự xa cách, sợ sệt “đến lạnh cả thân thể”! Sau này thì tôi mới hiểu rằng hi vọng đạt tới một sự thân cận, thân mật nào đó với lãnh đạo là một điều không tưởng, không thể nào có!Rồi bác Thảo phần trần:- Tôi về nước với mộng ước được tham gia làm cách mạng, góp ý giúp dân, giúp nước, chứ không mưu tìm một địa vị trong quyền lực. Tôi nghĩ mình phải giữ sao cho cái đầu và con tim như của mọi người, để có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mọi người! Nhưng “ông cụ” thì khác. Bởi “ông cụ” có cuồng vọng làm lãnh tụ, muốn tận tay mình dẫn dắt dân tộc từ thân phận nhược tiểu đi lên thế giới đại đồng. Muốn vậy, thì phải nắm cho bằng được uy thế tột đỉnh, quyền lực trong tay, để chung quanh phải kính nể, kính phục mà tuân lệnh, mà sùng bái. Làm lãnh tụ không thể là một người bình thường, càng không thể tỏ ra là tầm thường. Nay nghĩ lại lúc gặp “Người” lần đầu tiên, mà tôi thấy lúc ấy mình ngốc quá. Bạch diện thư sinh mà dám tỏ ra là tay ngang với lãnh tụ! Đấy là tôi chưa bàn tới những bàn tay của bao phe phái quỷ quái, của cả ngoại bang… đang bao vây lãnh tụ!- Nhưng lần tỏ ra là tay ngang với lãnh tụ là thế nào?- Tôi nhớ rất rõ hôm ấy là ngày mùng 5 tháng sáu, năm 1946. Lúc đó, trùng buổi chiêu đãi “phái bộ cụ Hồ” vừa tới Paris để lo việc điều đình với Pháp, vì sự bồng bột của tuổi trẻ, nên tôi hồn nhiên vui mừng, thân mật, vồn vã chạy tới nắm chặt tay “ông cụ” một cách nồng nhiệt và nói: “Tôi rất hân hạnh được gặp cụ chủ tịch!” Cụ Hồ cũng vui vẻ đáp: “Chào chủ Thảo!” Nghe vậy, tôi rất cảm động, nghĩ rằng Hồ chủ tịch đã thân mật coi mình như đứa em trong gia đình…Cuối bữa ăn, Hồ chủ tịch kêu gọi anh em Việt kiều về nước tham gia kháng chiến, thì tôi hăng hái, xin được trở về ngay để được phục vụ cách mạng và quê hương.Tôi còn tỏ ra là mình hơn hẳn các anh em Việt kiều khác khi khoe rằng “tôi cũng đã bỏ công nghiên cứu về tư tưởng Karl Marx và về cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga… Tôi rất mong ước được về nước cùng cụ xây dụng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp… tại quê hương ta”!- Nghe vậy, thì cụ Hồ đã có phản ứng như thế nào?- Ông cụ lúc ấy chỉ mỉm cười nhạt, nhưng nét mặt thì vẫn lạnh lùng khi nhìn tôi. Tới lúc Hồ chủ tịch lần lượt bắt tay từ biệt mọi người. Khi bắt tay tôi thì “ông cụ” nói với tôi một cách nghiêm nghị:- Còn chú Thảo này thì cách mạng chưa cần tới chú lúc này đâu. Chú cứ ở lại Paris thì có lợi cho cách mạng và cho chú hơn.Tôi hơi bị bất ngờ trước lời khước từ đột ngột như thế. Tôi đã kể lại lần gặp gỡ này cho một người bạn mới quen ở ATK, tên là Đa, một trí thức có vẻ cởi mở hiếm thấy.Nghe kể xong, Đa lè lưỡi, lắc đầu, khoát tay tỏ vè lo sợ đến lớn tiếng:- Thế thì chết! Chết thật đấy! Tôi không doạ anh đâu. Anh khôn hồn thì tìm cách lặn cho sâu, tránh cho xa lãnh tụ đi! Không nên nán lại ở ATK này nữa. Phải xin đổi công tác đi. Nói câu ấy ra là “Người” đã khai trừ anh rồi đấy. Tỏ thái độ ngang hàng như thế là anh đã tự tuyên án tử hình cho chính mình rồi đấy!- Sao mà anh sợ hãi, hốt hoảng quá vậy? Chuyện ấy xảy ra cũng đã lâu rồi, năm, sáu năm rồi. Chứ có phải mới hôm qua đâu. Mà có gì khiến anh hoảng sợ quá vậy?Đa lại lắc đầu nói:- Vậy là anh chẳng hiểu gì về “ông cụ” và đám người chung quanh “ông cụ” cả sống ở gần “trung ương” mà không hiểu gì về lãnh tụ là điều nguy hiểm lắm đấy! Vì trong đầu “ông cụ” đầy ắp cuồng vọng quyền lực tối cao. Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường “Người”, từng tỏ ra ngang hàng với “Người”, thì sau đều đã vinh viễn bị loại trừ ra khỏi tầm mắt của “Người”. Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy.- Tôi không hiểu nổi tại sao lại có thể tàn nhẫn khủng khiếp đến thế?- Vì vậy mà phải biết giải mã lãnh tụ. Phải hiểu rằng “ông cụ” có tâm thức mình là bên trên tất cả, là một bậc kỳ lão gia trưởng, luôn luôn toả sùng bái một thứ hào quang thần thoại đúng với truyền thuyết lịch sử “con rồng, cháu tiên”… Và đám quần thần chung quanh “ông cụ” không tha thứ cho một ai dám tỏ mình là ngạng hàng với “Người”. Từ những tay trí thức nổi tiếng tâm huyết như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm… cho tới kẻ được đào tạo chính quy như Trần Văn Giàu, và biết bao nhiêu trí thức có uy tín khác nữa… đều là những nạn nhân của thái độ ngang hàng như thế. Tất cả đều đã bị loại bỏ một cách tàn nhẫn và vĩnh viễn. Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng Tạ Thu Thầu đã chết mất xác vì cầu nói: “Ngoài bắc có cụ, trong nam có tôi”!Rồi bác Thảo giải thích thêm:- “Ông cụ” có quyết tâm không gì lay chuyển là được tận tay dẫn dắt dân tộc đi tới thế giới đại đồng. Phải hiểu ý chí ấy, cuồng vọng ấy của “ông cụ;” Dù khó khăn mấy, hao tổn mấy thì cũng phải hoàn thành cho bằng được. Vì thế nên “ông cụ” quyết tâm nắm bắt mọi cơ hội để đạt tới đỉnh cao, để củng cố quyền lực bằng mọi giá, bất chấp những chuẩn mực của lương tri của đạo lý… cứ như theo sách vở của Machiavel mà tôi nghĩ ông cụ đã đọc, và đã thuộc lòng! Vì thế “ông cụ” thấy con dường chuyên chính vô sản của xã hội chủ nghĩa là đúng nhất, tốt nhất. Các nhà nghiên nước ngoài đã không chú ý nhiều tới “cuồng vọng lãnh tụ” ấy khi họ tìm hiểu “ông cụ”! Họ thấy phong cách lãnh đạo của “ông cụ” như thế là do bản năng tự nhiên. Bởi các nhà nghiên cứu ấy đã mang sẵn trong đầu những định kiến chính trị cổ điển, qua cái nhìn bị chói loà bởi những huyền thoại của bộ máy tuyên truyền. Các nhà nghiên cứu ấy đã vô tình sử dụng quả nhiều tư liệu là sản phẩm chính thống của “đảng”. Họ đã không hiểu những hành động cực đoan của cuồng vọng. Như vậy thì làm sao họ hiểu hết được mặt trái, mặt phải “ông cụ”.Phải biết rằng huyền thoại và vóc dáng lãnh tụ của “bác Hồ” là tác phẩm của cả một công trình nghệ thuật hoá trang cao độ, một công trình điểm tô, dàn dựng, để công kênh “ông cụ” lên thành một nhà lãnh đạo uy nghi, kiệt xuất, như là bậc thần, bậc thành, để dân chúng một lòng tin tưởng mà sùng bái. Tất cả phải bày tỏ lòng lòng kính trọng; bằng tâm thức hãnh diện tự nguyện làm vật sở hữu của lãnh tụ như một vinh dự, một mẫu mực giá trị… “Ông cụ” được tôn vinh làm bác, làm cha dân tộc. Họ dạy cho dân tiêu chuẩn lý tưởng: cái gì có giá trị thì cũng phải là của “bác Hồ”, của “cụ Hồ!” Nào là “cháu ngoan bác Hồ”, cây vú sữa “bác Hồ”, “nhà sàn bác Hồ” cho tới anh “bộ đội cụ Hồ”! Từ đó đã biến thể ra thành cái nếp suy nghĩ rằng cái gì hay, cái gì tốt, cái gì có giá trị… thì cái đó phải là của “bác”, của “đảng”. Trong tuyên truyền có cả một “huyền thoại về quả cam” của bác Hồ: có cán bộ thơ, cán bộ chính trị, quan lại triều Nguyễn đã kể về thành tích được “bác Hồ” tặng một quả cam! Quả cam ấy đã được trân trọng đón nhận như một “ơn thánh thiêng liêng”, được mang ra chia sẻ cho cả gia đình… Giai thoại “quả cam” được coi như biểu tượng cuồng tín của một “thứ phong kiến cộng sản”!Trong tuyên truyền, người dân được dạy bảo phải một lòng kính cẩn những gì liên quan tới đòi sống “bác Hồ”, nhưng thực tế thành công thì trong hành động, người dân lại hiểu rõ kinh nghiệm linh động muôn mặt, muôn hướng, muôn phương cũng như hành tung bí mật, phức tạp của “bác Hồ”!Đau đớn cho một nhà văn, khi vừa hoàn thành một tác phẩm, một bài báo ưng ý, hí hửng tới đưa cho chủ nhiệm đọc thì bị chê: “Bài này thiếu tính bác, tính đảng, chỉ vì trong tác phẩm, trong bài báo thiếu vắng cái phần không thể thiếu là phần công thức ca ngợi công ơn của “bác Hồ”. Tại sao một đảng cách mạng, lấy việc giải phóng con người làm mục đích tối hậu, mà lại muốn biến tất cả thành sở hữu của ỉãnh tụ, của đảng cầm quyền? Đấy không phải là tâm thức của con người đã được giải phóng, mà đấy là tâm thức của con người đã bị dụng cụ hoá, nghĩa là đã mất tự do. Bởi phải tỏ ý nguyện làm nô bộc cho một vị chúa tế, cho nhóm quyền lực “lãnh đạo”! Đấy là do tình trạng đã của kẻ đã quá sùng bái, đã quá tin. Đấy là căn bệnh của chủ nghĩa “ngu tín”, chủ nghĩa “cuồng tín”. Phải giải mã cho cặn kẽ những cuồng vọng bí ẩn, những sức ép giáo điều của ý thức hệ thì mới mong thoát ra khỏi tình trạng ngu tín và cuồng tín ấy.Khi muốn nghiên cứu kỹ về “cụ Hồ”, cũng phải tìm hiểu tất cả những công việc bố trí của “guồng máy” bao trùm, liên quan tới một sinh hoạt đời sống công và tư, tuỳ thuộc tính tình, tuỳ cách xử sự trong gia đình… tới cả các biện pháp tổ chức phục vụ, bảo vệ “bác Hồ”. Phải thấy cách dàn dựng lên những giai thoại, tạo ra những khung cảnh huyền bí chung quanh ”bác Hồ”. Phải hít thở không khí tôn sùng, thờ kính, phục tùng lãnh tụ như thế, thì mới có thể tương đối hiểu phần nào cung cách hoạt động, ý hướng chính sách, giá trị của những chọn lựa của lãnh tụ. Tất cả phải là tạo cho quần chúng một niềm tin tuyệt đối vào lãnh tụ. Từ những quyết định lớn tới những việc nhỏ nhặt, tất cả đều mang dấu ấn nhũng phương pháp tâm lý tinh vi tôn sùng lãnh tụ. Chính vì sự sùng bái tuyệt đối này mà đã đưa tới những đánh giá không ăn khớp với thực tại đầy tiêu cực và tích cực của lịch sử. Vì khi khen quá, hay chê quá, thì phải chối bỏ cái phần tiêu cực, hoặc tích cực. Sự chối bỏ như thế thì không còn gì là sự thật lịch sử nữa, mà chỉ còn là… huyền thoại đã đượt thêu dệt theo hướng sùng bái. Dĩ nhiên khi đã thêu dệt huyền thoại thì không còn giá trị khoa học của nghiên cứu nữa. Lịch sử luôn luôn chứa đựng cả cái tốt lẫn cái xấu. Nói chỉ có tốt thôi, hoặc chỉ có xấu thôi thì không được. Mà khi muốn cân nhắc tỉ lệ tốt xấu, tức là phải xét vấn đề công, tội. Việc làm này dễ gây căng thẳng bi thảm. Vì dễ sa vào thái độ cực đoan! Cực đoan và sự thật không bao giờ đi đôi được với nhau.- Cứ theo thực tại mà xét, thì “ông cụ” là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối. Từ cách mang đôi dép râu bình dân, từ cách để hở ra cái áo lót nâu đon sơ, thủng vài lỗ bên trong, tưd cách không cài hết khuy áo sơ-mi, tới cách khoác hở cái tấm nhựa bên ngoài, đó là những cách thức phô diễn đá được chọn lựa, cân nhắc rất kỹ. Những chi tiết ấy tạo ra một thứ vương bào siêu vật chất, đầy hào quang của cách mạng vô sản! Vương miện của “Người” chính là chiếc mũ “cát” vải có vẻ tầm thường, nghèo nàn. Nhưng nó biểu hiện tính khỉnh mạt, bất chấp thời trang quyền quý, quan cách, như thách thức cái lối ăn mặc sang trọng, hiện đại theo kiểu Tây phương. Phong cách ăn mặc như thế là sự phỉ báng những thứ áo gấm, áo thụng kiểu phong kiến. Lối ăn mặc cố ý tạo vẻ “bình dân” trong đám người chính trị, hoặc giữa dân chúng như vậy là một cách tự tôn rất cao siêu! Từ cách cầm điếu thuốc cháy dở, cách mỉm cười lạnh lùng, khinh bạc, cách nhìn thẳng vào mặt đối tượng như một thách thức, cách hỏi han đám đông kiểu bề trên chăm sóc bề dưới.,.. Tất cả những dáng điệu, cử chỉ trong mỗi tấm hình, trong từng bối cảnh, trong từng trường hợp… đều có cùng một mục đích: luôn luôn chứng tỏ vị thế thượng đỉnh của một vị lãnh tụ tối cao sáng ngời, phi thường! Tất cả chi tiết ngoại cảnh đều là những nét chấm phá đã được gạn lọc, đã được nghiên cứu, dàn dựng tỉ mỉ từ trước, để hình ảnh “Người” không bị chìm lẫn trong đám nhân loại tầm thường chung quanh! Đấy là vóc dáng của một thần tượng vượt trội, đứng trên một bệ đá uy quyền tột đỉnh trong lịch sử! “Người” không để hé lộ một một kẽ hở nào, để có thể bị coi thường một cách nhầm lẫn, không để một mưu toan tìm tòi khám phá nào có thể thẩm thấu vào những suy tư, vào những hậu ý, vào tư tưởng của “Người”!- Đấy là bác nghiên cứu về mặt tư tưởng, của lãnh tụ, thế còn về đòi tư trong vòng bạn bè tri âm, tri kỷ thì sao? Tại sao chẳng thấy có tư liệu nào, chẳng thấy ai nói rõ về khía cạnh ấy?- Thực ra thì “ông cụ” chọn lựa rất kỹ những “bạn hữu” như là đối tác của mình. Những người được chọn, được giới thiệu ấy đều là những nhân vật có ảnh hưởng, có chút uy thế chính trị. Họ sẽ là những người được sử dụng như những bậc thang, để ”Người” đẫm lên đó mà đi tới đỉnh vinh quang. Thật sự là, khi đã đạt tới đỉnh quyển lực, thì ông cụ đã phải sống trên đỉnh tháp ngà, không có bạn hữu thân tình, tri âm, tri kỷ nào cả. Không người thân thương để tâm sự, không người chân thành để đối thoại vui vẻ trong tóc nhàn rỗi, bông đùa khi trà dư, tửu hậu. Không bạn thơ, không bạn rượu; không cả bạn đời tâm tình thẩm kín riêng tư. Tất cả chỉ là những dụng cụ, cuộc đời khô khan của lãnh tụ lịch sử, không có chỗ cho bạn tâm giao, tâm tình… mà cũng chẳng hề có đồng môn, đồng chí! Chỉ có những kẻ tỏ ra sự trung thành của đám bầy tôi, khúm núm chờ lệnh dưới ngai vàng của quyền lực, chỉ có những đối tác officiel (chính thức) trong chốn cung đình, chính trường… Đa số những người được chọn đều là mấy nhà văn, nhà thơ, mấy nhân vật chính trị, mấy nhà văn hoá nước ngoài đã được guồng máy tuyên, truyền ca ngợi… Điển hình cho sự đề cao, đề bạt; một cách phi thường là trường hợp của nhà thơ Tổ Hữu, một cán bộ không có thành tích chính trị hay cách mạng gì xuất sắc nào ngoài, mấy bài thơ ca ngợi lãnh đạo cách mạng. Đặc biệt là một bài thơ đã được đưa vào chương trình giáo dục vì nó hết lòng ca ngợi, tôn thờ “bác Hồ”! Và vì vậy mà “đụng tới Tố Hữu” là đáng tội phản động cách mạng.- Nhưng khi đã ông cụ lên tới đỉnh vinh quang như thế thì tại sao không thấy lưu lại một tác phẩm nào về mặt tư tưởng hay lý luận nào của “ông cụ”?- “Ông cụ” đã giải thích rằng “vì bác Stalin, bác Mao… đã viết cả rồi!”. Sự khiêm tốn của lời tuyên bố ấy đã làm cho máy tay trí thức có xu hướng sùng bái hiểu lầm. Với lời tuyên bố ấy, thật ra là ông cụ muốn nói rằng tư tưởng của “Người” là bao hàm, là gom thâu tất cả tư duy của các nhà tư tưởng lớn của cách mạng. Chẳng nhũng thế mà còn là của cả nhân loại, qua tất cả mọi thời đại của sử sách. Đã hơn một lần “Người” khoe khéo tư tưởng của Người là cả một kho tàng tư tưởng của các bậc tổ tiên, của các nền văn hoá xuất phát từ Khổng Tử, Trang Tử của Trung Quốc, cho tới Phật Thích Ca của Ấn Độ, cho tới Chúa Ki-tô của nền văn minh phương Tây! Rồi còn là tư tưởng của nền văn minh Ả Rập với đấng Tiên tri Mahomet, đấng đã hứa mang vào thiên đàng, những ai dám hi sinh ôm bom lao vào kẻ thù… Bởi các đặc công của “Người” cũng thường hi sinh, ôm bom lao vào… kẻ thù trong chiến tranh cũng như trong hoà bình, ở nông thôn cũng như ở thành thị như thế! Tự tôn là một căn bệnh tâm lý thường thấy nơi các lãnh tụ độc tài trong lịch sử. Lãnh tụ luôn luôn chứng tỏ mình là đỉnh cao chót vót trong thiên thu lịch sử của tất cả các nhà tư tưởng cổ kim! Sự khiêm tốn, sự bình dân của lãnh tụ chỉ là sự dàn dựng của một thứ mặc cảm tự tôn siêu đẳng! Nên nhớ là có khả nhiều tác phẩm đã hết lời ca tụng “ông cụ”, mà tác già cũng chính là “ông cụ”! Chính ông cụ đã tự xưng tụng minh là “Ái Quốc” là “Vương”, là “Chí Minh” cơ mà!Sau khi dài dòng nêu ra những đặc tính của lãnh tụ như thế, bác Thảo nhấn mạnh:- Thực tế mà nói thì “ông cụ” biết rằng về trình độ tư tưởng, lý luận cách mạng, thì mình làm sao so được với những Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ là những người đã được đào tạo chính quy, ngay cả với Trường Chinh cũng vậy… Thế nên phải tìm cách chế ngự các đối thù ấy. Phải cố nêu gương, nêu phong cách sống cao thượng, thanh đạm của một chân nhân để tỏ ra mình là nhà cách mạng chân chính. Vì một lẽ giản dị là đời sống và hành tung đa dạng, đa phương, muôn mặt, muôn vẻ rất ly kỳ, đầy bí mật của “cụ Hồ”, lúc “xuất quỷ”, lúc “nhập thần” như thế nên không ai có thể sánh được. Guồng máy tuyên truyền cách mạng dạy dân “Phải sống và làm việc theo gương bác Hồ”. Nhưng làm sao một người bình thường có thể sống với tung tích không rõ rệt, gốc gác đầy bí ẩn, với nhiều tên, họ lung tung, với đường lối hành động muôn mặt như “bác Hồ” được! Phải có cái đầu cực kỳ mưu trí mới có khả năng dựng nên những huyền thoại của một cuộc đời phiêu bạt, nay đây, mai đó, với cả trăm cái tên giả khác nhau, làm nhiều nghề sang, hèn khác nhau… Hành trình gập ghềnh, khúc khuỷu của ”bác Hồ” thì khó ai có thể đi theo. Từ một chú bé học chữ nho ở trong làng, từ một cậu học trò nghèo sống vất vả ở Huế, từ một ông thầy giáo quèn ở Phan Thiết, từ một anh bồi hầu hạ quan tây trên tàu thuỷ, từ một anh thợ chụp ảnh dạo ở Paris, từ một kẻ mượn danh một nhóm ái quốc “An-nam” viết báo, viết kiến nghị gửi hội nghị quốc tế, từ một đảng viên đảng xã hội Pháp, nay bỗng xuất hiện ở Nga, mai lại là một cán bộ ở bên Tầu, nay bị Đệ Tam Quốc tế loại trừ vì có đầu óc “quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi”, mai lại thấy chạy về ẩn náu ở Trung Quốc, ở Xiêm… rồi sau lại thấy xuất hiện trở lại ở Liên Xô, nhưng chỉ được chầu rìa bên lề đại hội thứ V của Đệ Tam Quốc tế, chứ không được làm thành viên của đoàn đại biểu chính thức của phong trào cộng sản Đông Dương… Rồi sau lại thấy “bác” xuất hiện với bộ áo cà sa ở Xiêm, rồi là trong quân phục giải phóng quân Trung Quốc khi được nhận vào làm việc trong “Bát Lộ Quân” của đảng cộng sản Trung Quốc, có lúc thì sống y như một dân Hán tộc ở Liễu Châu, ở Quế Lâm, Thượng Hải, Trùng Khánh, Côn Minh… Sau biết bao truân chuyên, thì rồi bỗng “bác” nổi bật như một nhà chính trị của mọi cơ hội, một lãnh tụ của cách mạng! Một con người đa năng, muôn mặt, muôn ý, muôn hướng phức tạp như thế, ai mà làm theo, noi theo tấm gương ấy được!Kể tới đó, bác Thảo thú nhận:- Nhiều lúc cứ nhớ lại lúc ở Paris, với đầu óc non nớt bạch diện thư sinh, mà dám ăn nói lỗ mãng như đã thân quen với “ông cụ” ngay lần đầu gặp gỡ! Nay nghĩ lại mà thấm thía ý nghĩa câu ngạn ngữ của Pháp: “có những lời nói đã tuyên án tử hình ngay kẻ vừa phát ngôn ra nó!” Sao mà đã dám hỗn xược, láo lếu, phạm thượng coi trời bằng vung đến thế! Vì cái tội phạm thượng ấy, mà hồi đó tôi đã bị bỏ lại Paris! Rồi sau này, khi về tới quê hương, thì đã bị xếp ngay vào diện “có vấn đề”, nên cuộc sống đã gặp đầy khó khăn, vất vả như thế… Tất cả là do cái tội “đã đọc nhiều sách vở ở bên tây”! Rồi là kèm theo một lời dạy bảo như một mệnh lệnh “Phải… gắng mà học tập nhân dân!” Thật không có một đòn “chỉnh huấn” nào, không có một sự hạ tầng công tác hào nặng nề hơn cái lời nghiêm khắc ấy. “Gắng mà học tập nhân dân!”. Phải mở mắt, mở tai ra mà “học tập nhân dân!”. Đấy không phải là một lời khuyên, đây là một lời xỉ vả kẻ ngu xuẩn cứ tưởng mình đã đọc nhiều sách vở bên Tây là hay, là giỏi!- Lời dạy bảo ấy đã như một tia sét cực mạnh đã đánh cháy tâm can, đến độ đã để lại vết hằn hối hận sâu hoắm trong ký ức của tôi… Rồi từ đó tôi mang nặng mặc cảm như đã phạm một thứ tội tổ tông không báo giờ gột rửa được nữa:- Nghe bác tâm sự như vậy, tôi vẫn có cảm tưởng rằng bác oán hận “ông cụ” nhiều lắm, phải không?- Anh vẫn lại hiểu lầm tôi rồi. Tôi không phải là kẻ ưa nói xấu, đổ ác cho ai. Với đầu óc một kẻ có học, có ý thức trách nhiệm, thì mọi sự kiện xấu xảy ra cho mình, trước mắt minh đều có lý do khách quan, chủ quan của nó, đều có lô-gích của nó… Trong chính trị cũng như trong chiến tranh, tác ứng dĩ nhiên gây phản ứng. Đẩy một kẻ, một phe vào thế thù địch, thì dĩ nhiên sẽ gặp phản ứng của kẻ thù ấy. Dùng thể du kích đại trà, chuyển quân như kiến, như muỗi vào rừng núi Trường Sơn thì sẽ gặp chiến tranh “hoá học trừ kiến, trừ muỗi” đó lả hoá chất “da cam”!… Chiến tranh của hoá học, của điện tử, của “bom tinh quái”, của mìn “ngửi hơi người”… Đấy là tương tác của chiến tranh của ta, của địch. Dùng du kích đại trà của ta thì sẽ gặp phản ứng chống chiến tranh du kích đại trà của Mỹ! Biết quy luật, lô gích của chiến tranh là như thế thì chẳng thể đổ riêng tội, riêng lỗi cho riêng một bên. Bên này tác ứng như thế thì, dĩ nhiên sẽ gặp phản ứng như thế của bên kia, có gì là lạ đâu. Việc của tôi làm là lý giải, là chỉ ra cốt lõi, nhân quả của vấn đề. Nay già rồi mới thấy, mới hiểu thẩu hết những sự kiện, những di sản của nó, nên tôi muốn nói ra với mọi người, về những trải nghiệm đã giải độc, đã giải thoát chính tôi khỏi tình trạng bế tắc của oán thù. Bởi những sự kiện, nhất là những sự kiện xấu, thì luôn luôn ám ảnh con người là tự nhiên. Riêng với dân ta, với cái đầu đã nhiễm thói quen cúi đầu, thụ động tiếp thu ý chí thù hận, với phản xạ hung bạo quyết tâm “giết thù”, như một giáo điều cuồng tín… Tất cả ảnh hưởng của những sự kiện ấy đều kích thích tội ác, đều là do mê muội, do ngu tín… Vì thế mà có kẻ không dám nghe tôi phân tích sự thật về cuộc đời ly kì, về những hành động khủng khiếp của “ông cụ”, vì sợ bị liên luỵ. Sự thật là tôi chỉ muốn lý giải cái gốc của tội ác trong hoàn cảnh của con người. Phải tạo ra ý thức tỉnh ngộ, giác ngộ để giải phóng con người khỏi căn bệnh cuồng tín, ngu tín như thế, Phải nêu ra cái gốc của thảm kịch, cái căn nguyên nhân quả của bao nỗi vui, buồn, đau của dân tộc, và dĩ nhiên cũng là của chĩnh tôi. Tôi nghĩ phải làm sao cho dân mình hiểu rằng “ông cụ” đã từ một cán bộ cấp thấp cho tới khi trở thành lãnh tụ, thì cũng có lúc đã có phản ứng của tội ác, đã vấp ngã. Ông thánh cũng có lúc phạm tội, nhưng hơn người ở chỗ sớm biết sám hối, biết hành động để chuộc tội… Chứ cứ quen thói hung bạo, quen thói cúi đầu sùng bái, rồi quy cho hoàn cảnh, cho số phận, đổ lỗi, đổ tội cho khách quan… thì không được. Cứ suy tư, đổ tội như thế thì xã hội rồi sẽ suy đồi, đất nước sẽ không trong sáng lên được. Thời cách mạng là thời có quá nhiều vấp váp, tội lỗi, quá nhiều “mảng” u tối, đa gây ra cái xấu, cái ác nên nó về lâu, về dài, đã gây tai hoạ cho cả dân tộc…. Đã sống trong thời đó, thì nay mỗi người phải tự giải độc cái đầu minh trước khi giải phóng thân xác, thân phận mình. Làm con người tự do là khó lắm: vì con người luôn luôn phải gánh chịu những lời chỉ dậy đam mê, bị dẫn dắt tới ngu tín, cuồng tín, làm cho nó mất tự do!- Vậy là bác muốn trút tất cả trách nhiệm vả tội lỗi lên những đam mê, cuồng vọng của “ông cụ” sao?- Về vấn đề này thì tôi phải nói rõ, phải giải thích cái cách nhìn của tôi. Thật sự là tôi muốn giải mã hoàn cảnh của “ông cụ” để tháo gỡ, để làm nhẹ một phần trách nhiệm, làm giảm một phần cả công lẫn tội của “ông cụ”, cũng như của chính tôi! Người ta thường cho rằng mỗi người đều có một định mệnh, một thân phận đã cố định. Quậy mấy cũng không thoát ra khỏi định mệnh, khỏi số phận mà ông trời đã dành cho. Tôi phủ nhận cách nhìn u mê thụ động của “số phận” như vậy. Tối nghiệm ra, và môn tâm lý xã hội cũng nhìn nhận như vậy, là mỗi con người sinh ra và lớn lên, thì đương nhiên phải tiếp cận và tiếp nhận nhiều ảnh hưởng nặng nề của môi trường ấy… Ta có thể tạm gọi cái môi trường bao quanh, đè nặng lên, thẩm thấu vào mỗi con người như thế là một hoàn cảnh. Cái hoàn cảnh mà chung quanh đã tạo ra và đã tác động, đã tác thành nó. Đấy chính là cách nhìn của tôi. Nhìn như thế để thấy rõ hoàn cảnh của mỗi con người, để thấy bên trên, bên ngoài, mỗi con người, nhất là mỗi lãnh tụ chính trị, đều có một bóng ma uy quyền lớn trùm kín lên nó, đè lên nó. Đấy là cách suy nghĩ của tôi. Khi gặp một trở ngại, gặp một điều không vừa ý, thì phải dừng lại, để phân tích tìm hiểu, để nhận ra cái vòng cương toả mãnh liệt đang bao quanh hoàn cảnh… phải tìm cho ra cái bóng ma quái đang chi phối mỗi thân phận, như vậy mới có thể biết cách giải quyết, tìm ra lối vượt qua trở ngại, để thoát ra khỏi bế tắc… Nếu không thì là tự minh cam chịu bị cầm tù trong bế tắc, để rồi còn chỉ biết oán hận, oán thù… Không biết các anh có hiếu hết ý tôi không? Phải giải độc, giải tà quá khứ của mình, để giải phóng chính mình, rồi từ đó giải phóng hiện tại, giải phóng tương lai…- Bác nói như vậy là những việc làm, những ảnh hưởng xấu đều có một bóng ma quái đã đè lên thân phận của “ông cụ”, của bác, của cả dân tộc trong thời gian qua… phải không?- Tầm nhìn như thế là để thấy toàn thể hoàn cảnh, vượt lên trên mỗi thân phận. Vì nhìn gần thì tất cả đều như là tử “ông cụ” mà ra, mà có. Nhưng như đã nói, đó chỉ là một tầm nhìn hạn hẹp, nên chỉ thấy uy quyền trước mắt. Phải đưa tầm nhìn vượt lên trên, vượt ra rộng hơn, xa hơn, để tìm hiểu tại sao con người, tại sao từ dân tới lãnh tụ cứ u mê cam chịu ngụp lặn trong bế tắc, tại sao cứ phải sống để gieo oán, gieo thù? Tại sao phải chấp nhận để oán thù làm động lực của hành động cách mạng? Ai, học thuyết, lý thuyết nào đã gợi ý, ai đã dạy ta phải biến oán thù thành động lực như thế? Xét như thế, thì thấy tất cả đều phát xuất từ một học thuyết, từ một ý thức “đấu tranh giai cấp” mà ra… Và chính học thuyết ấy, giáo điều ấy đã tạo ra cái bóng ma quyền uy của Lenin của Stalin, của Mao và cả của Pol Pot nữa… Nhưng trên tất cả các lãnh tụ ấy, lại là tư tưởng Marx! Thủ phạm gốc chính là Marx! Vì thế mà tôi phải phân tách những khía cạnh thực tế của con người “ông cụ”, để tìm hiểu cội nguồn, của những ảnh hưởng, những lập trường, những quyết định trầm trọng có tính lịch sử của “ông cụ”. Đối với những gì mà ta nhìn thấy, thì những quyết định ấy, bắt nguồn từ tham vọng quyện lực, từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không được… Tới lúc vui mừng gập được tía sáng của học thuyết “giai cấp đấu tranh”! Rồi chấp nhận học thuyết ấy lấm kim chỉ nam để đi tới… Tất cả những bước đi theo hướng ấy đều tạo cợ hội để thành danh, thành lãnh tụ. Để nắm bắt cơ hội ấy, thì phải suy tư vô cảm, coi những đau khổ của con người là những hi sinh cần thiết. Những bước “cơ hội” vô cảm ấy chó phép tung hoành muôn mặt, muôn hướng, không biết thế nào mà lường. Chính “ông cụ” cũng biết, có những điều ông cụ làm, là điều không hay, nên “ông cụ” vẫn thường bảo những “đồng chí” chung quanh, những kẻ thân cận rằng “Bác làm gì kệ bác”- Như vậy thì tại sao bây giờ lại có phong trào kêu gọi noi theo gương “bác Hồ”?- Xét rộng ra mối thấy tầng lớp lãnh đạo sau này chỉ là cái đuôi… của tuyên truyền giáo điều máy móc, thiếu biện chứng, phản biện chứng! Vấn đề là không thể bắt buộc noi gương “bác Hồ”. Bởi cách sống muôn mặt, muôn phương, đa nguyên của “bác” đâu có phải là gương sáng! Bởi những điều “bác” đã làm nó rất khác, rất trái ngược với những lời “bác” dạy. Bởi đảng, nhà nước đã hành động muôn mặt như “bác” nên xã hội đã loạn! Trong thực tế đâu có ai sống theo lời dạy của “bác”! Tôi còn được biết rõ mỗi lần sắp xếp những ai được tháp tùng bác đi gặp các nhân vật nước ngoài, thì bác thân chinh dặn dò thật là chi tiết, từ cách ăn mặc, cách nói năng, cách ứng xử phải như thế này, thế nọ. Và lời dặn dò luôn luôn được kết thúc bằng câu: “Các chú phải ăn mặc, nói năng, ứng xử thật đúng cách, còn bác ăn mặc ra sao, “bác làm gì kệ bác”. Thật sự là “ông cụ” biết việc mình làm, thái độ giai đoạn, các quyết định cơ hội của mình thường là không trong sáng, nên không muốn bất cứ ai được phép hành xử như… mình, được phép bắt chước mình! Khi gặp khách nước ngoài, đặc biệt là khi gặp người Pháp, thì “ông cụ” ra lệnh đoàn tuỳ tùng phải ráng ăn mặc văn minh, sạch sẽ, hợp thời… Còn “ông cụ” thì mặc theo kiểu lãnh tụ cách mạng Trung Quốc. Thư ký riêng Vũ Đình Huỳnh trước khi được tháp tùng đi Pháp, thì “ông cụ” đã bảo ông cứ mặc “complet”, thắt “cravate” cho thật đàng hoàng! Còn “ông cụ” thì vẫn cứ mặc theo kiểu cách mạng! Khi qua Trung Quốc thăm Mao chủ tịch, thì “ông cụ” lại mặc một cách hơi khác đi một chút, với cái áo khoác pardessus bên ngoài cho có vẻ Tây phương, khác hẳn lối mặc của “bác Mao”. Khi sang Pháp để gặp các nhà lãnh đạo Pháp, “ông cụ” còn phong ông Vũ Đình Huỳnh làm đại tá “vì ở bên tây, lãnh đạo luôn luôn có aide de camp (sĩ quan tuỳ tùng) đi hầu cận!” Và từ đó ông Huỳnh cũng phải chịu khó tập chào cho đúng kiểu “bộ đội cụ Hồ”!Về cách “bác” nể nang và bênh vực ông Vũ Đình Huỳnh, có giai thoại do chính đương sự đã khoe ra rằng khi bị mấy uỷ viên trong bộ chính trị mách rằng “ông Huỳnh vẫn giữ thói ngông tiểu tư sản, lúc nào cũng quần áo ủi là thật thẳng, lúc nào cũng xức nước hoa “Rêve d’Or”, thì ông cụ bênh ngay: “Ông ấy thích vậy thì kệ ông ấy”. Việc Vũ Đình Huỳnh được gọi bằng “ông” tức là đa có sự phân cách để cho thấy Vũ Đình Huỳnh không phải là một “đồng chí”, nghĩa là không phải người của cách mạng, nên sẽ có ngày bị hất xuống vực thẳm một cách không thương tiếc. Và sau này thì sự việc đã xảy ra đúng như vậy. Phải chi được “ông cụ” coi như con cháu, như gia nhân trong nhà thì tương li, hậu vận mới khá được.Những người thân cận còn kể rằng “ông cụ” rất chú ý cả tới cách nói năng, ăn mặc của cánh phục vụ. Mỗi trường hợp tháp tùng, đi ra bên ngoài, là cả một sự dặn dò, chỉ bảo thật kỹ từng chi tiết, vấn đề là cả một dàn cảnh làm nổi trội hình ảnh một lãnh tụ giữa đám quần chúng bình dân bao quanh! Nghĩa là phải làm sao cho thật là nổi bật vóc dáng một lãnh tụ, thật uy nghi, nhưng lại thật là hoà đồng, mà không bị hoà lẫn trong cảnh quan! Đây là một minh hoạ cho ngạn ngữ “chiếc áo đã làm nên thày tu”! Chính phong cách nói năng, ăn mặc của “ông cụ”, đã tạo ra một phong cách “lãnh tụ cách mạng”, chứ không phải trình độ lý thuyết, phương pháp lý luận! Không diễn thuyết, không viết sách để “đảng” và dân học tập, nhưng rất chú ý tới kỹ thuật dàn dựng bề ngoài: mỗi bức hình, mỗi ký sự phải là một “kiểu ảnh” để hậu thế chiêm ngưỡng! Phải chọn cận cảnh, viễn cảnh nổi nhất, phải cân nhắc đưa đẩy máy ảnh, máy quay tới lui nhiều lần để sao cho có một “thế đứng, thế ngồi” được “bác” chấp nhận, để lưu lại cho hậu thế!Vì “ông cụ” là một nhà dàn cảnh chiến lược có tài, rất tỉ mỉ và khó tính. Bởi đối tượng trong hình, ở mọi tình huống, chính là “bác”, một lãnh tụ luôn luôn muốn minh nắm độc quyền quyền lực.Những ai đã trải qua, đã sống sót sau cuộc cách mạng, rồi thì cũng đều có cái kinh nghiệm của “cụ Hồ” là phải biết vượt qua mọi trở ngại, trong mọi hoàn cánh khó khăn, để nắm bắt mọí cơ hội để vươn lên, để thành đạt, dù có phải đụng tới lương tri, đạo lý!- Khi đã biết lãnh tụ là như vậy, ai ai cũng phải chấp nhận là như vậy, thì tôi đã có phản ứng đối phó. Một là cố gắng đổi dạng, học cách sống theo cách mạng, nghĩa là cũng áo quần nâu sồng, cũng ăn uống đạm bạc, cố tạo ra cái vỏ ngoài sống lam lũ như một nông dân bần cố. Cứ sống trong những điều kiện “vô sản”, để cố xoá đi những phô trương lỗ mãng thời trẻ. Phải bằng cách này, cách khác, biết “cải thiện” mình trước cái nhìn của đối tác, đối phương cực kỳ sắt thép, đối phương tức là “ông cụ”. Nhưng thật ra tất cả đều là vô ích. Bởi “ông cụ” đã có cái nhìn phân biệt, cái nhìn định kiến đối với tôi ngay từ lúc đầu như thế mất rồi. “Ông cụ” đã sắp hạng con người tôi như thế, tức là đã mặc nhiên tuyên một bản án bất thành văn, vô phương kháng cáo. Cách nhìn như thế không phải là của trí tuệ. Thật là đáng tiếc đối với một lãnh tụ. Vì nó quá hẹp hòi. Bởi cách mạng đã quen nếp hành động “chẳng thà bắt lầm chín đứa, để không cho một đứa chạy thoát”. Khổ thế đầy! Pascal, một nhà tư tưởng Pháp có viết: “Con người vừa là thiên thần, vừa là thú vật. Kẻ muốn làm thiên thần, thì lại là làm thú vật”. Cách mạng muốn làm ông thành giải phóng con người, thì lại là làm con quỷ bạo lực của hận thù để nô dịch con người. Lối hành động ấy là phản thần thánh, vì là phạm tội ác!Không giấu được phẫn nộ khi kể ra những kỷ niệm cay đắng về hai lần gặp gỡ đầy ấn tượng1 bế tắc với “cụ Hố” hồi ấy, bác Thảo nhái giọng Sài Gòn, nói với chúng tôi y như tự chế nhạo mình:- Hồi năm 1946, ở Paris, với vị thế từng được bầu làm “Đại diện cho kiều dân Đông Dương”, tưởng thế là mình “ngon lành” lắm, sau lại còn dám to ra ngang hàng với lãnh tụ, rồi có lúc còn ngoan cố toan tính đấu lý với đám cố vấn Tàu… Bây giờ nghĩ lại mới thấy “nói zậy” mà chưa mất mạng là may lắm!- Theo bác thì tại sao bác không bị thanh toán như những kẻ đã dám tỏ ra mình ngang hàng, là đối trọng với “bác Hồ”?- Cái đó là do tôi đã sớm đề phòng; Vì thế mà tôi mới sống sót cho tới ngày nay. Thứ nhất là tôi giữ ý, cố tỏ ra là tuyệt đối không mưu tìm một vai về chính trị nào, tuyệt đối không mưu tìm gặp gỡ, kết thân với những trí thức, để tránh bị coi là có ý gây phe phái ở chung quanh. Bởi chung quanh ông cụ đã có quá nhiều phe phái rình rập nhau. Lúc nào tôi cũng cố tỏ ra kính phục “ông cụ”. Vì tôi biết quanh tôi toàn là những con mắt rất cuồng tín, rất nghi kỵ, rất cảnh giác… của các cục “bảo vệ A này, A nọ”. Sống trong một xã hội ngu tín, của thời cuồng tín như thế không phải là dễ, sơ hở một chút là dễ… chết như chơi!- Lúc có dịp nêu những ý kiến mới mẻ, có nội dung phản biện, thì tôi luôn luôn phải nhấn mạnh phủ đầu rằng nói như thế là tôi muốn “xây dựng đảng”. Đã nhiều lần tôi nói công khai với mọi người chung quanh rằng tôi chỉ ước ao được học tập, theo gương “bác Hồ”. Đấy là để công khai chứng tỏ một sự đầu hàng “lãnh tụ” với điều kiện để tôi có thể sống sót… Nhưng cũng phải nhắc tới và biết ơn tới một thế lực đã bảo vệ tôi, đó là sự quan tâm, chăm sóc của mấy nhà trí thức Pháp, đứng đầu là Sartre. Họ đã tận tình tỏ ra chăm sóc, theo dõi hoàn cảnh và sức khỏe của tôi khi họ biết tôi đang bị kìm kẹp. Họ thường xuyên viết thư thăm hỏi và đôi khi gửi cả thuốc men cho tôi. Có lúc họ còn đòi qua tận Việt Nam để thăm tôi… Sartre và tôi tuy có vài mâu thuẫn trong tư duy triết học, nhưng ông và đám bạn bè của ông rất quý trọng tôi, muốn bảo vệ tôi. Vì thế, tuy bị cánh tuyên huấn ghét bỏ, nhưng tôi nghĩ nhờ sự quan tâm, kính nể của trí thức của thế giới bên ngoài, mà “ông cụ” đã có sự e nể đối với tôi. Lúc tôi lâm nguy tới tính mạng trước thái độ quá khích của đám cán bộ cải cách, khi tôi dám đối đầu với đám cố vấn Trung Quốc, nhóm cán bộ cực đoan đã chụp lên đầu tôi cái tội đáng tiêu diệt là “có đầu óc phản cách mạng của bọn đệ tứ”! Nhưng vì “bên trên” chưa ra lệnh, nên cấp dưới chưa dám ra tay đó thôi. Họ vẫn phải để cho tôi sống. Tuy là sống vất vưởng như một con thú dữ cần phải canh chừng, “để xem nó còn ra những trò gì”. Cứ như con mèo vờn con chuột, chưa muốn cắn cổ cho nó chết hẳn. Hơn nữa, những nhận xét phê bình của tôi, chính “ông cụ” và mấy tay lý thuyết của đảng cũng không bắt bẻ được, nhưng vì địa vị thượng đỉnh của “ông cụ”, vì cố giữ “chuyên chính vô sản”, nên họ không thể chấp nhận ý kiến phản biện có tính dân chủ của tôi. Ngay trong lúc có cải cách ruộng đất, dân kêu than, khóc lóc quá thì “ông cụ” cũng biết đấy. Vì thế mà “ông cụ” đã khôn khéo ra chỉ thị “không được dùng nhục hình”, nhưng chỉ thị ấy đã bị cất xó, để sau này làm sử liệu, chứ nó không hề được phổ biến, rộng rãi. Bởi còn ý kiến có tính mệnh lệnh của Ban cố vấn, là phải thẳng tay “phát động đấu tố để tạo khí thế cách mạng”…- Khổ thế đấy! Và vì vậy mà tôi muốn nhấn mạnh tới hoàn cảnh phải chịu sức ép cũng không mấy vinh quang của “cụ Hồ” trong suốt thời gian phát động chiến tranh! Muốn qua sông phải luỵ đò! Muốn có vũ khí làm chiến tranh thì phải nghe người ta, phải kiêng nể cố vấn, nên cũng đành phải hi sinh một phần uy quyền, chủ quyền. Chứ mình có tự chủ hoàn toàn như mình muốn đâu. Lúc đó lãnh đạo đang bận tâm vì chiến tranh, không ai nghĩ tới chuyện phát động cải cách ruộng đất dã man như thế. Nhưng, như tôi đã nói, trên mỗi thân phận đều có một bỏng quyền lực ma quái hơn nó bao trùm, nó ép, nó đè… Trên thân phận. Trần Đức Thảo là cái bóng ma quyền lực Hồ Chí Minh, nhưng trên thân phận Hồ chí Minh lại là cái bóng ma đế quốc bành trướng vô cùng độc đoán, lấn át của Mao! Nhưng xét cho cùng, thì trên tất cả những thân phận lãnh tụ cộng sản, đều có cái bóng ma vô cùng vĩ đại, vô cùng áp đảo của Marxí Nhưng mà riêng đối với tôi, thì trên tất cả và tận cùng, qua bao tiếp cận thực tại tàn nhẫn của cách mạng trong một thời gian dài, thì nay tôi mới nhận ra là còn có một quyền lực lớn lao vô cùng, vô tận của sự thật, của lương tri… nó đè nặng lên đầu óc Trần Đức Thảo, nó phát xuất từ sự đau khổ của dân tộc Việt trong cuộc cách mạng này. Đó cũng là những đau khổ vô cùng của con người trong các cuộc cách mạng bằng bạo lực của hận thù ở Nga, ở Trung Quốc, ở ta, ở Campuchia… Chính vì đã đẩy tầm nhìn lên thượng tầng của tư tưởng, đưa lý luận, lý giải tới tận cùng của lương tri như vậy, thì phải nhìn thấy rõ cái gốc của mọi sai lầm và tội ác của cách mạng và của chính mình! Muốn phân tích rõ mọi sự thì phải là một cuốn sách vĩ đại… Bây giờ thì chỉ có thể bàn trong giới hạn của một vài chi tiết, một vài khía cạnh mà thôi.- Như mọi người đã thấy đấy, chỉ vì ảnh hưởng của ý thức hệ mà chưa bao giờ ở đất nước này lại thấy có một chính quyền, một đảng chính trị lại vâng lời, lại phục tùng, lại sùng bái con đường hùng bạo của đáng cộng sản Trung Quốc đến mức đó. Cứ như mình là con đẻ của đảng cộng sản Trung Quốc. Mà sự thực là như thế! Dĩ vãng ngàn năm Bắc thuộc đâu dễ gì xoá đi được. Rồi với hàng vận cán bộ của “đảng ta” đo Trung Quốc đào tạo về mặt ý thức hệ nữa… Vì hiểu rõ tình trạng ấy, nên tôi cố gắng tìm luận chứng phản biện thật sáng tỏ, để thuyết phục lãnh đạo, để tránh những bước mù quáng quá trớn tai hại trong giai đoạn bị thôi thúc phải chuẩn bị mở lại chiến tranh. Vì làm chiến tranh thì phải nhờ vả, quỵ luỵ bên ngoài, tức là phải sùng bái anh cả đỏ Trung Quốc, chứ tay không thì đánh ai được. “Ông cụ” cứ tưởng có thể làm chủ tình hình trên đất nước của mình, cứ tưởng có thể tung hoành áp đảo dư luận quốc tế… nhưng kỳ thực là trên bàn cờ quốc tế, ở thời nào cũng vậy, một lãnh tụ nước nhỏ luôn luôn hứng chịu sự khuynh đảo tàn nhẫn của các thế lực nước lớn. Đang lúc chiến tranh sôi động trên đất nước, mà phải chấp nhận khuyến cáo của Trung Quốc phát động cải cách ruộng đất theo y như lối “thổ cải” dã man của Mao ở Trung Quốc như thế, thì đó là một nỗi nhục, nỗi đau của “ông cụ”. Khi phải mang bà Nguyễn Thị Năm, một ân nhân của cách mạng ra mà bắn như thế, mà chính “ông cụ” đã nhìn nhận là mình không muốn như vậy, thì đấy là một thú nhận nỗi bất lực, một mối nhục lớn của “ông cụ”! Chung quy chính “ông cụ” cũng bị chi phối bởi những thế lực luôn luôn có cái nhìn quyền lợi, cái nhìn chiến lược toàn cảnh, toàn cầu, cái nhìn “ảnh hưởng”, “thế lực” của họ. Trung Quốc nó muốn nhuộm đỏ Việt Nam theo đúng màu đỏ đậm của Trung Quốc. Tôi đã hơn một lần nhắn nhủ, cảnh giác cấp lãnh đạo cách mạng rằng trong lịch sử thế giới, chưa hề thấy có trường hợp một nước lớn nào có chính sách chịu hi sinh, để mà giúp đỡ vô tư, để chi viện vô vụ lợi cho một nước nhỏ bao giờ đâu. Các nước lớn không bao giờ quên quyền và lợi của họ… Trong lịch sử nước ta từ trước tới nay, và cả về sau này, Trung Quốc đã, đang và vẫn sẽ là cái bóng ma quái vĩ đại, mãi mãi đè nặng lên đất nước, lên lãnh đạo, lên lãnh thổ của chính chúng ta!Bác Thảo lắc đầu ỉm lặng một hồi rồi nói tiếp:- Bởi có cái nhìn như thế nên tôi bị ganh ghét, tuy chưa bị tiêu diệt, nhưng cứ bị trừng phạt bằng cách để cho sống dở, chết dở, lúc nào cũng như có thanh kiếm treo lơ lửng trên đầu. Dù bị canh chừng, bị đe doạ, nhưng tôi vẫn kiên trl lập trường, để tiếp tục là tôi, thế nên phải sống khổ. Cứ như mình muốn khổ chứ không muốn sung sướng, không muốn được ưu đãi! Bi hài là như thế!Bác Thảo kể tới đó rồi bỗng cười rũ đến chảy nước mắt làm chúng tôi ngạc nhiên. Bác kể ra những gian nan khổ cực của bác với một niềm kiêu hãnh, tự đắc. Cứ như là những nỗi đau khổ ấy là những thành tích của mối tình lãng mạn giữa bác với cách mạng, giữa triết học với chân lý. Lúc tâm sự, bác thường mỉm cười tê tái, trong khi mắt ngấn lệ. Chúng tôi tuy cũng có lúc phải mỉm cười theo, nhưng rồi cũng chảy nước mắt. Vì thấy nhà triết học của chúng tôi lấy tay áo chấm nước mắt mà vẫn cứ cười như đứa trẻ! Thật là thê thảm!Rồi bác Thảo ôn lại tâm trạng mình ở Paris hồi ấy. Lúc thấy phái đoàn Hồ Chí Minh về nước… cùng bốn trí thức Việt kiều, mà mình thì bị bỏ lại! Thật là mất mặt cho kẻ cứ tưởng mình là một tay mác-xít có hạng, tràn trề hi vọng, tưởng mình sẽ rất là tâm đầu ý hợp với nhà lãnh đạo kháng chiến và cách mạng ấy!1Bác Thảo cho biết bốn Việt kiều cùng về với Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay chuyến ấy là ba kỹ sư: Phạm Quang Lễ, Võ Quý Huân, Võ Đình Quỳnh, và bác sĩ Trần Hữu Tước. Phạm Quang Lễ là kỹ sư cơ khí hàng không, nhưng có nhiều kiến thức về vũ khí nên đã được tin dùng đặc biệt. Và đã được “cụ Hồ” đặt cho một tên mới là Trần Đại Nghĩa, rồi sau được phong quân hàm thiếu tướng, trông nom quân xưởng đầu tiên của chiến khu, rồi sau được ca ngợi như là người đã sáng chế ra loại súng chống tăng, mang tên SKZ (Súng Không Zật). Nhưng bác Thảo cũng chế giễu khéo:- Thứ súng ấy sau chỉ thấy trong ảnh, chứ không thường thấy trên các trận địa. Vinh quang là như thế. Sự thật là như thế.Kể tới đó, bác Thảo lại mỉm cười tề tái! Trên mặt khô héo của nhà triết học luôn toát ra nỗi buồn, nhưng vẫn cứ giấu nó sau nụ cười mỉm. Đấy không phải là thứ cười vui, mà chỉ là một thứ cười đã phai bạc, đầy gian truân, đắng cay… muốn khóc! Đấy là thứ cười cố hữu của con người khổ ải, thường để che giấu thân phận tủi nhục, u buồn của mình. Nụ cười héo hắt ấy rất thường gặp trên môi mỗi con người cùng khổ. Đến nỗi dân ta đã nổi tiếng là “cái gì cũng cười”, lúc đau khổ cũng vẫn cứ… cười!Rồi bác Thảo còn thành thật thú nhận:- Hồi ấy, không được cùng về với phái đoàn “cụ Hồ”, tôi cảm thấy bị coi thường, nên tự ải bị va chạm nặng. Vì vậy lại càng có quyết tâm mưu tính cho bằng được sự trở về sau này! Nay nghĩ lại mới hiểu rõ vì sao lúc đó tôi đã bị bỏ lại, và rồi không được tin dùng sau này: chỉ vì đã lỗ mãng phạm thượng, nhưng có lẽ công và tội nặng nhất của tôi là đã có những suy nghĩ, nhận định nghiêm trọng trước mấy vấn đề lớn. Vì thế mà đã vô tình đụng tới những tính toán của lãnh đạo, của “đảng”! Đó là việc tối kỵ không ai dám làm. Nhưng vì tính nghiêm trọng ấy mà tôi thấy phải nói ra. Chung quạnh ông cụ người ta chỉ quen khen nịnh thôi. Tôi muốn thay đổi cách làm việc như vậy. Bởi đằng sau những vụ việc được đề cao là những hậu quả nặng nề và lâu dài có những chọn lựa tưởng là tốt đẹp, nhưng với thời gian, nó sẽ mang lại những tai hại lớn lao. Dù là chọn lựa hay quyết định của lãnh đạo thì cũng có lúc sai. Tôi không thể giữ im lặng trước những cái sai ấy. Vì thế người ta không muốn cho tôi tiếp cận lãnh đạo một cách thân cận. Luôn luôn có một bức tường ngăn cách.- Thế thì bác chỉ được gặp “cụ Hồ” có hai lần ấy thôi à?- Còn nhiều lần gặp mặt sau này nữa chứ, nhưng những lần gặp ấy thì là sự tham dự ở vòng ngoài, nghĩa là do sự sắp đặt, để trang trí theo ý muốn của quyền lực, của cơ quan, cơ chế, chứ không phải là được mời để có tiếp xúc riêng, để tạo quan hệ thân mật với lãnh tụ. Trong những lần gặp theo chương trình đã sắp xếp của “tổ chức”, nên giữa “bác” và tôi, chúng tôi không hề trao đổi với nhau một câu nào có tính thân tình, tâm sự về một sự cố hay vấn đề nào đó… Như tôi đã được tập huấn ngay từ đầu, trước mặt “bác” tôi không được tự ý nói câu nào “ngoài chương trình”, ngoài lễ tân!- Như vậy là những lần gặp gỡ ấy, thật ra cũng là vô ích!Cũng không hẳn là vô ích đâu. Bởi mỗi dịp nêu ra được một điều của lê phải, của sự thật, để rồi nó lọt đến tai lãnh đạo hay ai đó thì cũng như mình gieo trồng được một mầm tốt. Nhưng nếu cái hạt mà minh gieo đó bị coi là hạt xấu thì mình sẽ phải trả giá. Tôi còn nhớ một lần gặp gỡ rất bí mật, không thể nào quên. Lúc đó là cuối năm 1964, tức là hoà bình sau hiệp định Genève đã gần mười năm, nhưng cả miền Bắc thì đang sôi sục ngầm chuẩn bị mở chiến tranh nổi dậy một cách quy mô ở miền Nam. Bỗng một cán bộ Trung ương tên là Sông Trường, tới bảo “bác” ngỏ ý muốn nghe tôi phát biểu về đề tài “chiến tranh và hoà bình”, tại phủ chủ tịch. Và tôi được biết rõ là buổi thuyết trình này chỉ dành riêng cho một số người rất hạn chế, rất thân cận của “bác”. Lệnh đó đã làm tôi suy nghĩ rất kỹ. Bởi lúc đó trong dân chúng, nhất là tại nông thôn, nơi không có tai mắt của quốc tế, đang dấy lên phong trào hô hào thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự. Các địa phương đang thi đua thành tích “giao quân”. Khắp nơi tràn đầy bích chương, pa-nô kêu gọi “vì yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa, phải hăng hái lên đường làm nghĩa vụ quân sự”!Thật tế là lúc ấy, trong mỗi gia đình dân chúng, đang rạo rực mối lo “đảng” chuẩn bị mờ lại chiến tranh quy mô xuống miền Nam. Bởi trong dân chúng những tin tức Trung Quốc đang ùn ùn chở vũ khí nặng vượt qua biên giới vào cho ta, rồi lệnh gấp rút thu gom thanh niên đi làm “nghĩa vụ”… Do đó tôi cố tìm hiểu tại sao “bác”, là người chẳng ưa gì tôi, mà nay lại muốn nghe tôi thuyết trình về một đề tài đang làm cho dân chúng lo âu, đang được bàn tán, tuy âm thầm nhưng rất là sôi nổi, trong thời sự.Cán bộ phủ chủ tịch cho biết “bên trên” ra lệnh cho tôi phải chuẩn bị kỹ bài nói chuyện, và yêu cầu tôi đưa trình bài đã soạn để “trên” duyệt trước. Thế nhưng tôi cố ý chỉ đưa trước một dàn bài tóm lược đại cương với hai phần chính. “Một lá cách đánh giá nhu cầu và di sản của chiến tranh. Hai là cách đánh giá nhu cầu và di sản của hoà bình, Và phần kết luận: cách đánh giá thắng và bại qua những di sản của chiến tranh và của hoà bình”. Tôi không đi sâu vào chi tiết trong dàn bài đưa trình, là có ý để không gặp cấm cản những điều mà tôi muốn nói, mà có lẽ “bác” và những người chung quanh cũng không muốn tôi nêu ra. Trong bài thuyết trình, tôi đã cố phân tích thật sâu sự kiện “chiến tranh” và sự kiện “hoà bình”, qua quá trình lịch sử đương đại, với cách nhìn triết học phê phán đối với ỉịch sử. Tôi ôn lại những bài học của lịch sử, để nhấn mạnh tới sự độc hại không thể nào kể xiết của chiến tranh. Bởi nhu cầu chiến tranh đòi hỏi thật nhiều mưu trí, thủ đoạn. Còn hoà bình bền vững đòi hỏi phải có trí tuệ thật là trong sáng, minh bạch. So sánh con người của chiến tranh với con người của hoà bình về mặt lương tri đạo đức thì sẽ thấy rõ đâu là giá trị đích thực của chiến tranh, của hoà bình. Hơn nữa, hai cuộc đại chiến tranh thế giới đã kết thúc với thắng lợi của phe cắc nước dân chủ tư bản ở châu Âu, đã để lại những bài học đắt giá.Bởi sự thật là sau mỗi lần chiến thắng, châu Âu đã thụt lùi một bước về mặt uy thế đối với thế giới, vì suy yếu, vì đã kiệt sức đến phải nhờ vả, phải vịn vào Mỹ để đứng dậy! Từ đó, nhất là từ sau đệ nhị thế chiến, Mỹ đã trở thành cường quốc số một, một cách không thể chối cãi, còn châu Âu thì đã vĩnh viễn mất hẳn vị trí đứng đầu thế giới. Các nhà sử học và xã hội học còn ghi nhận, về mặt văn hoá, nhân văn, về mặt trật tự, kỷ cương và đạo lý, thì còn người thời hậu chiến đã bị suy thoái về tất cả các mặt ấy. Hai nước chiến bại là Đức và Nhật đã vươn lên thành hai cường quốc kinh tế nhờ họ là nước thua trận, không có quyền thành lập quân đội. Do đó dân của họ không bị gánh vác nặng nề những chi phí quốc phòng trong một thời gian dài. Nghiên cứu về hiện tượng ấy cho phép đánh giá cái hại lâu dài của chiến tranh, dù là đã đại thắng. Bởi cái giá phải trả sau khi chiến thắng thì rất là đắt. Những chiến công hiển hách, có thể mang ra ca ngợi trong hàng ngàn trang sách.. Nhưng nỗi đau, nỗi khổ mà các dân tộc phải chịu do hậu quả chiến tranh thì lâu dài, không có giầy bút nào có thể kể ra cho hết. Cụ thể cho thấy cái lọi về cách sử dụng hoà bình một cách tuyệt đối, nghĩa là không phải dồn nỗ lực vào guồng máy chiến tranh đã cho phép các dân tộc quanh ta tránh được bao đau khổ, không bị trong tình trạng thua kém, tụt hậu như nước ta, dân ta. Vả lại nhờ chính sách tận dụng hoà bình mà Đức và Nhật đã qua mặt những nước chiến thắng như Anh, như Pháp. Kinh nghiệm ấy là một bài học quý cho nước ta.Thực tế là tình trạng miền Bắc ta, cho tới lúc này (1964), cũng chưa xoá bỏ được nghèo khổ, dù là việc ký kết hiệp định hoà bình ở Genève đã mười năm. Đời sống nhân dân ta còn vô cùng tối tăm về mọi mặt. Thế mà nay ta lại phải lo mở lại chiến tranh trong những ngày sắp tới đây. Mà nước ta vẫn chưa làm ra được súng đạn, thì dĩ nhiên phải nhờ vả trầm trọng vào nước ngoài, về mặt vũ khí, về lương thực… Sự nhờ vả ấy sẽ là món nợ vô cùng nặng nề. Nó sẽ là một di sản lâu dài của chiến tranh. Bởi chiến tranh, đối với loài người, là một độc dược với muôn vàn “hậu quả độc hại từ bên trong”, về lâu về dài. Chiến thắng chỉ mang lại phần thưởng vinh quang cho một thời gian nhất định. Nhưng di sản tai hại trầm trọng của nó, ngoài những thiệt hại về nhân mạng, về đổ vỡ trên lãnh thổ, còn là sự đổ vỡ thấm sâu trong tinh thần, trong nếp sống, trong nếp suy nghĩ, trong đầu óc con người. Bởi chiến tranh lâu dài sẽ tồn đọng trong đầu óc, thành một thứ văn hoá chiến tranh. Nó làm cho con người trở thành hung bạo hơn, gian xảo hơn, tàn nhẫn hơn trong suy nghĩ, trong hành động, trong nếp sống hằng ngày. Bởi con người chiến thắng sẽ khoe khoang, sẽ thành kiêu binh, sẽ tin tưởng vào những xảo trá, quỷ quyệt đã dùng để đánh gục quân thù! Nhưng rồi nó tồn đọng như những món nợ vật chất và tinh thần, trong thể xác và đầu óc con người và xã hội. Đó là những món nợ văn hoá trong lối sống… lối suy nghĩ, mà các thế hệ mai sau không thể nào thanh toán cho hết được. Vì thế mà người xưa, sau chiến thắng, thì đã phải vội ra chính sách “an dân”, để cố tẩy xoá ngay lối sống, lối suy nghĩ của chiến tranh, để cho người dân an tâm mà làm ăn… Ta thì sau khi thắng xong, là lại lo áp đảo tinh thần đề huy động dân chúng, để phát triển “xã hội chủ nghĩa”, rồi tiếp tục cổ vũ hận thù triệt để, để chuẩn bị mở lại chiến tranh!(Cũng nhân đây, phải lưu ý rằng ở châu Âu, có hai nước đã coi nhau như kẻ thù truyền kiếp, quyết không đội trời chung là Đức và Pháp. Nhưng những lãnh đạo có trỉ tuệ, biết nhìn xa, đã hoá giải được moi thù truyền kiếp ấy bằng hoà giải, để rồi Pháp và Đức ngày nay đã trở thành cột trụ của nền hoà bình và thịnh vượng của châu Âu, do châu Âu chứ không còn là do Mỹ cho châu Âu! Đấy là một kinh nghiệm, là một bài học hoà bình và thịnh vượng, mà chìa khoả là sự công nhận giá trị của nhau, kính trọng nhau để cộng tác với nhau mà đi tới).- Vì thế, khi đã có hoà bình mà không cấp bách và tích cực xoá bỏ cho nhanh, cho hết nếp suy tư, nếp ứng xử quá khích, xảo trá thời chiến trong xã hội, xoá sạch hậu quả của những thói quen quá trớn của chiến tranh, để cho dân thay đổi cách nghĩ, cách sống, để cho cuộc sống trở lại lương thiện bình thường, thì rồi sẽ khó tránh được, những hậu hoạ xã hội suy tàn là di sản lâu dài của chiến tranh. Sau chiến tranh mà vẫn duy trì nếp sinh hoạt của thời chiến, vẫn phát triển các chính sách của bạo lực, vẫn quen dùng thủ đoạn tuyên truyền dối gạt của chiến tranh, thì xã hội sẽ mãi mãi sống trong căng thẳng, trong những phản xạ tàn bạo… như vậy là độc tố chiến tranh đã nhiễm sâu vào con người, vào xã hội. Như vậy là di sản chiến tranh vẫn tác hại trong thời bình, giữa chúng ta với nhau. Vậy là những chiến thắng cuối cùng đã đưa tới toàn là tai hoạ. Chiến thắng như thế cuối cùng là một thất bại. Vì không phải là thắng, và cũng chẳng phải là lợi. Chúng ta cũng nên chú ý rằng nhờ bao tổn thất và hi sinh của ta trong chiến thắng Điện Biên, mà Trung Quốc đã có cơ hội lên mặt kẻ cả của một đại cường quốc ở hội nghị Genève khi bàn về ngưng bắn ở Việt Nam. Bởi Trung Quốc đã từng bị mất mặt khi phải ký kết chấp nhận đình chiến ở Triều Tiên… Thế nên Trung Quốc đã có ý đồ phục thù trong chính sách giúp ta đánh đuổi Pháp, để gỡ danh dự. Cứ xem như việc Mao chủ tịch, vừa mới thắng Tưởng Giới Thạch, vừa mới nắm được chính quyền tại Bắc Kinh năm 1949, thì đã vội xua quân qua chiếm Tây Tạng năm 1950! Rồi sau đổ đã thúc Bắc Triều Tiên mở chiến tranh để xoá ảnh hưởng Mỹ ở Nam Triều Tiên. Nhưng rồi Trung Quốc đã thất bại sau khi phải xua quân qua cứu Bắc Triều Tiên, và rồi đã phải ký một cách khiêm tốn hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, phải chấp nhận để Mỹ đóng quân lâu dài ở Nam Triều. Tiên… Mà Nam Triều Tiên đứng vững không chỉ do Mỹ, mà còn là do dân ở đó không ưa “cộng sản”. Đó là những điều ta phải suy nghĩ cho kỹ để rút kinh nghiệm cho tương lai của ta. Ta phải cân nhắc kỹ lại về việc ký kết và thi hành hiệp định Genève mà ta đã ký năm 1954. Tôi muốn gợi ý ở phần kết luận bài thuyết trình với kinh nghiệm của vùng Đông Nam Á này: chiến tranh không phải là một giải pháp tốt. Mà những hậu quả tai hại của chiến, tranh thì không thể lường hết được, mà cũng không thể nào thanh toán hết được.Vì đã ý thức nỗi lo sợ của dân chúng trước viễn ảnh và nguy cơ mở lại chiến tranh, nên tôi buộc lòng phải nhấn mạnh tới hậu quả tai hại, với hi vọng mỏng manh là nếu không thể ngăn chặn, thì ít ra cũng trì hoãn được thêm một thời gian nữa dự tính mở lại chiến tranh xuống miền Nam. Vì đứng trên quan điểm của con người trong lịch sử mà xét, những tiếng gào khóc của hàng triệu sinh linh trong chiến tranh và sau chiến tranh, dù cho có bao nhiêu bia tượng, đền đài miếu mạo ghi công, tưởng nhớ đến muôn đời sau, thì cũng không thể nào an ủi được những nỗi đau, không thể nào đền bù được những mất mát và tàn phá do chiến tranh gây ra, mà dân chúng đã phải gánh chịu mãi mãi cho tới sau này.Để chấm dứt bài thuyết trình, tôi đã chậm rãi nói dằn từng chữ:- Có một sự thật có thể gây tranh cãi, nhưng không thể nào chối cãi được, là chiến tranh luôn mang theo những hậu quả vô cùng tai hại. Vì nó làm băng hoại xã hội, vì nó phá hoại hạnh phúc con người… Chỉ có hoà bình mới tạo cơ hội xây dựng được no ấm và hạnh phúc, tạo ra được một xã hội có căn bản luân thường đạo đức, trật tự kỷ cương.Nghe tới câu ấy, “bác” thay đổi thái độ: đang ngồi nghe một cách vô cảm, với dấu hiệu mệt mỏi, bỗng cau mặt, đứng phắt dậy, mím môi, chau mày, có vẻ không vui ra mặt, rồi vỗ tay sơ sài, lẹt đẹt, làm như thế “bác” chỉ chờ cho tôi chấm dứt. Gần chục người chung quanh, hình như đa số là của “bộ chính trị”, cũng phải vội vã đứng đậy vỗ tay hời hợt theo cho phải phép. Rồi “bác” vừa đi ra, vừa ngoảnh mặt nói vọng lại với tôi:- Chú Thảo nói hay lắm. Cám ơn chú! Bây giờ bác phải về làm việc.Tôi đã cố quan sát thật kỹ thái độ, dáng điệu lúc bác ngồi nghe. “Bác” đã giữ vẻ mặt trầm tĩnh cho tới lúc đứng dậy, đổi ra mặt cau có, rồi vứt lại một lời cảm ơn, như miễn cưỡng, để vội vã đi ra, bước thật nhanh, không vui chút nào khi rời phòng hội. Những người chung quanh cũng phải vội vã chạy theo. Chỉ có một người bước lại gần, tươi cười nói khẽ và vội một câu, như để an ủi tôi, đó là tướng Giáp:- Được “bác” khen như thế là tốt lắm. Thế là thành công đấy!Nhưng tôi thì đứng lại đó, bơ vơ, lo âu, suy nghĩ về câu khen “nói hay lắm” mà “bác” vứt lại khi bước ra khỏi nơi họp. Tối cứ bãn khoăn ngẫm nghĩ về thái độ của lãnh tụ với câu “khen” ngắn ngủi ấy. Chờ mãi hồi lâu, cho tới khi một cán bộ của phủ chủ tịch bước tới để dẫn tôi ra về bằng cổng sau…Đấy là thêm một lần, tôi đã có dịp tìm hiểu cách ứng xử của “ông cụ” đối với tôi. Thật sự là cuộc gặp gỡ, buổi thuyết trình ấy đã không làm “ông cụ” vui. Vì nội đung bài thuyết trình đã nhấn mạnh tới nhũng hậu quả vô cùng tai hại của lá bài chiến tranh! Và rồi tôi cũng không vui với lời khen mỉa mai “nói hay lắm!” (nhưng ý không hay?) ấy. Bởi tôi biết việc ký và thi hành hiệp định Genève như thế, là để chuẩn bị mở lại chiến tranh, tức là vĩnh viễn xé bỏ hiệp định! Bởi trong hiệp định, có các khoản cam kết của các nước chù trì hội nghị dùng đế bảo vệ cách thi hành, nhưng chẳng thấy ta dùng tới những cam kết ấy. Ngoài ra, tôi còn nhắc khéo tới ý đồ bành trướng của Trung Quốc trong vụ vội vã “giải phóng” Tây Tạng… Nhất là trong lúc toàn miền Bắc ta còn nghèo khổ mà đã lăm le mở lại, mở rộng chiến tranh xuống miền Nam! “Ông cụ”, với nét mặt nghiêm trang, lạnh lùng, có vẻ đã mỏi mệt, nên đã không giấu được thái độ bực bội, như là vừa làm một thử nghiệm không vừa ý, với một kẻ “có vấn đề”, nên nét mặt đã chuyển ngay sang cau có, khó chịu vào phút chót ấy. Và câu “Chủ Thảo nói hay lắm!” đã như một gáo nước lạnh hắt vào mặt tôi. Bởi nếu thật sự đồng ý với tôi, dù là chỉ một phần nhỏ thôi, thì ít ra cũng lại gần tôi mà trao đổi vài câu, và bắt tay để nói lời khen ấy. Nhưng đây lại là một câu nói miễn cưỡng vứt lại phía sau, trong khi vội vã bước ra khỏi phòng hội. Chung quanh tưởng đấy là một lời khen, nhưng kỳ thực chỉ có tôi hiểu đấy là một lời phê phán nặng nề: “Nói thì hay lắm, nhưng ý tứ thì không hay chút nào”! Chỉ có tôi là người trong cuộc, đang sống trong vòng cương toả của “Người”, mới cảm nhận, mới hiểu rõ ý nghĩa thâm thuý của từng câu, từng chữ của “Người”! Rồi tôi lại nghĩ cho dù “ông cụ” có muốn kéo dài thêm thời gian hoà bình để kiến thiết xử sở, nhưng còn có uy lực của Mao nó ép phải mở lại chiến tranh thì sao? Vấn đề nó thâm sâu, tàn nhẫn và phúc tạp vô cùng!- Thế sau lần gặp đặc biệt ấy, bác còn được gặp lại cụ Hồ nữa không?- Cũng còn, nhưng những lần gặp sau này thì thật ra là chỉ thấy “ông cụ” thôi chứ không được tới gần. Bởi những lúc đó, tôi chỉ là kẻ tháp tùng ở vòng ngoài, như một cán bộ tới góp mặt trong một buổi tiếp tân, chứ không phải là tới để có thể trao đổi vài câu với “ông cụ”. Vả lại, vì tôi không biết a dua, tâng bốc, nịnh nọt như mọi người, nên không khi nào được bố trí để “ông cụ” tỏ vẻ thân thiện, nói chuyện với tôi. Nhưng tôi cũng đã biết, trong nhiều buổi tiếp tân, lễ hội, lúc “ông cụ” xuất hiện, tươi cười đảo mắt nhìn nhanh mọi người, nhưng cái nhìn ấy bỗng trở thành nghiêm nghị, ngập ngừng, dừng lại đôi chút, rồi quay quá chỗ khác khi thấy tôi: Có lẽ lúc đó “ông cụ” nhận ngay ra “kẻ có vấn đề” là tôi cũng có mặt ở đây. Cảm nhận do kinh nghiệm đã trải qua, tôi biết đối với ban lãnh đạo sau này, do nhận định tôi vẫn là “kẻ có vấn đề”, nên các lãnh đạo khác cũng dị ứng, luôn luôn giữ khoảng cách, tránh không tới gần tôi để trở chuyện, dù chỉ là xã giao, khi họ nhận ra tôi ngay trong đám đông. Sở dĩ tôi thường được mời tới dự các buổi họp mặt có tính tuyên truyền và ngoại giao, như vài trí thức khác, vì Trung ương có ý dùng sự có mặt của chúng tôi như một yếu tố trang trí, ra điều có đông đủ các thành phần trí thức. Trong những dịp đó, chỉ có vài vị khách nước ngoài là muốn lại nói chuyện với tôi, vì họ đã biết tôi từ trước…Đã hơn một lần, tôi được nghe mấy trí thức khoa bảng than rằng “ông cụ” rất cảnh giác với những kẻ có bằng cấp. Chỉ những kẻ khiêm tốn, tạng khúm núm vâng lệnh, ngoan ngoãn đi theo phục vụ “bác” từ thủa hàn vi, thì sau này mới được tin dùng, và được đề bạt cất nhắc lên. “Ông cụ” là một mẫu lãnh đạo còn mang nặng tâm thức thời phong kiến phương Đông cổ xưa, cũng y như Mao Trạch Đông, rất tự tin vào tài đa mưu, túc trí của mình, nên coi đám học thức “không bằng một cục phân”. Hơn nữa, “ông cụ” rất ghét cánh Tây học. Trong vòng thân cận “ông cụ”, không hề có một chuyên viên tri thức nào cố bằng cấp tốt nghiệp Đại học cả. Chỉ toàn là những hầu cận, cận vệ ít học được “ông cụ” đào tạo, để phục tùng, thì sau đều được “ông cụ” đề bạt lên thành tướng, thành giám đốc, thành bí thư v v… Còn giới học thức chỉ được làm việc ở vòng xa bên ngoài. Bởi “tổ chức” muốn bố trí để “ông cụ” nổi bật trong đám người ít học, y như một đại bàng chúa tể, bày lượn trên đỉnh Thái Sơn của quyền, lực, ngó xuống chốn sơn lâm chính trị thấp kém bên dưới với con mắt nghi kỵ, khinh mạn, với cái nhìn vô cùng sắc bén, thấu hiểu đầu óc từng người… để dễ phân biệt kẻ cận thần, với những đối thủ tiềm ẩn. “Ông cụ” có tâm thức cảnh giác của một lãnh tụ cách mạng như Stalin, như Mao… Khốn nạn cho kẻ nào bị “tổ chức” đánh giá như là một địch thủ tiềm năng đối với “ông cụ”! Tôi nhận thấy các nhà sử học khi nghiên cứu về “bác Hồ”, đã chỉ căn cứ trên những tư liệu của đảng cộng sản, nên không thể nào nhìn rõ sự thật; không thể nào hiểu rõ cái biện chứng duy tâm, duy ý chí của lãnh tụ, nên họ không thể hiểu nổi “ông cụ”. Bởi họ chỉ nhìn thấy “lãnh tụ” qua lăng kính đẹp đẽ, sáng chói của bộ máy tuyên truyền. Không biết nên đánh giá như thế nào đối với nhũng bộ óc thông thái, uyên bác “kinh điển” mà cứ trích tư liệu tuyên truyền của đảng cộng sản như là trích ra từ một thử thánh kinh! Họ chỉ là những ông thầy bói mù được sờ vào, không phải là một con voi, mà là một con khủng long ba đầu, chín đuôi!Có một điều rất đảng tiếc là các nhà sử học khi tìm hiểu về “cụ Hồ” đã bỏ qua một thứ tư liệu rất chính gốc, rất bộc lộ, rất chân thực do chính đương sự là tác giả… Đó là ý nghĩa của những biệt hiệu hay những tên giả mà chính “cụ Hồ” đã tự đặt cho minh qua từng giai đoạn mưu tìm con đường hoạt động, lúc thiếu thời, khao khát tìm cách tiến thân, tìm đường hoạt động chính trị. Có những cái tên theo tiếng nước ngoài khá ngộ nghĩnh! Nhưng đáng cầu ý là từ khi tự đổi tên là Tất Thành (1911) (với khát vọng khiêm tốn là sẽ là kẻ hành đạt…), rồi cho tới, sau này thì bỏ hẳn họ Nguyễn, để thay đổi, lấy lại họ gốc là họ Hồ, và chọn cái tên cực kỳ kiêu sa, coi mình là bậc Chí Minh! (1945). Nói chung là với cả trăm tên giả thường là rất tiêu biểu tâm thức như thế đã phản ánh một cách chân thực, những bước chuyển biến trong đầu óc của “ông cụ”. Mỗi lần thay tên, đổi họ là một bước, có ý nghĩa trong hành trình vươn lên, đi tới để trở thành lãnh tụ. Đấy là quá trình diễn biến của sự hình thành một cuồng vọng. Phải phân tích cặn kẽ từng cái biệt danh ấy như là một dấu hiệu tâm lý chính trị, từ lúc chỉ mong có cơ hội thành đạt, cho tới lúc quyết tâm, bằng mọi giá, mọi cách, để đạt tới tột đỉnh của quyền lực như là một ông vua (Vương), là một người yêu nước chân chính (“Ái Quốc”), là một lãnh tụ thông minh bậc nhất trong thiên hạ (Chí Minh)! Thật ra thì trong xã hội phong kiến, những danh hiệu ấy chỉ có thể là do người đời phong tặng cho những nhân vật lịch sử mà được người đời sau công nhận là xuất sắc, là xứng đáng mang những danh hiệu ấy. Nhưng đây lại là do chính “đương sự” ngay trong hiện tại đầy vấp váp, mà đã tự mình “tặng” cho chính mình! Một nhà túc nho, một người trí thức có đầu ốc tinh táo, có liêm sỉ, một bộ não minh triết thì không bao giờ dám tự ý xưng mình là “Vướng”, là “Ái Quốc”, là “Chí Minh”… như thế. Thật khó mà giải thích một kẻ tự coi minh là “ông vua”, là bậc “quân tử” siêu phàm, mà lại có hoài bão làm một nhả cách mạng, một chiến sỹ vô sản, cộng sản! Sự công khai tự tôn vinh mình lên một cách quá trớn như thế cũng không phải là thái độ của một bậc chí nhân, chí thánh…! Đây chỉ là những biểu hiện của một thứ sở cuồng lộ liễu, lỗ mãng, một thứ bệnh tâm thần đam mê đến mất thăng bằng về mặt lí trí, liêm sỉ, đạo lý… Khi tự xưng tụng minh một cách thượng đỉnh, tối cao như thế thì chỉ có thể là vì đã quá khao khát danh vọng. Đấy rõ ràng là một khát khao hành động của một cuồng vọng. Ngoài ra còn có thể tìm hiểu nội tâm, chỉ hướng của nhân vật lịch sử này qua một công trình phân tích mang tính phân tâm học của từng chữ, từng cầu mang nặng một khát vọng trong hai tập sách tuyên truyền “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện” để thấy rõ từng bước chuyển biến tâm lý, từ lúc chỉ mong được nhận vào học Trưởng Thuộc Địa của “mẫu quốc Pháp” với hi vọng được ra làm quan, cho tới lúc quyết tâm trở thành một lãnh tụ cách mạng. Nhờ những phát tiết lỗ mãng của cuồng vọng như thế, mà “ông cụ” đã tạo ra một thời chính trị vô cùng phức tạp, điên đảo, một thời mà mọi người đều thấy rằng phải đạp lên lương tri, đạo lý để ”cướp quyền”, để thành công, để chiến thắng! Đấy chỉ là bí quyết hành động, trong một đại bi hài kịch của lịch sử! Thành ra qua những cái tên mang mặc cảm tự sùng bái mình như thế, chúng ta có thể hiểu “lãnh tụ” là người cố đầu óc, có tâm trí, có đạo lý như thế nào! Napoléon, Hitler cũng đều đã là những lãnh tụ có tâm thức tự cao tự đại, nhưng không gian trá đến mức quá tinh quái như thế! Bởi họ còn thua “bác Hồ” ở chỗ họ không biết tự ngồi viết sách để tự đề cao chính mình! Thật tình, một người hết lòng vì nước vì dân, một chính danh quân tử, một trí thức lương thiện, thì không thể tự khoe mình, tự viết sách để ca tụng mình một cách ngông cuồng lộ liễu như vậy. Không ít người bênh vực nói “nhờ vậy mà “ông cụ” đã làm nên lịch sử”. Xét tới tận cùng lý luận trên những cơ sở như thế, cho phép ta giải thích những điều đã định hướng cho những hành động, những chọn lựa “khó hiểu, khó chấp nhận” của “bác Hồ”! Lịch sử đã mang dấu ấn của một tham vọng, một mưu trí tột đỉnh tự tôn như thế. Hậu thế, phải đặt trên cơ sở phân tích thực tại đó, để mà có thể hiểu rõ vấn đề công tội, đạo đức của ”ông cụ”…- Cứu xét như thế, thì bác thấy những chọn lựa nào, những phán quyết định nào của “ông cụ” là thuộc về công, phần nào là thuộc về tội?- Không thể dễ dàng đưa ngay ra một lời đáp thoả đáng cho câu hỏi rất quan trọng này. Có lẽ; phải nhiều thế hệ sau, có khi phải hàng trăm năm sau, qua những công trình nghiên cứu tập thể nghiêm túc, khách quan thì may ra mời có thể đưa ra một kết luận có giá trị. Nhưng tôi nêu ra vấn đề là muốn mỗi người chúng ta, tự xét xem dân tộc đất nước đã thự hưởng những gì, đã chịu đựng như thế nào những di sản, những hậu quả mà sự chọn lựa lịch sử của “cụ Hồ” đã mang lại… rồi từ đó mà tự đưa ra lời giải đáp chân thực cho riêng mình. Khi cân nhắc những chọn lựa, những quyết định có tính lịch sử của “cụ Hồ” thì, về lâu, về dài, sẽ thấy phần lợi, phần hại là như thế nào. Tôi tin chắc rằng mỗi người dân, từng trải nghiệm đầy đủ những hậu quả của những chọn lựa hay quyết định ấy, sẽ có thể rút ra một kết luận công bằng để mà luận công tội cho “ông cụ” mà sẽ không cần phải tranh cãi với ai… Cái đó là tuỳ mỗi trải nghiệm của mỗi người, tuỳ theo những vui sướng, những đau khổ hôm qua và hôm nay, của mỗi người.- Nhưng bác có thể nêu ra chọn lựa nào, quyết định nào đã mang tính lịch sử trọng đại của cụ Hồ được không?- Thú thật là tôi đã từng có nhận xét phê phán về những chọn lựa và quyết định tốt và xấu có tính lịch sử của “ông cụ” trước vài cán bộ cao cấp trong “đảng”, khi nêu ra những thắc mắc lớn như dựa vào ý thức hệ cộng sản để giành dộc lập thì là tốt hay xấu, nhất là khi so sánh với những nước đã giành được độc lập quanh ta mà họ đã không dùng tới ý thức hệ ấy… Nhưng chung quanh đã can tôi, đã khuyên tôi không nên đụng tới những điều nguy hiểm nhậy cảm, có thể bị mất mạng đó. Có người đã bỏ chạy không dám ngồi nghe tôi phân tích vì sợ liên luỵ… Kể lại chuyện này để cho các anh thấy việc đánh giá công tội ông cụ là việc làm vô cùng nguy hiểm, vô cùng khó khăn. Trong hoàn cảnh hiện nay ở trong nước, đó là điều không thể nào làm được…- Nhưng ít ra thì bác cũng có thể nêu ra vài thí đụ chứ?- Như tôi đã nói, đánh giá sự chọn lựa này là tuỳ theo người, tuỳ theo hoàn cảnh. Những cán bộ đảng viên nhờ “đảng” mà đã có cuộc sống giàu sang, có và địa vị thì dĩ nhiên họ sẽ nói tốt cho “bác Hồ”. Những người phải gánh chịu phần thiệt thời và đau khổ vì những chính sách của “bác và đảng” thì họ sẽ nói là xấu. Riêng trường hợp của tôi thì lúc đầu tôi cho đó là một chọn lựa tốt, là đúng, nhưng rồi càng về sau, tôi càng nhận ra rằng chọn lựa ấy đã đưa tới tình trạng không thể sửa đổi, không thể thích nghi với xã hội ta, với văn hoá của tổ tiên ta, vì cứ dập khuôn theo đúng mô hình nước ngoài, nhất là của Mao, thì đó thật sự là một chọn lựa xấu, rất xấu, vì nó hoàn toàn sai, sai từ cái gốc học thuyết, sai từ lý luận… Tôi chỉ mới hé mở, nêu ra sơ sơ như thế mà đã bị vĩnh viễn đẩy ra bên lề chính trị. Nhưng vì thế mà “ông cụ” vẫn muốn theo dõi đầu óc tư tưởng, lý luận của tôi… Nếu cứ bảo lưu cái ý thức hệ “duy nhất đúng” này thì dĩ nhiên sẽ có ngày nó bị đào thải bẵng sự đổ vỡ thảm khốc! Và cho tới nay, ở vài nơi, ta đã thay nhiều lần xảy ra những đổ vỡ như vậy.- Thế còn các lãnh đạo khác, sau “bác Hồ”, thì họ có chú ý tội tư tưởng của Trần Đức Thảo không?- Vẫn có chứ! Vì họ lúc nào cũng e ngại, nghi ngờ tôi. Vì tôi lúc nào cũng cố bắc cầu, bắn tiếng, tìm cách truyền đạt những điều hay, lẽ phải của sự thật, Thế nên lúc náo họ cũng muốn theo dõi xem ý kiến của tôi là như thế nào, tuy họ rất e ngại và không ưa những ý kiến ấy. Vì những góp ý của tôi luôn luôn hướng về chân thiện mỹ, nên đôi khi họ cũng đồng ý cho tôi gặp một cách miễn cưỡng.. Tôi còn nhớ lần gặp gay go với tổng bí thư Trưởng Chính, sau cái vụ tôi vùng lên muốn đấu lý với cố vấn Trung Quốc. Sau này cánh Lê Đức Thọ, Lê Duẩn thì rất gờm tôi, vì biết tôi muốn ngăn cản mở lại chiến tranh. Còn một lần gặp riêng ông Lê Duẩn thì rồi ông ấy cũng không ưa tôi, vì lúc ấy, trong cương vị Tổng bí thư, ông ta muốn tôi chấp bút viết hồi ký cho ông ấy. Nhưng sau khi ngồi cả tiếng đồng hồ để nghe ông ta giảng giải tư tưởng của ông, tôi đành trả lời thẳng là tôi nghe ông nói mà không hiểu gì cả! Vì thế sau này ông ấy cũng cay ghét tôi, đến nỗi không muốn sự có mặt của tôi ở những nơi ông đi qua… Lúc tôi vào Sài Gòn thì được nghe những câu chuyện ly kỳ của phe chủ chiến đến cùng, mà đứng đầu là cánh Lê Duẩn và Lê Đức Thọ… Phe này đã gây bè phái, rồi nắm được đa số trong bộ chính trị, đến mức đã chèn ép, cô lập được chính cả “cụ Hồ” trong giờ phút nghiêm trọng. Bởi lúc ấy “ông cụ” hình như muốn xây dựng một miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho thật là ấm no trước đã. Võ Nguyên Giáp là người “nhất trí” với “ông cụ”. Vì thế mà cánh Lê Duẩn đã phê phán, phao ra lập luận là “Giáp sợ Mỹ”. Chính cánh này còn tìm cách triết hạ uy tín của Giáp bằng cách tung tư liệu chứng minh Giáp là con nuôi tên trùm mật thám Marty, Giáp thắng trận Điện Biên là nhờ mấy tướng Trung Quốc “bày binh bố trận”. Trong giới đảng viên cao cấp có cả một giai thoại ly kỳ về “âm mưu cất cái mũ phớt”, vì Giáp là đảng viên duy nhất vẫn ưa đội mũ phớt kiểu công tử Hà Nội khi đi tìm cách mạng! Giai thoại này chứng tỏ chung quanh “ông cụ” có nhiều phe cánh lình chống nhau, ngầm hạ uy tín của nhau rất là tản nhẫn: Vả điều đó cho thấy “ông cụ” lúc lên tới đỉnh cao quyền lực thì đã lâm vào hoàn cảnh của một phù thuỷ không còn điều khiển được đám âm binh hung bạo, tuỳ tiện, hỗn xược đo chính mình đã tạo