Chương 11
Một bản án vô phương kháng cáo!

     ại sao bác cứ bị ám ảnh là đã bị ám hại như vậy?
- Vì lãnh tụ đã có định kiến đối với tôi. Coi tôi thuộc diện đào tạo ngoài luồng, mang ảnh hưởng của đế quốc thực dân, nên có sẵn một quan niệm phản động về cách mạng. Vì thế mà “ông cụ” rất nghi ngại cách nhìn phê phán của tôi đối với những việc “ông cụ” đã làm. Vậy mà “ông cụ” cũng muốn kiểm soát, không chế, đo lường tư tưởng của tôi, đã ra lệnh trực tiếp phải quản chế chặt chẽ tôi. Lãnh đạo muốn biết tôi nghĩ gì về từng bước đi của “Trung ương” có lẽ cũng vì vậy mà tôi chưa bị thanh toán. Thật sự là “ông cụ” rất muốn biết rõ suy tư, lập trường của tôi trước mỗi vấn đề… nhưng lại không ưa những suy tư thường mang tính “phản biện” của tôi.
- Không ưa mà cũng cho gặp mặt à?
- Cũng vẫn cho gặp chứ. Như tôi đã kể, những lần gặp gỡ ấy càng cho tôi thấy không thể có một quau hệ giữa lãnh đạo và tôi. Mặc dù tôi đã biết rõ chính lãnh đạo thường xuyên theo dõi tôi. Đặc biệt và trầm trọng nhất là lần gặp đầu tiên. Chỉ chừng non một tuần, sau khi tôi về đến an toàn khu (ATK). Lần gặp ấy đã mở rộng con mắt, đã soi sáng đầu óc tôi một cách thật sâu xa và đầy cay đắng…
Lần ấy, khoảng cuối năm 1952, lúc tôi đang vô cùng hoang mang thắc mắc, bực bội trong lòng vì tôi biết là đảng đang triệu tập một hội nghị rộng rãi cấp cao quan trọng tại Tân Trảo, ở ÀTK này, mà tôi lại không được mời tham dự. Nhưng rồi xảy ra một vụ việc ìàm tôi cực kỳ xúc động: có lệnh truyền xuống để chuần bị đưa Trần Đức Thảo đi chào “Bác”! Thật là hồi hộp và mừng! Tâm trí lúc ấy tràn đầy hi vọng nên quên hẳn những dấu hiệu đang bị phân biệt đối xử!
Rồi giờ phút của sự thật, giữa “ông cụ” và tôi, đã tới: một cán bộ đặc biệt được phái tới. Đây là một cán bộ giao liên đã đứng tuổi, chẳng những tỏ ra am hiển về địa hình, địa lý của vùng ATK này, mà còn rất thông thạo về lễ tân trong “đảng”. Vì đấy là cán bộ chuyên đảm trách việc đưa, đón, hướng dẫn khách quý của “Trung ương”! Cán bộ này trịnh trọng cho tôi biết ông ta là chuyên viên “ban lễ tân (protocole) của bộ ngoại giao”, nghĩa là cán bộ cấp cao của Trung ương, chuyên hướng dẫn, chuẩn bị thật kỹ những ai sẽ được đưa tới gặp “Hồ chủ tịch”, mà cán bộ lễ tân này nói một cách kính cẩn là sẽ được hướng dẫn về một số nghi thức phải tuân thủ khi được diện kiến “Người”!
Cán bộ lễ tân này dặn dò từng chi tiết rất tỉ mỉ, chứng tỏ một sự tôn vinh, sùng bái tuyệt đối:
- Yêu cầu của ban lễ tân là đồng chí phải thận trọng trong từng cử chỉ, từng lời nói khi gặp “Người”. Thứ nhất là cần nhớ rằng khi gặp thì phải đứng xa “Người” ít ra là ba mét! Chỉ khi “Người” ra dấu, ra lệnh, mới được lại gần hơn. Thứ nhì là không được tự ý nói leo, “Người” có hỏi câu gì thì mới được phép trả lời. Mà phải trả lời đúng vào câu hỏi đó, tuyệt đối không được tự ý nói thêm, nói ra ngoài câu hỏi. Thứ ba là không được chào trước, nói trước. Thứ tư là không được xưng “tôi”, y như là ngang hàng với “Người”.
- Nếu không được xưng tôi thì xưng bằng gì?
- Đồng chí có thể xưng bằng “con”, hay bằng “cháu”, và phải gọi Người bằng “bác” như đồng bào vẫn gọi… Những mệnh lệnh này là quan trọng, đồng chí phải ghi nhớ cho kỹ, kẻo làm hỏng cuộc diện kiến với “Người” là tai hại lắm đấy. Không phải ai ở đây cũng đã được tới gần để chào “Người” đâu.
Sự chuẩn bị kỹ như vậy làm Thảo rất bồn chồn, nhất là lúc giao liên tới dẫn đi gặp “Người”.
Lúc đó là sáng sớm tinh sương, con đường mòn xuyên rừng, xuyên núi còn đẫm sương đêm, chưa nhìn rõ những hiểm trở dưới chân. Đi khoảng hơn một tiếng đồng hồ sau, trời hửng sáng, thì tới một trậm giao liên khác, cũng là trạm kiểm soát. Vì khi ngồi chờ ở trạm này, thì thấy có hai giao liên khác dẫn hai đoàn người vừa ở hội nghị về. Tại đây, giao liên của mỗi đoàn phải trình giấy chứng minh thư của từng người trong đoàn, để cán bộ thường trực của trạm ghi vào sổ. Rồi hai đoàn người, ấy mới được đi qua.
Băn khoăn đợi ở trạm này mãi đến gần trưa, bỗng từ xa có một hồi còi tu huýt đài tiếng, như loại tu huýt của các hướng đạo sinh, vẳng tới. Lát sau một sĩ quan bộ đội “tiền phương”, mặc quân phục gọn gàng, vai đeo “tếp” vải, bên sườn, đeo súng ngắn K54, đi rất nhanh tới rồi chỉ về phía Thảo hỏi gay gắt như quát, rất hách:
- Ai đấy? Đã nghe thấy còi báo rồi, sao lại còn có người ngồi ở đây?
Giao liên của Thảo vội trình ra một tờ giầy, rồi nói:
- Báo cáo đồng chỉ, tôi được lệnh đưa đồng chí này mời ở bên Tây về, tới đây chờ để được kính chào “Bác”.
- Đồng chí đã chuẩn bị kỹ đối tượng chưa? Đã tập huấn những quy định để gặp “Bác” chưa?
- Báo cáo đồng chí, tôi đã chuẩn bị, chỉ dẫn đầy đủ rồi.
Chở khoảng mười lăm phút sau, lại một hồi còi tu huýt như tiếng sáo thật dài nữa vẳng tới, một toán bộ đội gồm bốn người, trong quân phục y như người tiền trạm, tay cầm súng trường Tiệp Khắc, đi tới vả nhìn ngó chung quanh, rồi nói câu gì với người tiền trạm rồi lại đi ngay. Bây giờ thì tất cả người làm việc trong tiền trạm phải đi ra xa. Chỉ có một giao liên cùng Thảo là được ngồi đó chờ.
Lát sau nữa, lại một toán bộ đội đi tới gần khoảng năm mét, dừng lại, ghim súng trường chĩa về phía trạm giao liên, sẵn sàng can thiệp… Rồi lặng lể từ trong rừng sâu, xuất hiện một cụ già gày còm, khô khóc, lất phất chùm râu cằm, bước chân nhanh nhẹn, quần áo bạc mầu nâu nông dân, quần xắn lên gần đầu gối, tay cầm một khúc tre giả làm gậy, vai khoác tấm vải nhựa rộng như áo mưa màu xanh lá cây xậm, đầu đội mũ “cát” kiểu thuộc địa bọc vải, như loại công chức Tây thường đội, nhưng là màu xanh lá cây. Người ấy đi ngang qua, nhìn vào chòi lá của trạm giao liên rồi cất tiếng hỏi, giọng đặc sệt Nghệ Tĩnh:
- Đồng chí nào ở trong ấy đấy?
Giao liên của Thảo chạy ra, đứng thật, nghiêm cách khoảng ba mét, kính cẩn nói:
- Xin báo cáo Bác, con được lệnh đưa đồng chí Thảo mới ở bên Tây mới về, tới chào Bác!
Nói rồi, tay ra hiệu vẫy. Thảo vội bước ra, đi gần tôi, đúng khoảng ba mét thì dừng lại, rồi cũng đúng rất nghiêm, im lặng chờ chứ không dám chào trước. Rồi “Người” tiến lại gần Thảo còn chừng một mét, nhìn chằm chằm vào Thảo, như lục soát trí nhớ, tìm kiếm điều gì, rồi nói:
- À! Chào chú Thảo! Chú về đây đã được bao lâu rồi?
Lúc đó Thảo mới dám đáp lại:
- Cháu xin kinh chào Bác! Cháu về đây đã được năm hôm rồi.
Người đưa tay phải tới, hai tay Thảo vội đỡ lấy bàn tay ấy. Bàn tay “lãnh đạo” thật nóng ấm. Thảo cúi đầu, nắm chặt bàn tay ấy một hồi, rồi ngửng mặt lên nhìn kỹ “Người”, và nói với giọng run run vì xúc động:
- Cháu rất vui mừng được về quê hương và được gặp Bác ở đây.
Nỏi xong mới buông bàn kia tay ra, nhưng vẫn đúng nghiêm và cố nhìn thêm cho kỹ khuôn mặt xương xương, khắc khổ, con mắt tinh anh, sắc bén, cũng đang chăm chú nhìn Thảo. Cái nhìn thật soi mói. Hai bên nhìn thẳng vào mặt nhau giây lát, Thảo bỗng rùng mình, cảm thấy như bị một luồng khi lạnh truyền khắp thân thể, nên hơi run.
Rồi hơi ngầu ngừ, Người nói, với vẻ mặt thật nghiêm:
- À này chú Thảo! Bác biết ở bên Tây, chú đã đọc nhiều sách vở, nhưng bây giờ về đây thì chú phải gắng mà học tập nhân dân, nghe không! Thôi bác có hẹn nên phải đi kẻo trễ.
- Vâng, cháu xin tuân lời bác. Và cháu xin chào… Bác!
Nhưng “Người” đã quay mặt, rảo bước thật nhanh, đi ngay, không chú ý tới lời chào của Thảo. Cả đoàn tuỳ tùng, từ nãy đứng tạo thành vòng tròn ở xa chung quanh, cũng vội vã đi như chạy theo.
Kể tỉ mỉ tới đó rồi bác Thảo tâm sự:
- Trên đường trở về, đầu óc tôi bị xúc động mạnh, cứ bối rối. Vì cuộc gặp gỡ chớp nhoáng, quá ngắn ngủi vừa rồi, không còn để ý tới cảnh vật chung quanh. Đi bộ xuyên rừng núi trở về tới “nhà” thì đã gần tối. Giao liên phải ngủ lại đó, để sáng mai cuốc bộ trở lại trạm gốc.
Riêng Thảo thì vẫn liên miên nghĩ ngợi, phân vân, cố ôn lại xem mình đã có cảm giác như thế nào khi đã gặp “Người”! Mà tại sao “Bác” đã dặn đò minh một câu như thế?
- Đêm ấy nằm mà cứ trăn trở, cứ chợp ngủ, rồi chợt thức, chợp mắt một lúc là đầy mộng mị kéo tới. Lúc tỉnh dậy mà vẫn còn bàng hoàng, toát mồ hôi. Sáng ra, tôi cố ổn định tâm thần, lấy lại bình tĩnh để suy nghĩ tìm hiểu về cuộc gặp gỡ vừa qua. Dĩ nhiên là “người” đã biết trước, đã cho phép, đã chấp nhận cho gặp, chứ không phải là một cuộc gặp gỡ tình cờ.
Hai thắc mắc chính cứ dằn vặt trong đầu: Sự gặp mặt ngắn ngủi như vậy là có ý nghĩa gì? “Người” là thế nào? Sao mọi người bắt phái kính cẩn gọi “người” là “bác”? Sao “bác” lại nói với mình câu ấy? Nó có nghĩa gì? Thảo nhớ lại lúc “bác” im lặng chằm chằm nhìn mình, có lẽ “bác” lục lọi trí nhớ xem kẻ đứng trước mặt là người như thế nào, để suy nghĩ xem cần phải nói gì với nó. Sau chỉ ba mươi giây, mà sao như quá dài. Thảo không thể quên cái cảm giác thấy ớn lạnh, như chịu không thấu cái nhìn soi thấu tâm can, vào thân phận minh như thế. Cái nhìn ấy đã làm cho Thảo bỗng cảm thấy minh là một đối tượng “có vấn đề”! “Vấn đề” đây là đã bị nhiễm tư tưởng phương Tây, bởi đã đọc nhiều sách vở của phương Tây! Đúng là như vậy! Bởi thế mà “bác” không muốn hỏi han hay tỏ ra thận mật với một kẻ “có vấn đề đã bị nhiễm tư tưởng phương Tây”, dù là kẻ ấy mới từ bên kia địa cầu trở về! Và có lẽ vì vậy mà phải nhắc nhở bằng một câu ngụ ý răn đe có ý chê “sách vở ở bên Tây” là vô giá trị, nên về đây là phải “học tập nhân dân”! Mà dĩ nhiên “nhân dân” đây là “đảng”, là “bác”, chứ không phải là thứ dân thường vất vả vẫn gặp ngoài đời: Mặc dù lần gặp gỡ ngắn ngủi này đã diễn ra hoàn toàn riêng tư, âm thầm, bí mật giữa “ông cụ” và Thảo, nhưng rồi sau nó đã được phổ biến rộng rãi ở khắp nơi! Càng suy nghĩ về lần gặp gỡ, càng nghiền ngẫm lời khuyên bảo như một mệnh lệnh, càng tìm ra ý nghĩa một sự kiện chỉ dành riêng cho Thảo, vậy mà nó đã được rao giảng rộng rãi trong giới trí thức… Tất cả vụ việc đó đã khiến Thảo nhận ra mình đã bị lãnh đạo dùng làm bài học: “đọc nhiều sách vở bên tây” có nghĩa là đã bị đầu độc (!?) nên bị nghi kỵ, kỳ thị, bị ghi vào một thứ sổ đen, trong danh sách những “kẻ có vấn đề”! Từ đó nảy sinh nơi Thảo mặc cảm là một “kẻ có vấn đề”. Mặc cảm này càng về sau càng được minh chứng bởi những khó khăn đã gặp trong cuộc sống hằng ngày, nó cứ đau đáu đeo đuổi, thường xuyên hành hạ, đe doạ tâm thần Thảo tới cuối đời. Càng suy nghĩ càng thấu cái đòn nghi kỵ của “bác Hồ”. Vì câu nói ấy, tuyệt đối chỉ có “bác Hồ” và Thảo biết thôi, vậy mà sau này nó đã được phổ biến rộng rãi khắp dân gian! Điều đó chứng tỏ giây phút gặp gỡ chớp nhoáng ấy là cả một sự chuẩn bị để làm bài học răn dậy đám trí thức ỷ mình có học, có bằng cấp của tây!
Rồi bác Thảo thú nhận:
- Từ đó tôi đã cố công gom góp những giai thoại, những nhận định của mọi người từng có dịp quan sát vị lãnh đạo, lãnh tụ này, để có một cái nhìn biện chứng về “ông cụ”, về “bác Hồ”.
- Vậy theo bác, “ông cụ”, “bác Hồ” ấy là người thế nào? Có gì là đặc biệt khác thường không?
- Có lẽ sẽ chẳng có ai có thể đưa ra một lời giải đáp giản dị về một nhân vật vô cùng phức tạp, vô cùng ẩn hiện với quá nhiều huyền thoại đã được thêu dệt nên này. Những lời kể của mấy người có trình độ, từng có kinh nghiệm về “ông cụ” mà tôi đã gặp và tôi thấy tin được, thì đều nhấn mạnh rằng đấy là một nhà chính trị “hư hư, thực thực” rất khó hiểu! Người thì định nghĩa vị lãnh đạo này là “bốn chục phần trăm sự thật và sáu chục phần trăm huyền thoại”. Người thì giải thích sở dĩ không thể có một cái nhìn chính xác, cụ thể về “bác Hồ” là vì hành tung, hành trình của “người” thì đầy hoả mù, đầy mâu thuẫn. Chi tiết này phản bác chi tiết kia. Cuộc đời ấy là một hành trình thành đạt rất gập ghềnh, đầy bí mật, khác lệ thường! Phải biết thật rõ từng bước thành đạt ấy, thì mới hiểu được những quyết định lịch sử của “ông cụ”. Đó là cả một ý chí cương quyết vươn lên đỉnh cao quyền lực bằng bất cứ giá nào, với bất cứ phương tiện nào, với quyết tâm thoát ra khỏi số phận một con người bình thường. Từ ý định rất thực tiễn của lá đơn xin vào học trường Hành chính Thuộc địa, là trường dạy ra để làm quan phục vụ phong kiến, thực dân, nhưng lá đơn ấy đã không được chấp thuận. Rồi sau là những bước lưu lạc muôn nơi, muôn nẻo, phải thay tên đổi họ cả trăm lần, từ bước sinh hoạt trong đảng xã hội Pháp để rồi tham gia vào việc thành lập đảng cộng sản Pháp, nhưng cũng đã không mang lại lợi lộc gì… Sau thì ngả hẳn sang phía Đệ Tam Quốc tế… nhưng rồi cũng tới những lúc bị bỏ rơi, bị nghi kỵ, bị tống khứ khỏi Liên Xô… Biết bao đoạn đường khó khăn, bao lần thất bại, bị ruồng bỏ, bị lên án, bị khai trừ… Tất cả những chướng ngại ấy cuối cùng đã tác thành một con người có tung tích bí ẩn, có tâm thức đa nghi, có phản xạ đa diện, nhạy bén, sẵn sàng chụp bắt kịp thời mọi cơ hội, dù là mâu thuẫn với lý tưởng, với học thuyết, đối nghịch với lương tri, nhưng điều cốt yếu là để đạt tới mục tiêu. Với những kinh nghiệm của cuộc sống muôn mặt, muôn hướng, lúc thì vịn vào bên này, lúc bám vào bên kia, cuối cùng “ông cụ” đã đạt tới vị thế tột đỉnh của quyền lực! Và những bước tiến thân khác thường ấy đã tạc ra một vóc dáng chính trị ly kỳ, muôn mặt, muôn vẻ….
- Nhưng về mặt tư tưởng thì bác thấy cụ Hồ mang nặng những ảnh hưởng nào? “Ông cụ” có đúng là một nhà vô địch về tư tưởng mác-xít không?
- Bản thân “ông cụ” lúc thiếu thời thì đã chứng tỏ ảnh hưởng rất sâu sắc của giáo lý Khổng, Mạnh như một nhà nho… Trái lại, dù đã dấn thân vào con đường cách mạng, rất ít khi nào ông cụ đi sâu vào lý luận, giảng giải về tư tưởng Mác-Lê. “Ông cụ” vẫn thường có những liên tưởng hồn nhiên tới đạo đức Khổng, Mạnh khi răn dậy cán bộ, khi làm thơ, làm vè. Làm thơ không phải do ngẫu hứng vì hoàn cảnh để giết thời giờ, mà luôn luôn là do cuồng vọng và mục tiêu chính trị, để ca ngợi mình, để tuyên truyền cho chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, ca ngợi thế giới đại đồng và nhất là để hô hào quyết chiến… Không thấy khi nào “ông cụ” đi sâu vào học thuyết, vào tư tưởng của Mác. Có lẽ “ông cụ” chỉ chú ý tới cách khai triển chủ nghĩa Mác của Lẻnine, của Stalin, của Mao nhiều hơn. Tôi không thấy có luận chứng chỉ rõ “ông cụ” là một người mác-xít. Nêu nói về tư tưởng cách mạng thì “ông cụ” đã chịu nhiều ảnh hưởng của Lenin, của Stalin, của Mao, nhất là Mao. Phải nói thẳng ra là Mao đã như trực tiếp bẻ lái “ông cụ”. Cái mảng tối nên tìm hiểu là lúc được bố trí vào làm việc trong “Bát Lộ Quân” của đảng cộng sản Tàu, với quân hàm thiếu tả thì “ông cụ” đã tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc vào lúc nào, do ai đỡ đầu? Tuyên thệ như thế thì có phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam hay không? Ngay sau khi vào tiếp thu Hà Nội, tôi đã được nghe kể nhiễu về “sự ưu ái của Mao chủ tịch vĩ đại” đối với “bác Hồ”. Một cán bộ từng là đảng viên kỳ cựu của đảng cộng sản Trung Quốc, sau cũng về theo phục vụ “bác Hồ đã khoe rằng Mao chủ tịch có con mắt tinh đời nên đã nhận ra tài lãnh đạo của “đồng chí Lý Thuỵ”, lúc đó vừa bị Đệ Tam Quốc tế đuổi khéo về lại Viễn Đông. Chính Mao chủ tịch đã thu xếp, đề bạt để “bác” gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc và đưa vào làm việc trong Bát Lộ Quân, rồi chỉ đạo “bác” đứng ra thành lập đảng cộng sản Việt nam để kết nghĩa anh em với đảng cộng sản Trung Quốc. Và sau này chuẩn bị về cướp chính quyền ở Việt Nam… Câu chuyện này tôi đã có dịp hỏi đồng chí Hoàng Văn Hoan, từng được coi như là “gạch nối giữa “bác Hồ với Mao chủ tịch”, thì được trả lời gián tìêp rất mơ hồ rằng “bác Hồ là đảng viên của đảng cộng sản Trung Quốc từ lúc đầu, ngày nay Mao chủ tịch và bác Hồ, tuy là hai nhà lãnh đạo hai đảng, nhưng cả hai chỉ là một, vì cùng một lý tưởng, một mục tiêu”! Bởi thế nên mới xảy ra vụ quân Tưởng xét giấy và khám thấy trong người “ông cụ” mang quá nhiều đô-la, khiến “ông cụ đi bị bắt…”. Những ràng buộc giữa “ông cụ” với đảng cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn này cho ta hiểu về sau tại sao đảng cộng sản Việt Nam đã được đảng cộng sản Trung Quốc tận tình trợ giúp đến như vậy. Và tại sao “đảng” đã chấp nhận phát động chính sách cải cách ruộng đất y hệt chính sách “thổ cải” của Mao ở Trung Quốc, mặc dù lúc đó chiến tranh bắt đầu bước vào giai đoạn quyết liệt, cần tới sự hi sinh của mọi thành phần dân tộc. Ai cũng biết “sự hi sinh là không phân biệt giai cấp”, tại sao lại phát động “phân biệt giai cấp” vào lúc ấy? Tại sao có sự tuân phục tuyệt đối đến mức ấy? Vì nhu cầu xin súng đạn? Vì lòng khâm phục tư tưởng Mao Trạch Đông? Khi được hỏi tại sao “bác” không viết sách tư tưởng, thì “bác” trả lời “…Tại vì bác Stalin, bác Mao đã viết cả rồi”! Chẳng những thế, “ông cụ” còn khoe khéo rằng ngoài tư tưởng của Stalin, của Mao, “bác” còn am hiểu cả tư tưởng của Chúa, của Phật và cả của Mahomet nữa.. Nhưng lúc khuyên răn cán bộ, đảng viên, thì “ông cụ” thường quen miệng nhắc đi nhắc lại những đức tính của đạo nho như “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư… “ông cụ” tỏ vẻ thấm nhuần đạo lý Khổng, Mạnh vì biết xã hội ta chịu ảnh hưởng ấy. Theo tôi chiêm nghiệm thì ông cụ không đọc kỹ sách vở của Marx, nhưng đã đọc cuốn “Le Prince “ (Ông Hoàng tử) của Machiavel… Vì cách “cầm quyền tuỳ cơ ứng biến” của ông cụ là đúng theo Machiavel, tức là tận dùng mọi cơ hội, mọi thứ quyền lực có thể có, lợi dụng mọi thứ có thể lợi dụng, để tỏ ra là kẻ có uy lực khiến người ta nể và sợ, để người ta phải sùng bái…
- Nhưng trong đời tư thì “ông cụ” là người có tính tình, tình cảm thế nào?
- Về mặt tình cảm, theo tôi nghe kể, thì “ông cụ” tỏ ra kín đáo khó hiểu. Các nhà nghiên cứu hàn lâm khi nghiên cứu vị lãnh tụ này, thường nhìn “ông cụ” qua những Văn bản tuyên truyền của “đảng”. Các văn bản trong hành chính thì chỉ mang tính giai đoạn. Mà văn bản chính thức của “đảng” thì đã tô hồng nhiều, không mấy tôn trọng sự thật. Vì thế nên không thể hiểu nổi tính tình, cách hành xử trong đời tư của “ông cụ”. Vì thế nên rất khó mà có thể hiểu rõ được con người “ông cụ” về mặt chính trị, nhấi là về nhũng chọn lựa quyết định có tính cơ hội, giai đoạn vào những lúc dầu sôi lửa bỏng…
- Về mặt đời tư thì chẳng hề thấy tư liệu nào dám đề cập tới một cách trung thực, thấu đáo. Bới về mặt tình cảm, gia đình thì đã có nhiều điều bị che giấu!
- Thật ra thì ông cụ luôn luôn chứng tỏ một bề ngoài khô khan, sắt thép, nặng lý trí đến vô cảm. Một cán bộ từng phục vụ gần cụ Hồ kể rằng “ông cụ” rất xa cách, lạnh nhạt với gia đình họ hàng thân thích, không mấy khi nhắc tới nơi chôn rau, cắt rốn của mình, muốn giấu kỹ gốc gác, chỉ vì cái gốc của ông cụ không phải là họ Nguyễn…. Lúc đã thành danh, “ông cụ” cũng không tỏ ra thiết tha với những ràng buộc thân thiết với ông anh Nguyễn Sinh Khiêm và bà chị Nguyễn nhị Thanh… “ông cụ” chỉ miễn cưỡng vài lần chính thức về thăm lại quê cũ. Những lần gặp lại ông anh và bà chị cũng chỉ diễn ra kín đáo, rất ngắn ngủi như gặp những người dưng.
Những giai thoại về “cụ Hồ” thì cũng đều chứng tỏ sự khô khan về mặt tình cảm gia đình. Về mặt đối tác, cộng tác cũng vậy, trong những việc lớn hay nhỏ, ngoài ảnh hưởng tối cao của Marx, của Mao ra, chưa một lần “ông cụ” chứng tỏ đã nghe, đã chấp nhận ý kiến của một ai. Nói chi tới tình cảm, tình thương, tình nghĩa đối với một đứa con của tổ quốc, vừa từ bên kia địa cầu trở về, như trường hợp của tôi! Vì thế mà cho tới nay, chưa có ai đã khám phá ra hết mặt thật, hết những hậu ý của những quyết định mà “ông cụ” đã thực hiện trong bước đường tiến thân, trong chiến tranh, trong cách mạng!