Chương 6
Đặt lại vấn đề từ học thuyết

     au một tuần lễ chuẩn bị, một phiên toà cải cách ruộng đất đã được tổ chức trước sân gạch lớn của đình làng.
Dọc hai bên sân đình có treo la liệt biểu ngữ lên án bọn trí, phú địa hào là tàn dư phong kiến, thực dân, là kẻ thù của giai cấp công nông, là kẻ phá hoại xã hội, là kẻ muốn nối giáo cho giặc…
Khoảng hai giờ trưa hôm ấy, trời nắng chói chang. Từ cả tiếng đồng hồ trước, dân chúng đã được điều động tới ngồi xổm trên nền gạch trước sân đình. Ông già, bà già, người lớn trẻ con, bồng bế nhau đi coi xử tội địa chủ! Đám đông nói cười ồn ào, trẻ con khóc inh ỏi.
Nhưng rồi từ ngoài, một cán bộ dẫn tải một toán “thanh niên và nhi đồng cải cách”, sắp xếp cho toán ấy ngồi trước mặt quần chung và bắt đầu công tác văn hoá tuyên truyền để tạo không khí cách mạng, gồm có hô khẩu hiệu và ca hát. Cứ hô vài khẩu hiệu đả đảo tàn dư phong kiến thực dân xong, lại vỗ tay làm nhịp hát một bài. Lối hát cũng đặc biệt vì thực ra đây là một bài vè ngắn đã thuộc lòng, rồi đọc lên cho có vần, có điệu theo nhịp vỗ tay, cứ y như cùng nhau niệm kinh theo nhịp mõ trong chùa. Hỏi ra mời biết đây là kiểu hát dân dã của sắc tộc miền núi bên Trung Quốc, gọi là “sơn ca”, nội dung bài hát cũng là theo phong cách “đấu tố ca” bên Trung Quốc. Thảo thấy hay nên cũng lắng tai nghe. Nghe mấy đợt rồi cũng thuộc lòng một bài, rồi cũng vỗ tay ba nhịp để hát từng câu.
Hát rằng:
Nước chảy dưới dòng sông
Ai múc lên thì uống,
Cũng như là đất ruộng
Ai có công thì hưởng bốn mùa
Mấy câu ca trên đây
Của nông dân Trung Quốc
Anh em ơi, hãy học lấy cho thuộc!
Để vung tay phát động đấu tranh!
Nhưng nay vì quốc gia, vì “đảng”
Vì bước trường kỳ cách mạng
Nên ta còn cho chúng hưởng phần tô
Nếu chúng còn gian dối mưu mô
Thì quyết liệt
Anh em ơi! Đấu mãi!
Đám đông hét xong, một cán bộ tuyên truyền hô lớn: “Đả đảo địa chủ, con đẻ phong kỉén, thực dân!”
Quần chúng cách mạng cũng hưởng ứng hô tiếp:
- Đả đảol Đả đảo! Đả đảo!
- Đả đảo cường hào, ác bá con đẻ phong kiến, thực dân!
- Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo!
Rồi lại hát. Rồi lại hô khẩu hiệu. Cứ như vậy khoảng hơn nửa giờ thì ngưng đề bắt đầu “phiên toà án cải cách”.
Bàn chủ toạ đặt phía trong đình cũng đã bắt đầu đông đủ. Trên bãi sân trước bàn ngăn cách xa với đám đông bên ngoài là một cột cờ cao sáu thước, rồi tới hàng cọc tre. Ai cũng biết mấy cọc đó là dành cho những tên phán động sắp bị mạng ra đấu tố. Nhưng chính mấy cọc tre đó đã làm cho đám đông hỏi hộp muốn chờ xem những tội nhân bị mang ra đấu tố là ai, sẽ trừng trị như thế nào. Càng hiếu kỳ hơn nữa là ngay cạnh bên trái đình, là một mô đất nâu sẫm vì mới được đắp, là một hàng cọc tre khác với một tấm bảng ghi rõ “trường bắn”! Chưa bao giờ có một cuộc mít tinh đông tới cả nghìn người mà lại bao trùm bởi một bầu không khí hồi hộp sợ hãi đến như vậy. Nhiều trẻ em đứng bám chặt vào bố mẹ và khóc la đòi về, vì chúng cảm thấy ghê sợ quá. Chúng đã nghe người lớn nói người ta sắp bắn người trước mặt chúng! Cải nắng gay gắt càng làm thêm ngột ngạt khó thở.
Bỗng trống cái trong đình nổi lên ba tiếng: Thùng! Thùng! Thùng!
Bên ngoài, có tiếng quát liên tiếp:
- Tránh ra! Tránh ra! Tránh ra!
Đám đông tụ tập ngồi trước đình bị sáu dân quân tự vệ cầm súng trường có gắn lưỡi lê dẹp qua hai bên để mở một đường cho đoàn cán bộ, đội viên đội cải cách vào đình. Chỉ có năm đội viên cải cách được vào ngồi trước bàn nhìn xuống hàng cọc tre ở bên trái, và xa hơn là dân chúng. Số cán bộ đi phát động thì được mời ngồi ở hàng ghế phía sau. Một trong những cán bộ ngồi đầu bàn bên trái, có vẻ là người nắm công việc tổ chức, lớn tiếng ra lệnh cho một dân quân:
- Nổi trống lên để làm lễ khai mạc.
Ba hồi trống rền vang dậy báo hiệu phiên toà án cải cách ruộng đất sắp bắt đầu. Cán bộ ngồi giữa đứng dậy quật lớn: “Tất cả im lặng!”, nhưng bên dưới dân chúng vẫn ồn ào, chen lấn nhau, đám thiếu nhi mặc đồng phục nâu, đầu đội mũ chào mào đứng phía trước cười nói lao xao nên lại có tiếng quát lớn liên tiếp:
- Xin đồng bào giữ trật tự! Tất cả im lặng! Các cháu thiếu nhi thôi đừng nói chuyện nữa! Chuẩn bị làm lễ chào cờ! Xin đồng bào đứng dậy làm lễ chào cờ!
Sáu dân quân cầm súng ban nãy, giờ dàn ra thành hàng ngang và đứng nghiêm, hai tay giơ súng thẳng ra trước ngực để chào cờ.
Ba dân quân khác tiến ra: một người hai tay trịnh trọng mang lá cờ còn gấp vuông vức bước tới cột cờ, theo sau là người kéo cờ và chót hết là người bắt nhịp hát:
- Tất cả! Nghiêm! Lễ chào cờ bắt đầu!… Tất cả cùng hát: Đoàn quân Việt Nam đi… hai, ba…!
- Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc…
Quần chủng hát lớn tuy khônợc tên họ, năm tháng sinh thôi. Còn lại các mục khác thì cứ đề “không nhớ rõ”. Nhưng phải ghi rõ từng mục, không được bỏ trống mục nào, y như trong mẫu này. Làm như vậy giúp ta không quên những chi tiết mà ta đã biết, hoặc ta không nhớ lúc khai.
- Tôi thấy ở đây có ghi cả nhận xét, đánh giá công, tội đối với cách mạng của cả bố mẹ, anh em họ hàng như thế này, thì tôi cũng phải có sự đánh giá công, tội của ông bà nội ngoại, bố mẹ, anh em như thế sao? Có thật sụ cần thiết phải xét công tội của họ như vậy không? Như vậy sẽ có gì nguy hại cho họ không?
- Ấy! Không nên suy nghĩ, lo ngại như vậy. Khai ra sự đánh giá công, tội như vậy chẳng có hại cho ai cả. Đấy là cách chứng tỏ mức độ giác ngộ cách mạng của mình. Nó giúp cách mạng đánh giá bản thân người khai.
- Nhưng ở đây có ghi rõ có thể tố giác vụ việc xấu. Như vậy là có thể làm hại người mình ghét chứ?
- Rất có thể! Nhưng cách mạng bảo mình khai thế thì cứ thế mà làm. Còn chuyện lo ngại làm hại người khác, hay lo có thể khai gian đỗi v v… thì để cách mạng xét. Ta đã theo cách mạng, theo “đảng”, thì để “đảng” suy xét hộ ta.
- Nhưng lỡ có người e ngại, khai bố mẹ, ông bà, họ hàng đều là người tốt cả, không theo phong kiến, không theo thực dân thì sao?
- Vấn đề đó ít khi xảy ra. Vì ai cũng muốn tỏ lòng thành với cách mạng, nên có khi họ còn cố khai khống lên là có bố mẹ, ông bà là thành phần phản động để có cơ hội lên án, để tỏ vẻ là mình đã khai rất thành khẩn! Thôi bây giờ đồng chí đừng thắc mắc nữa, mà nên bắt đầu làm bản trích ngang vào tờ giấy nháp này đã, rồi sau đó chép ra cho sạch sẽ sáng sủa vào bản chính. Nhưng trước hết là phải kẻ hàng bằng bút chì cho các trang giấy. Để khi chép vào cho ngay hàng, thẳng cột, cho thật là sảng sủa, vì hồ sơ này sẽ lưu trữ lâu dài ở Trung ương.
Thảo thấy việc khai lý lịch như vậy, đối với bản thân mình, thật là căng thẳng, ngột ngạt. Cái lối khai này là dạy người khai phải nói dối cho hợp ý “đảng”. Thảo bắt đầu viết trên tờ giấy nháp màu vàng úa vì là loại giấy tồi. Còn bản khai chính thức thì sẽ chép lại trên giấy trắng hơn, nhưng cũng là loại giấy thô sơ, gọi là giấy trắng, chứ không hẳn là trắng có lẽ ở vùng Nam Ninh này chỉ có loại giấy “trắng” đó thôi.
Trong khi Thảo ôm đầu vất vả cố nhớ ra tên và tuổi bố mẹ, ông bà nội ngoại… thì Hùng ngồi kẻ hàng ngang trên giấy giúp Thảo. Cả hai cặm cụi làm việc cho tới khi anh nuôi mang cơm tới. Hùng đứng dậy và hẹn:
- Đồng chí ngưng tay dùng cơm đã. Một giờ nữa tôi trở lại. Ta sẽ tranh thủ làm cho xong cái bản trích ngang này, nội trong đêm nay. Còn bản tự khai thì để ngày mai. Chúc đồng chí ăn ngon. Vì hôm nay làm hồ sơ, phải động não, nên được bồi dưỡng hơn ngày thường đấy.
Hùng và Thảo cùng đứng dậy, đi tới mâm cơm đặt ở đầu bàn bên kia. Hùng chỉ tay vào mâm cơm để giải thích mấy món đặc biệt.
Thảo nhìn kỹ trên chiếc đĩa nhỏ màu đậm như đất nung, trong đó có ba miếng thịt to bằng ngón tay cái, màu nâu đen đen. Nếu không được giới thiệu trước thì khó mà biết được đó là món gì. Món canh rau cũng vậy, nhìn không thể đoán ra là canh gì. Chỉ có thau nhôm nhỏ đựng cơm trắng là rõ thôi. Thảo mỉm cười nghĩ: “Cũng là cải thiện đây”. Hùng đi rồi, Thảo lấy cơm vào bát nhỏ, ngồi ăn, mà vẫn suy nghĩ về những gì vừa đọc được trong tập mẫu bản tự khai.
Miệng nhai, nhưng cái đầu không để ý tới hương vị ngon hay không ngon của bữa cơm. Thật sự là khi biết phải lên án bố mẹ để chứng minh trình độ gìác ngộ cách mạng, Thảo đã bị “sốc” mạnh. Trong đầu băn khoăn: “Đây là bước đầu ta phải uốn mình để nhập vào hàng ngũ cách mạng! Mà cách mạng bắt phải lên án, kết tội cả cha mẹ, ông bà, anh em, họ hàng… Nếu họ là những người đã làm việc cho “phong kiến” hay là cho “thực dân Pháp”. Sự lên án ấy là để tỏ lòng thành của mình với cách mạng. Thế nhưng tâm tư kẻ đánh giá ấy có thành thật hay không, ai mà biết được. Người muốn tỏ ra có mức độ thành khẩn và giác ngộ cách mạng cao, dĩ nhiên là phải khai khống lên cho nó có vẻ “thành khẩn và giác ngộ cao”. Nhưng đối với ta, thì trong thâm tâm ta có thấy bố ta đáng bị lên án là kẻ làm “tay sai cho Pháp” hay không? Ta vẫn nghĩ bố ta không phải là tay sai của Pháp. Vì làm công chức ở sở bưu điện thì cũng chỉ là phục vụ nhân dân mà thôi. Khai và lên án bố, thực ra là đã nói dối. Mà là nói dối với chính ta! Dù đây là một sự nói dối bắt buộc. Nhưng vẫn là nói dối, dù cho cách mạng muốn vậy, bắt phải làm như vậy! Vấn đề ở đây là: ta cũng sẽ nói dối như mọi người, hay là ta sẽ không nói dối như mọi người? Đây là lúc để ta phải tự xác định lập trường của ta đối với cách mạng, tức là đối với “đảng”. Ta sẽ nói dối “đảng” như mọi người, hay sề nói thật với “đảng” ý nghĩ của ta khác mọi người? Đây là cơ hội để ta công khai đánh giá phương pháp tự khai này. Chắc chắn cái sự không chịu nói dối này sẽ gây ra sự chú ý tiêu cực rất có hại cho ta, nhưng cứ nói dối như mọi người thì có lợi cho ta không? Thì ta có còn là ta không?
Thảo nuốt miếng cơm mà mắc nghẹn vì những suy nghĩ căng thẳng trong đầu. Trên quan điểm triết học, việc phải khai ra sinh hoạt của ông bà, cha mẹ để rồi lên án họ, là một cách máy móc chối bỏ họ, tức là phái coi quá khứ nguồn gốc của mình là sai trái. Đấy là một thái độ chối bỏ và lên án cả quá khứ của mình, và cả của tổ tiên… chỉ vì tổ tiên đã không có ý thức cách mạng! Như thế thì còn đâu là những lời dạy đỗ tốt lành của tổ tiên, ông bà cha mẹ! Cứ nhắm mắt khai sao cho hợp ý cách mạng như vậy là có đúng là thành khẩn không? Có nên nêu ra thắc mắc này với Hùng hay không? Dù sao thì cán bộ Hùng cũng không phải là kẻ có đủ trình độ để thấy sự nghiêm trọng của vần đề phải lên án ông bà, cha mẹ... như thế.
Nghĩ miên man rồi Thảo quyết định sẽ không nghe theo sự chỉ dẫn và khuyến khích của cán bộ Hùng. Nhưng trong đầu vẫn cứ thắc mắc. Như vậy là ta đã làm một điều cực kỳ nguy hại cho ta! Như vậy là ta bắt đầu bước vào con đường gay go mnh.
Bác Thảo ôn lại thời niên thiếu, rồi phân tích cho thấy mọi sự đã như được cấy vào trong tiềm thức từ lúc còn non trẻ. Lúc ấy, sau khi đã đậu tú tài phần một, học sinh phải chọn một trong ba ban để chuẩn bị thi tú tài phần hai tức là chọn một trong ba lớp học cuối của bậc trung học: hoặc ban toán, hoặc ban khoa học tự nhiên, hoặc ban triết. Thảo đã chọn lớp triết, tức là dự tính sau này sẽ theo học ban văn chương ở bậc Đại học. Bởi đã có chút thành tích về luận văn, Thảo có dự tính sau này sẽ học chuyên về những khoa nhân văn mà mình ưa thích.
Nhớ lại lúc thi môn viết của tam cá nguyệt cuối niên học, giáo sư Ner, trả lại bài luận triết vừa chấm. Bài của Thảo đứng đầu như thường lệ, nhưng với điểm cao không ngờ: 16 trên 20! Thông thường Thảo chỉ đứng đầu với điểm 13 hay 14 điểm là cùng. Lần ấy, Thảo còn nhớ rõ, đề thi là bình giải một câu của Léon Bourgeois: “Danh dự cũng có thể là một nền tảng của đạo đức”.
Cả lớp, trừ Thảo, đều dài dòng tìm cách minh chứng câu đó với những bằng chứng, điển tích, nêu ra các hành động mưu tìm danh vọng qua các công trình vĩ đại, các chiến thắng vinh quang của những vĩ nhân thường thấy trong lịch sử thế giới. Tất cả như đã hành động vì danh dự để mang lại vinh quang cho xứ sở. Riêng chỉ có Thảo là đã bình bàn theo hướng khác hẳn.
Thảo chuẩn bị vào để bằng cách định nghĩa, phân tích kỹ khái niệm danh dự về mặt tâm lý và xã hội để chỉ ra rằng danh dự là một thuộc tính được ban tặng cho con người, từ bên ngoài, nghĩa là một giá trị do người đời khen tặng, chứ bản thân không thể trực tiếp đi tìm… mà lấy được. Danh dự chỉ đến với những con người sống đức hạnh, có lương tri, biết hoàn thành trọn vẹn công việc của mình, dù đấy là một công việc khiêm tốn; Như thế thì mọi người đều có thể có danh dự, chứ danh dự không phải là riêng của những kẻ có chức, có quyền trong xã hội. Nhưng do ngộ nhận mà danh dự đã bị coi là một khả năng kích thích con người có hành động đẹp đẽ, vĩ đại, theo xu hướng khoa trương, phù phiếm bề ngoài, để tạo ra “danh dự”, hay vinh dự cho chính mình. Bởi khi đó danh dự đã bị đồng hoá với danh vọng, vinh dự mà người Pháp gọi là ”les honneurs”. Thông thường, danh vọng có khả năng kích thích tâm lý, có thể làm cho con người u mê đến mức sa đoạ, y như là một thứ thuốc phiện! Người ta đam mê chạy theo danh vọng, tìm vinh dự, rồi tự biến mình thành kẻ khoe khoang, kiêu ngạo, hoang tưởng chạy theo những trò trang trí phù phiếm, hào nhoáng bề ngoài. Tranh đua nhau trên con đường danh vọng thường làm cho mình thành ích kỷ, thấp hèn: muốn dìm mọi người chung quanh xuống, để đề cao mình lên. Danh vọng đã đẻ ra một cấp trên kiêu ngạo, một cấp dưới nịnh nọt… Tệ nạn nịnh nọt cấp trên thường là phải bóp méo, xuyên tạc sự thật. Nó có thể cải trang một người bình thường thành kẻ kiêu căng tự đắc, một nhà chính trị thành một lãnh tụ độc tài, đam mê quyền lực, điên cuồng khao khát danh vọng, quan liêu cửa quyền đến mức hành động, nói năng như cha mẹ của dân, rồi muốn được tôn vinh làm cha dân tộc!
Về mặt tâm lý và xã hội, danh dự phải được hiểu một cách hét sức sáng suốt, hết sức thận trọng để tránh xa những mục tiêu của danh vọng. Danh dự cũng như hạnh phúc, không thể tìm kiếm, không thể mua chuộc nó một cách trực tiếp, bằng quyền lực hay tiền bạc, như người ta vẫn đi tìm kiếm danh vọng. Danh dự chỉ tới, một cách gián tiếp từ bên ngoài, với những ai không chủ tâm tìm kiếm nó, nhưng biết sống một cách xứng đáng, có lương tri, sống tử tế với mọi người, sống ngay thẳng, trong sạch ở mọi hoàn cảnh, biết làm tròn nhiệm vụ của mình, dù đó là của một công việc khiêm tốn nhất… sống như thế là sống thật sự có ích cho mọi người, là làm đẹp cho xã hội. Danh dự do đó quả thật là một nền tảng của đạo đức. Nhưng khốn nỗi, người đời vẫn thường nham lẫn danh dự với danh vọng. Do vậy nên danh dự, khi bị hiểu lầm, thì nó lá cái bả khiến con người chạy theo nó, tìm kiếm nó, mua bán nó… để rồi nó biến xã hội thành một môi trường giả dối, háo danh, phù du, ưa phô trương cái mẽ bề ngoài, che giấu cái trống rỗng, kém cỏi, xấu xa bên trong… Không thiếu gì xã hội, trong đó con người ngông cuồng khao khát danh vọng, một xã hội chỉ trọng vọng bề ngoài, chỉ trưng khoe thành tích giả tạo một cách bệnh hoạn. Một thí dụ điển hình về mặt tiêu cực của danh vọng là thói háo danh với bằng cấp. Bằng cấp chỉ là một hình thức chứng thực khả năng. Nhưng nay bằng cấp đã bị coi như là thứ áo mão gấm hoa, loè loẹt màu sắc, để phô trương. Nó đã tạo ra cái thói trưng diện bằng cấp trước cái tên của mình. Tự xưng mình là tiến sĩ này, thạc sĩ nọ, thủ trưởng cơ quan này, giám đốc công sở kia…! Danh dự của một người có học, có tri thức là biết sống không ồn ào, không khoa trương, biết chứng tỏ trình độ bằng kết quả của việc làm, khác hẳn với kẻ đã tự đồng hoá mình với danh dự bằng những hành động khoa trương chức tước, bằng cấp! Từ sự hiểu sai ý nghĩa của bằng cấp mà nó đã bêu xấu con người, làm hỏng nền giáo dục. Tình trạng đó có thể phá hoại xã hội. Khi danh dự bị nhầm lẫn với danh vọng, thì nó đã đưa tới sự gian lận trong thi cử, mua bán bằng cấp, chạy chọt chức tước cứ y như mua bán áo mão màu sắc lòe loẹt hào nhoáng để trưng diện. Bởi khi danh dự bị đồng hoá với danh vọng, thì nó là một cái bả tâm lý, làm hoen ố nhân phẩm, làm mất tự trọng, mất tỉnh táo nên không phân biệt được đầu là giá trị nội tại bền vững đích thực của luân thường đạo lý, đâu là hư danh xấu xa phù phiếm, dối trá khoe khoang bề ngoài…. Danh dự khi bị nhầm lẫn với danh vọng thì có thể đưa con người và xã hội đi rất xa về phía tiêu cực.
Sau khi nêu nhiều bằng chứng về thành tích được coi là danh dự của những người có cuộc sống khiêm tốn và đã bị đời coi thường, bỏ quên… Thảo nhắc lại rằng vì những thành tích vinh quang, đầy danh vọng của những kẻ có quyền lực, mà có người đã được hậu thế ca ngợi, có khi còn được tôn thờ như thánh nhân. Rồi Thảo đưa ra phản đề khá mạnh mẽ: những thành tích mưu cầu vinh quang danh vọng một cách đam mê, cố mưu tìm chiến thắng kiểu Pyrrhus, cố tạo ra những công trình vĩ dại như Kim Tự Tháp, như Vạn Lý Trưởng Theight:10px;'>
Một người khác, cũng trong nhóm nhân chứng, bước tới trước lý trưởng, kể các tội thật mơ hồ và lung tung:
- Mày có thói đánh người khi say rượu. Mày đã ép người ta phải bán mấy sảo ruộng thuộc loại tốt cho mày, rồi ép phải bán cả con trâu khỏe nhất cho mày, rồi mày vu cáo người ta nấu rượu lậu, để mày phạt tịch thu tài sản, khiến bao người sạch nghiệp vì mày, rồi phải đi làm thuê, mò cua, mót lúa mà nuôi gia đình… Tội của mày kể ra không thể hết! Mày có nhận tội không?
Bi cáo cúi đầu im lặng.
Kể tội xong, nhân chứng tiến tới tát vào má bên trái lý trưởng, miệng nói:
- Chính mày đã dùng thủ đoạn, mưu kế để cướp đoạt hết tài sản của bao gia đình, mày có nhận tội hay không? Mày còn…
Bị hạch tội vu vơ, người lý trưởng không câm nín giữ im lặng được nữa, nên hỏi lại:
- Người ta là ai? Bao gia đình là gia đình nào cơ?
Cán bộ chù toạ thấy buộc tội như vậy là mơ hồ quá rồi, nên quyết định:
- Tội lỗi tên cường hào lý trưởng này như vậy là rõ rồi. Bây giờ xử lý tới tên địa chủ Hoàng Văn Quân. Nhân chứng đâu?
Một người gầy còm tiến tới trước tội nhân bị trói quỳ ở cột thứ nhì, nêu rõ tên họ mình rồi lớn tiếng bắt đầu kể tội:
- Mày có hơn hai mẫu ruộng, mà cả đời chân không lội bùn, tay không chạm tới hòn đất, toàn thuê mướn dân nghèo khổ phát canh cho mày thu tô. Làm xong việc thì mày chê bai để bớt tiền này công nọ. Trong nhà thì vợ mày đẻ non, mà không nuôi, toàn nuôi vú sữa, mày bắt người vú phải gửi con về nhà ông bà để nuôi nó bằng cháo trắng…
Cứ mỗi lần kể xong một tội, nhân chứng lại tát vào mặt tội nhân và hỏi:
- Có phải mày đã làm như vậy hay tao nói sai?
Lần lượt các nhân chứng tới cạnh các tội nhân để hạch tội một cách mơ hồ, toàn là những lời đồn đại. Thỉnh thoảng lại tát vào mặt các tội nhân theo cùng một cách, vì đã được huấn luyện như thế. Cả năm tội nhân đều bị đánh, và phải cúi đầu im lặng. Chỉ có tội nhân nữ là bà cụ Vũ Thị Thanh là dám cãi lại.
Hai nhân chứng chót lả phụ nữ, nói xoe xoé kể tội:
- Mày có nhà gạch lớn như dinh nhà quan với vườn rộng mênh, mông, nuôi tới ba con chó Tây để trông nhà, có đời sống xa hoa sang trọng mà không nghĩ tới bao gia đình cùng khổ sống ở chung quanh! Mày nuôi hai đày tớ với lương rẻ mạt… Người nghèo đói đến xin ăn thì mày xua chó đuổi đi, có khi chó xổng ra cắn người qua đường đến bị thương nặng, mày có nhận tội không?
Trái với năm tội nhân đàn ông, bà già này cãi lại chứ không nhận tội:
- Nhà tôi rộng vì con tôi ở Hà Nội gửi tiền về xây cho chứ tôi không bóc lột ai! Tôi sống ăn chay, tụng kinh niệm Phật chứ không sống xa hoa! Tôi nuôi chó giữ nhà vì đã bị kẻ trộm vào nhà nhiều lần. Ngày rằm, mùng mặt, tôi đi chùa vẫn bố thí cho người nghèo. Năm đói Ất Dậu, chính tôi lo nấu cháo cứu người trong làng. Mỗi khi làng có việc, tôi quyên góp, tôi là người xung phong ủng hộ nhiều nhất. Khi cách mạng về, tôi đã ủng hộ tiền mua súng cho đội dân quân của làng! Cả đời tôi không bóc lột ai, con tôi hiện đi bộ đội đang đánh Pháp ngoài chiến trường…
- Mày nói láo! Mày không bóc lột ai, nhưng con mày ở Hà Nội có cày sâu, cuốc bẫm đâu mà có của cải nhiều thế? Của cải ấy không do bóc lột thì nó trên trời rơi xuống à? Câm mồm đi con đĩ già ngoan cố!
Nhân chứng vừa chửi vừa tiến lại vả mạnh vào mặt bà già! Bà cụ đau quá, càng gào khóc, gọi con cầu cứu:
- Con ơi là con ơi là con ơi! Nó đánh mẹ con ơi! Con về cứu mẹ với con ơi!
Người dân quân đứng đàng sau tiến tới lấy báng súng bổ vào lưng bà già quát:
- Câm mồm ngay. Còn khóc lóc nữa là tao nhét giẻ vào mồm đấy!
Bà già sợ hãi; khỏe nhỏ hẳn đi nhưng miệng vẫn rên rỉ:
- Con ơi là con ơi…!
Lần đầu tiên trong đời, Thảo được chứng kiến một “phiên toà” đánh đập thô bạo đến mức khủng khiếp như vậy. Đây là một trò hề công lý, chứ có luật lệ gì đâu!
Bằng chứng tội lỗi toàn là do bần cố nông kể miệng như vu oan, chứ không do một văn bản điều tra nào. Không một điều luật nào được nêu ra làm căn bản để buộc tội. Bởi có ai biết gì, hiểu gì về công việc xét xử của một toà án bao giờ đâu! Thế nên đầu óc Thảo bị căng thẳng, tim đập mạnh, thân thể run lên vì xúc động, hỏi một cán bộ địa phương đúng cạnh:
- Tại sao bà cụ ấy cứ réo gọi con như vậy?
- Nghe nói mụ già này có con đi bộ đội trong “Trung đoàn thủ đô”, từ hồi rời bỏ Hà Nội, ra bưng kháng chiến, nay hình như làm tới trung uỷ!
Biết vậy, Thảo bỗng cảm thấy lo âu: bố mẹ mình cũng là dân làm việc ở Hà Nội, cũng xây được nhà cửa lớn ở vùng quê thuộc tỉnh Bắc Ninh, chưa biết chừng bố mẹ mình giờ cũng đang bị đấu tố như thế này! Quan sát là chung quanh thì thấy đám đông dân chúng cũng có vẻ mặt đăm chiêu căng thẳng, chỉ có đám nhân chứng và nhi đồng đứng ở hàng đầu là luôn vỗ tay, luôn hò hét:
- Bắn bỏ mẹ chúng nó đi! Bọn phản động!
- Phải diệt hết lũ Việt gian phản động này!
- Con mụ già ngoan cố! Phải tịch thu nhà cửa của nó!
- Tài sản do bóc lột nhân dâu mà có thì nay phải trả lại nhân dân. Của nhân dân phải trả cho nhân dân!
Toán nhi đồng coi cảnh hạch tội như thế cũng thấy vui nên cười nói vỗ tay theo.
Cán bộ chủ toạ đứng dậy tuyên bố:
- Bây giờ đồng bào có quyền góp ý quyết định án phạt trừng trị các tội phạm.
Đám nhân chứng bên dưới đồng thanh hô to:
- Xử tử! Xử tử! Xử tử!
- Thế còn tài sản của chúng nó?
- Tịch thu! Tịch thu! Tịch thu!
- Đấy là mồ hôi, nước mắt trước khi đi thì được “học tập” công tác tiến hành phương pháp “bắt rễ, xâu chuỗi” ngay khi tới địa phương. Nhưng đối với Thảo thì đây là lần đầu tiên nghe thấy những “công tác” lạ tai ấy.
“Bắt rễ” là khi tới địa phương, đội viên phải tìm tới sống chung với một gia đình bần cố nông có tên trong một danh sách thành phần xã hội nghèo túng, mà chính quyền địa phương đã lập từ trước. Danh sách đó ghi rõ họ tên từng chủ gia đình với cách sinh sống… như đi làm thuê, nguồn thu nhập ngày có, ngày không, tải sản riêng không có gì đáng kể, nơi cư ngụ thì là ở tạm bợ trong một túp lều tranh trên phần đất công điền, công thổ dễ bị đuổi đi bất cứ lúc nào… Các đội viên phát động cải cách có nhiệm vụ động viên, giáo dục bần cố nông, tức là dạy cho họ biết các “quyền” và “lợỉ” của bần cố nông trong và sau khi tham gia cải cách ruộng đất. Họ có quyền và nghĩa vụ hạch tội, trừng trị những kẻ “đã từ bao đời liên tiếp cưỡi lên đầu lên cố bần cố nông, đã bóc lột, hành hạ, đánh đập bần cố nông, đời này qua đời khác”. Lợi là họ sẽ được chia “quả thực” trong số những ruộng đất, nhà cửa, tải sản tịch thu của những kẻ giàu có chuyên sống bằng cách đè đầu đè cổ, bóc lột bần cố nông.
- “Xâu chuỗi” là sử dụng cách sống chung ấy để kết nạp, thúc đẩy và tổ chức cho bần cố nông ấy trở thành một tổ viên thi hành cải cách, nghĩa là biết đấu tố, biết hạch tội, biết nhận một thứ nhiệm vụ công tố y như trong một toà án. Tổ viên này sẽ đứng ra buộc tội, lên án bọn địa chủ, phú nông, cường hào, ác bá, tức là bọn nắm quyền, nắm lợi trong xóm, trong làng, trong xã, trong huyện… từ trước tới nay..
Để kích động tinh thần các bần cố nông đã được bật rễ và xâu chuỗi ấy, để họ hăng hái ra tay phát động cải cách ruộng đất, thì các đội viên phát động cải cách phải giải thích cho bần cố nông rõ đây là một dịp trả mối thù lâu đời của bần cố nông. Phải làm cho họ có tinh thần căm thù cao độ, để biến hận thù thành hành động, để thẳng tay trừng trị, tiêu diệt, nghĩa là đòi xử tử những tên nặng tội nhất, ngoan cố nhất, có nợ máu nhiều nhất với giai cấp bần cố nông. Càng vạch mặt chỉ tên và trừng trị được nhiều thành phần phản động thì càng tịch thu được nhiều của cải, ruộng đất, nhà cửa, thì càng thành công, cuối cùng thì bần cố nông càng được chia nhiều “quả thực”… Và sự trừng trị càng mạnh thì tàn dư phong kiến, thực dân càng sợ hãi mà không dám ngóc đầu lên để bóc lột như trước nữa.
Sự thành công của công tác cải cách ruộng đất tuỳ thuộc vào tài tổ chức, động viên và huấn luyện bần cố nông thành những nhân chứng luận tội của nhân dân, để nhân dân biết vùng lên tiêu diệt giai cấp đã bóc lột họ. Công tác nặng nề và khó khăn này là của các đội viên đi phát động cải cách. Thực tế là đa sổ bần cố nông đều chưa biết ăn nói, thường rất rụt rè trước đám đông, nhiều khi còn e nể những chủ cũ, sợ sệt những lý trưởng, những chức sắc cũ của làng xã! Chỉ thị nêu rõ là phải tận dụng phương pháp kích thích hận thù qua nhũng bước như kể khổ, hạch tội, xỉ vả tới những quyết định trừng trị… làm cho bần cố nông mạnh dạn tham gia cải cách.
Ngồi nghe giảng dạy nhiệm vụ của một đội viên phát động cải cách như thế, trong đầu Thảo tự nhiên nảy sinh nhiều thắc mắc về mặt đạo lý, cồng lý. Có một điều Thảo biết chắc chắn là những phương pháp cải cách này, chính Marx hay Engels cũng chưa hề đề cập tới một cách cụ thể như thế. Vì cả hai ông thày của cách mạng vô sản này chưa bao giờ thật sự bắt tay vào thực tế thi hành lệnh xoá bỏ giai cấp mà cả hai ông hô hào! Những chính sách đấu tố như vậy là phương pháp mà Lenin và Mao đã tuỳ tiện khai triển và nó đã đi quá xa với những gợi ý đấu tranh giai cấp của Marx, xa tới độ trái với ý hướng nhân bản của Marx.
Suy nghĩ như vậy, Thảo đâm ra hoang mang đến chán nản, nhưng không thể nói ra. Vì đang mang mặc cảm bị nghi ngờ là kẻ phản cách mạng, phá cải cách, kẻ đang bị thanh gươm “cảnh giác” treo lơ lửng sẵn trên đầu!
Khoá tập huấn chuẩn bị cho đoàn viên đi phát động cải cách đã hoàn tất được hai ngày. Đội của Thảo được phân công đi phát động cải cách ở một địa điểm cách Phú Thọ không xa, tức là ở huyện Chiêm Hoá thuộc tỉnh Tuyên Quang kế cận. Đó là một huyện trong vùng an toàn, xa sự đe doạ của các cuộc càn quét của quân lính Pháp. Dân ở đây thua thớt, đất ruộng ở đây thuộc loại xấu và rất phân tán vì phần lớn các gia đình nồng dân chỉ có một vài mẫu cho tới vài sào, sản xuất một lượng thóc gạo đủ ăn cho chín hay mười tháng. Khi giáp hạt thì dân thường phải ăn độn. Thế nên gia đình nào có vài mẫu ruộng đủ ăn thì cũng bị xếp vào thành phần phú nông. Hơn nữa, vùng này có nhiều rừng rậm, giao thông thô sơ, ruộng lúa chen lấn quanh núi rừng, rất khó làm, cầy cấy rất vất vả.
Việc đầu tiên phải làm khi về tới địa phương là tìm một gia đình bần cố nông để “bắt rễ”. Uỷ ban hành chính địa phương, đã lập sẵn danh sách các gia đình bần cố nông, ít ruộng, không nghề nghiệp hay thu nhập gì rõ rệt. Các chủ gia đình nghèo ấy khi có người thuê mướn thì đi làm nửa buổi, khi thì làm cả ngày… làm bất cứ việc gì: từ dọn cỏ, cuốc đất cho tới quét nhà, dọn vườn, đào mương, móc cống… nghĩa là đủ thứ làm việc vặt trong nhà. Những ngày không ai thuê mướn, thì cả vợ chồng, con cái phải đi mò cua, bắt ốc, nhặt củi, hái những thứ rau cỏ hoang, bắt cào cào, châu chấu… miễn sao có thể nấu lên, nướng lên mà ăn để sống qua ngày. Vì thế khi được đoàn cải cách về ở chung, họ mừng lắm. Bởi đoàn cải cách có gạo và góp tiền nhờ họ nấu cơm để cùng ăn. Nhưng cái khó cho mỗi đoàn viên phát động cải cách là chỉ trong vòng vài ngày, phải huấn luyện người chủ gia đình bần cố ấy thành một nhân chứng, một “đội viên cải cách”: biết ăn nói rành mạch, biết tố giác tung tích, kể khổ, rồi hạch tội các địa chủ, phú nông, các hào lý hách dịch chuyên cậy quyền thế, ỷ vào “việc quan” để sai khiến, đánh đập, bóc lột người nghèo khổ.
Thảo được chỉ định tới ở chung trong một túp lều rơm của gia đình bần cố nông Lê Tư, một vợ đang đau ốm với hai đứa con một đứa đã năm tuổi, một đứa mới một tuổi rưỡi. Thủ trưởng đoàn giới thiệu với bần cố nông Lê Tư rằng Thảo là một cán bộ trí thức mới ở bên Tây về với cách mạng. “Ở bên ấy trí thức Tây cũng phải kính phục đồng chí Thảo”, nghe vậy, bần cố Lê Tư cũng nể phục lắm.
Sau khi đưa phiếu khẩu phần gạo và tiền cho gia chủ nhờ nấu cơm, công việc bắt rễ khỏi sự bằng cách giảng giải nhiệm vụ của một “bần có nông nổi dậy”, đứng lên tố khổ bọn nhà giàu, quy tội chúng là thành phần bóc lột, là kẻ thù của giai cấp công nông… để đòi tịch thu tài sản của chúng, bắt chúng từ nay phải tự tay láo động, để mà sống… Cuối cùng Thảo hỏi Lê Tư:
- Lãnh trách nhiệm một bần cố nông nổi dậy là như vậy, đồng chí có làm được không?
- Cháu là thằng vô học, ông bảo cháu làm gì thì cháu sẽ làm y như vậy. Ông dạy cháu nói sao thì cháu sẽ nói y như vậy…
- Ấy, ấy, không được! Không được! Ở đây không còn có ông, có cháu gì cả! Chỉ có chúng ta là đông bào, đồng chí, bình đẳng với nhau thôi. Nước nhà được độc lập rồi, mọi người đều bình đẳng rồi, nên đã cấm không được gọi ông, xưng cháu với nhau nữa. Đồng chí phải xưng là “tôi” với mọi người, bởi đồng chí bây giờ là bình đẳng với mọi người rồi, đồng chí nhớ chưa?
- Dạ vâng!
- Cũng không được nói “dạ vâng” nữa. Từ nay cấm không được trả lời ”dạ vâng”! Đồng chí nghe rõ chưa?
- Dạ…
- Đã bảo là không được “dạ” nữa cơ mà!
- Thế thì phải nói làm sao?
- Khi trả lời bất cứ câu hỏi nào thì đồng chí phải bắt đầu bằng “tôi” để trả lời. Thí dụ như ai hỏi, “Đồng chí nhớ chưa?” thì phải trả lời là “Tôi nhớ!”. Nểu ai hỏi “Đồng chí! có nhất trí không?” thì phải trả lời là “Tôi nhất trí”. Bây giờ tôi hỏi và đồng chí trả lời nhé!… Đồng chí tên là gì?
- Dạ…
- Đã cấm không nói “dạ” nữa cơ mà!
- Trong đầu đã tính nói tôi, mà cái mồm nó lại bật ra tiếng “dạ”! Khổ thế!
- Không có khổ gì ở đây. Ta học tập làm người bình đẳng, sao lại là khổ được? Thế là sướng chứ! Bây giờ đồng chí mím môi lại, khi tôi hỏi xong thì đồng chí phải trả lời thật chậm. Bây giờ tôi hỏi lại này. Đồng chí tên là gì?
- T.. ôi… tên… là… Tư!
- Đúng rồi! Nhớ xưng là “tôi” nhé! Thế là tiến bộ rồi đấy! Vậy đồng chí là người tự do rồi đấy!
- Dạ!
- Sao đồng chí lại vẫn nói “Dạ”?
- Khổ quá…!
- Sao lại là khổ? Học làm người tự do bình đẳng là sướng chứ! Đồng chí không muốn được làm người tự do bình đẳng à?
- Dạ muốn!
- Lại vẫn dạ nữa!
Cả một buổi huấn luyện mà chỉ nội chỉ dẫn cái cách tự xưng là “Tôi”, bỏ thói “dạ, thưa” thôi mà vẫn chưa đạt kết quả! Phản xạ khiêm tốn tự nhiên nó đã in sâu vào óc, vào lưỡi của “đồng chí” Lê. Tư quá nửa già đời người. Bây giờ muốn xoá bỏ phản xạ đó thật là khó khăn. Mất ba ngày góp gạo cho gia đình đồng chí Tư rồi mà Thảo vẫn chưa đe cập được tới giai đoạn học tập tố khổ, hạch tội…
Đêm đến, trằn trọc khó ngủ, nghĩ lại mấy ngày cố dạy để biến Lê Tư thành “một bần cố nông nổi dậy” mà chưa được, nên thấy tinh thế thật vừa nguy nan, vừa khôi hài: một giáo sư tốt nghiệp thạc sĩ một trường sư phạm nổi danh thế giới, mà nay bất lực không dạy được một bần cố nông trở thành người bình đẳng với mọi người! Bỗng Thảo bật cười, nhịn không được! Cứ cười như nổi cơn điên. Cười mãi mới nín được, rôi lại tủi phận mình mà bật khóc, lấy khăn tay sịt mũi kêu khịt khịt. Làm cho Lê Tư nằm trong ổ rơm ở góc chòi thức giấc, vừa bực mình, vừa lo sợ nên hỏi:
- Đồng chí Thảo ơi! Sao mà hết cười, rồi lại khóc vậy? Ngủ đi chứ!
Thảo giật mình khí biết đã phá giấc ngủ của gia chủ nên vội lấy khăn tay bịt miệng, bịt mũi, cố giữ nín thở, im lặng một lúc, rồi đành phải mở khăn, thở trở lại, nhưng rồi vẫn không nhịn được cười, cười đến tràn nước mắt…
Sáng ra, khi ra trụ sở xã để báo cáo công tác, Thảo đành thú nhận một cách buồn thảm với đoàn cải cách:
- Tôi thật là bất tài, không thể nào dạy đồng chí Lê Tư làm nhiệm vụ được. Xin cho tôi trở về cứ. Công tác này quả thật là tôi không làm được.
- Không sao, đồng chí cứ ở đây với đoàn. Tên Lê Tư nó không chịu làm đội viên cải cách thì có người khác, không thiếu đâu mà ngại. Xã này nghèo lắm, thiếu gì bần cố nông muốn được vào đội cải cách.
Chủ tịch xã có mặt ở đó nói xen vào:
- Cái tên bần cố nông Lê Tư này thì tôi biết nó ngoan cố lắm. Nó đóng kịch giả câm, giả điếc với đồng chí đấy. Tôi sẽ trừng trị nó, cho bớt cái thói lẩn tránh không chịu tham gia phong trào. Tôi chỉ doạ phạt nó một tháng lao động khổ sai là bảo gì nó cũng nhớ và làm ngay.