Chương 1
Định kiến với thứ triết học sách vở

     ồi ấy ở Hà Nội, ông tham Tiến được thiên hạ chú ý cả nể là vì ông là công chức sở bưu điện, mà dân quen gọi là “nhà giây thép”. Đấy là một công sở chuyên môn, do giám đốc tây điều khiển. Mặc dù chỉ là một thư ký, nhưng được dân gọi là “quan tham sở giây thép”! Vì ông tham được hưởng quy chế, ngạch trật, lương bổng của công chức tây. Thời ấy ở Hà Nội, trong giới công chức, có sự phân biệt khinh nể giữa hai chế độ lương bổng, một của “Nam triều”, một là ngạch “công chức Tây”.
Lúc đó, cậu Phương, em ruột mẹ tôi, cùng với cậu Thảo, con ông bà tham biện Trần Đức Tiến, cả hai đều học trường trung học tây Albert Sarraut ở Hà Nội, một trường nổi tiếng, rất khó xin vào học. Cuối bậc trung học, cả hai đều học chung lớp triết. Cậu Thảo nhờ giỏi môn triết, mà sau được học bổng đi Pháp tiếp tục học Đại học. Còn cậu Phương tôi, trượt tú tài triết, nên phải “đúp” lại (lưu ban) lớp ấy, nhưng rồi chỉ học thêm đến nửa năm, thì mắc bệnh tâm thần: tính tình thay đổi, ban ngày cũng thắp nến ngồi học, vì sợ ánh sáng mặt trời! Dù đã được chính đốc-tờ Tây chữa trị, nhưng không khỏi, nên chết yểu. Vì thế cả họ bên ngoại tôi đều dị ứng với triết học. Con cháu, trong đó có tôi, được khuyên can rằng lớn lên không nên học triết. Vì môn triết khó lẳm, học nó rất dễ bị điên cái đầu, không điên thì cũng khùng, không gàn dở thì cũng thành lẩm cẩm! Định kiến “học triết dễ điên, dễ khùng” ấy sau này cứ ám ảnh tôi.
Rồi lịch sử xoay vần, quân Nhật kéo vào Hà Nội đánh tan quân Pháp, chiếm toàn bộ Đông Dương. Rồi chiến tranh thế giới chấm dứt, quân Nhật đầu hàng. Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền. Quân Tàu sang giải giới quân Nhật. Nhưng sau thì cụ Hồ ký hiệp ước để quân Pháp được phép trở lại… rồi chúng gây căng thẳng. Chiến tranh lộ dạng. Rồi từ đó gia đình tôi, cùng với cả dân tộc, đã sống trôi nổi triền miên trong chiến tranh và hoà bình, với hai chế độ cách mạng và Quốc gia … Đại khái lịch sử, đối với tôi, đã diễn ra như thế.
Tôi nhớ rất rõ trường hợp tôi tiếp cận lần đầu tiên với chiến tranh. Bởi gia đình tôi lúc đó đang sống trong một căn nhà lớn có một tầng gác mà bên dưới là cửa hàng bán thực phẩm cao cấp còn mang tên Pháp là Mazoyer, vì là vừa mua lại của ông Mazoyer, toạ lạc ngay giữa phố Tràng Tiền (tên cũ là Paul Bert), số nhà 52. Đằng sau nhà là đối diện công sở bộ giáo dục, tức ngay cạnh phía sau Bắc Bộ Phủ, tức là nơi ớ và làm việc lúc đầu của “cụ Hồ” và chính quyền “Việt Minh”… Và hôm ấy, đúng ra là tối ấy, khoảng gần tám giờ, cả nhà vừa ăn cơm xong thì bỗng nghe nổ cái đùng, ù tai, nhức óc! Nhà cửa rung chuyển. Chai lọ trên kệ nhảy tung lên, rơi xuống đất, vỡ loảng xoảng. Sau tiếng nổ long trời ấy, các thứ súng lớn nhỏ liên tiếp đua nhau nổ ran như trời rung, đất chuyển, không ngưng lại được nữa.
Lúc ấy tôi mới mười tuổi, còn đang hãnh diện mặc bộ quần áo mới màu kaki vàng, trông cứ như tự vệ của khu phố Lò Đúc: Nhưng tối ấy, toàn thân tôi đã run lên, hàm răng đánh lập cập vì hoảng sợ. Bởi đấy là lần đầu tiên bị sống trong muôn vàn tiếng súng chát tai, nhức óc. Tôi trách bố mẹ tôi đã mang tôi về lại Hà Nội sau nhiều đợt tản cư.
Bởi trước đó, mỗi khi có tin đồn chắc nịch “Đêm nay sẽ nổ súng!” thì cả gia đình tôi lại tản cư, tạm lánh về quê bà trẻ, em bà ngoại tôi, ở làng Xâm Dương, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, bên bờ sông Hồng… Nhưng rồi sau vài ngày nghe ngóng, thấy yên lại kéo nhau trở về lại phố Tràng Tiền, sẵn tiện nghi, thoải mái hơn vì “có điện, có nước máy”.
Cứ lo chạy như thế vài lần, hễ thấy yên lại trở về nhà. Chính cái đêm tưởng yên ấy, bỗng súng đã nổ thật. Vậy là chiến tranh đã chính thức bắt đầu vào cái đêm cuối năm 1946 ấy, sau này được gọi một cách kiêu hãnh là đêm “Hà Nội ròn rã nổ súng đánh Pháp”.
Trận đánh ác liệt diễn ra với những tiếng nổ rền trời suốt đêm. Đến sáng thì ngớt hẳn tiếng súng nhỏ, chỉ còn tiếng nổ lớn vọng lại từ xa. Lén ra phía kho hàng ở trên gác, sau nhà, nhìn hé qua khe cửa sổ, tôi thấy nhiều xác lính Pháp còn nằm sát cạnh hàng rào sau Bắc Bộ Phủ. Đến trưa thì rõ ràng là quân Pháp đã làm chủ khu phố tây. Bắc Bộ Phủ im tiếng súng. Như vậy là sau chỉ một đêm giao tranh dữ dội, hình như quân trong đó đã rút sang phía các phổ cổ, giữa lòng Hà Nội, để rồi đã cùng các lực lượng tự vệ cố thủ trong gần hai tháng, trong một khu trung tâm từ phố Cầu Gỗ, phía bắc bên kia hồ Hoàn Kiếm, lên cho tới khu phố Hàng Đậu, sát cầu Long Biên…
Quân Pháp, ngày hôm sau, ầm ầm gố cửa nhà tôi, ra lệnh phải mở cửa bán hàng như bình thường. Nhưng ngày hôm ấy, ai mà dám ra đường, nên cửa hàng mở mà không bán được gì. Đến ba hôm sau nữa, những gia đình bị kẹt lại chung quanh phố Tràng Tiền, thấy bên ngoài đã im hẳn tiếng súng, nên kéo nhau đi mua tất cả những thực phẩm gì có thể mua được để dự trữ. Cửa hàng của gia đình tôi chỉ trong vòng hai ngày là bán hết sạch hàng, nhưng vẫn phải mở cửa để cho thấy trong cửa hàng không còn gì để bán. Tôi còn nhớ rõ một chi tiết “tức cười” là trong hai tháng bị quân Pháp lặng lẽ bao vây (nhưng không tấn công), thỉnh thoảng sáng ra lại thấy trên đỉnh Tháp Rùa, một lá cờ đỏ do quân cố thủ đã lén bơi ra để cắm lên trong đêm. Cuộc bao vây kết thúc sau hai tháng, với việc điểu đình qua trung gian của “Toà Lãnh sự Trung Hoa Dân quốc”, để quân Pháp mở vòng vây cho các gia đình người Hoa di tản ra khỏi khu phố Hàng Buồm… Và ban đêm hôm ấy lực lượng cố thủ đã rút đi êm thấm qua ngả bên dưới gầm cầu Long Biên, lúc đó mùa nước sông Hồng đang ở mức thấp nhất…
Như vậy là gia đình tôi đã bị kẹt lại lâu dài “trong thành” để chứng kiến “trận đánh Hà Nội”, từ đầu đến cuối, ở vị trí ngay sát cạnh Bắc Bộ Phủ!
Từ sau cái đêm nổ súng bất ngờ ấy, cho tới cả chục năm sau, cả gia đình tôi cứ vất vả liên tiếp chạy xuôi, lội ngược trong cái vòng luẩn quẩn giữa vùng chiến tranh và vùng hoà bình.
Rồi với thời gian, tới phiên tôi lớn lên, bị “động viên”, phải ra cầm súng để tham dự chiến tranh. May mà tôi chưa bắn được tên quân thù nào, và cũng may là chưa bị quân thù nào bắn trúng. Tuy có phen cũng đi phục kích, rồi cũng từng bị lọt ổ phục kích. Nhưng may mắn nhất cho cả địch lẫn tôi, vì có lẽ chúng tôi đều là những tay súng dở ẹc. Nhờ vậy mà tôi sống sót sau chiến tranh, sau cách mạng, mà không mang mặc cảm tay đã nhúng vào máu của đồng bào tôi.
Kể sơ sơ như vậy để giải thích thái độ thờ ơ đến vô cảm, đến dị ứng (vì mặc cảm thua thiệt?) với mấy cái công trình nghiên cứu triết học cao siêu, thuần sách vở đã được công bố trên mấy tạp chí Pháp của “cậu Thảo”. Tôi nghĩ đấy là thứ triết học của những kẻ nhàn cư, may mắn được du học nước ngoài, được sống yên ổn để được bằng cấp cao, làm được những nghiên cứu này nọ, nhưng thường toàn là những đề tài vớ vẩn, linh tinh… Vì máy cái công trình triết học ấy hoàn toàn phi thực tế, phi thời sự, chẳng mang dấu vết gì của biết bao thống khổ mà dân tộc đã hằng ngày phải gánh chịu mà chính tôi vẫn thường thấy trước mắt quanh tôi, trong hơn ba mươi năm… Đúng vậy, phải là thứ người điên khùng, gàn bướng mới có thể an tâm ngồi giữa giông tố của xã hội, trong địa ngục của chiến tranh và cách mạng, để viết ra những thứ nghiên cứu trời ơi, đất hỡi ấy. Có điên mới có thể sống giữa những biển động đổi đời ấy, mà cứ thản nhiên suỳ tư, thai nghén ra mấy cái biên khảo triết học (cao siêu?), về cái thời con người lông lỗ đang biến hoá, đang phát sinh ra dấu hiệu của ý thức, từ chỉ trỏ tới lời nói của thời kỳ biến hoá nguyên thuỷ như thế.
Trong thực tại cuộc sống tha hương, ngay tại Paris này, tôi đã bao phen phải chứng kiến những kích động tuyên truyền thù hận, phô trương vinh quang của bạo lực chiến tranh, của cách mạng. Nhớ lại có lúc tưởng đã phải mất xác trong trận phục kích này, hoặc bỏ mạng trong cuộc đấu tố kia. Nỗi đau ấy khó tỏ với những người ngoài cuộc. Vì là cả “ta” lẫn “thù”, nay vẫn đang phải sống chung hoà bình với nhau tại Paris, quên hẳn rằng “ta” vả “thù” đều cùng chung một tổ tiên, một tiếng nói, một truyền thống văn minh, văn hoá!
Thực ra, đối với tôi, chung cuộc, thứ chiến tranh ấy, chỉ là do anh em một nhà bắn giết nhau! Bởi lúc đầu tôi thấy là đã có tuyên bố độc lập ở Huế, nhưng rồi sau lại thấy toàn dân một lòng hào hứng dưới ngọn cờ của “Việt Minh”, cùng nhau vùng dậy cướp chính quyền và rồi cũng tuyên bố độc lập với lá cờ đỏ sao vàng ở Hà Nội. Nhưng rồi quân Tàu tràn sang, nói là để tước vũ khí quân Nhật đã đầu hàng… Rồi tiếp theo là cũng chính “Việt Minh” ấy đã ký kết “hiệp định sơ bộ” để quân Pháp được quyền từ trong nam kéo ra bắc, thay thế quân Tàu… Bi kịch bắt đầu khi lá cờ đỏ sao vảng rút toàn lực lượng ra bưng, để trường kỳ kháng chiến chống Pháp… Rồi ở “trong thành” xuất hiện một chính quyền với lá cờ vàng ba sọc đỏ, để chống lại “cộng sản Việt Minh”… rồi tới lúc có ký kết hiệp định hoà bình ở Geneve, thì đất nước đã, dù là tạm thời, nhưng là đã chính thức bị chia cằt ra thành hai miền, hai chế độ với hai lá cờ: Cờ đỏ sao vàng ở miền Mắc, còn lá cờ vàng ba sọc là ở miền Nam. Người dân thì phân biệt bên này với bên kia là “vùng quốc gia”, là “vùng cộng sản”. Sự phân chia lãnh thổ này, cho đến nay vẫn là một cuộc cãi vã đổ lỗi, quy trách nhiệm, chưa kết thúc, về tội chia rẽ dân tộc. Nhưng trong thực tế thì rõ ràng, là đã có chia cắt, chia cách, trên văn bản, và chia rẽ trong lòng mỗi người, ở mỗi vùng, mỗi miền!
Những thực tế nhức nhối ấy đã làm cho tôi không ưa những nghiên cứu “vô tư”, thuần sách vở do Trần Đức Thảo công bố ở Pháp… Tử đó tôi có một định kiến đối với những kẻ có may mắn du học ngoại quốc, không bị nếm trải thực tại phũ phàng của thời cuộc, nên không hiểu được nỗi đau của những người trong cuộc. Du học ở Pháp, họ chịu ảnh hưởng của “trí thức cánh tả” mà chỉnh dân Pháp cũng mỉa mai gọi họ là “cánh tả caviar”(cảnh tả nhà giàu). Họ nói năng, lý luận cứ như những ông thánh ngồi ít trên trời… Bởi họ không có cơ hội gặm khoai sủng, nhai bắp già, không biết thế nào là cảnh “mặt xanh, nanh vàng” vì cả tháng trời ăn độn rau lang, không từng liều mạng chạy giặc đến táng gia, bại sản… nên không thể hiểu nổi hoàn cảnh của nhiều người, như của chính bố mẹ đẻ ra họ, anh em ruột của họ, đã phải bỏ nhà bỏ của chạy tháo thân ra nước ngpài xin tỵ nạn chính trị! Họ không hiểu nổi tại sao “nước nhà đã thống nhất rồi, độc lập rồi”, mà vẫn hàng vạn, hàng triệu người liều mạng bỏ nước ra đi, mà kể cả họ nữa cũng không chịu về để xây dựng chế độ! Giữa kẻ bỏ xứ với kẻ không dám về xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, đã không thể có sự thông cảm, Tệ hơn nữa là đã có thái độ khinh miệt, thù oán nhau. Đấy là điều không xứng với danh xưng trí thức. Bởi là thiếu hiểu biết, vì không nhận ra mình cững chỉ là thứ nạn nhân của sự chia cắt lãnh thổ, chia rẽ dân tộc… Tất cả chỉ là thảm cành của đám nạn nhân thời cuộc nhưng không thấy mình là nạn nhân, thường là do thái độ của những người có cái nhìn thiển cận, đứng ngoài thực tại, thiếu trải nghiệm, nên thiếu dữ kiện để suy nghĩ cho tận tường, để có thể hiểu nhau, thông cảm nhau, kính trọng nhau. Tình trạng này sẽ còn kéo dài. Vì đấy là sự bể tắc. Bế tắc cho tới khi chế độ không còn coi nhũng người bất đồng chính kiến là kẻ thù. Nghĩa là cho tới khí có tinh thần dân chủ trong chế độ và trong lòng mọi người. Vì thế mà phải tiếp tục tranh đấu cho tự do dân chủ…
Những trí thức “yêu nước từ xa” ấy, cứ vô tư ca ngợi vinh quang, cứ khơi khơi rao giảng “hận thù nên khép lại. Cái gì của quá khứ thì trả lại cho quá khứ”, để cùng nhau xây dựng tương lai… với tinh thần “hoà giải, hoà hợp dân tộc”… Họ mỉa mai, chê bai: “chẳng lẽ cứ chống cộng đến chiều?” Những lời lẽ hô hào lãng mạn đẹp đẽ và vô tư ấy đã được phát ngôn quá dễ dàng, chỉ vì người nói câu ấy đã không thấy, không hiểu thấu được những cái, tuy thuộc về quá khứ, nhưng nó vẫn còn đang tác yêu tác quái trong hiện tại. Làm sao có thể hoà giải, hoà hợp giữa bầy cừu với bầy sói? Giữa kẻ bị trị với kẻ thống trị? Giữa những kẻ vẫn gờm nhau, rình nhau như kẻ thù? Do đó, công cuộc tranh đấu tìm đòi tự do dân chủ cho quê hương không thể ngưng lại, dù là đã “đến chiều”, mà là phải tiếp tục tới hơi thở cuối cùng! Bởi công cuộc tranh đấu chống lại bạo luật của rừng rú không phải là nghĩa vụ của riêng quá khứ. Tóm lại là không “được” trải nghiệm tới từng hơi thở, từng thở thịt của thân xác, những nỗi đau đớn của dân tộc, thì khó mà thấy, mà hiểu đủ mỗi hoàn cảnh con người đau khổ! Dĩ nhiên, cái nhìn hạn hẹp bằng lý trí, chỉ thấy những nỗi đau qua khái niệm, nên dễ bắt buộc con người phải chấp nhận đề đì tới chiến thắng… Người đã sống nỗi đau, nỗi nhục bằng tất cả thân xác và tinh thần mình thì cảm xúc cũng sâu hơn, khác hẳn với lối lý luận về nỗi đau nỗi nhục bằng lý trí. Do đó cách tranh đấu của Mahatma Gandhi và cách tranh đấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì dĩ nhiên là khác nhau, rất khác nhau… Khác nhau ở cách cảm thấu nỗi đau hay cách suy tư về nỗi đau, mà khác cả về hệ quả tốn ít hay nhiều xương máu, về mức độ tha hoá, băng hoại lương tri con người qua những cách tranh đấu ấy. Do sự khác nhau này mà đã không tạo ra được sự thông cảm. Vì vậy rất khó có thể hiểu nhau, nói chi tới hoà giải! Hoà hợp thì lại càng xa vời! Cho tới nay, vì chưa thống nhất được lòng người nên nhiều vấn đề cốt lõi cần bàn bạc, tranh luận cho xuyên suốt thấu đáo, nhưng hễ đụng tới là y như đổ thêm dầu vào lửa! Do vậy sự tái xuất hiện của một Trần Đức Thảo ở Paris lúc này là rất khó gặp thông cảm, vì không ai chờ đợi, vì không hoặc chưa phải lúc mà thời gian đã gạn lọc được hết đam mê, ngu tín, cuồng tín… Có người cay đẳng nói: với trình độ dân trí của ta cứ như thế này, thì phải chờ vài trăm năm nữa.
Thế rồi một hôm, Canh, bạn tôi, một giáo sư dạy toán ở Đại học, gọi điện thoại rủ:
- Chiều nay có rảnh đi nghe ông Thảo nói chuyện ở Đại học Paris VII không?
- Thảo nào nhỉ?
- Trần Đức Thảo, giáo sư triết học ấy mà…
Bỗng cái tên Thảo quen thuộc từ gốc gác xa xưa ấy làm tôi nhớ lại đôi lần đã cùng anh em bình bàn, trách móc, mỉa mai về mấy bài khảo cứu cứ như đang sống ở trên mây, đã được phổ biến hạn hẹp trong mấy tạp chí chuyên về triết học xuất bản ở Paris.
Từng nghe kể hồi đó, ông ta đã trở về xứ tham gia kháng chiến và làm cách mạng. Nhưng rồi lại được biết là ông ấy đã không được trọng dụng, mà còn bị trù dập, đầy ải, đến nỗi bị cô lập, phải sống thiếu thốn, khốn khổ, lúc đói, lúc no, ốm đau không thuốc men… Cứ tưởng ông ta đã chết từ lâu rồi. Nay có tin ông triết gia ấy vẫn còn sống, và vừa trở lại Paris với tình trạng tâm thần bất an, sợ sệt, khiến nhiều người thắc mắc: ở tuổi gần đất xa trời, không lo chuẩn bị trở về với cát bụi, mà còn mang thân già và tâm thần bệnh hoạn như vậy qua Paris nảy để tính làm trò gì nữa đây?
Thế nên nghe bình bàn từ những “nghiên cứu” cao siêu, tới những hô hào “hoà giải, hoà hợp”… như thế, chẳng khác nào, người ta đã vô tình kể chuyện “giây thừng” trong gia đình đã có người bị treo cổ.
Vào một buổi chiều khá đẹp trời và mát mẻ, chúng tôi tới trường Đại học Paris 7, nằm cạnh trạm tàu điện ngầm Jussieu ở quận 5, vì đã có thông báo về một buổi nói chuyện của Trần Đức Thảo, đd ban Việt học của Đại học Paris 7 tổ chức.
Lúc Canh lái xe đưa tôi đến trước trạm métro ấy, thì thấy lác đác vài Việt kiều, trẻ có, già có, đang hỏi đường đến chỗ của ban Việt học.
Khu Đại học khá lớn, cạnh bờ sông Seine này, có nét kiến trúc thuộc loại phản mỹ thuật bậc nhất Paris, có thể là nhất cả thế giới. Là giáo sư khoa học ở đó, Canh đã thành thạo đường đi, nước bước, nên đã tận tình đưa dẫn bà con đi loanh quanh, hết hành lang này, tới thang máy nọ, rồi leo lên cái tầng thứ mấy của một toà nhà cao vọt như ngôi tháp ngay giữa khu Đại học ấy… Khi rời thang máy bước ra là thấy ngay cửa vào phòng lớp của ban Việt học. Những người vừa tới như chúng tôi, đều phải đứng ngoài hành lang, bởi trong lớp đã hết chỗ. Hoá ra cũng có nhiều người hiếu kỳ chứ không phải chỉ có chúng tôi. Vì đã hẹn nhau sau khi “nghe diễn thuyết”, sẽ cùng nhau đi ăn phở, nên tôi kiên nhẫn đứng ngoài ngóng vào, cho nó thoáng, vì đã quá đông. Là người của trường, nên chỉ có Canh được mời vào bên trong phòng lớp.
Buổi nói chuyện bắt đầu: có tiếng nói lớn ở trong lớp, như đang giới thiệu, nhưng chỗ tôi đứng, chỉ nghe vọng ra mấy lần nêu tên “Trần Đức Thảo”, sau là những tiếng vỗ tay có vẻ nồng nhiệt.
Chừng hơn tiếng đồng hồ sau, lại vang lên một loạt vỗ tay lẹt đẹt, tôi mừng thầm vì biết buổi nói chuyện đã chấm dứt. Mọi người xô nhau ra về y như cảnh học trò tan học. Đám người cuối cùng rời lớp là ba người cùng dạy học với Canh, bao quanh một người gầy gò, tầm vóc nhỏ thó, mặt như sạm nắng, mặc một áo vét cũ kỹ, quá dài và quá rộng. Nhân vật nhỏ thó được hộ tống như vậy, khiến tôi đoán đấy là Trần Đức Thảo mà đây là lần đầu tiên tôi gặp lại tận mặt. Tôi tránh qua một bên để mấy giáo sư Đại học này đi qua. Canh vẫy tôi đi theo. Ra tới bậc thềm sân sau trưởng Đại học, Canh xã giao:
- Nếu bác Thảo chưa có hẹn với ai thì xin mời bác và các bạn, ta cùng nhau đi ăn phở ở quận 13, cũng gần đây thôi. Vì tôi có rủ anh bạn đây (tay chỉ về phía tôi đang bước theo phía sau) là sau khi nghe bác nói chuyện xong, sẽ đi ăn phở.
Ngoảnh, lại, thấy tôi là người lạ mặt đứng phía sau, bác Thảo nhìn tôi thật kỹ, rồi ngần ngừ tiến lại đưa tay ra bắt tay tôi với vẻ vồn vã nhưng không tự nhiên, miệng nói:
- Chào đồng chí!
Cả mấy bạn của Canh đều ngạc nhiên nhìn tôi, tôi vội đáp một cách trịnh trọng:
- Kính chào bác, chắc bác nhầm tôi với ai rồi, chứ tôi không phải là một đồng chí đâu ạ! Tôi chỉ là một thường dân thôi.
Canh phá lên cười:
- Anh bạn tôi đây không phải là một đồng chí. Mà quanh bác đây, cũng chẳng có ai là đồng chí cả! Vì ở cái đất Paris này, chúng tôi quen gọi, một cách tự nhiên, mấy người của “đảng” là các “đồng chí”.
Bác Thảo nhìn tôi, mỉm cười bẽn lẽn, và giải thích:
- Từ nãy, tôi cứ tưởng anh là người của sứ quán. Vì sứ quán đã dặn tôi sau buổi nói chuyện thì phải chờ, để sẽ có người của sứ quán đưa tôi về.
Mấy anh bạn cũng cười và tiếp tục nêu thêm nhiều câu hỏi bên lề cuộc nói chuyện hồi nãy. Nhưng những câu đáp đều ấp úng, mơ hồ:
Những điều các anh hỏi thì chưa thể nói hết, nói rõ ngay lúc này được… Cũng phải có thời gian thì mới có thể trình bày vào chi tiết các vấn đề… về thời sự ở trong nước thì ở đây cũng khó nói rõ cho sáng tỏ được… Tôi tới đây, tính là để nói về một đề tài lịch sử mang tính triết học, mà toàn bị hỏi về các vấn đề có tính thời sự chính trị nhạy cảm ở trong nước…!
Tôi nhận thấy nhà triết học già này đã không mấy chú ý nghe các câu hỏi, mà chỉ lần lượt chăm chú quan sát thật kỹ từng người đặt câu hỏi. Rồi lại lấm lét quay ra nhìn tôi. Bỗng khi nhận ra ở phía xa, người mà bác đang chờ đợi, nên vội vã nói.
- À mà thôi, đã có đồng chí Hào đến kia rồi, xin lỗi, thôi tôi phải về. Cảm ơn các bạn. Và xin hẹn gặp lại vào dịp khác nhé!
Rồi bác Thảo (tôi bắt đầu quen lối gọi “bác” theo cách gọi của Canh, bạn tôi) rảo bước về phía “đồng chí” Hào, đang chạy tới. Và cả hai củng quay nhanh ra đi về phía khác, như muốn tránh cái đám người đã nêu quá nhiều thắc mắc là chúng tôi. Nhìn bác Thảo bị dẫn đi, Canh lắc đầu hỏi mọi người:
- Các bạn nghe nhà triết học của chúng ta nói chuyện như vậy, thì có cảm tưởng thế nào?
- Ông ta đã có cái vẻ lẩm cẩm của tuổi già rồi!
- Ông ta nói để mà nói, cứ lặp đi, lặp lại về một đề tài đã cũ rích về nội dung. Bởi cái chủ nghĩa xít-ta-lin-nít ấy thì chính ông ta cũng đã viết ra thành sách cả chục năm nay rồi. Bây giờ lại mang ra nhai lại, nên nó nhàm chán. Còn trong phần trao đổi, ông nói loanh quanh rằng ông sang đây là để vận động quốc tế ủng hộ Việt Nam. Nhưng rồi ông không chịu trả lời rõ là vận động những ai, vận động về những vấn đề gì, vận động như thế nào… Ông bảo chừng nào xong nhiệm vụ thì sẽ về. Biết thế nào là xong nhiệm vụ? Thời gian thi hành nhiệm vụ ấy là trong bao lâu? Một tuần? Một tháng? Một năm? Hay vài năm như một nhiệm kỳ của nhân viên ngoại giao? Thật là mơ hồ, quẩn quanh.
- Mà khi nói, mắt ông cứ lấm lét nhìn mấy người của sứ quán như có vẻ vị nể, ngại ngùng lắm. Vì vậy mấy tay trong nhóm khoa học nhân văn chê bai ông. Họ bảo ông ta thật sự đã bước vào tình trạng lẩm cẩm vì bệnh tật tâm thần và tuổi già. Cái thời nổi tiếng sắc sảo tranh luận với Sartre xưa kia không còn nữa. Thật là đáng tiếc! Đi nghe ông nói chuyện mà thấy phí mất cả buổi chiều.
Sau khi chia tay mấy người bạn, Canh kéo tôi đi và nói:
- Họ cũng sẵn xe vì có chỗ đậu dành riêng cho người dạy ở trong trường. Tôi tính mời ông ấy lên xe đi ăn để có dịp nói chuyện riêng cho vui, nhưng người của sứ quán kèm ông ta sát quá.
Ra quán phở, tôi hỏi Canh:
- Tôi không ở bên trong để nghe, nên không dám bình bàn, chê bai như mấy ông bạn kia. Bộ bác ấy đã lẩm cẩm thật rồi à?
Canh lắc đầu giải thích:
- Đấy là mấy tay chuyên dạy về khoa học nhân văn, người dạy sử, kẻ dạy vãn chương… Mấy bố ấy lúc nào cũng gồng minh lên ra vẻ trí thức hơn mọi người! Các ông khoa bảng ấy mắc cái bệnh cocorico của con gà trống gô-loa rất nặng. Ông nào cũng cho tiếng gáy của mình là nhất. Ít khi thấy họ khen nhau. Chưa gặp Trần Đức Thảo lần nào mà đã dám dè bỉu: hết chê triết của ông ấy cũ rích, rồi lại tố mấy cái bài đăng trong các tờ báo chuyên về triết ấy thì có ai đọc đâu, chỉ mấy tay dạy triết đọc, rồi ngồi binh bàn với nhau thôi! Các ông ấy bảo, ở bên này, đầy tài liệu, đầy ban nghiên cứu chuyên ngành, đầy giáo sư chuyên môn để tham khảo; đấy phương tiện thử nghiệm, mà còn chưa ai dám mổ xẻ những vấn đề cơ bản của triết học và nhân chủng học như thế. Vậy mà ở Hà Nội, thân cô, thế cô, không tài liệu, không có ban nghiên cứu chuyên ngành để tham khảo, mà ông đã dám viết khơi khơi theo trí nhớ mấy bài nghiên cứu, toàn là dựa theo những gì đã đọc ở Paris mười mấy năm về trước! Thật là chủ quan khinh thường thiên hạ quá!
Canh nhấn mạnh tiếp:
- Tôi biết, mấy tay trí thức này ít phục ai. Vì thế nên tôi không chú ý tới những lời chê bai của họ. Sự thật là tôi thấy bác Thảo trở lại Paris lần này với nhiều uẩn khúc rất khó hiểu. Lúc vắng người, tôi đã mời bác bữa nào rảnh rỗi đi ăn cơm để nói chuyện nhiều. Bác đã vui vẻ nhận lời ngay. Nhưng khi tôì nhắc lại lời mời ấy trước mặt tay Hào ban nẫy, thì bác ấy tỏ ra sợ hãi, vội vã làm ra vẻ dứt khoát từ chối, bảo rằng “không được đâu! Vì lúc này chưa rảnh rỗi, vì còn nhiều chuyện đang phải làm gấp chưa xong!” Thế có khó hiểu không?
- Nhưng nghe bác Thảo nói chuyện hồi nãy thì sao? Có còn minh mẫn không?
- Thật ra thì bác ấy nói năng rất khôn ngoan, thận trọng. Bác rỉ tai cho tôi biết là buổi nói chuyện vừa rồi chỉ là cái cớ để bác tìm gặp lại mọi người. Các câu chất vấn gay go về tinh hình chính trị “mở cửa” ở bên nhà đã được bác trả lời nhanh, gọn, nhưng không xác định một điều gì. Toàn là những dự đoán dự tính, những chuẩn bị phải cần thời gian để khai triển. Khi trả lời bằng tiếng Pháp thì rất tế nhị, hỏm hỉnh. Tất cả chứng tỏ bác vẫn có một tâm trí thông minh, một thái độ dè dặt, một ngôn từ kín đáo không để lộ ra một sơ hở nào để có thể bị hiểu lầm. Nghĩa là bác ấy còn tinh anh lắm, chứ không lẩm cẩm đâu. Như khi nhìn anh ban nãy, bác làm bộ bắt tay anh như đã quen thân, và cố ý chào anh là “đồng chí”, chính là để thử xem anh có phải là người của sứ quán cử ra để theo dõi hay không! Khôn thế đấy! Khi thấy “đồng chí” Hào chạy tới, bác đã vội vã rời xa tụi mình, để không ai kịp nói câu gì, sợ tay Hào nghe thấy. Rồi hấp tấp đi ngay, chứng tỏ là bác biết mình bị kiểm soát chặt chẽ chứ không được buông lỏng. Ta phải tìm cách mời riêng nhân vật này này đi ăn với nhau vài bữa, để tỉm hiểu sự thật.
- Chừng nào có cơ hội gặp lại bác ấy thì nhớ tới tôi nhé.
Thế rồi cả nhiều tháng sau, khi tôi đã quên hẳn câu chuyện Trần Đức Thảo trở lại Paris, thì Canh điện thoại:
- Đến thứ bẩy tới, tôi đã mời được Trần Đức Thảo đi ăn trưa riêng đấy, anh có rảnh không?
- Thật là một cơ hội hiếm có, bận mấy thì tôi cũng dẹp hết để mà đi chứ. Nhưng chỉ sợ có thêm tôi, thì bác ấy sẽ ngại ngùng khi nói chuyện.
- Không sao đâu, tôi đã nói trước với bác Thảo là sẽ có cả anh nữa. Tôi trấn an bác, bằng cách giới thiệu anh là một người ngưỡng mộ bác, nên bác vui vẻ nhận lời chứ không do dự, e ngại như hồi mớì qua. Bác ấy lúc này đã tỏ ra mạnh dạn như dân Paris rồi, dám một mình tự do đi ra ngoài, dám tiếp xúc riêng rồi vấn đề là ta nên bàn nhau sẽ đề cập tới những đề tài gì khi gặp bác ấy.
- Theo tôi thì trong những lần gặp đầu, ta chỉ nên hỏi vè những vụ việc dễ trả lời thôi. Chừng nào đủ tin nhau thì mới hỏi về các vấn đề chính trị nhạy cảm.
- Cái đó thì dĩ nhiên rồi. Nhưng ta cũng nên chuẩn bị trước những câu hỏi để tuỳ cơ ứng biến, kẻo uổng phí mất cơ hội. Tôi đã chuẩn bị ghi sẵn một số câu hỏi để thử nghiệm đương sự, để phanh phui những bí mật mà trước đây bác đã thoái thác không chịu nói rõ.
Đến ngày hẹn, Canh lái xe chở tôi tới ngã tư của hai phố Rennes và Le Verrier, quận năm, lúc gần trưa. Xe tới nơi đã thấy bác Thảo đứng chờ ngay ở đầu phố.
Tôi vội mở cửa xe, bác leo lên rất nhanh gọn, rồi nói:
- Tôi biết chỗ này đông xe, không ngưng lâu được nên phải ra đứng chờ trước kẻo làm khổ các anh phải lái xe chạy loanh quanh kiếm chỗ đậu.
- Vậy là bác vẫn là dân Paris chính hiệu, bác chưa quên đời sống vội vã, tấp nập ở đây.
- Thì tôi biết, Paris nay có khác gì xưa đâu. Mà có lẽ cả trăm năm sau nó sẽ vẫn là vậy. Vì cái thủ đô này đã có nét kiến trúc cổ kính và ngăn nắp, đẹp đẽ, hoàn chỉnh quá nên sẽ khó mà thay đổi, mở mang thêm để bớt cảnh chen lấn…!
Canh đề nghị:
- Bây giờ để bác Thảo chọn, nếu bác thích đi ăn phở thì có quán phở Sài Gòn ở quận 13, rất được bà con ta ở đây ưa chuộng…
- Ta gặp nhau cốt là để nói chuyện tâm tình cho đỡ buồn. Tới chỗ đông kiều bào ta thì không tiện, tôi đề nghị đi ăn ở chỗ nào kín đáo, ít người tọc mạch, thì mới dễ nói chuyện thoải mái hơn, thuận lợi hơn..
- Thế thì ta đi ăn cơm tàu, ở nhà hàng “Chez Tang” mới mở, đầu bếp mới từ Hồng Kông qua, sạch sẽ và nhiều món mới lạ, ăn được lắm. Tôi thích nhất là những món cháo ở đấ, cứ y như là ở một tiệm chuyên bán cháo ở Chợ Cũ của Sài Gòn thủa trước…
- Tôi cũng thích ăn cháo, món đó dễ tiêu.
- Vậy thì chúng ta tới tiệm “Chez Tang”.
Đậu xe ở một con đường xa phía sau, rồi đi bộ tới tiệm ăn. Canh bắt đấu mào chuyện và cũng là để thử tìm hiểu:
- Bác đi thế này có bị “ai” để ý không?
- Tôi dậy từ sáng sớm, uổng café xong là ngồi viết, tay Hào là nhà trưởng có ghé hỏi hôm nay tôi có muốn đi đâu thì hẳn đưa đi. Tôi nói chẳng muốn đi đâu cả, đến trưa thì có lẽ chỉ ra phố mua khúc bánh mì jambon là đủ. Thế là hắn dông luôn. Vì hôm nay là thứ bẩy, ai cũng nghỉ để sống với gia đình chứ. Nếu ngày thường thì hắn cũng dòm ngỏ ra cái điều chăm chỉ làm nhiệm vụ ấy mà. Nhưng mà bây giờ thì tôi cũng chẳng cần giữ ý như lúc trước nữa. Tôi cũng có tự do của tôi chứ!
Thấy bác Thảo tỏ vẻ cởi mở như vậy, tôi bắt đầu tạo thân mật:
- Bộ sống ở giữa Paris mà bác cũng còn ngại cảnh bị theo dõi canh chừng sao?
- Cũng vẫn có chứ! Nhưng tế nhị, kín đáo hơn một chút thôi, không tàn nhẫn trắng trợn như ở nhà. Cái bà giúp việc quét dọn trong căn nhà khách đớ đã ngầm báo cho tôi biết: tay nhà trưởng Hào này là tai mắt của sứ quán. Hắn cũng tò mò lắm. Lúc tôi đi ra phố là hắn lẻn vào phòng tôi để đọc những gì tôi đang viết…
- Sao bác biết?
- Mỗi lần phải vẳng mặt là tôi có làm dấu, nên về là tôi biết ngay đã có người lục vào các tư liệu, bài vở đang viết của tôi!
- Như vậy làm sao bác giấu được những bài vở riêng tư của bác?
- Những gì tôi đang viết là sẽ được công bố nay mai… nên chẳng có điều gì phải giấu cả. Mà những gì tôi dang viết, nó có đọc cũng chẳng hiểu được gì. Đến thủ trưởng của nó đọc chưa chắc đã hiểu.
- Bác viết để vận động dư luận ở bên này phải không?
- Không! Tôi đang soạn một số luận chứng nhằm giới thiệu nội dung một cuốn sách mà tôi đang gấp rút biên soạn để được xuất bản nay mai…
- Thế bác không lo làm công tác vận động sự ủng hộ cho chính sách của “đảng” và nhà nước à?
- Lúc mới qua thì buộc lòng phải nói thế thôi! Chứ có vận động khỉ gì đâu. Hôm ấy cứ bị chất vấn: vận động cái gì, vận động như thế nào, vận động những ai… làm tôi bối rối. Mấy chục năm bị hạn chế tiếp xúc, giao thiệp với bên ngoài, bây giờ qua đây, bao nhiêu quan hệ xưa cũ chẳng còn mấy ai. Phần thì những bạn bè có uy tín trong xã hội mà tôi quen biết, nể phục nhau, thì đều đã qua đời, có còn chỗ nào thân thiết có thể nhờ cậy nữa đâu để mà vận động. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên của tôi với trí thức Paris, tôi đã thất vọng vì chẳng thấy còn một khuôn mặt nào quen có uy thế để có thể làm chỗ dựa cho tôi. Nói là mang sứ mạng đi vận động, thật ra đấy chỉ là cái cớ của chuyến đi mà thôi. Chẳng lẽ lại nói tôi trở qua Paris là không có mục đích gì sao? Hoặc nói là qua đây để ngồi viết sách, để người ta cười cho à?
- Bác viết thứ sách gì mà không thể viết được ở quê nhà? Mà sách ấy viết cho ai đọc? Tôi hỏi vậy, vì những bài báo, những cuốn sách bác đã viết và xuất bản ở Pháp này thì tôi thấy nó quá xa vời thứ quần chúng vất vả như tôi…
- Không! Không! Lần này thì khác. Lần này là tôi viết cho mọi người. Sách này là một công trình phân tích, để những nút thắt, những trói buộc con người trong lịch sử đương đại, trong xã hội ta hiện nay, nghĩa là từ lúc nó được hình thành tới lúc nó phải chịu thảm hoạ của những diễn biến của cách mạng, sẽ được mở gỡ ra cho bằng hết. Lịch sử của xã hội ấy phát xuất từ cả một chuỗi biến hoá sinh thái, từ con người thượng cổ tới con người hiện đại, từ con người nguyên thuỷ man rợ tới con người có ý thức làm cách mạng, tới con người mất hết tự do khi rơi vào tình trạng ngu tín, sùng bái… Bởi có những thứ sùng bái tai hại khiến con người mất tinh thần tự chủ, mất hết sáng kiến. Sùng bái tới mức tự nô lệ hoá mình về mặt tư tưởng. Tôi viết để chỉ ra cái hại vô cùng đó… Ai cũng cần đọc sách này để thấy, để hiểu thảm hoạ đã đến với mỗi con người chúng ta như thế nào. Sách như thế thì làm sao có thể viết được ở quê nhà. Chúng nó thì đánh cho vỡ đầu ấy chứ! Ha! Ha! Ha…!
Sự cởi mở vui vẻ và thẳng thắn ấy thật là táo bạo, thật là bất ngờ. Khủng khiếp nhất là cụm từ “chúng nó”. Canh và tôi nhìn nhau kinh ngạc. Tôi vội hỏi:
- Thế thì chuyến đi này của bác là đầy bí ẩn đấy. Và không rõ cuốn sách của bác sẽ làm sao giải toả hết những điều khó hiểu đây?
- Đúng là có nhiều điều khó hiểu. Nhưng rồi tới hồi kết cuộc thì rồi mọi người sẽ hiểu. Lúc ấy tất cả khúc mắc, các nút thắt gây thắc mắc sẽ được tháo gỡ tung ra… để tất cả sự thật được phơi bày ra ánh sáng.
- Chừng nào thì sẽ tới hồi kết cuộc ấy?
- Chừng nào cuốn sách của tôi được in ra thì tất cả những thắc mắc mà các bạn ở Paris này nêu ra từ trước tới nay sẽ được giải đáp cho bằng hết. Và tôi đang gấp rút biên soạn nó…
- Vậy là bác qua Paris lần này là để ngồi viết sách thật sao? Cuốn sách này sẽ là kết luận của các bài vờ mà bác đã cho đăng lai rai trên mấy tạp chí triết học ở Paris này trong mấy năm qua phải không?
- Ấy không phải vậy đâu! Mấy cái bài báo, mây cái biên khảo ấy chỉ là thứ sinh hoạt nghiên cứu bên lề, chúng chỉ đáp ứng nhu cầu thị hiếu ở bên này thôi. Chứ ở bên nhà, trong cuộc sống sôi động từng ngày, đầy đau khổ, đầy máu và nước mắt, thì chẳng có ai chú ý tới những đề tài như vậy đâu. Trải qua hai cuộc chiến tranh, sống sót sau mấy đợt đấu tố trong cải cách ruộng đất, trong mấy đợt chỉnh huấn, chỉnh phong, chống xét lại, rồi tiếp theo là những đợt cải tạo xã hội để bước vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Biết bao bão tố như thế, mà chỉ ngồi viết được mây cái nghiên cứu đó để đăng báo ở bên này thì thật là điên khùng. Chẳng qua phải viết như thế ở bên nhà là để chứng tỏ cho lãnh, đạo và cho thế giới bên ngoài thấy là Trần Đức Thảo vẫn còn đó, cái đầu của nó vẫn còn hoạt động. Mà viết thế cũng, là để kiếm sống… Vì các bài viết ấy được trả nhuận bút cao. Vả lại cũng chính những tiếng vang của các biên khảo ấy, nó đã bảo vệ tôi khi phe cánh cuồng tín, giáo điều của cách mạng đã manh tâm tiêu diệt tôi. Sự thật, là tôi về nước đâu có phải là để viết ra mấy cái thứ nghiên cứu thuần sách vở như thế. Các anh tưởng tôi về tham gia kháng chiến, tham gia cách mạng là để ngồi viết mấy cái nghiên cứu “chỉ chỏ” ấy à? Các anh nghĩ sự nghiệp của Trần Đức Thảo là chỉ cỗ máy cái biên soạn vớ vẩn ấy thôi sao? Bao nhiêu trải nghiệm đau đớn, gian khổ cùng dân tộc trong chiến tranh, trong cách mạng thì tôi đã vứt chúng vào đâu?