Chương 9
Phản biện là hướng nghiên cứu mới

     ình trạng bế tắc của xã hội lúc ấy, cho tới nay, chưa thấy nhà văn, nhà báo nào dám ghi lại trung thực và đầy đủ toàn cảnh vô cùng bi thảm của xã hội, của người dân đầy hoang mang, lo âu của thời ấy. Ngoài vài bài báo, bài thơ trong mấy số báo Nhân Văn hay Giai Phẩm đã đề cập, rất nhẹ nhàng, tới những trăn trở ấy, duy nhất chỉ có một nhà luật học là đã dám công khai điểm ra thật chính xác toàn cảnh bi thảm và đã chỉ ra thủ phạm gây ra tình trạng như vậy. Đó là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. ông đã can đảm nói lên sự thật, mà mọi người đều thấy một phần, - nhưng chẳng ai dám nói thẳng ra, trong một bài tham luận nổi tiếng, do ông đọc trước cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ngày 10 tháng 10 năm 1956. Bác Thảo đưa cho chúng tôi xem bản văn bài ấy, rồi giải thích, nhấn mạnh từng đoạn của bài tham luận có nội dung buộc tội này.
Vì thái độ can đảm nói thẳng ra sự thật, dám nghiêm nghị quy trách nhiệm cho “đảng”, luật sư Nguyễn Mạnh Tưởng đã phải trả giá bằng gần bốn chục năm bị gạt ra sống đói khổ bên lề xã hội.
Rồi bác Thảo thở dài nói:
- Sự thật là lúc ấy, ai cũng nghĩ hiện tại như thế thì tương lai chỉ có thể xấu đi chứ không thề sáng sủa lên được. Trong khi đó, ở thế giới bên ngoài, kể cả các nước vừa dành lại được độc lập ở quanh ta, các dân tộc ấy đều đã đạt những bước tiến bộ dài trong công cuộc phát triển đất nước họ sau đệ nhị thế chiến. Vì vậy mà trong lòng tôi rất bứt dứt, buồn bực.
- Mãi sau này, tôi mới hiểu rằng lúc đó chính quyền cách mạng cũng biết rằng đang bị dân chúng coi rẻ, khinh thường, nên đang chuẩn bị một kế hoạch đại quy mô để đánh một đòn khủng bố vào cân não dân chúng nhằm tái lập uy quyền. Chính vì thế mà lúc đó chính quyền cho chuẩn bị tung ra cả một phong trào đấu tố nhóm người viết trong “Nhân Văn - Giai Phẩm” với tội danh âm mưu chống “đảng”. Mục tiêu là đánh “bọn văn nghệ sĩ bất mãn” mới về thành, đang muốn được tự do sáng tác, muốn đòi trả quyền quản lý văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ. Sau vụ đấu tố nhóm nhà văn, nhà báo ấy, chính quyền còn tạo ra một đòn khùng bố tâm lý mạnh hơn với “vụ án gián điệp” mà nạn nhân là nhóm Thuỵ An, bà này cũng từng viết cho “Nhân Văn - Giai Phẩm”. Sự thật là lúc đó có gián điệp, gián điếc gì đâu! Mà cũng chẳng hề có phong trào nào chống “đảng”! Các tay viết báo lúc ấy chỉ xỉn đảng cởi mở cho văn nghệ sĩ được sáng tác thoải mái… hơn hồi chiến tranh. Nhưng họ bị quy chụp ngay cái tội “chống đảng”, để làm cho to chuyện. Bậy bạ nhất là vu oan cho Trần Đức Thảo cái tội làm lý thuyết gia, làm kẻ lãnh đạo “bọn Nhân Văn - Giai Phẩm”! Lúc ấy chính Thảo này cũng đang bơ vơ, chao đảo, không lãnh đạo được cả chính mình thì làm sao lãnh đạo được ai! Lúc mới được “về thành”, cả ngày phải nghe rỉ rả kể về công lao “chiến thắng”, nên Thảo này còn run sợ như con cáy, cố câm nín, có dám cựa quậy gì đâu. Nhưng khi thấy mấy anh em viết văn can đảm đứng ra đỏi “trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ”, thì mừng quá. Cứ tưởng đây là cơ hội mấy anh em văn nghệ trẻ vận dụng trí tuệ, đòi cởi mở tự do dân chủ tối thiểu, nêu ra vấn đề nhân bản… để cải thiện cách mạng, cải thiện chế độ, cải thiện đảng, nên tôi hưởng ứng ngay. Vì nó đáp ứng đụng mong ước của tôi từ khi trở về quê hương… Nào ngờ chỉ mới góp hai bài báo là bị chụp ngay lên đầu tội tày trời là “cầm đầu âm mưu chống đảng.” Lúc ấy tôi tưởng rằng sắp bị lôi ra hành quyết tới nơi. Ha! Ha! Ha! Thật là kinh hoàng!
Bác Thảo lắc đầu mỉm cười tê tái, mắt ngấn lệ. Chúng tôi nhìn bác thấy thảm thương quá, không cười theo được!
Bác Thảo lại tâm sự kể tiếp:
- Đang trong tâm trạng chán nản thì bỗng một mẩu tin từ bên ngoài lọt vào Hà Nội. Và may măn cho tôi là nhờ đó mà tôi đã tìm lại được niềm tin, lấy lại được sức bật để vùng dậy: do một biến cố mà tôi cho là một mốc quan trọng nhất về mặt tư tưởng và chính trị trong phong trào cộng sản quốc tế. Đó là bài báo cảo mà Khrutchev đọc trong một buổi họp kín của đại hội thứ XX của đảng cộng sản Liên Xô!
Lần đầu tiên, tại cái nôi của sự sùng bái lãnh đạo, người ta dám công khai gọi tội ác là… tội ác. Mà lại là tội ác của lãnh đạo! Nhưng đáng tiếc là Khrutchev chỉ ngưng ở sự tố giác, kể ra tội lỗi của Stalin, chứ không đi xa hơn về mặt lý luận để phân tích nguyên do, gốc gác và những hậu quả của những sai lầm ấy. Phải tìm hiểu tại sao Stalin đã có thể phạm tội ác như thế trong mấy chục năm mà không có ai, không có một cơ chế quyền lực nào ngăn cản, trừng phạt được ông ta? Thế nên đối với tôi, vấn đề cần đặt ra lúc ấy là phải phân tích rõ, về mặt tư tưởng, xem nguồn gốc sai lầm và tội ác ấy đã xuất phát từ đâu, vào lúc nào và do ai. Mà ai cũng biết Stalin đã là thần tượng của nhiều “đảng” cộng sản, đặc biệt là tại Trung Quốc và Việt Nam. Như vậy, khi phê phán, đả kích Stalin thì đương nhiên là đụng tới tư duy chính thống đang thống trị ở Trung Quốc và cả ở Việt Nam.
Mà ở Việt Nam thì tình hình đang rối bời. Giới văn nghệ, và trí thức đang muốn thoát ra khỏi chế độ quản lý văn nghệ theo kiểu trại lính. Bởi những mệnh lệnh nghiêm khắc chỉ đạo văn nghệ trong thời chiến vẫn còn được duy trì nguyên vẹn trong thời bình. Lối quản lý ấy đã đẩy văn nghệ sĩ ra xa khỏi phía chân-thiện-mỹ. Thế nên, dù đã kinh qua một cuộc kháng chiến bi hùng, không một văn nghệ sĩ nào thai nghén ra được một tác phẩm nào lớn, có tầm vóc nhân bản cho văn học nghệ thuật!
Ngay tại Hà Nội, những cái đối nghịch với chân-thiện-mỹ thì đang hiển hiện rất rõ ra trước mắt. Sau này, nhà văn Nguyễn Khải đã phải thú nhận: “của thật mà phải gọt đẽo mãi thành của giả”! Trong khi những điều dối trá, độc ác, xấu xa, những hành động sùng bái, nịnh bợ, thì vẫn hoành hành, không chối cãi được trong xã hội. Những cái đó cứ bộc lộ tràn lan trong cuộc sống phũ phàng của hiện tại vấn đề là phải tìm hiểu xem cái gốc của mọi sai lầm ấy là ở đâu, nó bắt đầu từ lúc nào? Để trả lời cho câu hỏi này là đi tìm nguồn gốc của cái ác, cái xấu ấy từ trong những chính sách. Tìm ra được nguồn gốc của những điều thiếu sót, xấu xa ấy là tìm ra được con đường dẫn tới mặt thật của vấn đề. Đi tìm sự thật từ những sai lầm tội lỗi chẳng khác nào đi vào đường hầm trong đêm đen để tìm ra ánh sáng, thứ ánh sáng ấy sẽ dẫn tới lối thoát!
Trong lúc, cùng với người, với đời, đáng bước vào giai đoạn vất vả về vật chất, khủng hoảng về tinh thần, thì Thảo lại như thấy vui, vì đây là dịp may rất sống động trong môi trường cách mạng để trải nghiệm, để thấy tận mắt hướng vận hành, cách vận hành của cách mạng. Như vậy lá công cuộc nghiên cứu thực tại, ngay ở hiện trường, đã có có mục tiêu rõ rệt! Đối với một nhà triết học, biết đặt vấn đề như thế là đã tìm ra phương hướng, thoát khỏi tình trạng bế tắc về mặt tư duy. Sự vui mừng ấy cũng giống như của một nhà toán học, khi đã đặt xong được phương trình, đã xác định ra những ẩn số! Giải phương trình ấy sẽ đưa tới đáp số là Sự Thật! Chung quanh ai cũng cau có, bực bội vì cuộc sống túng thiếu, Thảo lại thấy như đang gặp may, vì biết từ nay minh đã bắt đầu một hành trình mới, có mục tiêu rõ rệt, có phương hướng và phương pháp tư duy để đi tới. Mà là đi tới với một niềm tin mãnh liệt.
Thái độ không chú ý tới những khía cạnh nhỏ nhen, ti tiện của cuộc song hiện tại, đã làm cho thiên hạ giễu Thảo lúc nào cũng ngơ ngơ, ngác ngác như mỉm cười trước cuộc đời… như thằng khùng! Họ không thể hiểu được rằng sau tao nhiêu năm học và dạy học môn triết ở Paris, vì cảm thấy sống làm việc như vậy thật sự là một trống rỗng, một bế tắc. Bởi nghiên cứu về xã hội chủ nghĩa chỉ qua sách vở mà không có dịp trải nghiệm trong thực tế thì cũng như không. Do đó mà Thảo đã nhất định phải trở về quê hương, nơi mà chiến tranh và cách mạng đang cuồng nhiệt diễn ra hằng ngày. Phải tìm ở đó một hướng đi cho mình, mà cũng là tìm một lối thoát cho triết học: phải kết hợp suy nghĩ với hành động, cách mạng với sự thật, tức là đưa triết học vào cuộc sống, vào cách mạng, để thấy rõ triết học phục vụ cuộc sống, phực vụ con người, để góp phần giải phóng con người, sống và suy nghĩ và biết mình đang làm gì và đang đi về đâu mới thật là đáng sống. Đấy có thể chỉ là sự khao khát, là ước muốn, nhưng sống không khao khát, không ước muốn thì làm sao vươn tới những đỉnh cao của tư tưởng?
Sau nghĩ lại lúc học tập với cách mạng ở chiến khu thì Thảo thấy thật ra chỉ là đi theo đuôi, uổng phí thời giờ, chứ chẳng làm được một việc gì có ích cho dân, cho nước cả! Mấy năm ấy, vì kỷ luật chiến tranh, ai cũng phải cúi đầu tuân thủ theo tư duy một chiều, để cố chứng tỏ lòng thành của mình với cách mạng, với “đảng”, để rồi cảm thấy sự bất lực của mình.
Ở vị trí đứng ngoài quyền lực, nên Thảo lại càng nhận thấy rõ những chuyển biến nhức nhối trong đầu óc dân chúng trong xã hội. Nay được ở một Hà Nội đang bị phải lột xác theo sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, tức là có cơ hội để quan sát, để thử nghiệm. Và đây là lần đầu tiên trong đời, Thảo đứng trước tìhững sự kiện cho phép khám phá ra xu thế mà xã hội đang tiến tới, nhất là xu thế ấy đang dẫn tới một thực tại đầy mâu thuẫn, một tương lai đen tối. Rồi càng sống sát với người dân, càng hiểu rõ những khát vọng, những ước mong thầm kín của họ, Thảo càng nhận ra rằng phải sống vì dân hơn là vì chủ nghĩa. Bởi dân chúng không dám bộc lộ nguyện vọng, còn chủ nghĩa đang gây ra bế tắc cho dân, đang làm khổ dân, tức làm khổ con người, trái ngược hẳn với những hứa hẹn giải phóng của ý thức hệ mác xít. Mà người dân thì vẫn cứ phải cắn răng, cúi đấu cam chịu.
Đầu óc người dân lúc ấy thường xuyên bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị quy cho một tội rất mơ hồ là tội “phản cách mạng”. Đồng thời họ bị khuất phục bởi guồng máy tuyên truyên tối ngày đề cao lãnh tụ và đảng “không bao giờ sai”, để rồi bắt buộc phải sùng bái lãnh tụ, sùng bái chủ nghĩa, sùng bái đảng. Sùng bái ấy là vì sợ, là phải chấp nhận điều ác. Sùng bái như thế là đẩy con người xuống hàng muông thú, vì nó làm con người mất tự chủ, mất tự do.
Sự sùng bái vì sự sợ hãi là nguồn gốc sâu xa… đã dẫn dắt con người tới chủ nghĩa ngu tín (obscurantisme) và cuồng tín (fanatisme)… Từ đó, người dân bị sống trong cái vòng lẩn quẩn: vì ngu tín, vì cuồng tín, nên mất hẳn tự do, nên ngả theo xu hướng sùng bái! Sùng bái cúi đầu trước sự hãi và tội ác là tự hạ mình thành dụng cụ, thành kẻ nộ lệ của những tín điều hoang tưởng… tức là đã đẩy mình ra rất xa khỏi chân-thiện-mỹ!, Con người ngu tín, cuồng tín như thế là con người có mắt như mù, có đầu mà mất lý trí. Con người như thế là đã bị nô lệ hoá chứ không phải là đã được giải phóng!
Để chứng minh rõ nguồn gốc sâu xa của cái sai, cái khổ xuất hiện trong đời sông con người, Thảo bắt đầu thể hiện trong trí tưởng một sơ đồ phát triển từ sự hình thành của ý thức: từ cử chỉ… rồi tới tiếng nói… rồi tới khả năng truyền thông, lý luận, để rồi đẩy mạnh lý luận qua thực tại, để bước tới một giai đoạn tư duy lúc thì theo hình thức, lúc thì theo biện chứng lúc thì thật sát với thực tế, lúc thì chỉ là không tưởng! Đấy là bắt đầu bước có sai lầm trong trong phương pháp tư duy, rồi từ đó bước tới sai lầm trong chính sách trong hành động…
Đấy là cả một quá trình tư duy chưa thật vững, nên đã dẫn tới một phương pháp hành động tuỳ tiện và một phương hướng phiêu lưu, không tưởng chỉ vì thiếu nền tảng hiện thực!
Do thiếu phương tiện ghi chép, lưu trữ, việc phác hoạ lộ trình quá độ hình thành sai lầm trong tư duy ấy phải vận dụng tối đa trí nhớ. Suy nghĩ kỹ cho thật nhuần nhuyễn, thật ăn khớp với thực tại! Rồi phải vắn tắt ghi ra, viết lại, rồi thì phải đọc lại, suy nghĩ thêm, rồi lại sửa, lại ghi, lại viết, lại sửa tiếp… Vì thế mà Thảo rất bận rộn và thấy thời gian luôn luôn thiếu.
Đi đâu, đứng đâu, lúc ngồi ăn, lúc phải nói chuyện với người khác, lúc đạp xe ngoài đường… nghĩa là lúc nào trong đầu Thảo cũng hiện diện thật song động một sơ đồ toàn cảnh của sự vận động hình thành con người qua những hoàn cảnh biến đổi của vũ trụ và của xã hội. Và cố phác hoạ những ứng đụng ý thức hệ trong cái đồ án toàn cảnh ấy vào xã hội của hôm qua, của hôm nay, để xây dựng một ngày mai tươi sáng, cái ngày mai mong đợi của “thế giới đại đồng” ấy, nhưng than ôi, không ngờ là thực tại lại không phải là cái mà mọi người mong đợi! Chưa bao giờ Thảo phải tập trung tư tưởng đến như vậy, để cố tìm hiểu tại sao những lý luận biện chứng rất chặt chẽ, đúng đắn, mà rồi chúng lại đưa tới những kết quả cụ thể xấu xa không ngờ! Chưa bao giờ Thảo bận tâm ghi chép như thế.
Đối với người ngoài, trong thực tế, lúc này là lúc hình thành quanh Thảo một huyền thoại về một con người khùng hết cỡ: không còn chú ý gì tới đời sống vất vả, tầm thường của mọi người và của chính mình! Lúc nào cũng cứ nhìn ra phía trước, như chỉ thấy những cái đang diễn ra thật sống động trong đầu chứ không trông thấy gì trước mắt! Lúc nào cũng cứ như ngơ ngơ, ngác ngác trước cuộc đời tầm thường. Bởi lúc nào cũng như đang bay bổng trên thượng tầng tư tưởng. Như một nhà thiên văn đang say mê quan sát những quỹ đạo của tư tưởng đang chuyển động không ngừng trong vũ trụ bao la bên trong bộ não, bên ngoài trái đất!
Thảo hăm hở vận dụng khả năng, quan sát với tâm thức một nhà nghiên cứu đang làm việc trong một phòng thử nghiệm lớn, đang ở trước một hiện trưởng tâm lý và xã hội rất phong phú, đa dạng, để chăm chú theo dối những chuyển biến trong con người, trong xã hội, từ thời phong kiến. tư sản lạc hậu cũ, nay đang trên bước quá độ của một cuộc cách mạng vô sản của xã hội xã hội chủ nghĩa Mác-Lê hôm nay. Marx đã dựa trên hiện thực trước mắt để phê phán rất chính xác sự vận hành của hiện thực đó. Đây là lúc có thể trắc nghiệm những quy luật phủ định của phủ định, phủ định bậc ba, bậc tư với những hiện tượng đang diễn ra, chứ không phải là theo lý luận suông trong sách vở. Phần phê phán dựa trên những diễn biển cụ thể này là rất đúng, không thể phản bác, chối cãi. Nhưng khi bước qua phần lý luận biện chứng để xây dựng cái hiện thực tốt đẹp cho tương lai thì Marx không còn dựa trên căn bản của hiện thực nữa. Vì cái xã hội đại đồng ấy chỉ là một mô hình không tưởng của mong ước, chưa hê có, chưa hề thấy trong hiện thực! Nhưng cái hiện thực trước mắt Thảo, ở Hà Nội hôm nay, sao mà nó độc đoán, luộm thuộm, tàn nhẫn quá. Những hiện tượng phũ phàng trước mắt này đòi hỏi phải dùng thực tại ấy để điều chỉnh phương pháp tư duy và lý luận, như chính Marx đã khuyên bảo.
Muốn thu thập những dữ kiện của hiện thực khách quan, đầu óc phải được sắp đặt như một thư viện, chứa đựng từng nhóm hiện tượng của một xã hội mới đang hình thành với những khía cạnh tiêu cực và tích cực. Thảo muốn lập một sơ đồ mạch lạc của xã hội mới này, của mặt được và mặt chưa được. Đây là một phác thảo lớp lang của một cuốn sách vĩ đại, nó đã và đang chiếm lĩnh và ám ảnh trong đầu Thảo từ đó, cho tới mãn đời…
Thảo muốn nghiên cứu những vấn đề có tính cơ bản của sự hình thành con người xã hội chủ nghĩa: một khi đã phát triển đầy đủ mọi khả năng, một khi đã có ý thức rõ rệt về quyền lợi và nghĩa vụ trong xã hội, thì khát vọng của nó lúc đó là thuộc về bản năng tư sản, hay bản năng vô sản? Đặt vấn đề như thế cũng là để tìm hiểu về mối tương quan giữa hữu sản với vô sản trong vận hành của cái sẽ trở thành trong xã hội mới: đâu là bước khởi đầu, đâu là bước kết thúc. Ở điểm tư duy này, cần phải vận dụng tất cả những yếu tố từ nhân chủng học, tâm lý họe, rồi xã hội họe, thiên nhiên học, môi trường, sinh thái học… qua các giai đoạn phát triền con người và xã hội, cho tới nay, để xác định con người nói chúng, con người bền vững, con người đã được giải phóng… thì nó sẽ có kích thước tư sản hay vô sản? Từ đó tìm lời giải đáp câu hỏi: giữa con người hữu sản và con người vô sản, con người nào là một thực thể bền vững về bản chất trong lịch sử? Có cần bắt buộc phải xoá bỏ con người tư sản trong công cuộc xây dựng một xã hội tiên tiến hay không? Mà có thể nào xoá bỏ hẳn khát vọng tư sản trong con người hay không? Có một hiện tượng đáng chú ý là trong cuộc sống càng thiếu thốn, thì con người càng nghĩ tới quyền lợi cá nhân, tới tư sản nhiều hơn là tới vô sản và quyền lợi tập thể. Bởi quyền lợi tập thể đã hạn chế, ức chế quyền sống cá thể. Mà ngân sách nhà nước xã hội chủ nghĩa dành cho phúc lợi của mỗi cá thể của công dân thì rất là hạn chế, hầu như không đáng kể. Trừ ra và trái lại, thì đã có một ưu tiên về mặt phúc lợi dành cho diện đảng viên, nhất là cho cấp lãnh đạo! Đảng viên trở thành một thứ giai cấp mới có nhiều đặc quyên, đặc lợi hơn nhân dân. Đảng vẫn có thái độ, dù là tạm thời, ngoảnh mặt đi trước những nỗi quả khổ cực của nhân dân, cho rằng nhân dân phải biết hi sinh, phải chấp nhận gian khổ… Từ đó nảy sinh một vấn đế mới. Phải chăng trước măt đang hình thành một giai cấp đầy đặc quyền, đặc lợi, được ưu tiên hưởng thụ thành quà cách mạng, và một giai cấp có nghĩa vụ gánh vác mọi hi sinh? Thắc mắc này bỗng lóe lên như một sự thật không thể chối cãi, mà cho tới nay chưa ai dám nêu ra công khai: một giai cấp thống trị mới đang hình thành! Giai cấp ấy đang giữ độc quyền chính trị, trong khi, người dân trở thành giai cấp bị trị, không được ai che chở, không có cơ chế nào bảo vệ!
Vì vậy mà vấn đề cần phải nêu ra, cần phải cứu xét trong một xã hội xã hội chủ nghĩa là: liệu có thể xoá bỏ giai cấp? Liệu có thể tồn tại một xã hội không có giai cấp như mong muốn?
Công; trình nghiên cứu này phải được thực hiện một cách thật tính táo. khoa học, khách quan, chứ không thể làm theo một mực đích duy lý, nặng tính siêu hình, thuần duy ý chí, theo một đam mê, để cố chứng minh, để bảo vệ một học thuyết hay một ý thức hệ do một lý luận chủ quan, không tưởng và định kiến đã dựng lên!
Sự tìm tòi như vậy sẽ là nội dung của một cuốn sách phác hoạ quá trình hình thành con người và xã hội trong lịch sử, từ thời thượng cổ tới thời xã hội chủ nghĩa ngày nay. Hướng nghiên cứu ấy dĩ nhiên sẽ tốn nhiều thời gian. Thế nên thời gian lúc nào Thảo cũng thấy quá thiếu, mà lại luôn bị chưng quanh quấy rầy, rình rập và cẩm cản: người này chất vấn: tại sao cái kết quả này tồi tệ quá, cái kia lại xa với mục tiêu đã đề ra đến thế? Người khác lại trách móc: người trí thức mà lại im lặng, làm ngơ trước những hoàn cảnh bất công, áp bức vẫn đang tồn tại ngay trước măt? Người cầm quyền thì đe đoạ: nghiên cứu như thế là mưu tính bác bỏ tư duy chính thống của “đảng” là dự tính gây bạo loạn, là “âm mưu lật đổ chế độ”!
Nhưng rồi là những thắc mắc cụ thể, nảy sinh từ những tin tức lọt từ bên ngoài vào: Stalin đã chết, tội ác của Stalin lần đầu tiên bị vạch ra công khai. Và Đông Âu đang sôi động! Ba Lan bắt đầu nổi dậy! Budapest đã chuyển minh! Hồng quân Liên Xô đã phải nhảy vào can thiệp, đàn áp bằng vũ lực! Bây giờ phải dùng vũ lực, dùng bạo lực để bênh vực, chống đỡ cho lý thuyết, cho lý luận! Phải chăng đấy là một thú nhận rõ ràng sự sai trái, sự thất bại của lý thuyết và lý luận?
Rồi nay ngay tại Hà Nội này, còn là những tin tức về những chuyện đấu tranh đòi tự do sáng tác đang xảy ra. Cánh văn nghệ sĩ trẻ bên quân đội đã cả gan dám đòi trả lại việc quản lý nghệ thuật lại cho văn nghệ sĩ, trả tự do sáng tác cho văn nghệ sĩ!
Thêm vào bối cảnh khủng hoảng tư tưởng ấy là những tin tức về những người đã từng hăng hái tham gia kháng chiến lúc đầu, nay vì có bất đồng ý kiến về mặt ý thức hệ, nên đã bỏ đi. Những văn sĩ, nhạc sĩ, hoạ sĩ của kháng chiến, đã lục tục “rinh tê” tức là bỏ “khu” vào thành, rồi sau là di tản vào Nam… tức là từ bỏ cách mạng! Những tin tức như thế đã làm cho con người cách mạng trong Thảo càng thêm thao thức, trăn trở! Còn ta giờ đây phải làm gì trong một Hà Nội đã được giải phóng, nhưng đang gặp bế tắc vì rõ ràng là sau chiến thắng, con người thì không được giải phóng! Buồn và hoang mang tràn ngập tâm hồn.
Thảo tự nhủ: xã hội đang gặp khủng hoảng tư tưởng như thế, thì ta phải dũng cảm, bình tĩnh nhìn thẳng vào thực tại mà tìm hiểu, mà trải nghiệm để vượt qua giông bão đang làm lập trường ta chao đảo, không còn niềm tin… Ta phải kiên trì trong việc phân tích thấu đáo để tìm cho ra một tư duy cách mạng mới mẻ, có khả năng ra hoa đẹp, kết trái ngọt, chứ không phải là thứ hoa hôi, trái đắng như thế này! Và những gì mới phát hiện trong đầu, làm Thảo vững thềm một niềm tin mới, một niềm tin là minh đang trên đà tìm ra thủ phạm của thảm kịch thời đại… Nghĩ như vậy nên Thảo đã sống thanh thản trong hoàn cảnh mà người bên ngoài không thể hiểu, cứ tưởng như Thảo, đang bị khủng hoảng tâm thần, không biết có phải vì những thiếu thốn, áp bức, khổ cực đang đè nặng lên cuộc sống nên phát khùng như thế. Vì nhiều lúc lại thấy Thảo tươi cười như thằng khùng. Chỉ có khùng mới vui trong khổ hạnh vì túng đói, vì thất nghiệp, chỉ có khùng mới lăng xăng làm việc, viết lách, ghi chú y như đang bận rộn lắm như thế. Không ai có thể hiểu nổi sự vuỉ vẻ, say mê suy nghĩ miên man đang thầm lặng, hứng khởi lao mình vào công cuộc nghiên cứu của một nhà triết học trong hoàn cảnh khao khát kết quả, khao khát sự thật như vậy, mà quên hẳn đời sống túng quẫn!
Người kháng chiến nay vào tiếp thu Hà Nội, chỉ nghĩ tới thành quả của chiến thắng. Thảo vào Hà Nội với tâm thức muốn chuộc lại thời gian đã mất vì lãng phí ở chiến khu Việt Bắc. Với tâm tư suy nghĩ như thế, Thảo dần dẩn rũ bỏ được nỗi buồn, có lúc tưởng như đi gần đến tuyệt vọng, để hăng hái tìm ra một nguồn cảm hửng, để xác định cho mình một nhiệm vụ rõ rệt: phải sông, phải nghiên cứu, và phải viết…, để làm sáng tỏ nguồn gốc, chiều hướng vận hành của tư duy cách mạng trong hiện thực!
Với ý nghĩ sôi sục trong đầu: trước mắt, Hà Nội đang là một phòng thử nghiệm về công cuộc đấu tranh giai cấp. Bởi giờ đây, cách mạng đã giải phóng Hà Nội, đã đánh tan thành trì tư bản, đã đánh gục giai cấp tư sản ở đây. Rồi sau đó sẽ ra sao? Lời giải đáp đang hình thành ngay tại thủ đô Hà Nội này. Đây là một hoàn cảnh mà có lẽ Marx mơ ước để có thể thử nghiệm rõ hơn cái lý thuyết đấu tranh giai cấp của mình, để xây dựng một mô hình cho một thế giới đại đồng sát với thực tại, chứ không còn chỉ là lý luận suông trong sách vớ và trí tưởng tượng nữa! Càng quan sát nỗi khổ của dân, càng nhận thấy lý thuyết, lý luận đang “có vấn đề”!
Thảo tin rằng mình đã sẵn có môi trường hiện thực để nghiên cứu, để nghiệm sinh. Chắc chắn kết quả sẽ vô cùng phong phú… Dù cho những ngày sắp tới sẽ rất là gian khổ về mặt vật chất, mà chính Thảo cũng như nhiều người khác vẫn chưa thấy có lối thoát. Nhưng rồi lại lo ngại rằng những biên soạn, tìm tòi sẽ không dễ gì được công bố, được in ra để phổ biến, để lưu lại cho hậu thế những thử nghiệm đã thu thập được từ một Hà Nội trong giai đoạn nhọc nhằn thay da đổi thịt, để có thể trở thành cái nôi của một cuộc cách mạng lý tưởng của Việt Nam và rất có thể là của toàn thế giới!
Người ta bàn luận về tình hình thế sự với Thảo, để rồi phải nghe những lời diễn giải, góp ý không sát thực tế vì nó phát xuất từ một cái nhìn xa hơn, cao hơn, rộng hơn, sâu hơn: tất cả đều đã phát sinh từ gốc, tức là từ sự hình thành con người, cho tới sự hình thành xã hội, từ những quá khứ xa xôi, cả về chiến tranh và hoà bình, cả về cách mạng, cả về “đảng” và nhà nước, cả về cộng sản và tư bản, cả về vô sản và hữu sản… hết thẩy đều có gốc gác từ quá trình tạo thành tư duy, lý luận… từ sức phân đấu vươn lên, tới thái độ cúi đầu sùng bái lý thuyết, chấp nhận nỗi khổ của hiện tại, cả tin vào cái sai trong quá khứ, trong hiện tại, của con người, của xã hội ngày nay…
Phải nhìn nhận những gì xuất hiện trong hiện tại, đều có gốc rễ từ quá khứ, y như những lớp đất đá lần lượt qua thời gian, kết tụ lại từng địa tầng, lớp nọ đè lên lớp kia. Cây có mọc trên mặt đất ấy, nhưng chính gốc rễ của nó đã hấp thụ những yếu tố, từ các tầng lớp bên dưới để tạo ra tất cả những gì hiển hiện trên mặt đất này, ở trong hiện tại này… Tất cả đều do chất liệu của một quá trình kết tụ, tích luỹ từ dĩ vãng: hiện tại là một di sản sống động, là gánh nặng đang tác động do quá khứ để lại. Cái gì hiện hữu hôm qua thì hôm nay nó vẫn còn tác động. Cái gì hiện hữu hôm nay, thì rồi nó vẫn tác động ở tương lai, gần hay xa. Không có cái gì đã tác động tốt hay tác hại hôm qua mà sẽ mất hẳn đi trong hôm nay, không có cái gì đang tác động tốt hay xấu hôm nay mà sẽ hoàn toàn mất đi trong tương lai. Cứ y như trong hoá học: không có gì đã có mà rồi sẽ mất đi hoàn toàn. Nó sẽ xuất hiện dưới một dạng khác, thể khác, chứ không biến đi mà không để lại dấu vết. Không có cái gì không hề có hôm nay mà lại sẽ có trong tương lai: cổ xuý đấu tranh bằng hận thù, bạo lực hôm nay, thì rồi nó sẽ đẻ ra hận thù và bạo lực trong tương lai. Và chính quy luật này cho biết, muốn xây dựng những điều công bằng, chân thật tốt đẹp của thế giới đại đồng trong tương lai, thì phải bắt đầu thực hiện những bước công bằng, chân thật tốt đẹp ấy ngay từ hiện tại bây giờ. Phải xử lý, thanh toán cho hết những di sản thù hận của quá khứ đang hiện diện, trong thực tại, để nó không còn tác động trong tương lai. Khung cảnh lý luận như thế là căn cứ trên một hiện tại sống động nghĩa là nó phải thanh toán, nó phải gột rửa mọi xấu xa để rồĩ nó sẽ còn tiếp tục sống động trong tương lai, như là cái gốc tốt đẹp, tử tế của tương lai ấy.
Không có thứ lý luận biện chứng nào có thể chứng minh rằng một xã hội đầy đen tối, đầy dối trá, độc ác, quỷ quyệt, đầy hận thù, tranh chấp, đầy chia rẽ và tham nhũng, của hôm nay sẽ đẻ ra một thế giới đại đồng chân thật, đoàn kết, thương yêu, tốt đẹp trong tương lai!
Mà có thật là những con người vô sản đang phấn đấu để vẫn còn là người vô sản trong tương lai? Hay nó đang phấn đấu để trở lại thành con người hữu sản? Phấn đấu để có một cái gì cho minh, hay để rồi không có gì cả cho riêng mình?
Có những nhận định khắt khe cho rằng một số không ít đảng viên, chỉ vì muốn lo toan, củng cố các điều kiện sinh hoạt cho gia đình mà bị quy chụp cho tội “cách mạng biến chất”, chỉ biết lo cho riêng tư. Đấy là một lối nhìn sai lệch cần phải chấn chính. Vì đấy là một thứ lý luận theo lô-gích hình thức của phái siêu hình, không nhận ra sự thật ở trong những cái thực tế rất tự nhiên trong vận hành cách mạng của con người... Lối nhìn ấy thật sự không phải là lối nhìn biện chứng. Thực ra là họ vẫn luẩn quẩn trong một số lý luận siêu hình mà không biết. Nhìn thấy khía cạnh lệch lạc trong lý luận này, Thảo vui mừng vì biết mình đã tiến thêm một bước tới gần tung tích của thủ phạm đã đưa cách mạng tới những sai lầm cơ bản. Tung tích ấy là sự thiếu vắng của thực tế hiện tại trong lý luận. Nhưng vẫn chưa thấy thật rõ được thủ phạm là gì, là ai!
Và khi tôi thành thực và khiêm tốn tiết lộ, chia sẻ khám phá mới này với một số trí thức có trình độ thật sự mà tôi kính nể, thì họ đều gật đầu tiếp nhận như là một phương pháp tư duy mới mẻ, có căn bản lý luận vững, đáng được khai triển cho sâu rộng hơn. Điều đó đáng được công bố để một nhà tư tưởng góp ý và đánh giá. Nhưng làm sao công bố, làm sao có thể khách quan đánh giá một tư tưởng mới trong hoàn cảnh bị tư duy chính thống “duy nhất đúng” chi phối, có chăng là chỉ khi nào thoát được ra bên… ngoài! Mà lúc này đi ra nước ngoài đối với bác Thảo là một vấn đề vô kế khả thi, không dễ giải quyết về nhiều mặt…