Hoàng phi, vợ vua Lê Chiêu Thống. Bậc tiết phụ thời Lê mạt. Người làng Tùy hà, huyện Lang tài, trấn Kinh bắc (Bắc phần). Khi vua Lê sang Tàu lánh nạn, bà theo không kịp, phải ẩn núp ở đất Kinh Bắc. Mãi hơn 13 năm sau, hay tin chồng, mẹ chồng và con đều mệnh vong ở Trung hoa và bọn di thần sắp đem linh cửu về nước, bà lên tận quan ải để đón rước. Từ đó cho đến khi về Thăng Long, bà nhịn ăn, cả ngày gục lên linh cửu cố quân gào khóc rất thảm thiết. Ngày 12 thang chạp năm nhâm tuấ, 1802, làm lễ tế vua Lê xong, bà bảo người xung quanh rằng: “Ta nhẫn nhục ở nơi quê nhà kể ngót mười mấy năm trời, một lòng mong đợi tin Thái hậu cùng vua ta và con ta. Nay Thái hậu và vua ta đã mất, con ta cũng chết, linh giá đã đưa về nước; thế là lòng hy vọng của ta cũng mất. Giờ đây ta nên chết theo, để xuống hầu hạ ở chốn sơn lăng.” Sau đó, bà uống thuốc độc tự tử. Thi thể Hoàng phi được đem về an táng tại Bàn Thạch, cạnh lăng vua Lê chiêu Thống. Về sau, theo lời tâu xin của Bắc thành Tổng trấn là Nguyễn Văn Thành, vua Gia Long cho lập đền thờ Nguyễn Hoàng phi tại làng Tùy Hà, lại ban cấp ruộng tế cùng tha thuế cho cả làng đó và có lập bia khắc mấy chữ: “Khâm tứ An trinh Thuận nghĩa Nguyện thị Kim chi mộ.” “Việt Sử Tổng Vịnh” của vua Tự đức có bài thơ khen: Ky đích thông mang thống mạc truy, Thoa điền kinh bố, cữu mê ly. Triêu triêu tuyệt lạp triều qui tẫn, Nhất trãn phên sương cạnh dư tùy. Bản dịch của Bửu Cầm: Theo giá không may lạc lại sau, Dãi gai áo vải đã mày lâu. Chẳng ăn nhiền bữa chầu linh cữu, Một chén nhân ngôn để xuống hầu. Nhà thơ Dương bá Trạc, trong thi phẩm “Trai Lành Gái Tốt” đã ca tụng đức độ Hoàng phi Nguyễn thị Kim qua bài thơ vịnh sau đây: Giong ruổi quan hà lạc Chúa công, Ngọn mây non Bắc tịt mù trông. Bồng mao tạm lúc nương thân liễu, Kinh khuyết mai sau thấy mặt rồng. Thác nghĩa đã ghi cùng sắt đá, Sống thừa còn hẹn với non sông. Thôi thôi nước cũ đây là hết, Năm lạy linh tiền chứng thiếp trung.