THEO CLAUSEWITZ, NHÂN CÁCH CỦA MỘT cấp chỉ huy đòi hỏi những khả năng tri thức cao cấp, kết nối với “sức mạnh của ý chí” và với ‘ sự can đảm của linh hồn”. “ Mỗi cuộc hành quân, ông nói, phải được chỉ đạo bởi một bộ óc sáng suốt và đơn giản”. Riêng về các chi tiết chiến thuật nhỏ nhặt, cuốn sách của Rommel nhan đề Bộ binh tấn công chứng tỏ một cách đầy đủ nghệ thuật đưa các khó khăn trở thành một công thức đợn giản. Ông cũng áp dụng năng khiếu ấy trong lãnh vực chỉ huy trung cấp và cao cấp. Tuy nhiên khả năng thiết lập và thi hành các kế hoạch chiến lược thì có vẻ xa lạ với ông hơn là chiến thuật và kỹ thuật. Ông ta có năng khiếu bẩm sinh để thấy và giải quyết một cách đơn giản các vấn đề phức tạp. Ông đòi hỏi sự rõ rang trong các báo cáo kết quả thu đạt được. Ông ghét các lời xin lỗi đính chánh và các sự phóng đại của tuyên truyền, chẳng hạn như từ năm 1941, thể hiện quá nhiều, lãnh vực chính trị trong các danh từ của các bản báo cáo của Quân đội, tuy nhiên đôi khi ông phải nhượng bộ trước quan điểm về sự cần thiết phải có tuyên truyền. Trên chiến trường, Thống chế có một thứ” trực giác”, một cái” liếc mắt”. Cách chỉ huy của ông không những chỉ được hành sử trên phương diện trí thức mà còn trên bình diện thực tại tùy theo” các biến cố” và” các biến chuyển của tình hình”. Đấy là một bật thầy của sự” xử trí bất ngờ”, nhờ một thiên phú ước đoán và một sức mạnh quyết định cá nhân. Trong các lãnh vực kỹ thuật và thực hành, trí tưởng tượng của ông luôn luôn tuông trào vô số ý kiến mới. Trong chiến dịch tại Bắc Phi, chính những đối thủ của ông cũng phải ngán tài” đánh hơi” của” con cáo già của sa mạc”.(1) Churchill giải thích trước Quốc Hội cuộc rút lui kinh hồn của Anh tại Bắc phi đã từng nói: Trước mặt chúng ta, chúng ta có một tướng lãnh vĩ đại”. Năm 1942, một cuộc điều tra của viện Gallup(Hoa Ky đã xem ông như là” vị tướng lãnh tài ba nhất và khéo léo nhất”. Chính như thế mà ông nổi tiếng khắp thế giới. Rommel cũng chứng tỏ sự vững chãi cần thiết trong sự được thua của chiến tranh và trong các cơn khủng hoảng của chiến trận. Trí thông minh vững chắc của một quân nhân đã che chở ông khỏi rơi vào các ý tưởng, nó cho ông cảm nghĩ chính xác về các cao điểm của trận chiến và điểm tột cùng của chiến tranh. Moltke muốn thấy quyền hành và niềm tin bổ túc lẫn cho nhau. Mặc dầu đôi khi Rommel có khuynh hướng quá đòi hỏi, quá cứng rắn, ông ta có thiên phủ lôi kéo binh sĩ, hành độn ly kỳ, mà không thể được giải thích một cách trí thức, của một cấp chỉ huy đối với binh sĩ. Trong sự phong phú toàn diện của đức thánh con người nơi ông, mọi người đều cảm thấy tim ông đang hướng về mình. Cho nên, Thống chế đã có thể cùng lúc chế ngự được hoàn cảnh lẫn tâm hồn con người. Đó là trường hợp đã xảy ra từ năm 1915, tại Argonne. Khi Thiếu úy Rommel dẫn đại diện đội liên lạc của mình đi trong khu vực kế cận, mọi người đều cảm thấy an lòng giống như là khi, trong đệ nhị thế chiến, viên tư lệnh thiết giáp với sư đoàn ma quái ông, tràn như going bảo ngang qua nước Pháp hay trong sa mạc Phi châu tại El Alamein và tại Tobrouk. “ Rommel ở đâu? Đàng trước!” binh sĩ la hét. Napoléon đã từng nói: “ Người ta không thể chỉ huy một đạo quân từ Điện Tuileries”. Sự cần thiết này cũng áp dụng trong thời đại của chúng ta, thời đại của sự phát triển kỷ thuật mạnh mẽ. Rommel là” ông Thống chế đi tiên phuông” tân thời. Ông đã thực hiện sự liên lạc chỉ huy từ đơn vị tiền phương cho đến bộ chỉ huy cần thiết của trân chiến. Ông không biết nghỉ ngợi gì; người ta thấy ông khắp nơi nào mà ông thấy cần phải tác động quân sĩ. Ông ta áp đặt sức mạnh sáng kiến của ông. Ông thích tính cách cơ động của các đơn vị, sự chuyển dịch không ngừng, đời sống nhọc nhằn, sự hiện diện tột đỉnh của binh sĩ. Mối tương quan mật thiết với các chiến sĩ ấy thiếu vắng nơi Hitler. Trái ngược hẳn với ông ta, Rommel có nghệ thuật lãnh đạo con người ấy, sức mạnh chỉ huy quân sĩ ấy mà Max Piccolomini của Schiller tán tụng với Wallenstein: “ Ông biết trích lấy sức mạnh nơi mỗi người, “ Sức mạnh đặc thù, mà ông giep trồng, “ Ông để cho mọi người tự nhiên, “ Ông chỉ xem chừng cho họ luôn luôn “ Ở vào vị trí đứng đắn; cho nên, ông ta biết làm “ Cho sức mạnh của mọi người “ Thành sức mạnh của mình CON NGƯỜI BÁ TƯỚC SCHLIEFFEN ĐÒI HỎI NƠI NGƯỜI lãnh đạo sự tiếp hợp giữa trí thông minh, tình cảm và ý chí của tánh tình Non Videri, sed esse – hiện hữu hơn là biểu hiện. Trong sự gặp gỡ giữa lý trí và sức mạnh phi lý của chiến tranh, trong sự quân bình giữa khoa học và hành động, con người được xác nhận nơi người lãnh đạo. Thống chế vẫn” luôn luôn là Rommel trước sau như một” con người mà trong các hoàn cảnh nguy cấp vẫn hoàn thành bổn phận của mình. Một quân nhân được ban cấp cho “ sự can đảm của một công dân”, mà tình yêu quê hương đặt căn bản trên sự chân chính trên sự kết nối chặt chẽ với đất mẹ và với vũ trụ chuyển động không ngừng. Thuần khiết, trong sáng, cởi mỡ trong tình bạn cũng như trong sự thù hận, Rommel là một con người tự do về phương diện nội tâm. Đối với ông, danh dự hòa lẫn với lương tâm. Gương mặt ôngm tràn đầy tình nhân đạo nồng nàn, mặc dầu thể hiện năng lực và sự táo bạo, nhưng với cặp mắt xanh trong sángm đã gợi cho người khác lòng tin. Cứng rắn với chính mình, ông đã sống hết sức khắc khổ, tuy nhiên ông không khinh thuogn72 những vui thú về thi ca, và mãi rất trễ về sau ông mới tự đặt cho mình các vấn đề tối thược. Ông có thể có vể khô khan và khép kín. Nhưng trong một khung cảnh thân mật thì đấy là một người bạn trong số các người bạn, với một óc hài hước có hạng. Xã hội tánh của ông thể hiện mạnh mẽ: điều đó chắc chắn phát sinh từ nguồn gốc người vùng Sauabe của ông. Tâm tánh hào hiệp của ông vẫn được dân chứng làm kiểu mẫu. Nó vẫn còn sống động trong rất nhiều giai thoại. Chính đối thủ của ông cũng phải nghiêng mình trước vị” tướng lãnh anh hung mã thượng” (dashing General). Erwin Rommel sẽ còn là biểu tượng của đời sống quân sự thuần túy của Đức quốc, Cuộc đời của ông, hoạt động của ông cho đến sự hy sinh của ông là một di sản vĩnh cửu của hùng khí và của nhân tính xứ sở của ông.