Chương 14
Lối về ma nhà thân yêu. Ba thủ đoạn

    
im về tới thị xã, chân cẳng của nó hầu như không chịu sự điều khiển của nó nữa. Bởi vì nó đã đói rạc. Mà bên vệ đường nhựa thì còn có gì mà ăn. Chả có gì hết. Nếu không kể những vỏ dưa hấu vứt bỏ. Nhưng đấy đâu phải cái để ăn, nó chỉ trông ngon mắt thôi. Một con chó như nó cần thịt, cần cháo kê ngon, xúp bắp cải với bánh mì (nếu như người ăn còn thừa), tóm lại là tất cả những gì con người ăn được Mà suốt gần hai tuần nay Bim ăn uống cầm hơi. Với cái đau tức ở ngực do bị giày đá thì cái đói như vậy là sự chết dần chết mòn. Thêm vào đó trong cuộc đụng độ với sói cái, chân sau của nó trước đây bị đường bẻ ghi nghiền nát nay lại bị chấn thương nặng và nó đi tập tễnh ba chân, thì ta có thể hình dung ra được khi Bim bước vào thị xã thân thương của mình, bộ dạng của nó như thế nào.
Nhưng đời không phải không có người tốt bụng. Ngay ở vùng ngoại thị, nó đã dừng chân bên một căn nhà nhỏ xíu có một cửa ra vào và một cửa sổ. Chung quanh nhà có những quả núi gạch, đá, tấm bê tông, ván, gỗ, sắt và trăm thứ bà giằn khác, nằm ngổn ngang, còn bên cạnh, ở phía kia, đã có một nửa của một tòa nhà đồ sộ mới xây, nhưng chưa có cửa sổ và cửa ra vào, chưa có mái. Gió lùa quần vào các hốc cửa sổ, gió rì rầm trên những đống sỏi đá và gạch, gió reo trong các tấm gỗ và gió rít trên đỉnh tháp cần cẩu xây dựng, mỗi nơi một giọng khác nhau. Đối với Bim những cảnh tượng đó không có gì đáng ngạc nhiên cả (khắp nơi xây dựng, xây dựng không ngừng). Thật tình mà nói, trong thời gian đi lang thang, nó đã nhiều lân tới chỗ những người thợ xây để xin ăn: "Có gì cho ăn với, các bạn!". Họ hiểu ngôn ngữ của nó và cho nó ăn. Một bận trong giờ nghỉ trưa có một cậu vua tếu trong đám họ đã đổ một thìa rượu vào cái vỏ đồ hộp rồi đưa cho Bim.
- Nào, cạn chén đi, bạn chó! Chúc sức khoẻ những người không ăn cắp ở đây.
Bim tự ái quay đi.
- Hay lắm, - vua tếu kêu lên, - không có ai đáng cho mày uống mừng cả, khôn lắm. Tao thừa biết mà!
Những người có mặt ở đó đều cười rộ lên và gọi cậu vua tếu là Surich. Ngược lại cũng chính anh chàng Surich ấy vớ lấy dao cắt một miếng xúc xích ngon lành, xúc xích chính cống mua trong cửa hàng chứ không phải lấy trong thùng nước gạo ra, - đặt trước mặt Bim.
- Vì chân lý đó thưởng cho mày, Tai Đen ạ! Ăn đi, nhà hiền triết!
Những người mặc quần áo bảo hộ lại cười rộ lên. Và Surich nói tiếp, hẳn là điều buồn cười nhất:
- Người anh em ạ, qua đêm nay các tấm ván lại co ngót đi mất một phần ba cho mà xem. Và họ lại cười, mặc dù anh chàng Surich này chẳng hề nhếch mép. Bim hiểu lời nói của Surich theo cách của mình: một là rượu là không tốt đối với chó, mà mày đã không uống thì cho mày miếng xúc xích vậy; hai là, tất cả các cậu thanh niên có mùi gạch ngói, mùi ván gỗ, mùi xi măng kia đều là những người tốt. Bim có cảm giác Surich chỉ toàn nói về điều đó.
Nhớ lại chuyện ấy, dựa vào những mùi đã quen biết trước đây, nghĩa là theo quy luật của trí nhớ, Bim kiệt sức ngả mình nằm xuống ngưỡng cửa túp nhà nhỏ xíu, cái chòi canh.
Trời hửng sáng. Ngoài gió ra, xung quanh không một bóng người. Một lát sau trong chòi canh, có người ho sù sụ và nói một mình. Bim nhổm dậy và như vẫn theo cái quy luật ấy, nó cào cào vào cửa. Tất nhiên cánh cửa mở ra như mọi lần. Trên ngưỡng cửa hiện ra một người có râu, đầu đội mũ bông một tai cụp xuống, một tai vểnh lên, cái áo mưa bó chặt vào người: một hạng người gây cho Bim lòng tin cậy hoàn toàn.
- A, đến chơi há? Dân sa cơ lỡ vận, cầu bơ cầu bất đây, cấm sai đâu. Thôi thì vào đây chơi đã.
Bim bước vào chòi canh và lặng lẽ nằm xuống, gần như gục xuống bên ngưỡng cửa. Người gác cắt một miếng bánh mì ném vào trong cái gầu, tẩm nước cho ướt và đặt trước mặt Bim. Con chó ăn, trong lòng rất biết ơn, sau đó đặt đầu lên hai chân trước và mắt nhìn lên ông già.
Rồi ông già với nó nói chuyện sự đời. Cuộc sống của ông lão canh gá sống theo đàn, đi lang thang ngoài đồng và không làm gì cả, chỉ có ăn và kêu be be. Bên chúng bao giờ cũng có một người mặc áo mưa bằng vải bạt cầm sào dài ở đầu có móc. Một người như thế đã có lần đến chỗ Bim và Ivan Ivanưts khi hai thầy trò đang ngồi nghỉ cạnh đống cỏ khô. Ông ta bắt tay chủ nó. Đi cùng với ông còn có một con chó to, lông xù. Nó tiếp Bim với một thái độ hiếu chiến. Thoạt đầu nó chạy xổ đến chỗ Bim và sủa nghe kinh người. Bim liền nằm ngửa ra, chân chổng lên trời mà nói: "Chuyện gì thế? Tớ có tội tình gì?".
Hẳn là thái độ tế nhị đã chiến thắng tính thô bạo. Con Xù sau khi đánh hơi Bim, liếm vào bụng nó, rồi lảng ra không xa, ký lia lịa vào phiến đá. Bim cũng làm y như vậy. Tóm lại điều này có nghĩa là: chung sống hòa bình. Và rồi trong lúc ông chủ Bim nói chuyện với chủ con Xù, thì hai con chó nô đùa với nhau, chơi trò chơi chạy đuổi, trong đó Bim tỏ ra nhanh nhẹn hơn, khéo léo hơn, thật xứng đáng với sự kính nể hiện ra mặt của anh bạn mới quen biết. Đến lúc chia tay nhau (thì phải đi theo chủ chứ!), chúng đến ngửi ngửi phiến đá và đưa mắt nhìn nhau, ý nói:
"Thỉnh thoảng ra đây chơi nhá!" - Bim nói rồi chạy đi
"Chao ôi, trăm công nghìn việc..." - Xù đáp và lê bước về với đàn cừu, đầu cúi gằm.
Chuyện hồi ấy là như thế. Thế mà bây giờ lại thấy xông lên mùi cừu. Trước cái mùi gợi đến những kỷ niệm xưa ấy, Bim không thể không nhớ đến Ivan Ivanưts. Nằm trong gian phòng ngoài của người lạ, ở nhà người lạ, trong bóng tối chạng vạng, chẳng có người, Bim cảm thấy buồn ơi là buồn.
Sau đó nó lại nghe thấy có tiếng gì re re va vào thành sắt, như tiếng nước chảy: Gi-gi! Gi-gi! Bim chưa biết đó là tiếng gì. Gi-gi! Gi-gi! Cái tiếng lạ tai bỗng im bặt, rồi ngay sau đó từ ngoài sân người đàn bà đi vào, tay vẫn cầm chiếc xô. Từ trong xô bốc ra mùi sữa. Mùi thơm kỳ lạ! Hồi ở thị xã, Bim chưa đánh hơi thấy mùi sữa như thế này lần nào - cũng là sữa nhưng mùi thì khác, điều đó là chính xác. Ở thị xã sữa không có mùi tay người, không có hương thơm của các loại cỏ khác nhau và hoàn toàn không có mùi bò - kỳ lạ là ở chỗ ấy. Còn ở đây tất cả các mùi đó hòa lẫn vào với nhau thành một hương vị ngây ngất, có sức hấp dẫn lạ lùng, thơm ngát mùi hoa hồng. Chúng ta sẽ không bàn cãi nhiều vì con người đôi lúc còn phân biệt được sữa này với sữa kia, huống chi đối với Bim của chúng ta, vốn đã có cái mũi thính thượng hạng, sao lại không ngạc nhiên trước cái mùi đó được, cái mùi mà trong đó có mùi bàn tay người pha hòa với hương thơm của hoa và cỏ. Chính thế mà Bim đã đứng nhổm ngay dậy và lại còn vẫy đuôi chào đón người đàn bà kia nữa. Nhưng chắc gì bà ta đã hiểu được niềm hân hoan của Bim. Tiếc rằng suốt bốn năm trong cuộc đời mình, Bim chưa lần nào nhìn thấy người ta vắt sữa ra sao. Mà sữa thường vẫn có mùi bò. Sự mơ hồ nào đó vẫn lảng vảng trong nhận thức của Bim. Như vậy là Bim vẫn còn đôi điều chưa biết. Vả lại thiếu gì những cái mà bất kỳ con chó nào cũng không biết được. Điều này không có gì đáng xấu hổ cả. Còn nếu như có chàng chó nào lại nói rằng, chẳng hạn, nó biết tất, và tự tin là có thể dạy bảo kẻ khác biết nên làm gì và làm như thế nào, và cần chạy đi đâu, thì quả thật ngay đến ả gà mái cũng chẳng tin đâu, dù chàng ta có khác hơn ả, nhưng vẫn không tin. Tôi xin thưa với các bạn rằng các loại chó ấy là có. Ví như giống chó Xcôtteriê, các bạn nhìn mà xem, nó làm ra vẻ trong cái đầu cục gạch của nó đầy những tư tưởng đủ các loại (Râu này! Ria mép lòng thòng và lông mày này! Y như một triết gia!). Nhưng sự thực nó là con chó rỗng tuếch, nó ra lệnh, nó mắng mỏ chủ nhà hết ngày này sang ngày khác, như bị tâm thần, nó giở đủ trò, nhưng kết quả là thế nào? Không có tí gì hết. Chỉ được cái mẽ ngoài thôi! Còn bên trong nhẹ bỗng, hoặc nói chung rỗng tuếch.
Nhưng không, Bim là chuyện khác. Nó có một tâm hồn cởi mở và thẳng thắn. Nếu điều gì không biết thì thể hiện ngay ở thái độ: Cái gì đã không biết thì nói là không. Không ưa ai, nó nói ngay “Anh là người tồi, đi ngay khỏi nơi đây! Gâu!”. Và đôi lần nó sủa nghe đến là… - lạy Chúa!
Nhưng có ai đó từ ngoài đường bước vào đẩy toang cửa một cách dứt khoát.
“Ai? – Bim hỏi bằng một tiếng đồng nghĩa. Gâu”
Người mới đến từ nhà ngoài nhẩy bắn trở lại. Ông bố trong nhà chạy ra, bật đèn hỏi:
- Ai đó?
- Tôi đây, đội trưởng đây! Người lạ mặt trả lời.
R;c thật chán ngắt, dù cho là gác ở đâu, còn ở đây - một vật thể sống đang nhìn ông bằng con mắt sửng sốt, con mắt người, xót xa, thật sự đau khổ, và chính vì thế mà làm người ta phải kinh ngạc.
- Cuộc đời mày khốn khổ, Tai Đen ạ, trông biết ngay. Nhưng sự thể là thế nào? - Việc đầu tiên là ông hỏi. - Mày chưa đến lượt được cấp nhà hay sao? Hay là vì cái gì? Người anh em ạ, lão đây cũng vậy: lượt của mình đến, rồi nó lại đi, còn lại vẫn là lão Mikhain. Người ta đã xây được vô khối là nhà rồi, còn lão thì vẫn cái chòi này tha đi hết chỗ này đến chỗ khác. Lấy giả dụ, mày sẽ đi, rồi cứ thử viết thư cho lão xem: không có địa chỉ đâu mà gửi. Đã năm năm liền không có địa chỉ, chỉ có: "Đ.X.D.S.C.-12[3] gửi cho Mikhain". Toàn cảnh bức tranh đó. Không phải một phong thư, mà là một sự sỉ nhục. Ăn uống ư, xin mời, cơm niêu nước lọ đấy. Mặc ư, cũng xin mời, quần áo vắt đâu thì vắt, và mũ thì đội ngay lên đầu, còn sống thì tạm thời chưa có chỗ. Hiểu chưa... chui rúc đi đâu bây giờ! Khó khăn tạm thời... Lão tên là Mikhain. Mikhain, lão đây, - ông lấy ngón tay gõ gõ lên ngực mình, rồi tu vào miệng chai làm một ngụm nhỏ (cứ mỗi lần kết thúc một tràng diễn văn ông lại làm một hớp).
Bim hiểu chắc chắn lời độc thoại của lão, hiểu theo cách của mình, theo kiểu chó, nghĩa là theo thái độ, theo giọng nói, theo vẻ hiền từ giản dị - ông Mikhain này là người tốt. Vả lại, hiểu được tiếng nói là hoàn toàn không quan trọng (thậm chí đối với chó thì không nên hiểu nữa là khác), điều quan trọng là hiểu được con người. Bim đã hiểu lão và thế là nó lim dim ngủ, để chàng màng ngoài tai câu chuyện đang nói tiếp. Nhưng dù sao, vì kính nể người nói chuyện nên nó cố cưỡng giấc ngủ, mắt lúc nhắm lúc mở.
Còn ông Mikhain thì vẫn tiếp tục với cái giọng như cũ:
- Mày ngủ, thế là hết chuyện. Còn lão thì đừng hòng. Tuần tra bất chợt đến: "Mikhain đâu rồi? Không có hả? Cho lão thôi việc!". Đúng là thế đấy. Không có mặt ở chòi gác hoặc ngủ quên đi, thế là bị nói vỗ mặt ngay. Thế là hết chuyện.
Qua giấc ngủ chập chờn, Bạn chỉ nghe ra mấy tiếng... "Mikhain... Thế là hết chuyện"...
Và ông Mikhain uống thêm đôi hớp nữa, chùi ria mép, rắc muối vào miếng bánh mì, ngửi ngửi rồi vừa ăn vừa nói với Bim.
- Lão nói thế đấy, Tai Đen ạ, dốc ruột dốc gan với chó là hay hơn cả: chẳng sợ phải tranh luận gì, chó chẳng bép xép với ai, mà mình thì nhẹ nhôm đi... Lão đây là Mikhain, nghề nghiệp - bảo vệ. Có súng. Bây giờ thứ hỏi: nếu ăn trộm không phải chỉ có một đứa thì sao? Mikhain sẽ làm gì được? Lão chẳng làm được gì hết. Và thế là xong chuyện. Người ta bảo luật pháp. Luật pháp là cái tốt: bắt được thì cho nó năm năm, cái đồ chó đẻ! A-chà! Có điều là phải bắt được nó, vấn đề là ở chỗ đó. Làm cách nào mà bắt được? N&oaTai Đen này quả là một kỳ quan siêu thường! - Và ông còn ôm hôn nó nữa.
"Những người tốt đây", Bim nghĩ bụng. Nó còn thấy thích cả bộ ria mép của ông Bố, bộ ria mà nó cảm thấy mềm mại, mịn như tơ lúc ông ôm hôn nó.
Tiếp sau là một cuộc nói chuyện, trong đó nó chỉ hiểu có độc một miếng: "Cừu" - thế nhưng nó xác định được ngay rằng hai người đàn ông này bắt đầu tranh cãi với nhau.
- Nào, ông Khrixan Anđrêvits, ta vào việc thôi, - ông đội trưởng đặt tay lên vai ông Bố, nói. - Cừu có cần ăn hay không?
- Cần chứ, - ông Bố đáp, - nhưng chỉ có điều là hạn của tôi đã hết. Hạn của tôi là đến ngày Lễ xá tội, mà ngày Lễ xá tội thì qua rồi.
- Cừu là cừu cá nhân, của riêng, không phải của chung nông trang, nhưng hỏi như vậy, và mệt mỏi phe phẩy cái đuôi (°Tôi đang ốm đây, ông ạ. Tôi đi tìm chủ°). Đổi Gác không hiểu mô tê gì, cũng như nhiều người khác không hiểu được chó; thay bằng câu trả lời, gã mở cửa và lấy chân đẩy Bim ra ngoài.
- Cuốn xéo đi mày.
Bim bước ra, trong bụng tin chắc: Đồi Gác là người tồi. Nhưng nó không để đi tiếp được nữa: ăn đẫy cháo bánh mì của Mikhain rồi, không hiểu sao người nó lại càng nhão ra và cơn buồn ngủ thật sự đã quật nó đổ xuống. Đánh vật với giấc ngủ, Bim đã lần được vào một tòa nhà vừa mới xây xong, vùi mình vào trong đống vỏ bào thơm mùi gỗ thông và ngủ say tít thò lò.
Suốt ngày hôm ấy không ai quấy rầy nó. Thế là nó đã nằm cho đến tận chiều. Lúc trời đã nhá nhem nó đi khắp tầng dưới, tìm thấy trên ô cửa sổ gần nửa chiếc bánh mì, ăn hết phần lớn (cho đến no), phần còn lại nó tha ra khỏi nhà, vùi xuống chỗ đất mềm bên cạnh đường hào; nó làm việc này một cách chu đáo, đúng lệ: mặc dù không còn sức, nhưng đó là cái luật của chó xưa nay nó cần phải chấp hành: "Cất giấu mẩu bánh dành cho những ngày đói kém". Bây giờ thì nó đã cảm thấy có thể tiếp tục lên đường và nó đi về nơi cửa nhà thân yêu.
Về cửa nhà thân yêu, về chính cái nơi đã quen biết ngay từ ngày đầu tiên ra đời, về cái ngưỡng cửa mà đằng sau nó là lòng tin, là sự thật chất phác và thiêng liêng, là lòng thương xót, tình bạn và sự thông cảm, những cái đã trở thành tự nhiên đến mức hóa ra dung dị tột độ, mà nếu muốn xác định những ý niệm ấy thì thật chẳng có ý nghĩa gì. Vả lại, Bim cần gì phải hiểu những cái đó? Trước  hết là nó không phải kẻ đại diện cho loài chó để làm việc ấy, và thứ hai là nếu như nó định vươn lên đến tầng cao của lý trí của con người - mà nó không thể đạt tới được, - thì nó sẽ chết, bởi vì con người sẽ coi sự ngây thơ của nó là một sự xấc láo khác thường, thậm chí tội lỗi. Quả vậy nếu là như thế, Bim nhất định sẽ cắn cho kẻ đểu giả một cái, kẻ hèn hạ cũng vậy, kẻ dối trá thì cắn không cần nghĩ ngợi, bọn quan liêu thì cắn từng bộ phận v.v... và nó sẽ cắn một cách có ý thức, ý thức thi hành bổn phận của mình chứ không phải như nó cắn Lão Xám sau khi đã bị lão đánh cho vào đầu một cách dã man. Không, cái cánh cửa kia, nơi mà nó đang đi về, là một bộ phận của con người nó, là cả cuộc đời của nó. Thế thôi, trên thế gian này chưa một con chó nào lại cho lòng chung thuỷ thông thường là một điều phi thường. Nhưng con người thì lại nghĩ ra việc tâng bốc thứ tình cảm đó của chó như một thành tích, cổi là vì không phải tất cả bọn họ khi nào cũng có được lòng chung thủy với bạn bè và sự trung thành với trách nhiệm đến mức những thứ đó có thể trở thành cội nguồn của cuộc sống, thành nền tảng tự nhiên của bản thân sự tồn tại, khi mà sự cao thượng của tâm hồn là một trạng thái đương nhiên.
Cái cửa nhà nơi Bim đi về là của nhà của người bạn nó và do đó cũng là cái cửa của nó, Bim. Nó đi về cái cửa của lòng tin và sự sống. Bim mong sao về được đến cửa này để hoặc là chờ đợi, hoặc là chết: đi lang thang trong thị xã tìm bạn thì nó không còn đủ sức. Nó chỉ có thể đợi mà thôi. Chỉ còn có đợi.
Nhưng chúng ta biết làm thế nào, nếu trong cái đêm hôm ấy Bim không về được đến nhà?
Trước hết nó phải đi vòng tránh khu vực nhà Lão Xám, mà muốn thế dứt khoát phải đi qua cạnh nhà Tôlich. Bởi thế đã xảy ra chuyện. Bim đi tới bên cái cổng nhà người bạn nhỏ, nhưng không thể, quả là không thể bỏ đi thẳng được, như đi qua cổng nhà một người lạ. Nó ngả mình nằm xuống bên bức tường hoa cao, nằm hơi co tròn lại và đầu ngoặt sang một bên. Một con chó bị thương, hoặc đang hấp hồi, hoặc đã chết hẳn, - ai qua thấy nó cũng có thể nghĩ như vậy.
Ồ, không. Bim đâu có đến cái cửa nhà đó. Nó chỉ nằm bên bờ tường nghỉ cho đỡ đau và đỡ buồn mà thôi, rồi sẽ lại đi tiếp về nhà. Nhưng biết đâu... biết đâu chính Tôlich sẽ chẳng lại xuất hiện ở đây... Liệu ta có quyền gì để buộc tội Bim là thiếu tính lô gích nếu cái tính lô gích ấy là ở ngoài tầm tay của nó? Vậy là nó nằm trong tư thế kiểu chó, buồn bã và chẳng có một chút lô gích nào.
Trời tối mịt.
Một chiếc xe hơi xích tới. Nó cắt hẳn một phần tường rào ra khỏi bóng đêm. Sau đó lia ánh sáng đi khắp bờ tường và rồi chiếu rọi vào Bim đôi mắt sáng chói. Bim nghển đầu và nhìn, mắt gần như nhắm tịt. Chiếc xe hơi rầm rì nho nhỏ, và có một người trong xe chui ra. Do mùi khói nên không thể xác đinh được hơi người đang bước tới chỗ Bim, nhưng khi người ấy hiện ra dưới đôi mắt sáng rực của chiếc xe hơi thì Bim ngồi dậy: Xêmiôn Pêtrôvits đang bước lại chỗ nó. Ông ta tiến đến gần và sau khi thấy đúng là Bim, bèn nói:
- Chà chà, lần được về đây cơ à?
Từ trong xe một người thứ hai bước ra (cái người đã đưa Bim đến chỗ con sói cái lúc trước cơn dông) nhìn con chó và nói bằng một giọng hiền lành:
- Con chó khôn thật! Con này không thể chết được!
Xêmiôn Pêtrôvits vừa đi đến gần Bim, vừa tháo thắt lưng ra.
- Bimka[4], Bimka... Mày tốt lắm, Bimka lại đây, lại đây
Ồ, không đời nào! Bim không tin, Bim đã mất lòng tin rồi và nó không đến với cái con người kia nữa, dù cho ông ta có định bắt nó với ý tốt đi chăng nữa. Cũng có thể Xêmiôn Pêtrôvits hilái và ngồi cạnh là ông Xêmiôn Pêtrôvits. Trong cái túi xách, để kề bên Bim, bay ra mùi thịt. Trên cổ nó là sợi dây. Hai người không nói không rằng. Bim cũng vậy. Đêm. Một đêm tối như bưng. Trời phủ đầy mây đen nom cứ như cái chảo gang ở nhà ông Khrixan Anđrêvits, không sao nhìn thấy gì. Vào cái đêm tối như thế này ngồi trong xe con chó khó lòng nhận ra được đường đi lối về.
Xe đưa đi đâu, Bim cũng không biết. Việc của chó là gì? Là để người ta dẫn đi, thế thôi. Có điều cái sợi dây này để làm gì nhỉ? Nỗi lo âu đã thật sự chiếm lấy Bim, khi xe đi đến một khu rừng và đỗ lại.
Xêmiôn Pêtrôvits đem theo khẩu súng cầm dây dắt Bim đi sâu vào trong rừng, cả hai đi xuống một sườn dốc dưới ánh sáng đèn pin. Con đường mòn chạy men cạnh một cánh rừng thưa nhỏ, xung quanh mọc đầy những cây sồi to. Đến đây Xêmiôn Pêtrôvits buộc Bim vào một thân cây, mở túi xách, lấy ra cái bát thịt và đặt trước mặt Bim, chẳng nói qua một lời. Rồi ông đi ngược trở lại đường cũ. Đi được vài bước ông ngoái lại, dọi đèn gìn về phía Bim và nói:
- Thôi. Ở đó nhé! Vậy thôi!
Bim đưa mắt nhìn theo ánh đèn pin đi xa dần, và nó lặng đi - vì ngạc nhiên, vì hoang mang không hiểu. Và vì tủi nhục. Nó không hiểu, tuyệt nhiên không hiểu cái gì cả. Nó xúc động run lên mặc dù lúc đó khí trời lại ấm áp, thậm chí còn oi bức, cái oi bức không bình thường đối với tiết thu.
Chiếc xe chạy đi, "Đi về phía ấy" - Bim xác định theo tiếng xe đi mỏi lúc một xa, nhỏ dần rồi tắt hẳn: âm thanh ấy y như định cho Bim phương hướng để đến lúc cần thì sẽ đi về đâu.
Rừng vắng lặng.
Một con chó có sợi dây cột cổ ngồi giữa rừng trong đêm tối mịt mùng dưới những lùm cây hùng vĩ.
Trớ trêu làm sao là một chuyện như thế lại xảy ra vào đúng cái đêm này. Hiếm có, rất hiếm có, nhưng vẫn có xảy ra: cuối tháng mười một. Khi mà trời ấm trở lại khác thường như vậy, thì ở đâu đó, xa xa ầm ì tiếng sấm.
Lúc đầu Bim ngồi và lắng nghe tiếng rừng, kiểm tra chung quanh trong chừng mực nó có thể đánh hơi thấy. Đối với chó việc xác đinh đó là khu rừng nào không lấy gì làm khó, nếu nó đã đến dù chỉ một lần. Bim nhận ra ngay là nó đang ở cái nơi trước đây đã cùng với chủ đi vây sói. Đúng là khu rừng này. Nhưng lúc này quanh đó không đâu có mùi sói. Bim đứng áp sườn vào thân cây, xo ro trong bóng đêm mù mịt, chìm vào trong đó, thân cô yếu đuối, bị vứt bỏ lại bởi con người mà nó không làm điều gì ác cho người ấy cả.
Trong bụng nó, ở một chỗ nào đó thăm thẳm nhất trong bụng dạ nó, bằng linh cảm của mình, Bim đã hiểu rằng bây giờ thì không nên đến với Tôlich nữa, rằng bây giờ, nó sẽ phải tìm lần về cái cửa thân yêu của mình, chỉ về đấy thôi, không đi đâu nữa. Và vì khao khát trở về đó quá, nó quên mất sợi dây buộc cổ, đem toàn bộ sức lực còn lại chạy lao ra khỏi cái cây và đã ngã lăn chiêng: cái đau ở ngực lan ra toàn thân và quật nó ngã xuống: lúc này Bim nằm bất động, bốn chân duỗi thẳng. Nhưng như thế không lâu. Nó lại nhổm dậy, lại ngồi xuống bên gốc cây, dường như cam phận.
Trong đêm tối mịt mù, một lần nữa tiếng sấm lại ầm vang, đến giờ thì đã gần hơn, và dội vào khu rừng trụi lá, nghe nặng nề và rộng khắp. Gió nổi lên, cành cây rền rĩ như linh cảm một tai họa, những thân cây nào yếu hơn thì chao đảo, và cuối cùng tất cả hòa chung thành một tiếng động duy nhất, hắc ám và đầy lo âu, trong đó tách bạch ra rất rõ tiếng rên rỉ của cây hoàn diệp liễu đang khô héo dở dang; cái cây nứt nẻ và cằn cỗi cứ từng nhịp kêu lên ken két, ken két ở một quãng nào đó trong gốc rễ của nó. Tiếng rền rĩ buồn thảm và âm thầm của nó làm Bim khiếp sợ hơn tất cả mọi tiếng động của rừng. Rừng gào thét, gào thét mãi. Còn gió thì cứ lồng lộn, như người chủ duy nhất và toàn quyền của đêm đen, lồng lên đến nỗi ngay cả các cây sồi cũng phải rền rĩ. Bim có cảm giác hình như có một người khổng lồ nào đen thui đang nằm sóng soài trên những ngọn cây sồi hùng vĩ, trên những lớp cây hoàn diệp liễu già cỗi đang chết dần, vô hy vọng, bên trên con chó là nó, một con chó lạc lõng giữa cánh khắc nghiệt này; và con người đen thui ấy cứ đập những tà áo choàng đen lên các ngọn cây rừng, ôm chầm lấy các cây gỗ mà lắc theo một điệu múa man dại, giật giật uốn éo làm trò phù thủy la hét và gào rú bằng trăm giọng hoang rợ.
Bim kinh hoàng đến nỗi cái đau trong người tạm thời tan biến đi, bị quên đi. Nó nép mình dán chặt vào thân cây. Gióngoài, nhất định Bim sẽ chạy đi xem và đến gần thêm chút nữa để thưởng thức điều kỳ thú kia. Nhưng phòng ngoài là cái lồng giam nó.
Qua khe cửa, một tia nắng thu màu tím nhạt lách lần vào một cách yếu ớt, tí một. Bim đứng dậy, đi quanh phòng dò xét: một cái thùng đựng thóc, ở góc phòng là cái cót đựng bắp, góc đằng kia là bắp cải. Hết.
Bà Pêtrôvna tay cầm xô bước ra. Bim chào bà. Bà đi ra sân, Bim cũng ra sân theo gót. Bà ngồi xuống cạnh con bò, Bim cũng ngồi xuống gần đấy. Những tia sữa va vào thành xô bật thành tiếng, Bim giậm giậm hai chân trước tỏ vẻ ngạc nhiên: sữa! Con bò cái đứng yên, mồm cứ nhai nhai, chẳng có gì cũng cứ nhai. Cái bầu sữa đáng yêu, sống động, với những núm vú đã mở miệng, dường như thì thầm, róc rách.
Bà Pêtrôvna vắt sữa xong, gọi Bim lại ("Tai Đen"), đổ cho một bát sữa và nói: "Không được", đứng một lát, bà lại nói: "Uống đi"; và cất tiếng cười đôn hậu, rồi vội vã vào nhà.
Ôi lạy Chúa, sữa đâu mà tuyệt đến thế! Một thứ sữa âm ấm, thơm phức thôi thì đủ các thứ hương vị, nào cỏ, nào hoa, nào đồng nội. - Tất cả hòa lẫn vào nhau và (lần này thì chính xác trăm phần trăm) cả mùi bàn tay người của bà Pêtrôvna nữa chứ. Không phải mùi tay người nói chung, như chiều qua Bim cảm thấy từ xa.
Bim đã uống hết, liếm đi liếm lại, rồi làm vệ sinh buổi sáng, sau đó nhanh chóng chạy đi quan sát khắp sân.
Ả bò cái tiếp nó với niềm tin tuyệt đối, thậm chí còn liếm lên đầu nó. Vì thế mà Bim cũng lấy lưỡi chạm vào cái mũi ram ráp, thơm phức mùi sữa của ả.
Bầy cừu phía đằng sau tấm vách giậm chân gõ móng như đe dọa Bim, nhưng rồi cũng trấn tĩnh lại ngay, khi đã xác đinh được rằng Bim không hề có ý đồ gì gây hấn cả. Ả lợn nái cùng với hai chú ỉn con thoạt đầu không thèm để ý gì đến Bim, chỉ cứ ủn ỉn chuyện trò với nhau một cách mỉa mai, mà cũng chẳng buồn động đậy nữa, mặc dầu đã quay cả đầu ra phía Bim, ngay sát chấn song cửa. Lũ bốn chân tiếp đón Bim như vậy đấy. Nhưng sang đến bọn gà thì, ối chao ôi! Thực ra không phải cả bọn gà mà chính là con gà trống đó. Vừa bay từ trên hàng giậu xuống là nó lập tức vỗ cánh và càu nhàu dữ tợn: "Cục cục - cục - cục". Rồi lao luôn vào Bim như một con diều hâu. Chú gà trống đỏ với cái mào cũng đỏ dùng ngực và cựa xông vào đánh chó (các chú gà trống là như vậy đó!) Bim gầm gừ đáp lại và vung cẳng đá một cái thẳng thừng. Thì vào đúng cái tích tắc ấy chú gà xoã cánh ra, cúi rạp đầu chạy ra góc sân, tới chỗ bọn gà mái đang túm tụm lại thành một đám nhớn nhác những khán giả ủng hộ chú. Chú bỏ chạy trước Bim một cách vô cùng nhục nhã, nhưng khi quay trở lại lao vào Bim đã lại hảo hán rồi; mà còn quát tháo nữa chứ: "Để tôi cho nó một trận! Biết tay ông! Biết tay ông!" Bọn gà mái đem hết sức gà ra đồng thanh công nhiên cổ vũ chú gà trống. Các bạn nghĩ thế nào nhỉ? Muốn nói gì thì nói, Bim chưa từng bao giờ được thấy một con chim xông vào đánh chó một cách dũng cảm như vậy. Và cái đó dẫu sao cũng đã nói lên một điều gì rồi.
- Cái gì mà loạn xạ lên thế? - Khrixan Anđrêvits ở trong nhà bước ra sân, hỏi và bảo lũ gà: - Chúng bay, im mồm! Cái bọn nó mồm này làm chó sợ. - Ông cầm lấy cổ dề Bim, dắt nó đến cho lũ gà, đứng ở đấy với Bim một lát rồi thả nó ra.
Bim bỏ đi và ngoái đầu lại: Kệ xác chúng mày!
Từ đó gà trống, gà mái không lại gần con chó nữa. Bảo sợ thì đặc biệt chúng không sợ, nhưng cứ cái kiểu một ả nọ kêu lên cục cục, rồi lảng ra xa nhường lối cho Bim đi. Còn Bim thì thế nào? Bọn gà này chỉ đi, không bay, không bơi. Thêm nữa chẳng ai bắn chúng, - có nghĩa chúng không phải là chim, thôi thì cứ tạm gọi là một giống vật rất buồn cười. Con gà trống thì tất nhiên, coi bộ được đấy: nó bay lên mái nhà này, nó báo động có người lạ đến này, chưa biết chừng còn sớm hơn cả Bim, và nó lại chỉ huy chững chạc nữa: bắt được giun nó không ăn, mà gọi bọn bề dưới đến, thậm chí có khi còn phân chia cho chúng. Vì vậy chú gà trống hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu của mình.
Do một tuần nay Bim tạm thời chưa được thả ra khỏi sân nên coi như mặc nhiên đã trở thành người đứng đầu ở đây: nó cứ nằm giữa sân và đưa mắt theo dõi. Bọn gà thì đến ngày thứ tư nó đã thuộc mặt tất và khi có ả gà mái nào bay qua hàng rào vào thì nó đuổi, đuổi đến mức ả kia còn phải cục ta cục tác hồi lâu, lúc thì chạy quáng quàng, lúc thì quay lại đứng giậm chân tại chỗ, sợ hãi và tò m&ograv; lòng khao khát không kìm nối muốn về cái cửa nhà nhân ái và tin yêu.
Dù là thế nào, Bim cũng đã từ dưới đáy đường mương và vượt được lên và đã nằm trong cái hốc ở miệng hào.
Đêm lạnh. Thị xã chìm trong giấc ngủ, một thị xã bằng gạch đá và sắt thép, nó khẽ kêu lên ken két trong đêm thâu, thậm chí cả trong giấc ngủ. Bim nằm nghe, nghe hồi lâu nữa. Nó rùng mình song vẫn cứ đi.
Dọc đường nó ghé vào một cái cổng bỏ ngỏ của một tòa nhà, và như thế chỉ là vì nó nhất thiết phải nằm nghỉ dù chỉ là trong chốc lát thôi. - Nó yếu quá rồi. Nó nằm ngay ngoài đường thì không được, chết ngay (nó đã nhiều lần nhìn thấy những con chó bị xe đè chết). Vả lại nằm trên đường nhựa thì lạnh lắm. Còn ở đây, trong cổng, nó nép sát vào chỗ lò sưởi âm áp và ngủ thiếp đi. Giữa đêm khuya một con chó lạ đã ngủ ngay trong cổng nhà người khác.
Có trường hợp đó.
Xin đứng xua đuổi một con chó như vậy.
Chú thích
[3] Đội xây dựng- sửa chữa
[4] cách gọi âu yếm tên Bim
 

Truyện CON BIM TRẮNG TAI ĐEN Lời giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 ộc sống trong rừng.
Con sói cái mò ra tới vùng bìa rừng và đứng lại. Một chân trước của nó bị khoèo (nghĩa là đã có lần nó bị người làm cho trúng thương). Con sói khập khiêng bước thêm mấy bước nữa, rồi quay đầu về đúng phía Bim và lao lên. Nhưng nó vồ trượt vì cái chân có tật cản trở nó. Đúng ở khoảnh khắc tột cùng ấy Bim đã tránh được và nhảy sang một bên. Con thú quay mình lại và nhảy tập tễnh ba chân, nó lại chồm vồ Bim. Nhưng Bim quay như một con quay vòng ra đằng sau cây sồi và cảm thấy sau lưng có một lỗ hổng, một cái hốc, và vào đúng cái giây phút con sói cái vồ trượt lần thứ hai, Bim lách mình chui luôn vào trong hốc cây, nhe răng ra gầm gừ, rít lên như điên dại. Và bắt đầu sủa, sủa như chưa bao giờ trong đời nó từng sủa, - như một con chó săn đuổi theo vết con mồi, như con Laika đứng bên hang gấu, sủa liên hồi kỳ trận. Tiếng sủa của Bim vang xa trong rừng biến thành một tiếng duy nhất, mà ai nghe cũng hiểu: "Tai ho-a-ạ! Tai ho-a-ạ!". Và rừng cây phụ họa và giúp thêm bằng tiếng vọng "Tai ho-a-ạ! Tai ho-a-ạ!"
Rừng ơi, xin cám ơn rừng!
Cái tin tai vạ đáng lo ngại được truyền đi từ con ác là này sang con ác là khác, nhanh hơn cả điện báo. "Ai đo ăn ai đó, ai đó ăn ai đó, ai đó ăn ai đó...". Người gác rừng ở trạm gác xác đinh rằng cả cái tiếng chó sủa như điên kia, cả cái xáo xác hiếm thấy của đám ác là đều chẳng có gì lành. Ông lấy súng, nạp đạn và tiến sâu vào rừng. Ông bước đi, mạnh bạo, bởi vì rừng gần như là nhà của ông, còn cư dân của rừng đều biết mặt ông... Mà ông thì cũng biết mặt nhiều con trong bọn chúng, biết cả mặt con sói cái, nhưng không hiểu vì sao không giết nó đi. "Lại có anh chàng thợ săn trẻ tuổi nào lẻn vào khu thuộc quyền con sói cái đây; rồi gặp nó, hoảng lên mà trèo lên cây, để mặc chó cho con sói xé xác thôi". - Ông nghĩ bụng, chân vội vã bước đi. Tiếng sủa vang lại từ xa, mãi tận cùng Dốc Sói, nhưng bỗng câm tịt, "Chuẩn bị!" - Ông nghĩ đoạn và lúc này đi nhẹ nhàng hơn dù cũng vẫn theo hướng đó. Ô, thế này thì phải rảo bước lên thôi. Rảo lên!
Chuyện gì đã xẩy ra ở đó, ở bên cây sồi cổ thụ ấy? Con sói cái "lõi đời" lắm. Nó rời khỏi gốc cây cho Bim ngừng sửa, vì biết rằng ở đâu có tiếng chó sủa là ở đó sẽ có người cầm súng xuất hiện. Bim cũng ngừng sửa vì con sói cái đã không nhào vào nó nữa. Một lát sau con sói lại dịch đến gần và ngôi xuống, mắt vẫn dán vào Bim. Vậy là hai con chó nhìn thẳng vào mắt nhau: một con chó rừng - họ hàng xa xôi của Bim và là kẻ thù của người, với một con chó thông minh không thể sống thiếu lòng tốt của con người. Sói căm ghét tất cả mọi người, còn Bim thì sẵn lòng yêu mến hết thảy họ, nếu hết thảy họ đều đối tốt với nó. Một con chó bạn của người và một con chó kẻ thù của người đang nhìn thắng vào mắt nhau. Con sói hiếu rằng nó không thể chui vào cái hốc cây kia được, nhưng nó vẫn tiến đến gần, vươn mõm ra. Bim lùi sâu vào phía trong hốc, nhe răng ra, nhưng không sủa nữa, trong cái pháo đài kiên cố của mình nó ở ngoài tầm sói.
Chuyện này xảy ra bao lâu thì không biết. Nhưng chợt con sói đưa mũi ngửi quanh rồi quay ngoắt khỏi cái hốc cây cúi rạp xuống, như trước một mối nguy hiểm, rồi tung bước một đi về phía khu rừng thưa, tới cái cây sồi mà Bim bị buộc vào. Nó đi dáng điệu hoảng sợ, buông thõng cái đuôi như que củi xuống.
Trong lúc say mê săn đuổi Bim, con sói đã bỏ qua, không chú ý đến chỗ này. Vì trận mưa đêm hôm trước đã rửa sạch các mùi, còn bây giờ đã có gió hiu hiu, nó đã phát hiện ra các mùi ấy: sợi dây buộc vào cây gỗ, bát thịt. Ồ nó thừa biết như vậy là nghĩa thế nào: ở đây có người! Sợi dây có mùi người, cái vật tròn tròn có mùi sắt và các dấu chân cũng là của người: thịt này đích là thịt đánh lừa, là sự phản phúc, là cạm bẫy. Con sói thoáng dừng lại, nhẩy phắt sang bên rồi bỏ chạy như trốn một mối nguy hiểm lớn. Sói thế là đã bỏ chạy trước cái cạm bẫy đặt không khéo - đặt lộ liễu ra ngoài, và ngửi mùi thì đoán ra ngay.
Con sói cái cuối cùng của khu rừng, một con sói dũng mãnh và kiêu hãnh đã bỏ Bim lại mà chạy đi.
Sinh vật duy nhất trên mặt đất này mà sói căm ghét là người. Những con sói cuối cùng bước đi trên mặt đất, còn anh là con người lại tìm giết chúng đi, giết kẻ vệ sinh viên yêu tự do của núi rừng và đồng nội, kẻ dọn sạch khỏi mặt đất những thứ bần thỉu, xác thú vật, bệnh tật, kẻ điều hòa cuộc sống để sao cho lớp hậu sinh còn lại phải khỏe mạnh. Những con sói cuối cùng bước đi... chúng đi để tiêu diệt hết loài chồn cáo ghẻ lở, giữ gìn cho các con khác khỏi bị lây bệnh, chúng đi để cho những con thỏ bị suy nhược vì sán lài không làm lây bệnh tật trong rừng và trên đồng ruộng và không sinh sán ra những con cháu gầy còm thoái hóa; chúng đi để tiêu diệt trên mặt đất những con chuột mang bệnh dịch, vào những năm chuột sinh sôi nẩy nở, tiêu diệt chuột với một số lượng khổng lồ. Những con sói cuối cùng đang bước đi trên mặt đất.
Khi chúng buồn bã và đau khổ rú lên trong đêm thâu thì tâm hồn anh, hỡi con người, vì lẽ gì đó lại giật thót lên bởi sự thông báo chân thành và thẳng thắn cho các vùng chung quanh: "Tôi đây! Tôi đây... còn sống!". Hẳn là anh cũng đã biết, hỡi con người, con sói cái không động chạm đến những con chó con đang còn bú, mà còn coi chúng như con; và cũng không động đến trẻ sơ sinh, mà còn đưa về hang và cho bú nữa. Có biết bao nhiêu trường hợp như thế, những trường hợp người sơ sinh được sói nuôi dưỡng trở thành người sói! Loài lang không làm được như thế. Ngay cả chó cũng không làm được. Và liệu sói có động đến cừu ở vùng đất quê của mình, nơi nó sống không nhỉ? Không bao giờ. Nhưng anh vẫn cứ sợ sói, hỡi con người. Như vậy là sự căm ghét - nó làm mờ lý trí (là cái phân biệt người với súc vật) - đôi khi có thể chiếm lấy anh đến mức cái lợi anh lại cho là cái hại, và cái hại là lợi.
Nhưng tạm thời những con sói cuối cùng vẫn đang bước đi trên mặt đất.
Một con trong số chúng đã bỏ chạy trốn cái mùi hơi người đáng ghét và nguy hiểm, chứ không phải chạy trốn Bim. Ta chưa biết cuộc gặp gỡ của chúng có thể sẽ kết thúc như thế nào và con sói cái có thể sẽ ngồi bao lâu bên gốc cây đó. Có thể chúng sẽ đánh hơi nhau chăng (vì nó là con sói cái cô đơn và Bim là con chó đực). Ta sẽ không nói những chuyện không xảy ra, có điều ta hãy nhớ rằng người ta nhiều lần đã thấy một con chó nhà đi trong bầy sói. Nhưng Bim thì không phải chịu cái số phận ấy.
Khi con sói chạy đi rồi, thì một cơn đau dữ dội tự nó dậy lên trong lồng ngực bị cào xé của Bim. Nó bắt đầu thở dốc, rồi sau đó đã bò ra khỏi gốc cây và thế là gục ngay xuống đó - muốn ra sao thì ra! Ấy thế nhưng nó cũng không ăn chỗ thịt, kể cả sau khi đã nằm nghỉ lấy sức và có thể đứng lên được. Chỉ còn lại một điều là: phải đi lên phía trước, còn sức còn đi.
Và Bim bước đi. Nó khó nhọc leo lên một bờ dốc, rộng mênh mông, dài đến một cây số và dựng ngược, leo rất lâu. Ở một quãng giữa dốc và nó bắt gặp vết con sói cái, không dám bước qua (hẳn là sói cái đã từ đây mà đi). Nó đành quay trở lại phía bụi gai dày xít khó len và... trông thấy một con sói. Nó thấy ngay trước mặt nó một con sói chết. Đó chính là con sói bị trọng thương đã thoát được vòng vây, và quanh nó con sói cái vẫn lảng vảng và thỉnh thoảng lại tru lên báo cho vùng chung quanh biết nỗi buồn thương của nó, nỗi buồn thương đáng sợ cho con người. Lòng sói đã rũ ra từng đám. Chỉ còn lại một phần xác của con thú đã bị rữa ra và đông lại. Duy có móng chân là dài ra, sạch một cách quái đản, nom gớm khiếp. Bim nhận thấy: ngay cả khi con sói đã chết rữa, móng vuốt nó vẫn còn. Và chúng gây khiếp sợ.
Bim vội vã đem sức tàn lượn một đường cánh cung đi ngược trở lại đường cũ, vòng tránh vết sói nó vừa đụng phải.
Cuối cùng nó đã lên được tới đỉnh dốc, dừng lại tại cái chỗ hôm qua ô tô đã đỗ, nhìn quanh, rồi đi hết sức chính xác về hướng cần đi: hướng đi về nhà. Và một lần nữa sức lực lại rời bỏ nó, nó lại phải nằm nghỉ lấy sức lúc thì trong đống rạ, lúc thì trên đống lá thông, một lần nữa nó lại kiếm cỏ dọc đường và ăn.
Con chó gầy rạc cà nhắc chạy đi trên con đường cái lớn. Nó chạy về phía trước, chỉ về phía trước, chạy chậm chạp, khó nhọc, nhưng vẫn về phía trước, hướng tới cái ô cửa, ở đó có lòng tốt, và bên ngưỡng cửa đó nó muốn được nằm và đợi, đợi ông chủ, đợi sự tin cậy và sự âu yếm của con người bình thường và giản dị nhất.
... Còn về Tôlich dù thế nào? Sáng ra nó tỉnh dậy ra sao?
Chưa kịp mặc quần áo, Tôlich cứ quần áo lót mà chạy tới chỗ Bim và bỗng kêu ầm lên:
- Má ơi! Bim đâu rồi? Đâu rồi?
Bà má an ủi:
- Con Bim muốn đi ngoài, ba đã thả nó ra, rồi không thấy nó về. Bỏ chạy rồi. Ba gọi nó lại, gọi mãi, mà nó cứ chạy.
- Ba ơi! - Tôlich khóc òa lên. - Không phải, không phải, không phải thế! - Thằng bé nằm lăn xuống giường, trong bộ quần áo lót và gào lên với ý trách móc, van vỉng 17