MIẾNG THỊT GIỖ HẬU

Hôm ấy vào khoảng thượng tuần tháng chạp. Trời đương quang đãng, tự nhiên thấy tối sầm lại. Gió bắc ở đâu kéo đến đùng  đùng. Những đám mây đen tự phía chân trời lù lù tiến lên giữa trời, rồi hóa ra một tấm màn màu tro phủ kín bầu trời. Bằng cái  hăng hái của người chạy mưa, tôi cứ trông thẳng cổng làng H.Đ.  cắm đầu đi thật rảo bước. Tấm màn màu tro dần dần thấp xuống  rồi những luồng chớp nhằng nhằng như đàn rắn vàng đuổi nhau ở  nẻo xa xa. Rồi những tiếng sét vỡ trời từ góc trời nọ, dồn nhau sang góc trời kia chẳng khác tiếng những tảng đá lớn từ đỉnh núi  lăn xuống chân núi. Hột mưa rào rào sa xuống, như muốn giúp sức  cho sự giá lạnh. Hai má tôi đã thấy buốt, hai tay tôi đã thấy cóng.  Trong cái quán ở đầu cổng, đàn ông đàn bà đương chen vai nhau  đứng vây chung quanh mấy bó mạ chiêm. Những lúc phong vũ bất  tình, ai cũng muốn giữ thân nấy, khi nào họ chịu nhường chỗ cho  một người lạ? Tôi đành đội mưa dò trên con đường lầm lội, định cố  đi tới nhà một người bạn rồi nghỉ luôn thể. Nhưng khi mới đến sân  đình, trời càng mưa to, không thể liều đi được nữa, tôi phải lánh  lên thềm đình. Ở ngoài cổng đình lù lù tiến vào một lũ độ trên  mười ông lão già. Ông nào cũng như ông nấy, đầu đội nón lá, lưng  khoác áo tơi, tay chống một chiếc gậy tre lộc cộc. Sau khi đã chao  chân vào cái vũng nước dưới giọt đình, các cụ lẩy bẩy trèo lên thềm đình, và lò dò bước lên sân đình với những tiếng thít tha  đáng ái ngại. Hết bọn ấy, lại tiếp bọn khác. Các cụ lẻ tẻ đến mãi.  Những bọn sau không được đông như bọn trước, mỗi bọn độ vài  bốn người. Trên đình có tiếng mâm bát lẻng kẻng. Mùi hương ngào  ngạt trong đám tiếng người lào xào. Hẳn là người ta cúng lễ gì đó.  Tôi không để ý và chăm chăm nhìn những giọt nước từ mái ngói  chảy xuống sân gạch.
Trời tháng chạp mà sao mưa to làm vậy? Chỉ trong một lát  sân đình nước chảy lênh láng, bong bóng trôi trên mặt nước lềnh  bềnh. Gió bấc mỗi lúc mỗi thêm dữ dội; nó hắt hột mưa tua tủa vào  chỗ tôi đứng, như muốn đuổi tôi lên đình để xem cảnh tượng trên  ấy ra sao. Dưới bức chấn song ở phía sau đình, một chiếc mâm cao  sơn đỏ chễm chện kê giữa mảnh chiếu rách cạp. Trước mâm có để  mấy bó vàng hồ, một chai rượu và mấy quả cau. Trên mâm là một  tảng xôi vuông vắn bằng cái lá nem và một miếng thịt lợn luộc ước  chừng hai cân trở lại. Nén hương cắm trong mâm xôi cháy đã hết  nửa, tàn hương rụng trên mặt xôi đen xì. Các cụ túm năm, tụm ba,  bó gối ngồi trong mấy chiếc chiếu trải liền bên cạnh bao lơn. Tất cả  độ bốn chục cụ, cụ nào cũng sắc mặt xám mét. Thấy tôi nhô lên,  các cụ đều ngơ ngác nhìn. Lâu lâu, một cụ sẽ cất cái giọng run run  của người bị rét:
- Ông khách vào chơi nhà ai?
Tôi đáp rất lễ phép:
- Thưa cụ, tôi vào thăm ông tú Tĩnh
Cụ khác lên giọng phều phào:
- Ấy! Nhà tôi cũng ở liền ngõ với ông ấy. Ông hãy ở đây lát  nữa cùng đi với tôi.
Thì ra cụ này chính là cụ Thượng làng ấy. Sau khi tôi tỏ ý  cám ơn, một cụ nữa ngó vào cụ ấy và nói:
- Thôi hết hương rồi! Cụ Thượng "vái hạ" đi cho!
Cụ Thượng sẽ gật đầu, rồi lom khom đứng ra phía trước  mâm xôi, cúi đầu vái luôn ba vái. Trong đám có tiếng dõng dạc, tôi  không nhận ra tiếng cụ nào:
- Thằng Mới hạ mâm xuống để làm cỗ đi. Tất cả bốn mươi  sáu xuất, mười một cỗ rưỡi, với một cỗ nhà chứa, một cỗ cho mày.  Làm mười bốn cỗ, còn thừa hai phần! Nghe không?
Với một tiếng dạ không được lễ phép cho lắm, thằng Mới  nhanh nhẩu bưng mâm xôi thịt đến chỗ dao thớt giữa khi một cụ ít  tuổi trong bọn lệch kệch nhắc mấy bó vàng ra chỗ bệ đình, phì phò  thổi chiếc mồi rơm, châm lửa.
Thằng Mới làm cỗ mới nhanh làm sao! Đống vàng cháy chưa  hết nửa, mười bốn mâm cỗ đã xong cả rồi. Nó bưng từng mâm đặt  ra các chiếu. Mỗi mâm chỉ có một đĩa thịt mỏng, một bát nước  mắm và một cục xôi bằng bánh xà phòng ba xu. Bốn một, tám hai,  các cụ tự do ngồi vào các cỗ, không ai phải mời ai. Cụ Thượng sai  thằng Mới bổ cau quệt trầu đưa ra thết tôi:
- Mời ông xơi tạm miếng trầu. Chúng tôi xin thất lễ ông chén  rượu. Hôm nay làng tôi có giỗ ông hậu. Mọi khi còn làm to hơn.  Bây giờ thời buổi cải lương, nên có giảm đi đôi chút.
Chai rượu bị rót ra hai cái bát ở mâm thứ nhất, lần lượt  chuyển xuống đến mâm cuối cùng. Các cụ bắt đầu cầm đũa. Một  cụ lại gọi thằng Mới:
- Còn thừa hai phần, mày đem một phần chiếu lại lên mâm  cụ Thượng, còn một phần nữa thì để cho người quá lộ!
"Người ta sắp sửa bố thí xôi thịt cho mình đây chắc?" Tôi đương tự hỏi như vậy, thì ở trong đám vừa thấy có người cắt nghĩa:
- Ông khách hẳn chưa biết hai chữ "quá lộ" là gì. Chính nghĩa thì là những người qua đường, nhưng đây chúng tôi chỉ nói  riêng bọn ăn mày. Là vì trong lúc dân làng ăn uống, thường thường vẫn có ăn mày đến xin. Dù ít dù nhiều, thế nào cũng phải  cho họ. Bởi vậy, đám nào làm cỗ, cũng phải để dành cho họ, nếu họ  không đến thì cho thằng Mới.
Dứt lời, các cụ lần lượt chia đũa mời nhau "đưa cay". Câu  chuyện "cái giá cắn đôi" của đất Hà Nội, tôi mới được nghe chưa  từng được thấy, nhưng ở đám này tôi đã mục kích được một kiểu  ăn uống còn có lễ độ hơn thế. Miếng thịt gắp lên, các cụ chỉ sẽ  "nhấm" một chút xíu, rồi lại đặt luôn xuống bát của mình. Có lẽ  cáụ. Bấy giờ con vào làm cho cụ con mới được một tháng,  tiền công lĩnh rồi, lại phải vay thêm năm đồng nữa, lấy tiền thuốc  men cho nó. "Giả sử trời để nó sống, thì số tiền ấy, chúng con trả  trong vài tháng cũng hết. Chẳng ngờ thuốc uống không chuyển,  bệnh nó chẳng những không bớt, lại cứ mỗi ngày một tăng, rồi cuối  tháng một, nó chết."
Nói đến đấy, hắn bỗng ngừng lại. Một giọt nước mắt từ trong  khóe mắt rơi xuống mặt đất. Im lặng chừng độ nửa phút, hắn lại  rẽ ràng nói thêm:
- Lệ của làng ta, chắc cậu đã rõ. Một người nằm xuống, dù  giàu dù nghèo, nhà chủ cũng phải giết một con lợn đãi "phe" một  bữa dấm ghém, phe mới khiêng cho. Không được thế, thì phải nhờ  cậy họ mạc khiêng giúp. Nhà con tuy còn ít tuổi, nhưng nó là  người thiên hạ và cũng hẳn hoi với con, nếu để họ khiêng, thì sợ  tủi vong hồn nó, và rồi con cũng không mặt mũi nào trông thấy  anh em nhà vợ nữa. Vì thế, con phải cố lo bữa rượu để mời hàng  giáp. "Một con lợn, mươi nồi gạo, vài chục chai rượu, tất cả cũng  hơn ba chục đồng, chưa kể quan ván của nó. "Trong nhà không có  đồng nào, một chốc phải tiêu đến bấy nhiêu tiền, cậu bảo lấy ở đâu  ra? "Nếu nhà vợ con mà được giàu có, thì con cũng không khổ lắm.  Nhưng mà bên ấy cũng không có gì, bà nhà con và các cậu nó chỉ  giúp cho được hơn mười đồng.
Còn thiếu, con lại phải kêu cụ T. "Cụ con bằng lòng cho con  vay thêm hai nhăm đồng nữa, với năm đồng trước thành ba chục  đồng. Cho người khác vay, cụ T. vẫn đều tính lãi mỗi đồng một  tháng sáu xu, vì con là kẻ tôi tớ cụ con cũng thương, nên mỗi đồng  một tháng chỉ lấy năm xu, nhưng tháng nào phải trả lãi ngay tháng ấy, còn gốc chịu đến bao giờ cũng được. "Tiền công của con ở  đấy, mỗi tháng được một đồng rưỡi; trừ vào tiền lãi là vừa. Từ cuối  năm ngoái đến giờ, quần áo rách như bươm bướm, con cũng không  có đồng nào mà may.
Rồi với hai hàng nước mắt giàn giụa, hắn kết luận:
- Đời con không còn lúc nào trả xong được món nợ ấy. Bây giờ  đã vậy, không biết rồi khi về già, không kéo nổi cái xe kia nữa, thì  làm thế nào?
Ông L. cười và bảo tôi:
- Một bữa "lệ làng" có thể gây cho người ta món nợ lãi chung  thân không trả hết.