uộc phóng vấn do tác giả Đoàn Giao Thủy, Báo “Diễn Đàn Paris” thực hiện và đăng trên số 28 phát hành tháng 3/1994 tại Pháp. Trong sáu tháng cuối năm 1993, cuốn tiểu thuyết NỔI LOẠN của Ðào Hiếu đã nổi lên như một sự kiện văn học ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong chừng mực nào đó: có thể gọi “vụ án NỔI LOẠN”, bởi vì đã có lời buộc tội đăng trên báo chí, cuốn sách đã bị tịch thâu và tác giả đã bị bắt giam và truy tố. So với các vụ án văn nghệ trước kia, đây chỉ là một vụ án nhỏ, song nhìn chung không có gì thay đổi về phương pháp của nhà cầm quyền dùng để triệt hạ một tác phẩm: tác phẩm bị kết án, tác giả bị đi tù, song tác giả không được quyền giải thích công khai về tác phẩm của mình. Chỉ có một điều là ở cuối thể kỷ thứhai mươi này việc bỏ tù một nhà văn vì tác phẩm của họ không còn dễ dàng như xưa nữa! Trong lần về thăm Việt Nam vừa qua tôi có dịp nói chuyện với nhà văn Ðào Hiếu cũng như nhiều người có thẩm quyền trong giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn về cuốn sách và các sự kiện chung quanh nó. Khi đó khả năng anh bị bắt giam đã được nêu ra. Trở lại Âu châu được tin anh bị bắt thật, tôi tự thấy có trách nhiệm giới thiệu những lời trao đổi với anh mà tôi ghi được. Như một chứng từ! Như quyền trả lời của một người bị buộc tội. Phải nói ngay rằng đây không phải là một phân tích về nội dung cuốn sách: xin dành phần đó cho bạn đọc hay các nhà chuyên phê bình văn học. Trước khi đi vào phần trao đổi, có lẽ cần nói đôi điều về tác giả cũng như bối cảnh của vụ án. I/ TÁC GIẢ: Ðào Hiếu sinh năm 1946 tại Tây Sơn, tỉnh Bình Ðịnh, tốt nghiệp Ðại Học Văn khoa Sài Gòn năm 1972. Trước 1975 tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên, viết văn với bút hiệu Biên Hồ, cộng tác với Bách Khoa, Ðiện Tín, Tin Văn. Hiện nay là biên tập viên nhà xuất bản Trẻ, hội viên Hội nhà văn Việt Nam. NỔI LOẠN là cuốn sách thứ 14 của anh từ sau 1975. Tiểu sử Ðào Hiếu được ghi trong tuyển tập TIẾNG HÁT NHỮNG NGƯỜI ÐI TỚI. II/ TRAO ÐỔI VỚI NHÀ VĂN: Ðoàn Giao Thủy (ÐGT): Trong hoàn cảnh nào anh đã thai nghén cuốn NỔI LOẠN? Ðào Hiếu (ÐH): Trước nay tôi thuộc loại tác giả có sách bán ế nhất nước, có lẽdo tôi đã chọn những đề tài khô khan (Giữa Cơn Lốc, Người Tình Cũ, viết vềphong trào sinh viên), hoặc vì tôi thích xây dựng nhân vật khác thường (Vua Mèo, Hoa Dại Lang Thang, Kẻ Tử Ðạo Cuối Cùng), hoặc xây dựng những truyện tình khác đời (Vượt Biển, Trong Vòng Tay Người Khác, Nổi Loạn), do đó truyện của tôi không gần gũi với độc giả bình thường nên sách bán chậm. Bây giờ thì người ta đổ xô nhau đi tìm... NỔI LOẠN viết về một bi kịch của tình yêu và hôn nhân, một đề tài cũ. Cái mới nằm trong sự phát triển tính cách nhân vật trong bối cảnh lịch sử nơi xảy ra bi kịch này. Không có cuộc hôn nhân nào quái đản như cuộc hôn nhân mà nhân vật Ngọc trải qua. Ngọc đã bị bưng bít, cấm đoán và đàn áp. Thế là Ngọc nổi loạn: trong tình yêu, hôn nhân, trong gia đình và tình dục. Tại sao không? Hai mươi năm bị bưng bít thì nổi loạn trong tình dục là một phát triển tất yếu khi Ngọc có được một mối tình. Vài ba đoạn ngắn rải rác tả về quan hệ nam nữ là những đoạn tôi viết mượt mà và thơ mộng nhất. Tôi rất thích những đoạn này bởi vì chúng đầy ngẫu hứng, trong đó phải tinh tế mới thấy được tính nhân đạo của một sự hiến dâng trọn vẹn trong tình yêu. ÐGT: Bới thế anh đã bị kết án là bôi lọ miền Bắc, xuyên tạc sự thật... ÐH: Sự nghèo nàn lạc hậu và sự bưng bít của xã hội miền Bắc trong những năm 60-70 là một thực tế. Nhiều bạn bè miền Bắc đều cho rằng tôi đã viết rất thật. Xin nhấn mạnh: những người biên tập và duyệt in NỔI LOẠN là những nhà văn có tiếng ở miền Bắc. ÐGT: Nhiều người cho rằng NỔI LOẠN là một “tác phẩm dịch vụ” chủ yếu đểkiếm thêm chút tiền cho nhà xuất bản. Hình như tác giả không những bỏ tiền in mà còn phải trả tiền cho nhà xuất bản? ÐH: Ai am hiểu về thị trường sách văn học ở Việt Nam đều biết rằng in tiểu thuyết trong lúc này là vì yêu thích văn học chứ không phải để kiếm lời. Rất nhiều nhà văn in sách để tặng bạn bè. Tôi vẫn coi văn học là một sản phẩm cao cấp. Sách của tôi đều bán rất chậm vì tôi không viết theo thị hiếu và phần lớn đều in ở những nhà xuất bản lớn có uy tín như Nhà xuất bản Hội nhà văn, nhà xuất bản Văn học, nhà xuất bản Văn nghệ... ÐGT: Trong NỔI LOẠN các nhân vật đều bế tắc ở đường đời, song nhân vật “thiện” là một sĩ quan cải tạo còn các nhân vật “ác” là các cán bộ đảng viên. Anh có ý thức đó là một sự khiêu khích với nhà cầm quyền? ÐH: Thông thường nhà văn lấy một mẫu nào đó trong đời để tạo ra nhân vật. Nhân vật này hay nhân vật kia chẳng qua cũng bắt nguồn từ những cái mẫu ngoài đời mà thôi. Tôi không có ý khiêu khích ai cả. ÐGT: Dường như Hội nhà văn, bạn bè anh và giới văn nghệ không có phảnứng nào trước chiến dịch phê bình NỔI LOẠN? ÐH: Bạn bè tôi thì nhiều; người yếu bóng vía thì hỏi tôi có ăn ngủ được không, bao giờ thì đi tù; họ xúi tôi trốn. Có người cho rằng tôi sẽ bị treo bút, bị khai trừra khỏi Hội nhà văn. Một số bạn bè miền Bắc thì không hiểu báo chí TPHCM làm dữ như vậy với mục đích gì, có ai đứng đằng sau muốn triệt hạ nhà xuất bản Hội Nhà Văn chăng? Còn tôi, tôi đóng vai khán giả. Tôi ngồi hàng ghế dưới, hút thuốc lá và thỉnh thoảng vỗ tay! ÐGT: Cách đây mấy năm ông Nguyễn Văn Linh kêu gọi văn nghệ sĩ hãy “tự cứu mình…”. Song có lẽ ai cũng vẫn còn sợ, thấy cô đơn và chỉ biết chờ đợi. Liệu anh có thể tiếp tục viết lách khi bị kỷ luật hay đi tù? ÐH: Khi ông Linh kêu gọi văn nghệ sĩ “hãy tự cứu mình” hay “đừng uốn cong ngòi bút” thì đó là cách nói hoa mỹ để bảo văn nghệ sĩ hãy tuyên truyền tốt hơn cho chính sách đổi mới của Đảng… Trường hợp các báo Văn Nghệ, Sông Hương, Cửa Việt… thì chẳng qua các anh em ấy tưởng lầm là ông Linh nói thật, thếthôi. Tôi chưa hề viết một bài chống tiêu cực nào vì đó là trò trẻ con. Thật ngây ngô khi nghĩ rằng mình không uốn cong ngòi bút khi viết loại văn chương chống tiêu cực, văn chương đổi mới. Thời đó tôi đã cho ra đời những nhân vật mang nhiều tính cách viễn mơ, chế giễu và quay mặt với cuộc sống quanh mình (Vua Mèo) hoặc cuồng tín một cách dễ thương, chết ngu ngốc và thánh thiện (Kẻ Tử Ðạo Cuối Cùng), hay số phận đìu hiu của một trí thức đi theo cách mạng (Người Tình Cũ, Hoa Dại Lang Thang). Tiếc thay, dạo đó người ta đổ xô tìm đọc văn chương chống tiêu cực, văn chương đổi mới. Ðó là sự giải tỏa ẩn ức. Quần chúng luôn là đám đông tội nghiệp; họ nhẹ dạ và bị lừa liên tục. Nhà văn phải nói cho đám đông biết điều đó. Ðương nhiên là dù trong hoàn cảnh nào tôi cũng phải viết. Tôi ghét chính trị và nghi ngờ cuộc sống nên các nhân vật của tôi cũng vậy. ÐGT: Gần đây nhiều tác giả đã gửi các tác phẩm của mình ra nước ngoài để in vì không có nhà xuất bản trong nước nào nhận in. Anh có nghĩ rằng đây là điều cần làm? ÐH: Ðó là một lối thoát cho những tác phẩm có giá trị. Luật xuất bản vừa được ban hành có quá nhiều điều cấm kỵ cho người cầm bút. ÐGT: Có người cho rằng xã hội ViệtNam như một trại khổng lồ của những người bị bệnh tâm thần, luôn phải sống với sự nhân đôi nhân cách. Có cơ sởgì để hy vọng rằng xã hội ViệtNam sẽ tiến đến chỗ bình thường hơn, sống thật hơn với suy nghĩ và tình cảm của con người? ÐH: Sống giả là hậu quả tất nhiên của một xã hội không có tự do tư tưởng. Con người sẽ sống thật hơn khi được tự do tư tưởng và khi nhiều mặc cảm tự ti được xóa bỏ. Nghĩ cho cùng, những người lên án NỔI LOẠN, ngoài động cơchính trị và cơ hội, còn bị sự chi phối âm thầm của một mặc cảm nào đó về tình dục. Một người yếu về tình dục cũng như một nhà nước yếu về dân chủ và nhân quyền, thường chột dạ khi người khác nói về các điều này. Cần phải bồi dưỡng cho họ, dạy cho họ tập thể dục để họ mạnh mẽ, bớt mặc cảm, bớt chột dạ. Xã hội sẽ tự do hơn, dễ chịu hơn, thật hơn. ÐGT: Anh đã tham gia nhiều năm trong phong trào sinh viên Sài Gòn. Hơn hai mươi năm sau, bạn bè anh đang sống như thế nào? ÐH: Năm 1988 tôi viết cuốn Người Tình Cũ. Nhân vật chính là một trí thức tham gia các phong trào cách mạng tại đô thị miền Nam trước đây. Ðó là một cuộc dấn thân lãng mạn, thi vị và đầy huyền thoại. Cuối cùng anh trở thành một người dân chài. Suốt đời anh đi tìm một lý tưởng và anh đã gặp sự cô độc ở chặng cuối cùng. Dĩ nhiên là có nhiều người trong Phong trào Sinh Viên trước đây, hiện nay làm quan lớn. Ða số đều ăn cắp của công và đã tự đánh mất mình. ÐGT: Nhiều người cho rằng ViệtNam đang thay đổi. Anh cảm nhận sự thay đổi này như thế nào? ÐH: Sự đổi mới hiện nay ở Việt Nam là một sự đổi mới về kinh tế chứ không phải chính trị, tư tưởng. Nếu có “thoáng” hơn trong xuất bản và báo chí (so với thời kỳ bao cấp) thì cũng chỉ thoáng về cách kinh doanh (báo chí có quảng cáo, có chống tiêu cực, xuất bản có cho tư nhân bỏ vốn…) chứ hoàn toàn không thoáng trong tư tưởng. Tóm lại vẫn phải viết một chiều và trong phạm vi Đảng cho phép. ÐGT: Thường trong những biến động lịch sử của một dân tộc hay trong giai đoạn xây dựng hòa bình, tầng lớp trí thức đóng một vai trò quan trọng. Gần đây, anh Phan Ðình Diệu có viết rằng “ở Việt Nam hiện nay chưa có một giai cấp trí thức”. Là một nhà văn, anh nghĩ sao? ÐH: Tôi nghĩ nhận định này hoàn toàn đúng. Tôi muốn thêm rằng, văn nghệ sĩ – trí thức Việt Nam đa số là hèn. Song song với sự “trung dũng kiên cường trong chiến đấu” thì sự hèn hạ và khiếp nhược cũng được rèn luyện trong quá trình tham gia cách mạng. Phần lớn trí thức được thuần hóa. Miếng cơm manh áo và sự an phận đã thắng tất cả. Nó vô hiệu hóa trí thức và biến trí thức thành những người tầm thường. Ðó là điều tệ hại hơn cả. ÐGT: Chúc anh được nhiều sức khỏe và nghị lực để chống chọi với bão táp đang tới. Sài Gòn 9.1993 – Belgique12.1993 ÐOÀN GIAO THỦY ĐÀO HIẾU VÀ MỘT NGÔI TRƯỜNG (trích TV Tuần San) …Khi đọc báo thấy loan tin về một cuốn sách như thế với một cái tên rất quen thuộc: “Ðào Hiếu”, hốt nhiên tôi đã nghĩ đến hai điều: 1. Cuốn sách phải do một tác giả ở miền Nam viết, bởi vì chỉ có người miền Nam đã từng sống tại đó mới có khả năng xây dựng nổi nhân vật “sĩ quan cải tạo ÐÁNG YÊU” (chữ của Vũ Hạnh) đó! Người miền Bắc không thể làm được việc này, nếu làm thì sẽ sai, dù có ít nhiều thiện chí đi nữa! 2. Cái tên “Ðào Hiếu”, làm tôi nhớ đến một người bạn vừa cùng học ÐHSP Sài Gòn, vừa cùng ở chung tại ÐH xá Minh Mạng, và đồng sở thích, vì cả 2 đều có viết lách lai- rai, yêu văn nghệ! Tôi nghi ngờ Ðào Hiếu tác giả “Nổi Loạn”, chính là hắn, bởi vì biết chắc tác giảphải thuộc người bên này vĩ tuyến như đã nói ở trên, tiếp đến: cái tên không khác mấy, chỉ thiếu chữ lót! Thứ ba: hắn đã từng làm nghề viết lách trước đây, ký bút hiệu: “Biên Hồ” nơi truyện dài đăng nhiều kỳ “Ðốt Lửa Trong Ðêm” đăng trên tờ Bách Khoa của ông Võ Phiến ngày xưa. Cuối cùng hắn là một thành viên trong nhóm SV khuynh tả tại ngôi trường khét tiếng nhờ 2 đặc tính: thi vào rất khó, và theo bên kia khá nhiều – ÐHSP Sài Gòn! Nên trong thâm tâm tôi vẫn muốn nhờ bạn bè còn bên Việt Nam “check” lại những điều tôi cần biết. Thế nhưng, bất ngờ ngày hôm qua nhìn thấy tấm hình ông “bạn vàng” ngày xưa, trích in từ bìa sau của cuốn sách đăng trên tờ TVTS do đó tôi nảy ý viết bài này, ghi vài kỷ niệm cũ về tác giả để bạn đọc dễ hiểu tác phẩm hơn. Tấm hình có hơi khác ngày cách đây hơn 25 năm, nhưng những nét chính vẫn là Hiếu của thuở nào. Mặc dù học chung trường nhưng lúc đó Hiếu mới đậu vào năm thứ nhất ban Pháp văn, như vậy Hiếu phải là dân trường Tây mới đậu nổi vào option này. Hồi đó tại hai trường ÐH văn khoa và ÐH sư phạm SG đám sinh viên trẻ khuynh tả rất nhiều, đại khái như các năm trên tôi có Huỳnh Hữu Nhật (sau này là thứtrưởng GD của MTGPMN) hắn ta học ban vật lý có lần nắm chức Ðại diện sinh viên ÐH sư phạm. Rồi Trần Triệu Luật (ban Việt Hán) vào bưng bị B-52 chết. Rồi Cao Lợi (ban sử địa)... Hiếu hồi đó ốm nhách, người Bình Ðịnh, hay mặc áo quân sự học đường nhưmọi sinh viên khác vì thiếu đồ ngủ! Hiếu trông hiền lành, xanh gầy kiểu như Hàn Mặc Tử, hắn gặp tôi là xuýt xoa gọi tôi là thi sĩ với vẻ chân thành đến độ làm tôi phì cười: “Thôi bỏ đi cha! ra ngã sáu kiếm cà phê tán dóc”. Hiếu và Khiêm gặp tôi thường chỉ nói chuyện văn chương (cả ba đều là dân Trung kỳ và có máu văn nghệ, cũng dễ có máu CS lắm, nếu chưa biết nó) chứkhông bao giờ nói chuyện chính trị. Chẳng khi nào họ dụ tôi hoạt động bên kia có lẽ vì biết tôi không thích, tôi xuất thân là con địa chủ và từ QÐ trở về học lại chăng? Tôi chẳng đả động gì về việc họ làm khi mình không có bằng chứng. Văn nghệ: đó là lý do chúng tôi thân nhau. Sau đó tôi không gặp Hiếu nữa và dường như Hiếu bỏ học giữa chừng, có lẽ anh chàng đi hoạt động cho phía bên kia như Trần Minh Ðức. Khiêm thì tốt nghiệp và đi dạy đàng hoàng dù sau đó bị đuổi! Giờ thì Hiếu sắp gặp cơn đại nạn rồi, trước sau gì cũng bị đi tù. Một người nhưHiếu (hay Khiêm, kể cả Trịnh Công Sơn nữa, những kẻ chỉ biết yêu con người và yêu văn nghệ thì chỉ bị CS lợi dụng khả năng của mình mà thôi chứ khó hội nhập vào CS lắm). Bởi đó tôi không lạ gì khi nghe Hiếu viết cuốn Nổi Loạn. Dù sao như vậy bạn cũng đã làm được một việc đúng lương tâm của người cầm bút, một người làm văn nghệ chân chính, nghĩa là người: “không chịu nói yêu thành ghét và nói ghét thành yêu.“ Hy vọng một ngày nào đó tôi, bạn và Khiêm sẽ gặp nhau trong câu chuyện đời chẳng ai ngờ được, khi mỗi người đã chọn cho mình một hướng đi, mà hướng đi nào rồi cũng sẽ trở về La Mã. La Mã ở đây chính là CON NGƯỜI. NGUYỄN TƯ