ôm ấy là ngày mồng một tết. Ngay từ sáng sớm, những tràng pháo đua nhau muốn xé rách cái màng lưới đan bằng sợi mưa phùn chăng trước nhà, chấn không cho người ta ra khỏi cửa. Ngoài đường nhựa ướt át, bóng lộn như mặt gương, thỉnh thoảng một vài cái xe, bưng kín mít như các cô dâu nhà quê, nối đuôi nhau mà chạy, để tỏa ra ở các khe cánh gà những tia khói thuốc lá. Ngọn gió mạnh rung cây, cố ngắt nốt giăm chiếc lá vàng bíu mớm trên cành còn trơ khấc, làm cho những giọt lệ được dịp mà lộp độp rơi xuống, khóc cái thân cây khẳng khiu như bộ xương. Suốt từ đầu phố đến cuối phố, nhà nào cũng đóng cửa hàng. Dưới mái hiên, xác pháo lăn tăn, đỏ như cánh hoa đào, dính bết với vỉa gạch. Trên cao, mờ mịt một màu trắng đục nặng nề. Đứng thập thò trên khung cửa, che lấp ánh đèn điện trong nhà còn thắp sáng như ban đêm, các công tử, các tiểu thư, thơm tho, sặc sỡ, mới mẻ, tươi tỉnh, như đóa hoa mới nở, nhìn trời mà tiếc công sắm sửa từ hôm trước, ngắm vuốt từ buổi sáng, cố chờ, cố mong, cho mưa chóng ngớt, cho gió chóng im, để hoa kia khỏi phải vô duyên phô vẻ thắm với nhau trong hang tối.Lúc bấy giờ ông y khoa bác sĩ đứng sau cửa kính trên gác, hai tay thọc vào túi quần nhìn cảnh vật ra chiều nghĩ ngợi. Bỗng bác sĩ để mắt vào một thằng bé có ý hớt hải đi ở cạnh đường.Bác sĩ mặt mũi hom hem, có lẽ đến ngoài bốn mươi tuổi. Vì chỉ chăm chút công việc về bổn phận bác sĩ không để tâm đến sự ăn mặc, sự trang sức, cho nên bộ râu, món tóc không chải chuốt, mà quần áo rất xuênh xoàng.Vì hôm ấy là ngày Tết, nên bác sĩ mới đổi cách tiêu khiển là đứng nhìn phố, chứ ngày thường, suốt từ sáng đến tối, lúc bác sĩ ở buồng người ốm, lúc bác sĩ vặn xe hơi đi thăm bệnh người ta mời, lúc bác sĩ ở trong phòng thí nghiệm, loay hoay với mấy con vi trùng.Bác sĩ chỉ lấy nghề làm vui. Ai vào thăm bệnh viện của bác sĩ cũng phải khen là bác sĩ tận tâm với khách, mà có lẽ mở bệnh viện bác sĩ có cái mục đích cứu người hơn là kiếm lợi. Vì vậy bao giờ bác sĩ cũng có đông người đến nhờ ơn.Nhưng có một điều ai cũng phải lấy làm quái lạ, là đối với người ốm, bác sĩ sốt sắng vui vẻ bao nhiêu, thì khi một mình, bác sĩ lại có bộ mặt lãnh đạm buồn rầu bấy nhiêu. Lúc nào trông bác sĩ cũng ra vẻ nghĩ ngợi lo lắng. Bác sĩ có lẽ là một người đã bị nhiều vết thương trong tâm hồn, nhưng là người bị thương có nhân, cổ lượng.Khi ấy bác sĩ vẫn chòng chọc ngắm thằng bé ban nãy: mũ và quần áo nó ướt như chuột lột. Nó như có ý tìm nhà, đến cửa nào cũng ngẩng lên cái biển để số.Thấy thằng bé con vẩn vơ, ngơ ngác, bác sĩ chạnh nghĩ đến lúc này các gia đình người ta sum họp, nào lễ tổ tiên, nào mừng tuổi cha mẹ, nào chức nhau giầu sang, dắt vợ dắt chồng, nào ăn uống vui vẻ, cờ bạc cười nói, thì động lòng:“Thằng bé kia là cái hình ảnh của ta hơn hai mươi năm về trước”.Rồi khi thằng bé con đến trước bệnh viện, bác sĩ không thấy nó đi sang nhà bên cạnh nữa. Bác sĩ đang tìm nó, bỗng người nhà đẩy cửa vào nói:- Bẩm ông, có một cận bé con nói rằng mời ông xuống để thưa với ông một câu chuyện cần.Bác sĩ quay lại, hất hàm. Người nhà thưa:- Bẩm con không biết việc gì cả.Mấy cái dấu hỏi luẩn quẩn trong óc bác sĩ. Lạ thay! Sao tự nhiên ngày Tết mà thằng bé ấy không ở nhà? Mà chuyện gì vậy? Bác sĩ hỏi:- Thằng bé con bằng từng này, mặc quần áo ướt phải không?- Vâng.- Bảo chờ dưới buồng khách.Bác sĩ lứng thững xuống gác, cố đoán mãi nhưng không tài nào nghĩ ra.Đến buồng khách, thoạt nhìn thằng bé, bác sĩ đã lấy làm ngạc nhiên vì nó vừa trông thấy bác sĩ mà những nét mừng rỡ bỗng lộ ngay trên mặt nó tái mét thâm tím những vết. Nhưng độ hai giây đồng hồ, tự nhiên bác sĩ biến hẳn sắc mặt, vì bác sĩ nhận ra nó hao hao giống một người mà bác sĩ quên bặt đi mất; tuy bác sĩ cau đôi lông mi để cố nhớ lại, nhưng quyết rằng chỉ thấy hiện ra trong óc những cơn giông tố phũ phàng.Tv>- Khẽ chứ! Cậu im mà nghe. Bà lớn đây chính là mẹ đẻ ra cậu đấy.Vũ lắc đầu:- Không phải. Sao bà đối với tôi không có tí tình mẹ con nào?- Bỡi vì cậu là con riêng của bà lớn, rồi sau bà lớn mới lấy quan lớn đây.Thằng Vũ giật nẩy mình, nức nở hỏi:- Thế cha tôi đâu?- Tôi không biết. Nhưng mà…Vú Áp bưng hai tay lên che đôi mắt nhắm nghiền, như cố lục lại trong óc để nhớ một mẩu chuyện cũ.Vũ lau mắt đăm đăm nhìn và giục:- Vú nói ngay đi. Vú làm phúc nói cho thật, vú thương tôi với.Vú Áp bỏ hai tay ra, trầm ngâm, thở dài, nhìn nó và nói:- Ngày ấy, tôi đương ở dưới bếp làm cơm, bỗng cụ lớn gọi tôi lên nhà tư, cụ quát tháo, kể tôi lười, tôi hỗn, rồi trả tiền công, nhất định đuổi đi, không nuôi nữa. Tôi lạy van xin mãi, nói là chỗ đầy tớ cũ ở hầu hàng ngót hai mươi năm, xin cụ lớn rộng ơn thương lại, nhưng cụ lớn nhất quyết không nghe.- Cụ lớn là ông ngoại tôi ấy à?- Vâng. Suốt lượt đầy tớ người nhà ngày hôm ấy, có tội cũng như không, đều bị cụ lớn cho về cả.- Sao vậy?- Phải, tôi và vú em rất lấy làm ngạc nhiên cùng hỏi nhau: Sao vậy? Nhưng chúng tôi chẳng biết cớ vì đâu. Những đứa khác, thì chúng nó mắng nhau:- Chỉ vì mày cứ nhìn cậu ấy mà tủm tỉm.- Chỉ tại mày tò mò, cứ mặc cô ấy có yên chuyện không!- Tôi có hiểu gì đâu! Hỏi mãi thì chúng nó mới nói rằng bà lớn nhà ta đây, khi ấy còn là con gái, đã ngủ với một người…Vũ tái mặt, hỏi:- Vì thế, cụ lớn sợ lộ chuyện, nên đuổi cả chứ gì?- Phải, người ấy quê ở đâu, tôi không biết, tôi chỉ rõ ràng tuy người ấy nhà nghèo, nhưng cụ lớn có lòng thương lắm. Ngày ấy cụ lớn rất hay gắt gỏng, nhưng với ai kia, chứ với người ấy thì cụ lớn ôn tồn, đã có hai lần cụ lớn cho ngồi ăn cơm cùng, bàn chuyện gì ra ý quan hệ lắm.- Rồi sau thế nào?- Rồi sau chúng tôi gói quần áo ra đi chứ còn thế nào nữa! Chắc rồi có lượt đầy tớ mới thay chúng tôi. Thế là trại cơ đã một lượt lính mới, trại lệ cũng một lượt lính mới, mà trong nhà tư lại cũng một bọn hầu mới, tha hồ cho chúng bỡ ngỡ.- Tại làm sao?- Tôi không rõ, tôi chỉ biết rằng trước khi chúng tôi không được hầu nữa, thì thầy quản đồn và năm người lính trú phải đổi đi nơi khác, các anh lính lệ cũng phải cách hết. Trời ơi, bây giờ tôi nghĩ đến cái ngày ấy mà còn rùng mình; tôi đi hầu cụ lớn từng ấy năm trời không thấy năm nào lắm cướp, lắm trộm, lắm cái sợ, lắm cái đen như thế. Cụ lớn thì gắt gỏng cả ngày. Mà không biết vì việc gì, cả cụ lớn cũng chỉ ở phủ ấy có đâu độ nửa tháng nữa, rồi đổi đi chỗ khác.- Từ ngày ấy vú không đi lại hầu cụ lớn nữa?Vú Áp lắc đầu:- Giá chúng tôi phải đuổi vì cớ gì, thì còn xin cụ lớn thương lại được, chứ vì cụ lớn muốn giữ tiếng, thì tôi quyết lạy van sứt trán ra cũng vô ích.- Thế rồi cụ lớn xử trí với mẹ tôi và người ấy thế nào?Vú Áp chép miệng thở dài, lắc đầu, chỉ nói:- Cậu biết rõ câu chuyện quá, thì cậu thêm oán thù ra mà thôi. Thôi tôi khuyên cậu cứ chịu khó học hành, ăn ở có lòng tốt, thì tất Trời Phật sẽ phù hộ cho cậu được về đến nơi quê cha đất tổ.Vũ lắc đầu, nằn nì:- Không, vú cứ nói, tôi đến nước này, còn dám oán thù ai mà vú lo hộ tôi.- Mà thực ra, sau khi phải đuổi, tôi có được lai vãng đến cửa cụ lớn nữa đâu. Nhưng tôi chỉ biết đích rằng khi bà lớn có mang cậu thì người ấy và bà lớn bỏ nhau.Vũ trợn mắt, nói:- Vậy ra cha tôi bỏ ngay mẹ tôi từ khi tôi còn ở trong bụng?Vú Áp xoa đầu Vũ nói:- Tôi không rõ là ai bỏ ai, nhưng cha cậu thì tôi biết, ngày ấy hiền lành ngoan ngoãn lắm!- Hay là mẹ tôi bỏ cha tôi?- Tôi không biết.- Vậy vú có biết cha tôi tên là gì không?- Phải, để tôi nghĩ đã.Vú Áp ngẩn người, nhìn lên trần nhà, cố soạn lại hai tiếng đã chôn từ năm nào ở trong trí nhớ, Vũ nao nao trong lòng, ngồi yên lặng mong mỏi. Bỗng vú Áp “à” một tiếng, làm cho tia mừng nẩy bật sáng đôi mắt nó đương lờ đờ nghĩ ngợi. Rồi vú Áp rái lại, thằng bé con vẫn hớn hở vui vẻ như một người thỏa hi vọng, khát khao được gặp người thân yêu của nó nhất đời, thân yêu bằng tấm tình phụ tử.Hai người nhìn nhau. Trong giây phút, cái im lặng đã nhường cho hai tâm lý thay đổi biết bao vẻ. Bác sĩ hỏi:- Cậu đến có việc gì?Thằng bé đáp như đọc thuộc lòng câu đã học sẵn:- Thưa ông, tên con là Vũ, lót chữ Trần, họ Hoàng. Hoàng là họ cha nuôi con; Trần là họ mẹ con; Vũ là họ cha đẻ ra con. Tên con là Hoàng Trần Vũ.Nói đoạn nó chòng chọc trông vào cái mặt vẫn ngạc nhiên của bác sĩ. Lạ thật! Vũ tưởng bác sĩ nghe ba tiếng ấy thì đến phải giật nẩy mình như bị sét đánh cạnh tai, rồi hai cha con sẽ ôm nhau mà khóc, mà kể lể nỗi xa xưa. Ngờ đâu bác sĩ điềm nhiên hỏi:- Vâng, cậu đến có việc gì?Vũ nhắc lại một cách rất cảm động:- Bẩm tên con là Hoàng Trần Vũ.Bác sĩ cười lạnh lùng:- Vâng tôi đã nghe ra, cậu đến có việc gì?- Bẩm con là…Tưởng Vũ lại làm đến lượt thứ ba cái việc vô lý là khoe cái tên kỳ quặc, bác sĩ đè lời:- Vâng tôi nghe ra rồi.- Vâng, nhưng bẩm… con là con… cha.Nói xong, nó đứng phắt dậy, nước mắt ràn rụa, giơ hai tay run run ra phía bác sĩ để ôm, mặt xám ngoẹt hơn ban nãy. Bác sĩ động tâm, chạy vội ra đóng các cửa kính. Vũ nói tiếp:- Thưa cha, con khổ lắm, mẹ con với ống ấy coi con như kẻ thù, xử với con rất tàn nhẫn.Bác sĩ thương hại, giơ tay ra ngăn:- Khoan! Cậu đừng gọi tôi thế vội. Ai bảo cậu là con tôi?- Bẩm ông, con có đủ chứng cớ.Bỗng hai mẳt bác sĩ lờ đờ nhìn lên trần, như nghĩ lại một việc gì mờ tối ngày xưa, rồi ngôi phắt lại hỏi:- Bà đẻ ra cậu họ Trần?- Vâng.- Bà ấy tên là Trần…?- Thuý Liễu.Hai tiếng Thuý Liễu của Vũ nối vào câu bác sĩ nói dở phát được ra ngoài, thì hai dòng nước mắt lại lã chã tuôn tràn ra. Vũ bưng mặt nức nở khóc. Sa sầm bác sĩ chạy lại vỗ vai an ủi thằng bé khốn nạn, rồi cười một cách ái ngại mà rằng:- Cậu theo tôi lên gác nói chuyện cho tiện.Bác sĩ đi trước. Vũ đi sau. Vũ nói:- Thưa ông, con ở với ông Hoàng Xuân Long khổ lắm,Bác sĩ đứng dừng, quay lại hỏi:- Ông Hoàng Xuân Long tri phủ?- Vâng, ông cũng biết?- Mấy tháng trước tôi còn làm việc với nhà nước, thì cũng ở một tỉnh với ông ấy. Nhưng tôi chỉ ở đó có hơn một tháng, rồi nghỉ việc, và mở cái bệnh viện này, nên tôi chưa quên tên ông ấy.Vũ sực nhớ ra câu chuyện mẹ Vũ đi nhà thương tỉnh định tiêm thuốc bổ, lại về giày vò ông Phủ, và vì cớ gì Vũ được cái áo sa tây.- Thưa ông, chính ông ấy bây giờ lấy mẹ con.Bác sĩ gật đầu rồi lại đi. Vũ thấy bác sĩ vẫn lãnh đạm như không, không cảm động lấy làm lạ quá nói:- Mẹ con và ông ấy hành hạ con khổ nhục trăm chiều, con không sao chịu nổi.- Nhưng sao cậu lại đi tìm tôi?- Thưa ông, cứ một cái tên mà ông Phủ Long đặt cho con cũng đủ làm con hiểu rằng con là con ông.- Ai bảo cậu thế?- Thưa ông, vú Áp.- Vú Áp nào?- Vú Áp hầu mẹ con từ thuở còn bé.Bác sĩ lại đứng dừng, cau mặt nghĩ, rồi bảo:- Cậu cứ nói đi.- Từ hôm con biết đích thực là ông Phủ Long sở dĩ bạc đãi con, là vì sự thù riêng với ông, thì con cũng phải coi ông ấy như thù địch.Bác sĩ cười lạt nói:- Ông ấy làm gì mà thù tôi?Vũ thấy bác sĩ như không thiết tha đến câu mình nói, tức lắm, trả lời:- Sao không có duyên cớ? Hôm kia, con nhất định sinh sự với ông ấy, thì ông ấy sai lính trói con, đánh con một trân đau quá, thâm tím cả mình mẩy. Đây, ông trông mặt và chân tay con, còn đủ cả vết thương, Ồng có thể đoán được trận đòn này ông ấy tàn nhẫn là ngần nào!Bác sĩ nhìn Vũ, thương hại, nói:- Được, đau đã có thuốc.- Rồi ông ấy bắt con nhịn cơm cả ngày, diếc móc con những câu thật đau đớn. Con bực mình, cự lại, không nể lời nữa.- Thế bà Phủ có nói gì không?- Mẹ con về nhà quê ăn Tết, đến mồng mười này mới lên phủ.- Rồi sao nữa?- Ông ấy vào buồng, lục trong cặp giấy má cũ: rồi ném vào mặt con một tờ giấy đã vàng mà bảo: Bố mày là thằng bạc bẽo, bỏ mày ngay từ khi mày còn ở trong bụng mẹ mày. Mày có đường có nẻo thì bước, tao không cho mày ở nhà này một ngày nào nữa. Mày máu mủ bố mày có khác, cho nên mày cũng bạc như vôi.- Thế thì ông ấy lầm, mà ông ấy cũng làm cho cậu lầm đấy, cậu ạ. Rồi tôi sẽ nói hết đầu đuôi câu chuyện cho cậu nghe. Ngày trước, nhiều người trách tôi là tầm thường quá, vì tôi đã không làm được những thủ đoạn phi thường, bởi vì họ chỉ muốn hành động như các nhân vật trong tiểu thuyết. Thế gian hay thích những cái phi thường, mà chính họ cũng tầm thường như mình mả thôi.Đến buồng thí nghiệm, bác sĩ giơ tay nói:- Cậu trông qua buồng này, cũng có thể đoán là tôi đã làm được bao nhiêu việc. Tôi chỉ lấy công việc làm vui ở đời để quên những nỗi khổ thống.Vũ nhìn cái kính soi vi trùng, các lọ thuốc, rồi ngắm chiếc ảnh phóng đại đóng khung mạ vàng treo trên tường, Bác sĩ mỉm cười bảo:- Đấy là ảnh ông cụ ân nhân của tôi, vì cụ mà bây giờ tôi được như thế này. Chứ nếu không thì có lẽ tôi đã phí hoài, một đời đem cái thân làm mồi cho sự sầu não. Chính cụ cũng trông nom săn sóc cho tôi từ thuở bé; cụ lại cho tôi sang tây học nghề này.- Thưa ông, còn ông ngoại con?Bác sĩ cười lạt, sắp đáp, thì thấy Vũ cầm lọ thuốc để ở bàn giơ lên xem, bèn vội giật lấy:- Cậu chớ mó vào những thức này, coi mà oan gia, vì thuốc độc đấy. Chỉ vô ý dính một tí vào miệng là chết ngay.Vũ liếc mắt nhìn theo chỗ để lọ thuốc, không nói gì cả. Bác sĩ trỏ tay sang buồng bên phải, nói:- Đây là chỗ học của con ông cụ này, hiện nay theo ban tú tài trường Bảo hộ. Hễ đỗ phần thứ hai xong, thì tôi cũng cho sang Pháp học nghề bào chế.Bác sĩ đưa Vũ vào phòrìg riêng bên trái:- Đây là chỗ làm việc riêng của tôi, cậu ngồi đây, ta nói chuyện.Bác sĩ kéo ghế cho Vũ ngồi, rồi mở tủ lấy ra một cái cặp giấy, lúi húi tìm từng tờ, Vũ đưa mắt bốn bên. Các đồ đạc thật là sơ sài: trước cái giường tây, vừa một người nằm, có kế cái bàn giấy, trên mặt giấy má bừa bãi, ở tường treo một bức ảnh vẽ bằng sơn. Tìm tòi xong, bác sĩ ngồi vào ghế. Vũ hỏi:- Bẩm ông, bà đốc con về tết trên nhà quê?Bác sĩ cười:- Cậu trông cả nhà tôi xem có tí gì là tết không? Mà tôi làm gì có vợ!Vũ ngạc nhiên, nhìn bác sĩ. Lúc này là lúc bác sĩ muốn nói rõ câu chuyện mà Vũ cần biết, bèn chỉ tay lên bức ảnh vẽ sơn trên tường:- Nhưng có thể nói rằng vợ tôi kia.Vũ càng ngạc nhiên. Bức ảnh ấy vẽ một vị sư còn trẻ tuổi.Vũ nói:- Thưa ông, nhưng sao bà lại là sư?Bác sĩ mỉm cười đáp:- Người này là con ông cụ bên kia, vì không lấy được tôi nên đi tu. Mà tôi không lấy được người này nên cũng không lấy ai nữa.- Nhưng mà sao…- Đây là tôi mượn vẽ phóng theo cái ảnh người ấy chụp khi còn ít tuổi, chưa đi tu.Vũ ngạc nhiên hỏi:- Thưa ông, sao bây giờ ông không mời bà này về.Bác sĩ thở dài, đáp:- Hồi tôi đi tây, hồi tôi đỗ và hồi tôi về nước, tôi có viết ba bức thư vào chùa, kể lại câu chuyện riêng của tôi, và xin rằng sẽ kết lại duyên cũ, nhưng đều không tiếp được thư trả lời. Khi đó ở Pháp về, tôi có đến chùa mấy lần, nhưng người ấy nhất định không ra, mà dặn người nói dối là chết rồi. Tôi biết người ấy gan góc lắm, nên tôi đành không lấy ai nữa, để trọn lời thề xưa.Vũ nhìn bác sĩ bằng con mắt cảm động:- Thưa ông, thế bây giờ?- Bây giờ vẫn thế. Nhưng mỗi năm hai lượt, tôi và em trai người ấy đến qua chùa, hỏi thăm tin tức. Ngày hôm nay có việc bận nên tôi không về nhà quê và đi chùa được, tôi định đến mai sẽ xuất hành.- Thưa ông, thế ông quên hẳn mẹ con?- Là bà Trần Thuý Liễu? Phải có lẽ tôi quên. Bởi vì bà ấy có là vợ tôi đâu? Mà cậu cũng lầm tưởng tôi là cha cậu.Vũ cau mặt, móc túi, nói:- Thưa ông, quyết con không lầm. Chính ông Hoàng Xuân Long, sau khi đánh con trận đòn ngày hôm;n ra nhưng trên má cũng vẫn thấy lóng lánh hai dòng lệ. Rồi như không còn hơi sức nữa, nàng buông phịch hai tay xuống thổn thức, ôm đầu chạy vụt vào buồng.Trong khi ấy thì ở ngoài cổng. Điệp vẫn nắm lấy dây chuông, co tay lên định giật rõ mạnh. Nhưng bỗng chàng đờ tay, thần người ra nghĩ, rồi nét mặt ngùi ngùi… Tự nhiên hai dòng nước mắt lóng lánh bò xuống má, chàng thở dài:Thôi, nhưng lửa lòng của Lan đã tắt, đã chôn ở nơi từ bi tĩnh mịch này rồi, ta gợi chi cái đống tro tàn cho thêm đau đớn?Rồi buông phắt dây ra, chàng quả quyết đi rõ nhanh, không quay mặt lại nữa.