GHI CHÚ

(1) Chương 4, trang 35- Khi qua định cư tại Califomia, Hoa Kỳ, Tác giả đã gặp lại Giáo sư Nguyễn Vũ Khương, người bạn cùng khóa 22 Sĩ Quan Thủ Đức 1966. Ông cho biết Linh mục Nguyễn văn Vàng, ngay sau tháng 4/1975, là Chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn, do Gs Khuơng làm Tổng thư ký kiêm Giám đốc Sở chính trị của Mặt Trận Kháng Cộng Thống Nhất Việt Nam”. Tổ chức này mượn nhà thờ Vinh Sơn, Sài Gòn, làm nơi in bạc giả trước khi chuyển máy móc về Đồng Nai, và mới in được 20.000 đồng tiền nhà nước CSVN thì cơ sở bị bại lộ xảy ra cuộc tử chiến. Bên phục quốc hy sinh 2 tại chỗ, những người khác bị bắt, một số bị xử bắn. Riêng Linh mục Nguyễn văn Vàng, bạo quyền Cộng Sản bỏ đói chết trong lao tù Z20 Phú Khánh. Tuy không lớn, nhưng tiếng súng Vinh Sơn đã rực lên ngọn đuốc quyết tâm phục quốc những tháng năm đầu đất nước rơi vào tay giặc Bắc. Tác giả gọi biến cố ấy là “Vinh Sơn Chiến Sử” để tỏ lòng ngưỡng mộ Mặt Trận Kháng Cộng.
(2)Chương 4, trang 40 – Huỳnh Bá Thành con của Huỳnh Bá Giỏi, người Hòa Long, một trong năm xã kế Ngũ Hành Sơn, thuộc quận Hòa Vang, Quảng Nam, theo Cộng Sản lúc còn nhỏ. Từ khi vào Đệ thất Phan Chu Trinh Đà Nẵng rồi lên đại học ở Sài Gòn, Huỳnh Bá Thành, cũng là họa sĩ, bút hiệu Ớt, hoạt động trong giới sinh viên học sinh và báo chí. Tháng 4/1975, Thành xuất đầu lộ diện, mang quân hàm trung tá công an T/p Hồ Chí Minh. Những năm giữa thập niên 80, lạm dụng quyền hành, Thành tổ chức đường dây US tours, để cùng người cháu tên là Huỳnh Bá Tâm ở Bắc Califomia, móc nối đồng hương về thăm quê nhà. Chằng bao lâu, vì tranh giành quyền lợi, nội bộ đã đập chết Huỳnh Bá Thành. Lúc ấy Huỳnh Bá Tâm đang còn ở Việt Nam cũng bị thanh toán. Chúng cho chó cắn ngay sau ót HB Tâm, được thân nhân đưa trở lại Mỹ.
Trong tộc Huỳnh Bá này chỉ có Thành phản nghịch, theo Cộng Sản. Mấy ông chú, bác của Thành đều là đảng viên VNQDĐ, làm việc cho Quốc Gia, như HBĐ, HBT, HBL… Trước năm 1975, chung quanh khu núi Non Nước (Ngũ Hành Sơn) gồm có 5 xã: Hòa Long, Hòa Lân, Hòa Qui (sau đổi là Hòa Quí), Hòa Phụng và Hòa Hải đều do 4 anh em ruột cùng một người cháu của tộc Huỳnh Bá này làm chủ tịch. Cả 5 ông đã bao phen chết hụt, là do thằng cháu bất nhân Huỳnh Bá Thành chỉ thị cho K-20 ném lựu đạn vào nhà. K-20, bí số của một cơ sở Việt Cộng nằm vùng, tầm hoạt động cặp mé biển, từ bán đảo Tiên Sa (Sơn Chà) trải dài vô khỏi Non Nước đến Cửa Đợi (cửa con sông dẫn lên phố cổ Hội An, Quảng Nam). Nhiệm vụ chính của K-20: chuyên ám sát, thủ tiêu như chôn sống nạn nhân dưới các nổng cát, hay dùng xẻng, cuốc bổ vào đầu, ném xuống sông Hàn. Sở trường giết người Quốc Gia không gớm tay đó là do chỉ thị của Huỳnh Bá Thành, nên nghiệp báo, chính hắn cũng bị đồng bọn công an đập chết bằng ma trắc, bá súng giữa thập niên 1980, vì tranh giành quyền lợi từ các dịch vụ cho vay, chuyển tiền, đưa người ở hải ngoại về thăm quê hương.
(3)Chưong 4, trang 40- Lê Độ: Vào thời gian năm năm cuối của thập niên 1950, từ khi lên đệ thất, tức lớp 6 ngày nay, tôi chẳng được học yên một ngôi trường nào cả. Cứ mỗi năm có sự thay đổi, khi ở Đà Nẵng, lúc Qui Nhơn, rồi lại ra Huế… Vì gia đình công chức, dưỡng phụ tôi là một tài công ngành quan thuế, thường hay bị điều động đến các ty sở vừa được phát triển, để lái những chiếc tàu nhỏ, loại cận duyên. Mỗi lần thuyên chuyển qua tỉnh khác, cha phải đem tôi theo, mục đích kèm hãm tôi chăm chỉ học hành, khỏi lêu lổng. Do đó mà thời tuổi ngọc tung tăng đến trường, tôi càng có nhiều bạn bè với giọng nói tứ xứ.
Tôi cũng như mọi người, rất quý, trung thành với bạn, ngay cả mấy đứa quen từ nhỏ còn mặc quần sọt dây treo, chia nhau từng cây kẹo, cái bánh, lắm khi cùng bị chung một ngọn roi, cái bạt tai bẹo má, vì cù rũ trốn học đi bắn chim đá dế. Nhưng tôi lại thiếu may mắn, có hai người chí cốt thuở đầu đời đều chết trẻ, đứa thì vừa tròn 20 đạp mìn, thằng thì bị xử bắn tuổi mới 15, còn tôi, thọ lâu hơn tụi nó một chút, cụt hai chân năm 30 tuổi trong cơn bão lửa chiến trường miền Trung sắp tàn.
Cho dù khoảng đời còn lại quen biết nhiều, tôi vẫn thương nhớ tụi nó, nhất là Lê Độ. Năm 1955, vừa xong tiểu học, cùng xóm có ba đứa được tiếp tục đến trường: Nguyễn văn Đi, Lê Độ và tôi. Chẳng bao lâu chỉ còn tôi với Độ, hằng ngày cặp kè bên nhau, qua lại sông Hàn trên một chuyến đò, nên càng thân thiết. Một hôm, theo thường lệ, tôi ghé nhà thì bà ngoại Độ cho hay Độ đã về thăm quê nội. Nghe nói, tôi vừa buồn vừa giận, chuyện quan trọng như vậy mà Độ giấu tôi. Rồi một tháng, hai tháng… Độ vẫn biệt tăm biệt tích. Nhiều lần tôi gặng hỏi, bà ngoại, sống trơ trọi một mình, cứ lắc đầu, và rươm rướm nước mắt: “Cháu đi đi, đừng chờ nó!”. Vẫn con đường cũ, nay thiếu bạn, sao nó dài lê thê, ngút ngàn dưới mưa phùn gió bấc của một mùa đông.
Bỗng một ngày nọ có tin đồn chính phủ sắp đem xử tử một ông Việt Cộng tại sân vận động Chi Lăng giữa thành phố Đà Nẵng. Cái tin kinh hồn ấy làm chấn động cả giới học trò. Hồi nhỏ, tôi chưa biết Việt Cộng là cái giống gì, nhưng lại sợ, vì tôi nghe người lớn kể ngày xưa Việt Minh có cái đuôi rất dài, sau vào rừng sinh con đặt tên là Việt Cộng, nhờ đuôi nó ngắn bớt, mặc quần không cộm lắm. Chắc thân hình khác lạ thế nào đó, mà dân làm nghề chài lưới trong xóm tôi tôn lên hàng “ông”.
Tôi nằng nặc đòi anh Ba Chua, con bà cô, dẫn đi coi “ông” sắp bị tử hình. Đến nơi hai anh em chẳng dám chun vô giữa, chỉ thoáng thấy ông bị bịt mắt bằng vải đen, hai tay trói quặp vào cây trụ, kế chồng bao cát như vách tường dày. Đồng bào xem rất đông, ai cũng chen lấn lên phía trước, đẩy lùi dần tôi ra sau làm tôi không nghe rõ tiếng đọc bản án, tiếng khóc của tội nhân. Đang lúc tôi lăng xăng tìm một chỗ trống để chui tới thì nghe mấy phát súng liên tục, tiếp theo là những lời xì xào:
- Ông chết hẳn rồi, cái đầu đã gục xuống.
Có người cãi lại:
- Ông gì? Tên Lê Độ này tuổi còn nhỏ, học trò!
- Học trò mà đi làm Việt Cộng à?…
Tôi giật mình và xây xẩm mặt mày, tướng chừng như bị ai đập vào đầu, tôi vừa bật khóc vừa luồn ra khỏi đám đông, kêu to: “Anh Ba ơi! Anh Ba Chua ơi Thằng Độ, bạn em, lính bắn chết rồi, anh Ba ơi!”. Tôi khóc la inh ỏi. Không thấy anh đâu, tôi quýnh quáng lủi thẳng xuống bến đò về An Hải báo gấp cái tin khiếp đởm này cho ngoại của Độ biết. Vừa hay chuyện bà nằm lăn giữa nhà giãy giụa khóc sướt mướt.
Sau, mỗi lần tôi ghé qua thăm, bà cứ tướng tôi là Độ, bảo:
- Xuống lấy cơm ăn đi, ngoại để phần ở nhà dưới kìa!…
Tôi không còn nhớ rõ sau ngày Lê Độ chết là bao lâu, cuối năm 1958 dưỡng phụ tôi thuyên chuyển ra lái chiếc tàu TG-5 của Quan Thuế Huế. Ông cụ cũng đem tôi theo, để ăn ở ngay trong Ty, cạnh bờ sông Hương, và học lại đệ tứ trường Bồ Đề, chi nhánh bên hữu ngạn, gần sân vận động Tự Do. Năm đó, gặp dịp chiếc TG-5 chở Tổng Thống Ngô Đình Diệm với mấy viên chức cao cấp Việt lẫn Mỹ chạy vòng vòng ngoài cửa biển Thuận An chơi, tôi cùng thằng bạn học tên Lê văn Hoàng, con Thuyền trưởng Lê văn Qui, được hân hạnh “tháp tùng”. Nhưng, suốt cuộc hải trình đi và về, hai đứa bị nhốt cứng dưới khoang máy, chẳng cho lên boong. Bác Lê văn Qui, thuyền trướng sợ tụi tôi lấc xấc, chạy tới chạy lui, vô lễ trước mặt Tổng Thống, coi như vua của miền Nam. Để bù lại, tôi và Hoàng, mỗi đứa có một phần ăn trưa, đĩa cơm chiên với miếng thịt gà rất ngon, giống người lớn.
Bị nhất, tuy nói là khoang máy chứ chiếc TG-5 cũng có đủ tiện nghi, nào bếp núc, nơi ăn chốn ngủ, nào các vật dụng tân kỳ hấp dẫn tay chân phải rờ mó. Mỗi bên hông căn hầm có ba khung cửa kiếng tròn, đường kính bằng trái banh, ngoài kia là màu xanh của biển, sóng nước nhấp nhô bọt trắng.
Được đâu một lát tôi thấy quá tù túng, nóng nực, bực bội. Trong lúc Hoàng còn trầm ngâm bất động, tôi ngả lưng xuống giường và đột nhiên tôi nhớ lại cái chết thằng Độ ngày nào. Hình ảnh đôi mắt nó bị bịt cứng, tiếng súng nổ, lẫn tiếng người xì xào…Tôi hình dung những viên đạn đồng vút tới đâm vào đầu, bể óc ra, vào ngực nát bấy trái tim thằng bạn 15 tuổi, tôi vụt gầm gừ lên thành tiếng như con thú dữ trúng thương, rồi tôi vỗ vai Hoàng:
- Mày ở đó, tao lên boong.
Hoàng nheo mắt:
- Hả, mày muốn chết? Coi chừng, ông Tổng Thống bỏ tù!
Tôi chần chừ, suy nghĩ, cuối cùng vẫn giữ ý định đến trước ca-bin “yết kiến” Tổng Thống. Lúc sáng tôi thấy ông ngồi bên tay lái, kế dưỡng phụ tôi. Tôi sẽ đặt vấn đề, van xin thì đúng hơn, vụ xử tử oan ức một thằng bạn tuổi còn ham chơi đá dế, bắn chim với tôi.
Tôi lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong đầu cho nhuần từng lời nói để thưa là Độ bị Việt Cộng dụ dỗ đặt chất nổ mà chưa nổ, chứ Độ cũng như con, có biết gì mấy ông “đuôi ngắn đuôi dài”. Xin ông tha. Biết đâu chừng Ngô Tổng Thống cảm động, lỡ giết rồi thì cho tiền bà ngoại già sống qua ngày.
Xong, tôi bèn thực hiện ý định. Thừa cơ cha tôi đang bận cầm volant điều khiển con tàu lướt sóng, lúc đó đã ra khơi, tôi lẻn chun lên, nhưng vừa khỏi đầu bậc thang thì chẳng may gặp bác Thuyền trư!!!14918_17.htm!!! Đã xem 11415 lần.

Đánh máy: Lê Thy
Nguồn: baovecovang
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 2 năm 2014