Nàng đi một quãng xa trên đường và thấy đói. Đêm qua tim đầy hận, nhưng bao tử lại lép. Nàng chợt nhớ tới đám thằng Ẩn ở chùa Chà Và. Nhưng không biết hướng nào để tới đó. Nàng ngồi phệch trên băng đá một vườn hoa. Mặt trời vừa mọc, nam thanh nữ tú dắt tay nhau đi chơi, mấy gánh quà dạo lướt ngang. Một gánh cháo gà đặt ngang bên cạnh, mùi mỡ hành ngào ngạt, nhưng nàng phải đứng dậy lánh xa để tránh sự cám dỗ. Nàng đến ngồi trên một cái rễ to, tựa lưng vào gốc cây nghỉ mệt. Nàng nhìn đôi bàn chân trầy trụa và nhớ đến đôi guốc gu ngà. Nàng đã bán nó để lấy đồng bạc làm tiệc ở chùa Chà Và hôm nào. Nàng vừa đứng dậy định hỏi người qua đường hướng chùa thì bỗng có tiếng bên tai: - Dạ xin chào Ngôi Sao Sài Gòn! Nàng quay lại. Một người khoác áo bờ-lu trắng dính đầy những màu, tay cầm cọ vẽ, cúi đầu lễ phép: - Chẳng hay tiểu thơ đóng phim cho hãng nào? - Phim gì, tôi đâu có biết! Trà ngơ ngác. - Dạ, tôi nghĩ là tiểu thơ đang đóng vai chánh của phim 'Người cùng khổ Sài Gòn '. - Tôi không biết gì hết! - Nếu chẳng phải thì sao tiểu thư lại điêu linh khổ sở như thế này? Trà lấy lại sự bình tĩnh và hỏi: - Nhưng ông là ai chớ? - Dạ tôi là người vẽ tranh. - Tranh là cái gì? - Xin mời tiểu thơ bước lại đây, để tôi trả lời câu hỏi của tiểu thơ. Trà không ngần ngại bước theo người lạ đến nơi gốc cây gần đó. Dưới ánh nắng chan hòa, trên giá vẽ một bức tranh đang phác. Người kia nói: - Tôi là hoa. sĩ Như Thanh, có chân trong ban Giám khảo cuộc đấu xảo sắc đẹp vừa rồi. Tại sao cô lại ra nông nỗi này hả cô em? Trà oà lên khóc. - Xin mời cô về nhà tôi. Nếu cô vui lòng thì cô sẽ làm người mẫu cho tôi. - Người mẫu là người gì? - Tức là cô ngồi cho tôi nhìn và vẽ lên giấy hoặc lên lụa. - Chỉ có vậy thôi? - Dạ, chỉ có vậy. - Rồi cơm đâu ăn? - Chuyện đó tiểu thơ khỏi lo. - Xin đừng gọi tôi là tiểu thơ. Hoa. sĩ Như Thanh vui vẻ: - Tôi đã vẽ xong 19 người đẹp kia trên một tấm lụa lớn. Còn chừa một khoảng ở giữa để dành cho tiểu thợ Tôi đã nhờ ông bác sĩ đi tìm giùm nhưng ông ấy nói không biết cô ở đâu. Tôi định đăng báo thì may quá, lại gặp cô ở đây. Tôi sẽ gác lại những bức đang vẽ dở dang để đưa cô lên tác phẩm của tôi. Kể từ nay tôi không phải đi tìm đề tài ở đâu nữa! Giải thích cho Trà nghe thêm việc làm của mình. Trà sẽ làm gì giúp mình và sau khi được cô gái ưng thuận, hoa. sĩ mướn xe kéo cho chàng và nàng cùng đi. Ngồi xe trên đường về xưởng, họa sĩ nói miên man càng lúc càng hứng thú, nhưng Trà chỉ hiểu lơ mợ Trà gật đầu lấy lệ còn tâm trí để bay tản đâu đâu thành mảnh vụn bao quanh một dấu hỏi to lớn. Tại sao cuộc đời mình cứ long đong. Lần trước gặp xe kép, lần này cũng xe kéo. Lần trước nó đưa mình đến... còn lần này sẽ tới đâu? Trà muốn trở lại nhà, mặc dù ở đó có bà mẹ bán con mà không thương tiếc. Còn về với dì Hảo? Ở đấy thì càng chết cuộc đời, cũng rặc một thứ buôn người. Chỉ có con đường độc nhất là về với tụi thằng Ẩn. Trên đời này chẳng còn ai tốt bụng đối với Trà hơn Ẩn-xe-lửa-cán. Đó là một người ơn. Trà tiếc sao lần nào đó Trà không 'trả ơn' cho Ẩn: Người đáng cho Trà..., Trà lai. không..., người không đáng Trà lại... Nhưng bỗng gặp ông hoa. sĩ. Ông ấy mời ngang nhưng chính Trà cũng không từ chối. Ít nhất ông ta cũng là Giám Khảo. Dù sao chắc ông ta cũng khá hơn anh Tây đen, nếu không bằng chàng Cá Hố. Chiếc xe kép đang lăn bánh trên đường thì bỗng chậm lại. Người phu xe ngoảnh cổ lại và nói: - Thưa thầy cô, ở phía trước có đám gì đông lắm. Mình có nên đi tránh không? Chàng hoa. sĩ đang mê mải bộc lộ hạnh phúc với người con gái, chàng đang đắm mình trong hương thơm toa? ra từ tóc và gương mặt xinh đẹp của nàng Trà nên không nghe câu hỏi. Người phu xe phải lặp lại vài lần chàng mới trả lời: - Cứ chạy tới coi chuyện gì? Chiếc xe vẫn nhẹ nhàng lăn bánh lên phần đường trống. Hoa. sĩ thấy trước mặt người đi thành hàng dài đông nghẹt như kiến cỏ. Hỏi ra mới biết đó là đám tang của nhà ái quốc Phan Châu Trinh. Hoa. sĩ Như Thanh kêu lên: - Cụ mất rồi sao? Và nhảy xuống đất bảo người phu xe.Anh cứ kéo theo tôi. Mình không biết. Mình có lỗi lớn quá! Rồi móc trong mớ vật liệu, hoa. sĩ cắt ba miếng vải đen, lấy kim cúc ghim lên ngực áo mình, áo anh phu xe lẫn áo cô gái và nói với giọng run run:.Mình phải để tang cho Cụ, mình phải đưa linh cửu Cụ cho đến phần mộ nữa! Coi kìa người ta đông nghẹt đường. Cả anh phu xe lẫn Trà đều ngơ ngác trước cửa chỉ tôn kính của hoa. sĩ đối với người quá cố. Trà hỏi: - Cụ Phan Châu Trinh là ai? - Cụ là người đòi Pháp thi hành dân chủ với thuộc địa Nam kỳ mình. Hoa. sĩ Như Thanh đi giữa đám đông. Đoàn người càng diễn hành thì càng dài thêm, người hai bên phố đổ xô ra nối theo vô tận. Hàng trăm biểu ngữ được căng trên đường phố hoặc cầm tay biểu lộ ý chí đấu tranh của cụ Phan. Thấy hai bên đường các tiệm, các căn phố đều đóng cửa tỏ lòng thương tiếc và kính phục Cụ, hoa. sĩ nhảy xuống đất vịn vè xe đi theo. Chàng bảo Trà: - Em cứ ngồi trên xe! Hoa. sĩ vừa để mình trôi theo đoàn, vừa ngó về phía trước, nhưng tay vẫn nắm vè xe, sợ lạc mất Trà. Và trong mắt chàng đã có một phác hoa. càng lúc càng rộng ra vô tận. Đưa đám xong, chàng hoa. sĩ kêu xe quay về nhà. Đó chỉ là căn phòng xép không có đồ đạc. Bốn phía dầy đặc những tranh đủ các loại. Trà chưa kịp hỏi thì hoa. sĩ rút một chiếc cọ đưa ra trước mặt Trà và trỏ mấy bức tranh: - Đây là vợ! Còn kia là con anh. - Còn... Trà là gì? Trà hỏi. - Là nguồn sống của anh! Trà đứng ngẩn ngơ giây lâu rồi đưa mắt nhìn bốn phía. Những tranh là tranh. Tranh treo trên tường, tranh dựng dưới đất, tranh đã hoàn thành, tranh còn dở dang. Trà có cảm tưởng mình đang đứng giữa những đám mây ngũ sắc đang rung động bay vờn quanh mình. Nàng nhìn trên tường thấy y như lời hoa. sĩ nói lúc nãy: những người bạn thi sắc đẹp đang tươi cười nhìn Trà, như nói: - Chúng em đang chờ chị đến đứng chung cho chúng em được đẹp lây. Chẳng khác một bó hoa được cắm thêm một đoá đẹp nhất.