PHẦN IV - Chương I
LUẬT THUYẾT PHỤC TRÊN DIỄN ĐÀN

    
Luật I: Can đảm lên bằng cách dựa trên kinh nghiệm của kẻ khác.
a) Bryan nói: Chinh phục bằng lời nói là một thủ đắc hơn là một thiên phú.
Harriman nói: Nhìn tương lai bằng cặp mắt thỏ đế là đồ ngu.
b) Jaurès, nhà hùng biện chính trị lỗi lạc của Pháp, lần đầu đọc diễn văn, đứng ngậm câm, chết trân như bị trời trồng.
Lloyd George: Tự thú lần đầu tiên nói lưỡi ông như bị dán trên ổ gà, ông cảm
thấy khốn khổ vô cùng.
Tướng Grant ra vào trận mạc như cơm bữa, coi đạn lạc tên bay như cỏ rơm mà thú nhận rằng mỗi lần nói trước công chúng như bị tê dại.
Mark Twam nói khi mình đọc diễn văn họng như nghẹt lại, còn tim nhảy loạn lên.
Bạn thấy các thiên tài ấy khi mới nói có gì hơn bạn và tôi không, mà tại sao họ lại thành công?
Luật II: Nắm chắc mục tiêu trong tay.
Dĩ nhiên không phải luôn muốn là được, nhưng chắc chắn không muốn thì không được. Săn thỏ mà lưỡng lự thì kể như về tay không. Nói mà không định thuyết phục mong gì hấp dẫn được ai. William James bảo: “Nếu bạn mãnh liệt mong ước một điều thì bạn sẽ được”.
Nhà tỷ phú Armour nói: “Tôi thích trở thành hùng biện gia hơn là nhà đại tư bản”.
Luật III: Biết chắc “ba bó một giạ” trước rằng mình thành công.
Phải. Bạn không tin bạn thì ai tin bạn. Kha Luân Bố bị cả bọn thủy thủ trong tàu đòi quăng xuống biển vì nói rằng ông tìm Mỹ châu ở đâu không biết, chỉ biết ông đem họ chết đói giữa muôn trùng đại dương thôi. Ông quyết chắc sẽ khám khá được Mỹ châu và thuyết phục các tay thủy thủ nỗ lực đạt mục đích ấy. Và bạn biết ông thành công hay không? Trước Kha Luân Bố, Jules César vượt biển Manghe, đổ bộ Anh quốc, đoạt chiến thắng vẻ vang cũng bằng lòng xác tín rằng mình không bao giờ bại. Ông chỉ cho quân sĩ thấy tàu ghe chở họ đến đó đã bị phóng hỏa hết rồi, họ chỉ còn nước xung phong và đoạt đất địch hay là phải bỏ mạng nhục nhã nơi xứ người.
 
Luật IV: Chụp mọi cơ hội để nói.
Rụt rè không dám nói, sợ nói ai cũng hùa lên bảo mình câm hay ăn thịt mình thì không bao giờ có cơ hội để nói cả. Còn biết chụp thời cơ để luyện ba tấc lưỡi thì trong đời ai cũng có dịp để nói, nói riết rồi sẽ nói hay. Nhà hùng biện trứ danh Bernard Shaw nói hồi còn nhỏ nhát nhúa đến nổi muốn vào nhà ai cũng không dám gõ cửa nữa, phải đứng lấp ló cả vài chục phút, còn xuất hiện trước công chúng như hồn lìa khỏi xác. Sau khi đã nổi danh hùng biện, ai hỏi ông làm sao nói hay trước đám đông, ông bảo: “Cứ nói”.
Bạn nhớ nghe: Cứ nói. Cũng như tập lội vậy. Nhảy đại xuống nước, lội bừa đi, rồi biết lội hồi nào không hay. Théodore Roosevelt nói mình hết sợ gấu nhờ nổ súng vào đầu gấu. William James khuyên ta muốn can đảm thì cứ hành động như mình đã can đảm rồi vậy.
Luật V: Tìm coi tại sao bạn sợ nói.
a) Đâu phải một mình bạn nhát. Vô số ông lớn đọc diễn văn run như thằn lằn đứt đuôi. Vô số văn thi hào viết hay bao nhiêu thì nói dở bấy nhiêu. Vô số sinh viên khoa hùng biện mỗi lần cầm máy ghi âm tập nói tưởng mình sắp lên đoạn đầu đài. Vậy tại sao bạn mặc cảm rằng chỉ có một mình bạn là thỏ đế?
b) Tự nhiên tim đập mạnh, tai ù, mắt hoa, lưỡi cuốn, gối run, dĩ nhiên là lập cập một lượt với môi. Làm sao? Hãy cự lại các hiện tượng ấy. Hãy kềm hãm, hãy phản ứng chúng. Nhiều nhà tu hành xưa trị dục bằng phương pháp làm ngược lại gọi là “Agere Contra”. Bạn hãy bắt chước họ. Bạn hãy “Agere Contra” các hiện tượng phá hoại trên bằng cách trước khi nói đứng yên hay ngồi yên vài giây, bình tĩnh lạnh lùng như một băng sơn. Sau đó rồi từ từ nói.
c) Có thể tại bạn chưa quen nói rồi sợ chăng? Đúng như Robinson bảo: “Tại ngu dốt và lưỡng lự mà sợ”. Vậy phải tập mãi cho thành thói quen.
d) Nhiều khi tại hụt hơi, kém hơi mà sợ. Vậy bạn hãy tập thở dài hơi nhất là đừng khi nào bệnh mà thuyết trình. Bà Melba khuyên: “Thở đúng là điều kiện kỹ thuật căn bản để có giọng nói tốt”. Vậy mỗi sáng bạn nên tập thở dài hơi 50 lần. Luật VI: Soạn kỹ diễn văn sẽ bớt sợ nói.
Có cái gì để nói thì còn sợ đứng chết trân sao được. Mà muốn có cái gì để nói thì phải chọn điều nào mình nói, tất nhiên là điều mình thích và thích thì bớt sợ. Thánh Jean, tông đồ nói chí lý: “Tình yêu hoàn toàn triệt tiêu sợ hãi”. Dale Carnegie trung bình mỗi năm, từ năm 1912 chứng kiến 5000 cuộc thuyết trình, hội thảo, quả quyết rằng chỉ diễn giả nào soạn kỹ mới nói tự tin, thành công: Luật sư lỗi lạc Daniel Webster nói thà ông xuất hiện trước công chúng ăn mặc nữa chừng hơn là soạn diễn văn nữa chừng.
Luật VII: Đừng học thuộc lòng diễn văn.
Nói hay có phải là trả bài thuộc lòng từng câu, từng chữ, từng chấm phết không. Không. Đó là tự đóng đinh hay muốn trời trồng mình chớ không phải nói trước công chúng. Soạn diễn văn không phải làm một cái gì sẵn như chiên hột vịt chẳng hạn. Hồi mới ăn nói mà theo kiểu đó, chính Churchill, ngôi sao sáng trên nền trời hùng biện, còn bị thất bại. Trí nhớ dễ phản ta lắm. Ta hãy nghiền ngẫm chín muồi đề tài rồi nói ra chính cái gì ta tìm được. Trước công chúng hãy nói cái gì của tim chứ đừng nói cái gì của trí nhớ. Làm ngược lại bạn sẽ thất bại thê thảm như Vance Bushnell. Ông này với chức phó chủ tịch một công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, ngày nọ phải đọc một diễn văn trước 2000 thính giả. Vance soạn chu đáo diễn văn, ngồi trước tấm gương đọc đi đọc lại trên 40 lần. Giờ nói đến. Ông hiện trước khối thính giả đông như nêm. Ông quên hết những gì đã thuộc lòng. Ông ấm ớ, hai tay bóp siết nhau, vừa thụt lùi vừa ráng nói mà cứ như nghẹt họng. Ông thụt lùi nữa rồi sau cùng bí quá ông chạy mất vào sau màn của diễn đàn. Cả hội trường kinh ngạc và cười gần sập nhà. Đấy! Kết quả của diễn thuyết mà học thuộc lòng.
Luật VIII: Gom ý và sắp ý thành hệ thống.
Bạn muốn soạn một thuyết văn à? Hãy theo lời khuyên sau đây của một giáo sư đại học Yale. Đó là bạn chọn một đề tài. Bạn suy nghĩ nó. Bạn nghiền ngẫm nó.
Bạn mổ xẻ nó đủ thứ khía cạnh. Bạn ghi các ý trên giấy. Bạn bỏ ý phụ, giữ ý chính. Hãy bắt chước Luther Burbabd ươm cả ngàn cây con để giữ lại một thôi. Bạn nối các ý chính lại thành một hệ thống. Spencer nói kiến thức không tổ chức thì tư tưởng lộn xộn. Trước khi nói, đi đâu thì hễ rảnh là bạn nghĩ đến hệ thống ý ấy. Abraham Lincoln đã làm y như vậy và ông là một nhà hùng biện lỗi lạc.
Luật IX: Bàn vấn đề bằng hữu.
Bạn có thiếu gì bạn thân. Tại sao lúc tiện, bạn không bàn vấn đề bạn sắp nói với họ? Họ sẽ góp ý kiến nhiều loại cho bạn rồi bạn lựa cái nào hay nhất. Dĩ nhiên bạn có thể bàn vấn đề với người người bạn trăm năm của mình nếu kẻ này có đủ điều kiện tinh thần.
Luật X: Tưởng tượng mình sẽ nói hay.
Tưởng tượng như vậy là “tự kỷ ám thị” rằng mình trăm phần trăm thành công.
Nó tự nhiên gây trong bạn niềm lạc quan và hứng thú. Đó là cái đà để bạn nói hoạt bát. Muốn vậy, trước hết bạn phải say mê vấn đề, đào sâu, nắm vững vấn đề.
Tránh những nguyên do làm bạn bấn loạn tâm thần, mất bình tĩnh. Bạn hãy tự nói bạn cũng có thiên phú hoạt bát như ai vậy. Đó là phương pháp của Coné. Hết thảy nhà tâm lý học đều đồng ý rằng một tư tưởng chôn bằng “tự kỷ ám thị” là tư tưởng mãnh liệt. Bạn lạc quan, tự tin bạn sẽ nói hay mà ngược lại bạn sẽ nói mất hứng, khó hấp dẫn. William James bảo: “Hành động dường như chạy theo tư tưởng song kỳ thực hành động và tư tưởng khác nhau một?”. Trước công chúng, hễ bạn tự nói không sợ, thì bạn dám nói.
Nếu thấy trong người xao xuyến quá thì bạn bắt chước Jean để Resfle thở dài hơi, thở chậm chậm để lấy lại bình thản.
Luật XI: Học cách soạn đến văn của những hùng biện gia đại tài.
1) Bác sĩ Conwell, Tác giả bài diễn văn bất hủ “Hàng mẫu kim cương”, trình bày gần 6000 lần có thói quen lập dàn bài theo kiểu sau đây: Trình bày các sự kiện.
Rút ra những kết luận. Kêu gọi hành động I!
2) Albert J. Beveridde: Gom các sự kiện thuận và nghịch lại, nghiên cứu, sắp đặt, tiêu hóa chúng. Tìm bằng cớ củng cố chúng và rút ra những giải quyết.
3) Abraham Lincoln: Cứu xét tận gốc rễ các kết luận.
4) Théodore Roosevelt: Tập trung các sự kiện, cân đo chúng, xào đi nấu lại rồi mới diễn ra bằng lời chọn lọc hoa mỹ.
5) Nữ danh ca Schưman Heink khuyên muốn cho tiếng tốt đừng ráng quá độ.
Luật XII: Nói đề tài mà bạn thấu triệt do kinh nghiệm hay nghiên cứu.
Boileau nói: “Điều gì hiểu rõ nói ra minh bạch”. Hoạt bát không có nghĩa là biểu diễn giọng hay lời đẹp. Cần sâu sắc mới đi sâu vào nội tâm thính giả.
Luật XIII: Nói thực tế.
Bạn, mà tôi cũng vậy và thiên hạ ai ai cũng vậy đều thích cái gì thiết thực, ăn thua đến mình, gia đình nghề nghiệp của mình. Vậy mà có nhiều nhà trí thức hễ nói thì lặn ngụp trong lý thuyết mây mù khói ngút. Lý thuyết của họ đã trừu tượng mà thí dụ của họ cũng viễn vông nên rốt cuộc người nghe là không biết họ nói cái gì. Không biết họ nói cái gì làm sao mến phục tài ăn nói của họ.
Luật XIV: Nói có lửa thiêng.
Muốn cuốn hút thính giả thì lời nói phải có hồn. Byran nói hùng biện là tư tưởng phát hỏa. Muốn hơ nóng phải nóng đi đã. Mà tư tưởng nóng là gì nếu không phải là Chân, Thiện, Mỹ. Ta say sưa các lý tưởng ấy. Ta chân thành dâng hiến thính giả các bảo vật đó, thì tại sao họ không thích ta.